Tự kỷ là một khuyết tật về sự phát triển ảnh hưởng đến nhận thức, tương tác và giao tiếp với xã hội. Dưới đây là những thông tin cụ thể về bệnh lý này.
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển tâm trí sớm
Mục lục bài viết
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển tâm trí sớm. Chiếm đa số là trẻ em, thường được phát hiện trong độ tuổi từ 3-10, kéo dài mà không thuyên giảm. Trẻ tự kỷ thường tự cô lập bản thân với thế giới xung quanh, kết hợp những hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại nhiều lần gây ra những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng cho trẻ, đồng thời gây cản trở những quan hệ và giao tiếp xã hội của trẻ sau này.
Tất cả những người mắc chứng tự kỷ đều có chung một số khó khăn đó là nhận thức, nhưng tự kỷ sẽ ảnh hưởng đến họ theo các cách khác nhau. Một số người mắc chứng tự kỷ có khuyết tật về học tập, các vấn đề về tâm thần kinh hoặc cũng có những người sẽ có khuyết tật về các kỹ năng giao tiếp xã hội… Điều này có nghĩa là mỗi người tự kỷ sẽ cần những cách thức và mức độ hỗ trợ khác nhau do vậy tất cả chúng ta đều có thể giúp đỡ hỗ trợ về cả mặt tinh thần và vật chất để những người bệnh tự kỷ có một cuộc sống hoàn thiện hơn và ý nghĩ hơn.
Bệnh tự kỷ đang dần trở thành bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay do những biểu hiện khác nhau với mức độ đa dạng của bệnh. Những con số dưới đây sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu được mức độ đa dạng và nguy hiểm của bệnh
Tự kỷ ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay
- Có khoảng 700.000 người mắc chứng tự kỷ ở Anh mỗi năm với tỷ lệ khoảng 1/100 người. Mọi người thuộc mọi quốc tịch và văn hóa, tôn giáo và xã hội đều có thể mắc chứng tự kỷ, theo nghiên cứu thì đàn ông sẽ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn 5 lân so với phụ nữ.
- Một nghiên cứu trong một nhóm dân cư có độ tuổi từ 0-17 tuổi ở Stockholm trong giai đoạn 2001 – 2007 tìm thấy tỷ lệ phổ biến là 11,5 trong 1,000, rất giống với tỷ lệ tìm thấy các nghiên cứu phổ biến khác ở Tây Âu, (Idring et al, 2012).
- Tỷ lệ phổ biến cao hơn 2,64% đã được tìm thấy trong một nghiên cứu được thực hiện ở Hàn Quốc, nơi các nhà nghiên cứu phát hiện hai phần ba số người mắc chứng tự kỷ nằm trong dân số chính thống và chưa bao giờ được chẩn đoán trước đó. (Kim và cộng sự, 2011).
Các yếu tố như di truyền và môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của chứng tự kỷ, và tự kỷ thường đi kèm với các vấn đề y tế như:
- Rối loạn tiêu hóa (GI)
- Co giật
- Rối loạn giấc ngủ
Biểu hiện của chứng tự kỷ
Trẻ tự kỷ thường có những hành động rập khuôn, lặp lại nhiều lần
Dấu hiệu của chứng tự kỷ thường xuất hiện từ 2 đến 3 tuổi. Thông thường, nó có thể được chẩn đoán sớm nhất là 18 tháng. Một số những biểu hiện cơ bản và phổ biến của bệnh :
- Suy giảm chất lượng giao tiếp
- Giảm tương tác xã hội
- Hành vi lặp đi lặp lại, rập khuôn
- Chậm phát triển về trí tuệ và nhận thức kèm theo các rối loạn bệnh lý khác, các rối loạn giác quan ( Có thể có sự đảo ngược số đếm, âm thanh và những cảm giác khác)
- Những hành vi bất thường, làm hại đến bản thân.
Chi tiết hơn với bài viết: Biểu hiện của trẻ mắc chứng tự kỷ
Nguyên nhân của tự kỷ
Chúng ta biết rằng không có ai gây ra chứng tự kỷ. Nghiên cứu cho thấy rằng chứng tự kỷ phát triển là sự kết hợp giữa ảnh hưởng di truyền và yếu tố môi trường.
Các yếu tố nguy cơ di truyền của chứng tự kỷ
Nghiên cứu cho chúng ta biết rằng tự kỷ có tính di truyền giữa các thế hệ trong gia đình. Những thay đổi các gen nhất định làm tăng nguy cơ trẻ sẽ phát triển chứng tự kỷ. Nếu phụ huynh mang một hoặc nhiều biến đổi gen này thì họ tỷ lệ mắc bệnh của con sẽ cao hơn ( Ngay cả khi cha hoặc mẹ không có biểu hiện triệu chứng của tự kỷ). Trong một số trường hợp những thay đổi di truyền phát sinh tự nhiên trong phôi thai, trong tinh trùng hoặc trứng từ rất sớm. Tuy nhiên không hẳn là những thay đổi về gen sẽ gây ra chứng tự kỷ nó chỉ làm tăng nguy cơ gây ra những rối loạn về tâm lý.
Nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền là một nguyên nhân gây bệnh tự kỷ
Các yếu tố nguy cơ môi trường của bệnh tự kỷ
Nghiên cứu cũng cho thấy những ảnh hưởng nhất định về môi trường có thể tăng thêm – hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở những người dễ mắc bệnh di truyền. Dưới đây là một số nguyên nhân:
Đối tượng có nguy cơ cao
- Tuổi cha hoặc mẹ quá cao bản thân thai nhi đã có những nguy cơ cao mắc các chứng tâm lý.
- Các biến chứng thai nghén và sinh nở (ví dụ: sinh non trước 26 tuần, cân nặng khi sinh thấp,sinh đôi, ba…
- Thai cách nhau chưa đầy một năm
Nguy cơ giảm
Đối với những thai phụ bổ sung đầy đủ các vitamin như axit folic trong thời kỳ trước sinh, trong thai kỳ hoặc qua thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ mắc chứng tâm lý giảm đi.
Sự khác biệt trong sinh học não
Hầu hết những khác biệt trong sinh học não ảnh hưởng đến các khía cạnh quan trọng trong sự phát triển của não bộ. Một số ảnh hưởng đến tế bào thần kinh não đơn nhiệm, một số thì ảnh hưởng đến toàn bộ tế bào liên hệ với nhau, gây ra những rối loạn tâm lý, trong đó có chứng tự kỷ.
Cách điều trị và phòng ngừa chứng tự kỷ
Mọi trẻ em hoặc người lớn mắc chứng bệnh tự kỷ đều có những mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau. Do đó với mỗi trường hợp cụ thể sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp hoặc được điều chỉnh để đáp ứng với nhu cầu cụ thể của mội người. Điều trị chứng tự kỷ có thể là điều trị hành vi, điều trị thuốc hoặc kết hợp cả 2
Điều trị hành vi
Đây là phương pháp điều trị những hành vi của người mang chứng bệnh tự kỷ, có thể là trị liệu ngôn ngữ, điều trị giọng nói, dạy lại người bệnh những kỹ năng đã mất hoặc tham gia những hoạt động giúp nâng cao chất lượng giao tiếp và các tương tác xã hội.
Điều trị hành vi là một trong những phương pháp hiệu quả giúp người tự kỷ lấy lại được những kỹ năng đã mất
Điều trị bệnh lý liên quan
Điều trị các bệnh liên quan cũng là cách để giảm chứng phổ tự kỷ. Một số chứng rối loạn liên quan đến bệnh tự kỷ bao gồm:
- Bệnh động kinh
- Các vấn đề về dạ dày – ruột
- Rối loạn giấc ngủ
- Rối loạn tập trung chú ý / hiếu động thái quá
- Sự sợ hãi, nhút nhát
- Rối loạn lo âu
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Điều trị bằng thuốc
Việc điều trị giảm chứng bệnh tự kỷ là một quá trình dài và bền bỉ. Điều này yêu cầu người bệnh và gia đình phải có sự chuẩn bị về tâm lý, kiên trì mạnh mẽ để chống lại bệnh. Điều trị bằng thuốc chống tự kỷ cần được tuân thủ tuyệt đối với những phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý kê đơn và tự ý dừng thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ khám và chữa bệnh.
>> Xem thêm bài viết: Phương pháp điều trị tự kỷ nào hiện nay hiệu quả?
Hỗ trợ điều trị bằng Probiotic chuyên biệt
Sử dụng probiotic để điều trị các rối loạn tâm thần kinh là một bước đột phá mới của y học. Trong những năm gần đây, có nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy rằng, những vi khuẩn có lợi có liên quan chặt chẽ với tình trạng sức khỏe tâm thần thông qua các cơ chế:
- Sản xuất, biểu đạt và số lượng các chất dẫn truyền thần kinh ( như serotonin, GABA) và các yếu tố hướng thần kinh (BDNF)
- Bảo vệ hàng rào ruột cũng như tính thống nhất của các điểm nối trên lớp tế bào biểu mô ruột – điểm quan trọng nhất trong kết nối giữa não và ruột.
