Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 25 Jul 2023 01:35:57 +0000 vi hourly 1 Những khó khăn trong điều trị bệnh trầm cảm https://benhlytramcam.vn/nhung-kho-khan-trong-dieu-tri-benh-tram-cam-3703/ https://benhlytramcam.vn/nhung-kho-khan-trong-dieu-tri-benh-tram-cam-3703/#respond Thu, 13 May 2021 09:47:19 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3703 Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến nhất có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Hiện nay, việc điều trị bệnh trầm cảm còn gặp một số khó khăn do tác dụng phụ của thuốc điều trị, khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh còn thấp, điều trị cần thời gian dài mới có hiệu quả.

Để hiểu rõ hơn về những khó khăn trong điều trị bệnh trầm cảm và các biện pháp nâng cao hiệu quả điều trị, mời quý khán giả theo dõi Chương trình Phòng mạch FM – Phát sóng vào 17h ngày 8/5/2021

Khách mời chương trình: ThS.BS Lê Đình Phương – Trưởng Khoa Nội tổng quát, Y học gia đình và kiểm tra sức khỏe, Bệnh viện FV
MC: BTV Kim Ánh

]]>
https://benhlytramcam.vn/nhung-kho-khan-trong-dieu-tri-benh-tram-cam-3703/feed/ 0
Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm https://benhlytramcam.vn/nhung-tac-dung-phu-thuong-gap-cua-thuoc-chong-tram-cam-3483/ https://benhlytramcam.vn/nhung-tac-dung-phu-thuong-gap-cua-thuoc-chong-tram-cam-3483/#comments Tue, 05 Jan 2021 08:37:31 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3483 Sử dụng thuốc chống trầm cảm là phương pháp hiệu quả để điều trị trầm cảm mức độ nặng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm lại là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bệnh nhân ngừng thuốc.

Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm 1

Những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc chống trầm cảm

Mỗi người có cơ địa và phản ứng với thuốc khác nhau, nhưng có một vài tác dụng phụ điển hình khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy…)
  • Tăng cân
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Mệt mỏi
  • Khó ngủ
  • Khô miệng
  • Giảm thị lực
  • Chóng mặt
  • Tăng ý định tự tử

Khi sử dụng thuốc, bạn có thể gặp một hoặc một số tác dụng không mong muốn kể trên, với mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Cũng có trường hợp không gặp tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm. Thông thường, tác dụng phụ của thuốc có thể giảm hoặc biến mất sau khoảng vài tuần sử dụng.

Xử trí khi gặp tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn dễ dung nạp các tác dụng không mong muốn của thuốc hơn. Dưới đây mà một số cách chung mà bạn có thể thực hiện để giảm tác dụng phụ của thuốc:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên hơn trong ngày để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước .
  • Hạn chế ăn đồ ngọt và chất béo bão hòa
  • Ăn nhiều rau và trái cây.
  • Ghi nhật ký thực phẩm để bạn có thể xem liệu thứ bạn đang ăn có làm tăng tác dụng phụ của bạn hay không.
  • Thực hành các phương pháp thư giãn, như hít thở sâu hoặc yoga
  • Tập thể dục thường xuyên

Cách xử trí riêng cho những tác dụng phụ gặp phải:

Rối loạn tiêu hóa:

Tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, khó tiêu…có thể xuất hiện ngay hoặc một thời gian dài sau khi sử dụng thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có thể tác động tới hệ khuẩn chí đường ruột, gây mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột dẫn tới những rối loạn kể trên. Vốn dĩ hệ khuẩn chí đường ruột của người bị bệnh trầm cảm cũng đã có những xáo trộn so với người khỏe mạnh, với sự sụt giảm đáng kể của các chủng lợi khuẩn có lợi như Bifidobacterium, Lactobacilli và cũng thường hay gặp các vấn đề liên quan tới rối loạn tiêu hóa. Khi sử dụng thuốc, tình trạng rối loạn này có thể trầm trọng hơn. Để khắc phục tình trạng trên bạn có thể bổ sung thêm men vi sinh chuyên biệt, có bổ sung những chủng lợi khuẩn thiếu hụt ở người bị trầm cảm như Cerebio (Ecologic Barrier). Việc bổ sung đúng chủng loại lợi khuẩn với lượng đủ cũng được chứng minh có thể giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm, lo âu và do đó giúp tăng hiệu quả trị bệnh.

