Stress là vấn đề mà mỗi người đều có ít nhất một lần trải qua. Dù nó phát sinh từ bất cứ lý do gì công việc, cuộc sống gia đình, quan hệ bạn bè, tình cảm thì nó cũng gây cho người bệnh nhiều mệt mỏi. Có nhiều trường hợp cho rằng những căng thẳng và stress sẽ làm chúng ta trưởng thành về mặt thể chất và tinh thần, tuy nhiên áp lực quá cao và những mệt mỏi căng thẳng kéo dài sẽ khiến bệnh stress nặng và nghiêm trọng hơn gây ra những hậu quả không mấy tốt đẹp. Vậy khi bị Stress nặng phải làm sao?
Bị stress nặng phải làm sao?
Mục lục bài viết
- 1 Bị stress nặng phải làm sao?
- 1.1 Cần hiểu rằng stress nặng là do nhận thức của mỗi cá nhân
- 1.2 Nói ra vấn đề bản thân
- 1.3 Tin vào bản thân mình, suy nghĩ tích cực
- 1.4 Học cách nói không
- 1.5 Ăn uống nghỉ ngơi khoa học
- 1.6 Rèn luyện thể dục thể thao
- 1.7 Gặp bác sĩ chuyên khoa để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp
- 1.8 Phương pháp mới giải tỏa stress nặng: sử dụng probiotic chuyên biệt
Bị stress nặng phải làm sao?
Tình trạng stress nặng dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Đừng để stress nặng xâm chiếm cuộc sống hàng ngày của mình. Hãy học cách đối phó với vấn đề căng thẳng mệt mỏi trước khi nó huỷ hoại sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Có một số hành động mà người bị stress nặng có thể thực hiện theo cách cá nhân hóa để quản lý những căng thẳng stress mệt mỏi bởi những vấn đề căng thẳng ngoài xuất phát từ những tác động bên ngoài thì chính tâm lý của bản thân cũng là nguyên nhân gây căng thẳng và làm nó trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những việc người bệnh stress nặng nên hiểu và làm:
Cần hiểu rằng stress nặng là do nhận thức của mỗi cá nhân
Mỗi người cần hiểu stress đa phần là do những suy nghĩ và nhận thức của bản thân mình
Bản thân mỗi cá nhân sẽ có cách hình thành stress và cách đối diện với những căng thẳng khác nhau. Có người chọn cách chiến đấu với nó nhưng cũng có không ít người chọn cách bỏ chạy. Nếu bản thân luôn sợ hãi và lo âu sẽ khiến stress càng trở nên nặng nề hơn. Nghiên cứu cho thấy những người có tâm lý kém thường dễ bị stress hơn người bình thường và ngược lại. Do vậy việc nhận biết được stress là do cách đối diện của bản thân sẽ giúp cho người bệnh dễ dàng vượt qua nó hơn hoặc có thể sẽ có những nhận thức tích cực để trấn an, phòng tránh stress cho bản thân mình. Các nhà khoa học khuyên nên học cách đối đầu với stress để rèn luyện tâm lý mạnh mẽ hơn và trưởng thành hơn trong việc giải quyết mọi vấn đề.
Tìm hiểu chi tiết về stress: “Stress là gì? Giải tỏa stress”
Nói ra vấn đề bản thân
Nếu trong trường hợp người bệnh không thể vượt qua stress và bản thân luôn cảm thấy quá tải với nó thì cần tìm bạn bè người thân để nói ra vấn đề của bản thân, chia sẻ những khúc mắc trong công việc và cuộc sống. Điều này sẽ khiến người bệnh thoải mái hơn. Trong một số trường hợp có thể người thân bạn bè có thể giúp người bệnh đưa ra lời khuyên khách quan và đồng lòng giúp đỡ để giải quyết vấn đề khó khăn đó. Trong trường hợp không gặp thuận lợi khi chia sẻ với người khác thì việc viết ra những vấn đề của mình cũng có tác dụng tốt trong việc giải quyết những căng thẳng stress nặng nề.
