Hiện trên thế giới có khoảng 350 triệu người mắc phải căn bệnh trầm cảm. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm có gần 43.000 người Mỹ tự tử do trầm cảm. Còn tại Việt Nam mỗi năm số người tự tử do trầm cảm ở cũng ở mức đáng báo động (từ 36.000 – 40.000 người). Điều này không chỉ gây ra nỗi đau lớn với người thân và bạn bè, mà còn cả những tiếc nuối ân hận, vì không có được kiến thức cập nhật trong chăm sóc thân nhân trầm cảm…
(Khái niệm về trầm cảm qua bài viết: Trầm cảm là gì? – Bệnh cần chung tay của cộng đồng)
Hình minh họa
Chính vì lẽ vậy, Hội thảo Cập nhật kiến thức về trầm cảm trong chăm sóc ban đầu, do Hội Bác sĩ gia đình TP. Hồ Chí Minh tổ chức trong khuôn viên Giảng đường Đại học Y Dược thành phố ngày 8/9/2018, đã thu hút sự quan tâm sâu sắc không chỉ cộng đồng xã hội, mà còn có của đông đảo các nhà chuyên môn. Theo Ban tổ chức, có khoảng 200 – 250 bác sĩ đa khoa, bác sĩ gia đình và bác sĩ các chuyên khoa gồm Nội tổng quát, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Nhi, Sản, Lão… đang làm việc tại các cơ sở y tế ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam tham dự…
Nhằm đáp ứng sự quan tâm của cả thầy thuốc và bệnh nhân, buổi Hội thảo chia sẻ cùng lúc 3 đề tài:Trầm cảm: Gánh nặng bệnh tật, thách thức trong chẩn đoán và điều trị, do ThS. BS. Lê Đình Phương, Trưởng khoa Nội Tổng quát, Bác sĩ gia đình và kiểm tra sức khỏe, Bệnh viện FV báo cáo;Trục não – ruột – vi khuẩn chí đường ruột: Bằng chứng sử dụng probiotics đối với các rối loạn tâm thần kinh, do PGS. TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược báo cáo và Trầm cảm cập nhật kiến thức cho bác sĩ chăm sóc ban đầu, do TS.BS. Ngô Tích Linh, Trưởng Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược báo cáo.
Theo ThS. BS. Lê Đình Phương: “Tại Việt Nam mối hiểm nguy từ bệnh trầm cảm là rất đáng báo động, con số người tử vong do tự tử vì trầm cảm cao gấp hơn 3 lần số người tử vong do tai nạn giao thông (TNGT): mỗi năm tỷ lệ tử vong do TNGT khoảng 10.000 – 13.000 người, trong khi số người tự tử do trầm cảm lên đến 36.000 – 40.000 người…
ThS. BS. Lê Đình Phương
Theo các báo cáo viên: Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là cần hướng sự quan tâm chú ý đặc biệt đến ba nhóm người thường tự tử do trầm cảm là nhóm vị thành niên và thanh niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (đặc biệt là sau khi sinh con) và người cao tuổi (trên 60 tuổi)…”
Dù bệnh trầm cảm nguy hiểm nhưng nhiều người không điều trị bệnh này vì không biết mình mắc bệnh hoặc xấu hổ. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ mình đang có các triệu chứng của trầm cảm, bạn hãy đến bệnh viện khám ngay.
Để điều trị bệnh này, bệnh nhân không chỉ dùng thuốc chống trầm cảm mà còn cần gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần, nhà trị liệu hoặc tư vấn. Họ sẽ lắng nghe những mối lo của bạn, giúp bạn tầm soát các triệu chứng trầm cảm và hỗ trợ bạn giải quyết căng thẳng…
Gần đây, các nhà chuyên môn cũng bắt đầu quan tâm tới mối liên quan giữa hệ khuẩn chí đường ruột với sức khỏe tâm thần như bệnh lý rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh… Họ nhận thấy có thể sử dụng probiotics (men vi sinh, lợi khuẩn) để cải thiện triệu chứng lo âu, trầm cảm. Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại hệ thống Bệnh viện Hamilton (Canada) được công bố trên chuyên san Gastroenterology, những người lớn bị hội chứng ruột kích thích (IBS) giảm đáng kể chứng lo âu hoặc trầm cảm khi được bổ sung lợi khuẩn probiotics…
Thị trường dược phẩm bổ sung lợi khuẩn probiotics:
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm bổ sung lợi khuẩn probiotics, tuy nhiên không phải sản phẩm probiotics nào cũng có tác dụng tốt trên chứng lo âu hoặc trầm cảm. Đa số các chế phẩm trên thị trường hiện nay hướng tới tác dụng trên hệ tiêu hóa của lợi khuẩn. Lời khuyên của các nhà chuyên môn là phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ điều trị, không tự ý mua và sử dụng thuốc gây hậu quả khôn lường…
Với các nhà chuyên môn: Có thể tìm hiểu thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe CereBio, được sản xuất bởi Winclove B.V – Hà Lan do Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô nhập khẩu, có giấy phép số XNCB: 38162/2017/ATTP-XNCB của Bộ Y Tế. Đây là sản phẩm có chứa hỗn hợp lợi khuẩn Bifidobacterium bifidum W23, Bifidobacterium lactis W52, Lactobacillus acidophilus W37, Lactobacillus brevis W63, Lactobacillus casei W56, Lactobacillus salivarius W24, Lactococci lactis W19, Lactococci lactis W58 có tác dụng bảo vệ và cải thiện sức khỏe hàng rào tế bào biểu mô ruột non. Sản phẩm có các vai trò hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường ruột, giúp tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột. Do đó, sản phẩm rất thích hợp cho những bệnh nhân bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress) và đau đầu; viêm đường ruột kích thích (IBS), viêm đường ruột (IBD)….
Phương Đình Nguyễn
Nguồn: ngaymoionline.com.vn
Tư vấn trực tuyến