Rối loạn tiêu hóa: 1

Sử dụng probiotics phù hợp có thể hạn chế rối loạn tiêu hóa và tăng tác dụng của thuốc chống trầm cảm

Bên cạnh đó, nếu tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy quá nặng có thể sử dụng thuốc làm mềm phân hoặc thuốc cầm tiêu chảy theo đơn của bác sỹ. Chế độ ăn với các thực phẩm dễ tiêu, nhiều rau củ cũng có thể giúp giảm rối loạn tiêu hóa.

Buồn nôn

Bạn có thể hạn chế buồn nôn bằng cách ngậm thêm kẹo ngọt. Ngoài ra, bạn có thể hỏi bác sỹ về việc chuyển thời gian uống thuốc sang buổi tối, hoặc các dạng thuốc chống trầm cảm giải phóng chậm để giảm buồn nôn do thuốc.

Các vấn đề tình dục

Quan hệ tình dục ngay trước khi bạn dùng thuốc chống trầm cảm, khi nồng độ thuốc thấp nhất và ảnh hưởng của thuốc là thấp nhất. Bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ điều trị về những biện pháp khác có thể giúp ích, như liệu pháp estrogen hoặc thuốc điều trị rối loạn cương dương.

Các tác dụng phụ khác

Mệt mỏi: nếu bị mệt, bạn nên uống thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn cũng nên có một giấc ngủ ngắn trong ngày để cơ thể hồi phục.

Chóng mặt: hãy di chuyển chậm, tránh đứng lên đột ngột khiến bạn bị choáng và có thể ngã. Uống thuốc chống trầm cảm trước khi đi ngủ để hạn chế tình trạng này.

Khó ngủ: Uống thuốc chống trầm cảm vào buổi sáng thay vì gần giờ đi ngủ, tránh sử dụng caffein và các chất kích thích. Nếu tình trạng mất ngủ nghiêm trọng, bạn nên trao đổi với bác sỹ về loại thuốc để giúp bạn ngủ ngon hơn.

Khô miệng: mang theo bình nước để bổ sung khi cần, bạn có thể nhai kẹo cao su để tăng tiết nước bọt nhiều hơn.

Mờ mắt: sử dụng nước nhỏ mắt để duy trì độ ẩm cho mắt.

Tăng ý định tự sát: đây là một trong  những tác dụng không mong muốn nguy hiểm nhất của thuốc chống trầm cảm. Nếu có thể, bạn nên chia sẻ tình trạng của mình với người thân để có người đồng hành giúp đỡ, giám sát trong quá trình điều trị. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy có vấn đề bất ổn hoặc có ý nghĩ tự sát, hãy liên hệ ngay với bác sỹ điều trị của mình.

Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm rất thường gặp trong một vài tuần đầu tiên sử dụng thuốc. Nếu bạn gặp phải tác dụng phụ, tuyệt đối không ngừng thuốc mà hãy áp dụng các biện pháp kể trên để đối phó với các triệu chứng khó chịu hoặc trao đổi với bác sỹ để được tư vấn. Việc ngưng thuốc đột ngột có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng và khó điều trị hơn.

DS. Minh Tâm

]]>
https://benhlytramcam.vn/nhung-tac-dung-phu-thuong-gap-cua-thuoc-chong-tram-cam-3483/feed/ 2
Phác đồ điều trị trầm cảm https://benhlytramcam.vn/phac-do-dieu-tri-tram-cam-2171/ https://benhlytramcam.vn/phac-do-dieu-tri-tram-cam-2171/#comments Mon, 03 Dec 2018 01:49:31 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=2171 Trầm cảm hiện đang là nỗi trăn trở của cộng đồng, đây là một bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh và là một nguyên nhân gây tự tử cao nhất hiện nay. Phác đồ điều trị trầm cảm cũng như các bệnh lý khác đều bao gồm chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng (các xét nghiệm) và điều trị.