- Kiểm soát thần kinh cảm giác tại ruột
- Các chất chuyển hóa của vi khuẩn
- Kiểm soát miễn dịch niêm mạc ruột
Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ khuếch đại gen (PCR), các nhà nghiên cứu đã tìm ra những loại vi khuẩn có đặc tính mạnh nhất trên các cơ chế cải thiện sức khỏe tâm thần. Những loại vi khuẩn đặc biệt này được gọi là psychobiotic (tức là các lợi khuẩn có tác động trên tâm thần) – khác biệt hoàn toàn so với những loại probiotic (men vi sinh) phổ biến mà chúng ta vẫn sử dụng cho rối loạn tiêu hóa.
Trải qua các nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả, một công thức psychobiotic đầu tiên được đưa vào ứng dụng trong thực tế để điều trị các chứng rối loạn thần kinh đó là hỗn hợp lợi khuẩn Ecologic Barrier. Ưu điểm lớn nhất của liệu pháp này đó chính là ít tác dụng phụ, độ an toàn cao, có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Sản phẩm này có thể sử dụng hỗ trợ điều trị tự kỷ, giúp giảm các triệu chứng rối loạn tâm thần ở trẻ tự kỷ như hung hăng, kích động, buồn bã, hoặc trầm cảm mắc kèm
Biện pháp chữa chứng bệnh tự kỉ giao tiếp ở trẻ vị thành niên ?
Chào bạn,
Đối với bệnh tự kỉ, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là can thiệp hành vi. Bạn cần đưa con tới các cơ sở chuyên can thiệp cho trẻ tự kỉ để được tư vấn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Ở độ tuổi 11 trở nên có bị trầm cảm không ak:)?
Chào bạn,
Trầm cảm có thể gặp ở mọi độ tuổi. Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do vậy khi có những biểu hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh bạn nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Con nhà mình được 3 tuổi bình thường bé k có biểu hiện gì của bệnh tự kỉ nhưng sau khi bé nhà e đi học đc 1 tuần thì cô giáo kêu bé e ít tiếp xức vs bạn bè và cô giáo mỗi lần cô tới lag bé e nó cứ co ng lại cô kêu bé nhà e bị bệnh tự kỉ bsi giúp e tư vấn với ạ
Chào bạn,
Với những triệu chứng kể trên chưa thể đưa ra một kết luận chính xác. Biểu hiện thiếu tập trung, người khác gọi tên không phản ứng có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh tự kỉ, nhưng cũng có thể ở thời điểm đó bé đang quá tập trung vào vấn đề khác mà không nghe thấy cô gọi. Dù sao đi chăng nữa, khi trẻ có những biểu hiện nghi ngờ tự kỉ thì việc cần làm là bạn phải đưa con tới cơ sở khám chữa bệnh nhi – chuyên khoa tâm bệnh để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Đối với trẻ tự kỉ, giai đoạn vàng để can thiệp là dưới 3 tuổi, nếu qua giai đoạn này bạn sẽ làm lỡ cơ hội điều trị tốt nhất cho con.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Xin chào. Con mình 27 tháng bé thì rất năng động nghe nhạc thì hay nhảy theo. Nhưng sao bé vẫn chưa biết nói. Mặc dù tôi đã cố gắng dạy bé nói . Tôi cảm thấy như bé phát triển chậm. Bé chưa nhận thức được gì …… Không biết tên mình không biết mẹ và Ba
Chào bạn,
Tình trạng chậm nói ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
– Những nguyên nhân về mặt thực thể như vấn đề về cơ, lưỡi, dây thanh quản, vấn đề về thính giác, thần kinh
– Nguyên nhân về tâm lý hoặc môi trường: trẻ trải qua cú sốc tâm lý như cha mẹ cãi vã, tai nạn…hoặc sống trong môi trường cha mẹ ít quan tâm, trò chuyện (nguyên nhân này được loại trừ theo như mô tả của bạn)
– Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỉ
Trong trường hợp này bạn cần đưa con tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa nhi để thăm khám kiểm tra càng sớm càng tốt, tránh để lỡ cơ hội điều trị sớm cho con nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe,
xin chào.
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline 0903294739 để được hỗ trợ.
Chúc bạn mạnh khỏe,
E bị tự kỷ. Thường khó giao tiếp hòa đồng với mọi người
Con mình được 30 tháng, đi học mẫu giáo cô bảo mình nên đưa cháu đi bác sỹ tâm lý vì cháu chậm hơn so với các bạn cùng tuổi. Mình đọc một số dấu hiệu của trẻ bị tự kỷ thì con mình cũng có nhưng ít khi trong các dấu hiệu.
Chào bạn,
Trường hợp bạn thấy con có một số dấu hiệu gợi ý bệnh tự kỉ thì nên đưa con tới gặp bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám kiểm tra càng sớm càng tốt. Nếu bé không mắc bệnh thì tốt rồi. Còn nếu không may mắn mắc bệnh thì nên can thiệp sớm để giúp trẻ sau này có thể cải thiện được kĩ năng giao tiếp, học tập nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,