Tin vào bản thân mình, suy nghĩ tích cực
Bất kỳ một thất bại nào đều được cấu thành từ nhiều yếu tố. Thay vì dồn vào những cảm xúc lo âu để làm bản thân căng thẳng và stress hơn thì hãy xác định lại tư tưởng để tập trung vào cái thất bại của công việc chứ không phải nhìn nhận lỗi của bản thân. Cái thất bại là nỗ lực của ta, cái đáng bị vứt bỏ là phương pháp ta áp dụng, cái gây thất vọng là kết quả của sự việc. Cả thế giới có thể đánh giá thấp bạn nhưng bạn không thể đánh giá thấp bản thân mình. Không ai có thể đánh giá thấp bạn trừ khi bạn cho phép người đó làm thế. Vì vậy, hãy tự tin vào bản thân. Hãy tin rằng bạn có thể vươn tới thành công trong tương lai. Đây cũng là cách để giải quyết tốt khi bị stress nặng nề vì công việc.
Luôn luôn tự tin và suy nghĩ tích cực
Việc luôn suy nghĩ đơn giản và tích cực cũng giúp người bệnh dễ dàng vượt qua stress. Sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều khi người bệnh nghĩ những áp lực và căng thẳng chỉ là những thử thách để tôi luyện bản thân mạnh mẽ và vững vàng hơn. Hay khi bị thất bại thì đơn giản chúng ta đã có thêm bài học để có thể làm tốt hơn vào lần sau. Chuẩn bị tất cả những giả định cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra và suy nghĩ tích cực cho những vấn đề đó sẽ giúp người bệnh bớt căng thẳng khi đối diện với vấn đề.
Học cách nói không
Chúng ta không thể làm tốt tất cả các việc người khác yêu cầu. Việc ôm đồm tất cả mọi việc khiến chúng ta rơi vào những áp lực do chính bản thân mình tạo ra, từ đó hình thành những căng thẳng, stress nặng nề sau đó. Học cách từ chối những việc mình không làm được là cách giảm bớt stress hiệu quả đồng thời tránh được sự thất hứa và những thất bại – kết quả của việc ta không làm được tạo ra. Ngoài ra những người biết khả năng của mình và biết nói ra câu từ chối khi bản thân mình quá tải sẽ luôn nhận được sự thanh thản và thư giãn trong tâm hồn khi đã thẳng thắn và chân thành từ chối một vấn đề không phải thế mạnh của mình.
Học cách từ chối là cách hiệu quả để giải quyết stress
Ăn uống nghỉ ngơi khoa học
Ăn ngủ khoa học được nghiên cứu giúp giảm stress hiệu quả. Đặc biệt là stress nặng. Nghiên cứu khoa học cho thấy giấc ngủ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giảm những căng thẳng mệt mỏi. Một giấc ngủ sâu, đủ giấc sẽ giúp hệ thần kinh và cơ thể người bệnh nghỉ ngơi, thư giãn tuyệt đối. Nếu ngủ không đủ giấc sẽ khiến vấn đề căng thẳng mệt mỏi của người bệnh trở nên trầm trọng hơn và rơi vào vòng luẩn quẩn.
Đọc bài viết sau để giải tỏa stress nhanh nhất: Đánh bay stress với những mẹo đơn giàn
Rèn luyện thể dục thể thao
Cần rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh bằng cách tập luyện thể dục thể thao. Chắc hẳn chúng ta sẽ thấy sức khỏe được cải thiện hơn sau khi tập luyện thể dục và nhữn lo âu căng thẳng cũng từ đó mà dần trở nên nhẹ nhàng hơn. Đồng thời việc tập luyện thể dục thể thao được nghiên cứu giúp giải phóng endorphin là một chất hóa học gây ra stress và những cảm xúc tiêu cực. Duy trì tập luyện để có một sức khỏe tốt và giải quyết được vấn đề stress nặng nề
Rèn luyện thể dục thể thao hằng ngày giúp giảm căng thẳng mệt mỏi
Gặp bác sĩ chuyên khoa để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp
Ngoài việc thay đổi lối sống khoa học thì cần kết hợp thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tâm lý để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với người bệnh. Trong một số trường hợp bác sĩ phải kê đơn thuốc khi stress đã nặng và có những triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc điều trị lo âu căng thẳng mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên việc sử dụng để điều trị phải tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh những rủi ro không đáng có.