Chẩn đoán lâm sàng:

Chẩn đoán dựa vào triệu chứng

Ba triệu chứng đặc trưng:

  • Khí sắc trầm
  • Mất quan tâm thích thú
  • Tăng sự mệt mỏi.

Bảy triệu chứng phổ biến:

  • Giảm tập trung chú ý
  • Giảm tính tự trọng và lòng tự tin
  • Ýtưởng bị tội và không xứng đáng
  • Nhìn tuơng lai ảm đạm và bi quan
  • Y tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Ăn không ngon hoặc ăn nhiều.

Một số triệu chứng sinh học trong trầm cảm nặng:

  • Giảm 5% trọng lượng cơ thể trong 1 tháng
  • Khí sắc giảm về buổi sáng, chậm chạp tâm lý vận động, thức giấc sớm.
  • Sững sờ, hoang tưởng và ảo giác có thể gặp trong trầm cảm nặng. Nội dung hoang tưởng thường là có tội, không xứng đáng, bị truy hại hoặc không tồn tại, ảo giác thường gặp là ảo thanh.

Dựa vào các triệu chứng để phân loại mức độ nặng của trầm cảm :

  • Mức độ nặng: gồm 3 triệu chứng đặc trưng kết hợp với trên 4 triệu chứng phổ biến.
  • Mức độ vừa: có 2 triệu chứng đặc trưng kết hợp với 3 hoặc 4 triệu chứng phổ biến.
  • Mức độ nhẹ: có 2 triệu chứng đặc trưng kết hợp với 2 triệu chứng phổ biến.

Chẩn đoán theo thể bệnh:

  • Giai đoạn trầm cảm: chỉ bị 1 giai đoạn trầm cảm
  • Rối loạn trầm cảm tái diễn: có sự tái phát của những giai đoạn trầm cảm
  • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: giai đoạn trầm cảm xen kẽ với giai đoạn hưng cảm.

Ở trẻ nhỏ trầm cảm có thể biểu hiện dưới dạng cáu kỉnh hoặc khí sắc thay đổi nhanh, bứt rứt, ngủ nhiều, ăn nhiều, các triệu chứng đau cơ thể… Giảm vận động chủ ý, tư duy chậm gây ra những suy giảm về học tập. Đối với trẻ vị thành niên cảm giác tự ti, mặc cảm tội lỗi gặp khá phổ biến và có thể sự bi quan, thất vọng dẫn đến ý nghĩ toan tự sát hoặc hành vi tự sát. Ở một số trẻ em trầm cảm có thể biểu hiện bằng những hành vi chống đối xã hội như bỏ học, phạm pháp, trốn nhà, gây rối nơi công cộng …

Chẩn đoán phân biệt:

Nguyên nhân thực thể:

  • Thuốc: Các thuốc thường gây trầm cảm như : reserpin, propranolol steroids, methyldopa,thuốc ngừa thai, rượu, bồ đà, các chất gây ảo giác, có thể gặp trong bệnh cảnh cai thuốc củaamphetamin, benzodiazepin, barbiturate.
  • Nhiễm trùng: viêm phổi, viêm gan, monoclucleosis (nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân).
  • Ung bướu: thường các triệu chứng trầm cảm có rất sớm, đặc biệt ung thư đầu tuỵ.
  • Rối loạn nội tiết: đặc biệt đái tháo đường, các bệnh tuyến giáp, thượng thận, tuyến yên cóthể gây trầm cảm.
  • Rối loạn ở hệ thần kinh trung ương: u não, các cơn tai biến mạch máu não.
  • Các bệnh hệ thống: bao gồm thiếu máu, suy dinh dưỡng là nguyên nhân thường gặp.

