Trẻ em là đối tượng dễ bị lạm dụng và bị tổn thương. Trong độ tuổi này, hầu hết các em đều không có hiểu biết về pháp lý và cũng không có nhiều mối quan hệ để giúp mình giải quyết vấn đề.
Vụ việc “phòng chat thứ N” tại Hàn Quốc một lần nữa đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta về việc trẻ nhỏ dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng và hoàn toàn không có các kĩ năng phòng vệ hoặc giải quyết vấn đề. Khi đối mặt với những tình huống này, hầu hết các em đều âm thầm chịu đựng do không biết tìm sự trợ giúp từ đâu, sợ xấu hổ, sợ bị trách mắng, không có tiền…Hậu quả là các em bị kẻ xấu thao túng, lạm dụng trong thời gian dài và bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể chất cũng như tinh thần.
Dưới đây là những địa chỉ hỗ trợ trẻ em miễn phí, các em hoàn toàn có thể liên lạc ngay khi cần để được trợ giúp:
1. Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em 111, thuộc Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Tổng đài hoạt động 24/24, hoàn toàn miễn phí. Tất cả các vấn đề như bạo hành trẻ em, ngược đãi, xâm hại… , các em chỉ cần nhấc máy gọi 111 thì sẽ được các cô chú tư vấn tâm lý, hỗ trợ pháp lý, liên lạc đến các cơ quan chức năng để bảo vệ.
Ngoài ra, khi nghi ngờ các hành vi ngược đãi hoặc xâm hại trẻ em, bất cứ ai cũng có thể báo cáo và cung cấp bằng chứng thông qua ứng dụng An toàn trẻ em (tải được trên điện thoại Android và iOs), hoặc Fanpage: Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em để các cơ quan chức năng kịp thời can thiệp.
2. Trung tâm Tư vấn pháp luật cho người chưa thành niên (trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam)
– Trụ sở chính: Nhà số 5 – NV5, Khu nhà ở cho Cán bộ cảnh sát cục B42, B57 – Tổng cục 5 – Bộ Công An , xã Tân Triều , Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Số điện thoại: 024 3726 0457
– Chi nhánh Yên Bái: 229 đường Điện Biên, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái.
– Chi nhánh Quảng Bình: số 1 đường Ngô Gia Tự, phường Nam Lý, TP. Đồng Hới, Quảng Bình.
– Chi nhánh Tuyên Quang: tổ 5, Phường An Tường, Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Đây là một trung tâm tư vấn pháp lý hoàn toàn miễn phí cho trẻ em vị thành niên. Đội ngũ Trung tâm tư vấn là các bác Nguyên Phó Chánh Tòa Hình sự TAND tối cao; Nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận; Nguyên Vụ trưởng Tòa án Nhân dân tối cao, Nguyên Vụ phó Vụ kiểm sát án an ninh, Phó Trưởng phòng Tổng cục Thi hành án Bộ Công an; Thẩm phán; Điều tra viên cao cấp… Do vậy, các em hoàn toàn có thể tin tưởng vào trình độ chuyên môn và yên tâm là sẽ được giúp đỡ tận tình khi gặp phải các vấn đề về pháp lý.
3. Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP HCM
Số điện thoại Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh: 18009069.
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ – Chi hội trưởng Chi hội Luật sư thuộc Ủy viên Ban Thường vụ Hội Bảo vệ quyền trẻ em thành phố Hồ Chí Minh được mệnh danh là “lá chắn thép” bảo vệ trẻ em. Bà nổi tiếng với nhiều vụ án đòi công lý cho trẻ em, đặc biệt là trẻ bị bạo hành hoặc bị xâm hại.
Ngoài ra, các đường dây nóng bảo vệ trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh:
– Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: 18001567.
– Trung tâm Công tác xã hội Trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh: 1900545559
Nguồn: Tổ Kén
Dạ xin chào , nhà em có cháu gái 11tuoi bị gã hàng xóm chui vào trong mùng ngủ ôm lấy mò vuốt ve lưng bé gái giật mình tỉnh giấc vùng vẫy chạy thoát thân có báo cáo với công an xã, họ bảo chưa xâm hại đc nên chỉ phạt hành chính gã thôi , cho e hỏi là như vậy có đúng không ạ
Chào bạn,
Với hành vi trên đúng là chưa đủ căn cứ để kết luận hành vi xâm hại TD đối với cháu nhỏ. Chính quyền đã xử lý đúng theo luật và người hàng xóm đã nhận được cảnh báo cũng như bị phạt hành chính. Tuy nhiên, gia đình nên chủ động có các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho cháu gái, phòng tránh sự việc trên có thể tái diễn.