Phương pháp mới giải tỏa stress nặng: sử dụng probiotic chuyên biệt
Các nghiên cứu gần đây cho thấy những căng thẳng stress tác động tới hoạt động của đường ruột và làm mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột. Những vi khuẩn có lợi, đặc biệt là hai chủng Bifidobacterium và Lactobaccillus bị sụt giảm số lượng đáng kể. Những lợi khuẩn này được biết đến với nhiệm vụ đóng vai trò quan trọng để sản xuất các acid béo để tổng hợp nên các chất dẫn truyền thần kình như serotonin, GABA. Không những thế , các lợi khuẩn này còn giúp tăng cường bảo vệ hàng rào biẻu mô ruột non. Khi hàng rào biểu mô ruột non khỏe mạnh sẽ ngăn chặn các độc tố và vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào mà chính các độc tố và vi khuẩn có hại này là nguyên nhân gây ra các phản ứng viêm thần kinh, stress căng thẳng.
Phương pháp giải tỏa căng thẳng mới: sử dụng các chủng probiotics chuyên biệt
Ứng dụng đầu tiên trong lĩnh vực này, các nhà khoa học ở Hà Lan đã chế tạo một hỗn hợp các chủng probiotics có tác dụng đích trên trục não ruột với tên gọi Ecologic Barrier. Hiện nay Ecologic Barrier đã được đưa vào sử dụng trong thực tế trong ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng rối loạn thần kinh như stress trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài… Ưu điểm vượt trội của Ecologic Barrier là độ an toàn cao, có thể sử dụng cho cả như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh. Đây được coi là một tín hiệu đáng mừng trong tâm lý học con người.
Stress là một vấn đề tâm lý nguy hiểm có thể xảy ra với bất kỳ ai. Trên đây là một số gợi ý phải làm, phải thay đổi khi bị stress nặng nề. Chúc bạn đọc luôn vui !
Theo benhlytramcam.vn
mình hiện bị tress căng thẳng mệt mỏi suốt, người ủ rũ ko còn thích thú gì , ù tai
Chào bạn,
Bất cứ ai cũng có thể có tâm trạng xấu trong một thời điểm nào đó, nguyên nhân có thể do căng thẳng, áp lực, thay đổi nội tiết tố (tuổi dậy thì, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh…), do bệnh tật…Khi những triệu chứng xuất hiện thường xuyên, kéo dài liên tục trên 2 tuần, hoặc chúng ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, học tập thì chúng ta cần phải thăm khám để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm.
Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
– Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
– Tập Yoga hoặc thiền.
– Nghe nhạc, đọc sách.
– Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
– Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Lam on giup toi toi khong chiu noj nua
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline 0903294739 để được hỗ trợ.
Chúc bạn mạnh khỏe,
e bi stress nang,roi loan lo au,,,,.trao nguoc da day.
Chào bạn,
Ở những người bị rối loạn tâm thần (lo âu, trầm cảm) hoặc các bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson, Alzheimer…thường có sự suy giảm chức năng Trục Não Ruột và mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột. Nghiên cứu cho thấy ở các bệnh nhân này có sự sụ giảm đáng kể cả về số lượng và chủng loại của các vi khuẩn có lợi, nhất là 2 chủng Bifidobacterium và Lactobacilli. Điều này dẫn tới các rối loạn dạ dày – ruột chức năng như thay đổi cảm giác thèm ăn, hội chứng ruột kích thích, táo bón, tiêu chảy, đau bụng chức năng, khó tiêu chức năng, trào ngược dạ dày…
Để cải thiện tình trạng này bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm men vi sinh tác động đích trên trục não ruột, giúp bình thường hóa hoạt động trục não ruột là Cerebio (Ecologic Barrier). Liều sử dụng là 1-2 gói/ngày x 1-3 tháng, có thể dùng phối hợp cùng thuốc điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe,
mình cảm thấy mình đang bị stress khá nặng
Chào bạn,
Trong trường hợp này trước tiên bạn cần xem xét những nguyên nhân khiến bạn bị stress là gì. Chẳng hạn nếu stress do công việc bạn có thể phải tìm cách sắp xếp lại, chia công việc thành các đầu mục nhỏ để hoàn thành từng mục một; thay đổi môi trường làm việc nếu cảm thấy không thích hợp…
Thường xuyên nói chuyện với bạn bè, người thân, đi dạo, tập thể thao. Hạn chế dùng điện thoại, lướt web quá lâu.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ giảm stress một cách an toàn như Cerebio, liều dùng 1 gói/ngày trong 1-3 tháng.
Trường hợp mức độ stress quá nặng và dẫn tới các vấn đề khác như mất ngủ, suy nhược cơ thể,…thì bạn cần tới gặp bác sỹ để được thăm khám và điều trị nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,