Các bệnh tâm thần:

  • Sa sút trí tuệ
  • Phản ứng tâm lý đối với các bệnh thực thể
  • Tâm thần phân liệt
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Rối loạn nhân cách
  • Nghiện rượu
  • Lo âu

Cận lâm sàng

Với chuẩn đoán cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ tiến hành làm:

  • Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu thường quy
  • Tìm chất ma túy trong nước tiểu: test nhanh 4 hoặc 5 chỉ số.
  • Điện não đồ, lưu huyết não, siêu âm Dopller mạch máu não
  • Điện tâm đồ, X-quang tim phổi
  • CT Scaner, MRI sọ não
  • Trắc nghiệm tâm lý giúp đánh giá mức độ trầm cảm: Test PHQ-9, Test Beck, Zung, thang DASS, Hamilton, MMPI,…

Điều trị trầm cảm

1. Nguyên tắc điều trị

  • Có dấu hiệu hưng cảm phải giảm hoặc ngừng thuốc.
  • Nếu có ý tưởng tự sát nên dùng thuốc chống loạn thần hay ECT + thuốc chống trầm cảm.
  • Giải thích cho bệnh nhân không sợ nghiện thuốc. Thuốc không có tác dụng ngay, sau 2-3 tuần thuốc mới có tác dụng.
  • Phối hợp thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc điều hòa khí sắc tùy thuộc vàotình trạng bệnh nhân.
  • Giải thích khi có tác dụng phụ.
  • Giấc ngủ và ngon miệng hồi phục đầu tiên
  • Duy trì thuốc tối thiểu trong sáu tháng với liều hiệu quả- sau đó giảm liều dần.
  • Có thể phối hợp nhiều thuốc chống trầm cảm nếu không đáp ứng.

Điều trị bằng hoá dược là chủ yếu kết hợp với liệu pháp tâm lý. Cần theo dõi đặc biệt tới những bệnh nhân trầm cảm nặng, chán ăn, các bệnh cơ thể kèm theo, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

2. Liệu pháp hoá dược

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng như Amitriptilin, Anafranin liều 25 – 75mg/ngày, uống.
  • Thuốc chống trầm cảm SSR: Fluoxetin (Prozac) 20mg/ ngày, uống.
  • Đối với những bệnh nhân có hoang tưởng, ảo giác cho uống thêm an thần kinh như Tisersin 25 – 75mg/ngày hoặc Haloperidol 1,5 – 3mg/ngày.

Lưu ý tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảmnhư có thể gây khô miệng, nhìn mờ, giãn đồng tử, chán ăn, bí tiểu tiện, chóng mặt, tăng nhip tim… trong trường hợp đó cần phải giảm liều.

(Để biết chi tiết về các loại thuốc được dùng trong điều trị trầm cảm vui lòng xem ở bài viết: Thuốc điều trị trầm cảm)

3. Liệu pháp tâm lý

Có thể áp dụng nhiều liệu pháp khác nhau nhưng thường sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức và liệu pháp gia đình nhằm hỗ trợ tâm lý người bệnh, phục hồi chức năng tâm lý xã hội, giúp cho họ sớm thích nghi với cuộc sống trong cộng đồng.

4. Các phương pháp điều trị hỗ trợ khác

Nâng đỡ tâm lý người bệnh, đưa vào các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao, lao động hợp lý… Cần lưu ý tới chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng.

]]>
https://benhlytramcam.vn/phac-do-dieu-tri-tram-cam-2171/feed/ 2
Sử dụng probiotic để điều trị trầm cảm https://benhlytramcam.vn/su-dung-probiotic-de-dieu-tri-tram-cam-1947/ https://benhlytramcam.vn/su-dung-probiotic-de-dieu-tri-tram-cam-1947/#comments Wed, 07 Nov 2018 01:28:08 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1947 Trầm cảm là một bệnh lý phổ biến đang ảnh hưởng tới 350 triệu người trên thế giới và có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trong thời gian gần đây, probiotics được các nhà nghiên cứu đánh giá là một phương pháp tiềm năng để giúp ngăn ngừa và điều trị trầm cảm.

Trầm cảm – gánh nặng toàn cầu

Khảo sát về tình trạng sức khỏe tâm thần thế giới được thực hiện trên 17 quốc gia khác nhau, ước tính có khoảng 20% người đã từng trải qua một giai đoạn trầm cảm. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1 triệu người chết do tự tử và 70% trong số đó có liên quan tới trầm cảm. Trong khi đó, cứ tương ứng với 1 ca tự sát thành công thì có tới hơn 20 người khác đang cố gắng tìm cách kết liễu mạng sống của họ.