Trước tiên, cần giáo dục giới tính cho cháu bé và hướng dẫn cháu cách xử lý các tình huống có thể xảy ra. Bên cạnh đó gia đình cũng tránh để cháu nhỏ ở nhà một mình và nhờ người dân xung quanh hỗ trợ giám sát, đề phòng đối tượng thực hiện hành vi xấu.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Xin quý bác sĩ giúp đỡ .
Nhà em có 4 người . Mẹ e thì kinh doanh nhỏ , bố em thì bị tai biến nặng 2 năm nay , e thì đang ở nước ngoài , em của em năm nay 17 tuổi ạ , học ở quê , gần 1 năm gần đây em của em nó bắt đầu thay đổi tính cách , hàng ngày không chịu học hành , suốt ngày đi chơi về muôn , không cón chăm sóc bố em như trước nữa, rạo gần đây suốt ngày đòi bỏ học đi làm , nhà e thì vẫn muốn cho đi học hết cấp 3 , những nó lúc nào cùng nói bỏ học và nói chuyện mới ai cùng rất láo hay đi đánh nhau . Gia đình em rất sợ em của em sẽ bị hư hỏng vào những con đường sai trái , giờ nó không nghe ai nói cả ai nói cùng cãi lại rồi chửi bậy Làm cho mẹ rất đau lòng
Xin bác sĩ cho gia đình em 1 lời khuyên ạ
Gia đình em xin trân thành cảm ơn
Em đang ở nước ngoài , vì Vk Ck li thân em có 3 con 2gái ,1trai . Hiện tại các cháu đang sống vs bố , Ck em hiện tại có quen một người phụ nữ . Vì ko đc nc vs các con thường xuyên lên em ko thể biết đc các cháu đang gặp khó khăn gì , vì hỏi thì cháu cũng ko giám nói vì sợ bị đánh . Gần đây em có nghe đc tin , người phụ nữ Ck em quen có mất 40nghìn và cô ta nghĩ con em lấy và đã đánh các cháu để chúng khai , nhưng cuối cùng thì ko phải con em lấy mà cô ta đã để quên ở chỗ khác . Em thật sự rất lo nắng cho con mình và mong đc sự giúp đỡ cho hoàn cảnh khó khăn của em
Chào bạn,
Bạn vui lòng liên hệ tới một trong các địa chỉ chúng tôi đã cung cấp trong bài viết để được hỗ trợ nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe,
Tôi có cháu ngoại học lớp 8. Cháu có hoàn cảnh đăc biệt bố ko ở bên cạnh, mẹ thần kinh bất ổn . Hay đánh chửi cháu khắc nghiêt. Giờ dẫn đến cháu học yếu và hay ssi phạm về ăn mặc đồng phục . Giờ cô chủ nhiệm coi em như người thừa trong lớp . Giờ tôi muốn được tư vấn ạ
Chào chị,
Với những thông tin chị đưa ra rất khó để chúng tôi cho chị tư vấn cụ thể vì không rõ cháu có biểu hiện bệnh lý về tâm thần hay không.
Vì hoàn cảnh của cháu khá đặc biệt, môi trường gia đình và giáo dục đều không tốt nên có thể tạo ra tâm lý chán nản, chống đối. Cách duy nhất là gia đình phải quan tâm tới cháu nhiều hơn để cháu có chỗ dựa về mặt tinh thần và cảm thấy bản thân có giá trị. Ông bà ngoại nếu có thể gần gũi, cho cháu lời khuyên và lắng nghe cháu nhiều hơn. Tránh đối thoại với trẻ theo kiểu áp đặt, bài xích vì trẻ có thể phản kháng dẫn tới tâm lý chống đối, dễ sa vào các tệ nạn hơn.
Chúc chị mạnh khỏe,
Xin quý luật sư giúp đỡ!
Bé trai mình đang là học sinh lớp 3 tại tphcm.
Trường hợp của bé là cô giáo chủ nhiệm luôn có thành kiến với bé thì mình phải làm sao?
Hiện tại, tâm lý bé có phần không ổn, bé không muốn đến trường và luôn xin mình được chuyển lớp khác .
Xin cảm ơn luật sư.!
Chào bạn,
Đối với trường hợp này, cách giải quyết tốt nhất là phụ huynh trao đổi với nhà trường để có thể cho cháu học lớp khác. Nếu sự việc nghiêm trọng, gia đình nên thu thập các bằng chứng chứng minh cô giáo có hành vi vi phạm các quy tắc sư phạm, gây hậu quả xấu thì mới có cơ sở để nhà trường xử lý.
Mặt khác, gia đình cũng nên tìm hiểu và lắng nghe ý kiến từ cô giáo chủ nhiệm để tìm hiểu gốc rễ vấn đề do đâu. Trên hết, việc giáo dục trẻ cần có sự phối hợp của gia đình và nhà trường chứ không phó mặc hoàn toàn cho cô giáo hoặc nhà trường, có như vậy thì trẻ mới có được môi trường giáo dục tốt nhất.
Chúc bạn mạnh khỏe,