Hiện nay, có ba nhóm thuốc điều trị trầm cảm chính, tuy nhiên điều không may mắn là không phải lúc nào sử dụng thuốc cũng đạt được hiệu quả đầy đủ. Hơn nữa, điều trị với thuốc thường đi kèm các tác dụng phụ khó chịu. Một cuộc khảo sát trong số 1.892 người sử dụng thuốc chống trầm cảm cho thấy, có tới 50% trong số họ gặp thêm các vấn đề tâm lý mới gây ra bởi các loại thuốc họ đang sử dụng. Tác dụng phụ này có thể chấp nhận được khi sử dụng thuốc chống trầm cảm cho những trường hợp mắc trầm cảm nặng, tuy nhiên với những trường hợp trầm cảm nhẹ thì khó chấp nhận hơn.

Trầm cảm – gánh nặng toàn cầu 1

Thuốc chống trầm cảm cho hiệu quả chậm sau 4-6 tuần, trong khi đó tác dụng phụ khiến 50% bệnh nhân bỏ thuốc trong tháng đầu tiên sử dụng.

Mức độ phổ biến và sự phức tạp trong điều trị trầm cảm đòi hỏi cần có các biện pháp bổ sung để nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị.

Mối liên quan giữa hệ khuẩn chí đường ruột và trầm cảm

Cơ thể chúng ta tồn tại một hệ sinh thái các vi sinh vật vô cùng phong phú với hơn 1000 loài khác nhau phân bố khắp nơi từ bề mặt da, tới niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa. Trong đó ruột được ví như là “thủ đô” của hệ vi sinh vật này, 90% các vi sinh vật phân bố tại đây. Hệ khuẩn chí đường ruột đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, nó có thể liên quan tới nhiều vấn đề khác nhau bao gồm:

  • Sức khỏe đường tiêu hóa như viêm dạ dày, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột (Crohn, viêm dạ dày tràng), thậm chí ung thư đại trực tràng
  • Hệ miễn dịch: dị ứng thực phẩm, bệnh hen suyễn, chàm
  • Chuyển hóa: thừa cân, béo phì
  • Tình trạng sức khỏe tâm thần: lo lắng, trầm cảm và chứng tự kỷ

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ảnh hưởng của hệ khuẩn chí đường ruột đối với sức khỏe tâm thần là một trong các vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà khoa học. Các nghiên cứu cho thấy, thành phần của hệ khuẩn chí đường ruột giúp giữ cho thành ruột khỏe mạnh và dường như đóng vai trò quan trọng trong phòng chống trầm cảm.

(Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu kỹ và rõ hơn về hệ khuẩn chí đường ruột vui lòng xem tại link: Hệ khuẩn chí đường ruột là gì?)

Mối tương tác giữa não – ruột và hệ khuẩn chí đường ruột    

Ruột hoạt động giống như một “bộ não thứ hai” của cơ thế với một hệ thống từ 200-600 triệu tế bào thần kinh được phân bố rải rác khắp đường tiêu hóa – còn được gọi là hệ thần kinh ruột (ENS). Hệ thần kinh ruột kiểm soát nhu động ruột, sự trao đổi chất qua bề mặt niêm mạc và sản xuất các nội tiết tố đường ruột. Không chỉ hoạt động một cách độc lập, hệ thống thần kinh ruột còn kết nối chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương thông qua dây thần kinh phế vị (dây thần kinh X), qua đó dẫn truyền các tín hiệu từ ruột tới não và ngược lại. Tương tác giữa hệ thần kinh ruột với thần kinh trung ương là một tương tác hai chiều, còn được gọi là Trục Não – Ruột. Sự tồn tại của Trục Não – Ruột giải thích cho chúng ta vì sao khi tâm trạng căng thẳng, sợ hãi chúng ta lại có thể cảm nhận được ở ruột, xuất hiện những cơn đau bụng, tiêu chảy, táo bón,…Ngược lại, những bệnh nhân mắc các bệnh về tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, tự kỷ…lại thường hay mắc kèm vấn đề ở đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột.

Mối tương tác giữa não và ruột là rõ ràng, nhưng hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong tương tác này và ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của một người đối với stress, trầm cảm.

Vai trò của hệ khuẩn chí đường ruột đối với chức năng của đường ruột và não bộ

Vai trò của hệ khuẩn chí đường ruột đối với chức năng của đường ruột và não bộ 1

Hệ khuẩn chí đường ruột đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý bình thường của ruột. Đặc biệt chúng giúp bảo vệ tính toàn vẹn của hàng rào biểu mô ruột non – tấm lưới bảo vệ ngăn cách giữa môi trường bên ngoài và bên trong của cơ thể. Chức năng của hàng rào biểu mô ruột non liên quan mật thiết với các rối loạn tâm thần kinh, bao gồm cả trầm cảm.

Khi cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột bị phá vỡ bởi một lý do nào đó, chẳng hạn do stress, sử dụng kháng sinh, nhiễm khuẩn… sẽ dẫn tới suy giảm chức năng hàng rào biểu mô ruột non, biểu hiện bởi sự tăng tính thấm đường ruột qua những “điểm rò rỉ” trên lớp niêm mạc bảo vệ ruột. Khi đó, các độc tố là kháng nguyên của vi khuẩn, chẳng hạn như lipopolysaccharides (LPS), có thể xâm nhập vào cơ thể với số lượng nhiều hơn bình thường. Những kháng nguyên này liên tục kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra những chất gây viêm với lượng nhỏ, gọi là phản ứng viêm cấp thấp. Tình trạng viêm cấp thấp này kích hoạt sự hoạt hóa của các tế bào thần kinh và giải phóng các chất tiền viêm, được gọi là cytokine đi vào máu. Trong não, các cytokine tiền viêm này ức chế sự sản xuất serotonin và melatonin, có thể dẫn đến các dấu hiệu trầm cảm, bao gồm mất ngủ, giảm tình dục và rối loạn ăn uống…

Các nghiên cứu cho thấy, ở những người bị stress, trầm cảm, tự kỷ có sự sụt giảm của các vi khuẩn có lợi, đặc biệt là hai chủng BifidobateriumLactobacillus. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng, bổ sung probiotics có thể sẽ giúp ích cho việc điều trị trầm cảm.

(Nếu bạn chưa hiểu rõ về bệnh trầm cảm hãy tham khảo các thông tin chung về bệnh trầm cảm để có cái nhìn tổng quát và đúng về bệnh)

Các bằng chứng cho thấy probiotics giúp giảm trầm cảm

Hiệu quả tích cực của các chế phẩm sinh học trong điều trị trầm cảm đã được công nhận trong những nghiên cứu gần đây. Một nghiên cứu phân tích gộp trên 10 thử nghiệm lâm sàng với tổng cộng 1349 bệnh nhân sử dụng probiotics và giả dược cho thấy: bổ sung probiotic giúp cải thiện tâm trạng ở những người bị trầm cảm ở mức độ từ nhẹ đến vừa.

Một nghiên cứu phân tích gộp khác gồm 10 thử nghiệm lâm sàng trên 1235 người, trong đó có cả những bệnh nhân bị trầm cảm nặng cho thấy: bổ sung probiotics giúp cải thiện tâm trạng, nhận thức và giảm stress, lo lắng.

Phát triển và ứng dụng probiotics trong điều trị trầm cảm

Mặc dù các kết quả chung cho thấy probiotic có thể tác động tích cực lên thần kinh trung ương và cải thiện các triệu chứng về mặt tâm lý, nhận thức, hành vi của bệnh nhân trầm cảm. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu lại không ghi nhận thấy tác dụng này. Chính vì vậy mà các nhà khoa học đã đặt ra giả thiết, phải chăng chỉ có một số chủng loại vi khuẩn nhất định mới có tác dụng trên chức năng não bộ, và phải bổ sung với một lượng đủ thì mới đem lại hiệu quả. Điều này đã dẫn tới một khái niệm mới hoàn toàn được đưa ra vào năm 2013 đó là Psychobiotics:

Phát triển và ứng dụng probiotics trong điều trị trầm cảm 1

Probiotics được cho là có tác động tích cực trên thần kinh trung ương nhờ khả năng giúp tăng cường tính toàn vẹn của hàng rào biểu mô ruột non, qua đó ngăn chặn các nội độc tố đi vào máu dẫn đến tình trạng viêm thần kinh. Bên cạnh đó, probiotics còn sản xuất ra trytophan – là chất cần thiết để tạo ra serotonin (loại hormon “hạnh phúc” bị suy giảm trong trầm cảm).

Dựa trên cơ chế tác dụng chính của probiotics lên thần kinh trung ương, các nhà nghiên cứu của Winclove (Hà Lan) đã tập trung phát triển công thức probiotic bao gồm các chủng lợi khuẩn đặc biệt nhằm có tác dụng tăng cường chức năng bảo vệ của hàng rào biểu mô ruột và điều hòa đáp ứng miễn dịch nhằm ngăn chặn tình trạng viêm thần kinh xảy ra. Công thức đặc biệt này có tên gọi là Ecologic Barrier.

Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy tác động tích cực của Ecologic Barrier trên chức năng não bộ, bao gồm giảm các triệu chứng trầm cảm, buồn bã, cải thiện khả năng ghi nhớ sau stress. Hiện nay, Ecologic Barrier được ứng dụng để góp phần ngăn ngừa và giúp giảm triệu chứng trầm cảm trên nhiều quốc gia trên thế giới.

DS.Thu Trang tổng hợp

]]>
https://benhlytramcam.vn/su-dung-probiotic-de-dieu-tri-tram-cam-1947/feed/ 14
Các nhà khoa học phát triển probiotic để điều trị trầm cảm https://benhlytramcam.vn/cac-nha-khoa-hoc-phat-trien-probiotic-de-dieu-tri-tram-cam-1726/ https://benhlytramcam.vn/cac-nha-khoa-hoc-phat-trien-probiotic-de-dieu-tri-tram-cam-1726/#comments Mon, 15 Oct 2018 11:04:45 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1726 Các nhà khoa học Ireland đã phát hiện ra mối liên hệ chặt chẽ giữa tâm trạng và vi khuẩn đường ruột, trên cơ sở đó họ đang phát triển một loại probiotic để điều trị trầm cảm.

Các nhà khoa học phát triển probiotic để điều trị trầm cảm 1Giáo sư John Cryan và Giáo sư Ted Dinan t trường Đi hc Cork là những nhà nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực vi sinh đường ruột

Giáo sư Ted Dinan và John Cryan đã trải qua 14 năm nghiên cứu để tìm hiểu cách mà hàng nghìn tỷ vi khuẩn sống trong ruột của chúng ta – hệ khuẩn chí đường ruột – có thể kiểm soát hoạt động của não bộ.

“Những gì chúng tôi đã phát hiện ra là vi sinh vật đường ruột có ảnh hưởng quan trọng đối với cảm xúc của chúng ta”, Giáo sư Dinan Giảng viên tại Trường Đại học Cork –  chuyên gia tâm thần học tại Bệnh viện Đại học Cork cho biết.

“Chúng tôi đã chỉ ra rằng những người bị trầm cảm về mặt lâm sàng có ít sự đa dạng trong vi sinh vật trong ruột của họ hơn những người không bị trầm cảm. Một lượng lớn điều này có lẽ là do chế độ ăn uống,” ông nói, “bên cạnh đó, các yếu tố khác như tác động của thuốc kháng sinh, có thể đóng một vai trò nhất định”

Các chuyên gia bắt đầu nghiên cứu cách thức probiotic – những lợi khuẩn đường ruột, chẳng hạn như những vi khuẩn có lợi trong sữa chua sống – có thể có tác động tích cực đến tâm trạng.

“Chúng tôi đang cố gắng xác định xem liệu lợi khuẩn, khi chúng ta đưa vào cơ thể có khả năng mang lại lợi ích cho sức khỏe tâm thần hay không”

Trong những năm tới, Dinan và Giáo sư Cryan sẽ phát triển một loại “psychobiotic”, hay nói cách khác là một sản phẩm probiotic khi bổ sung với lượng vừa đủ sẽ đem lại lợi ích cho sức khỏe tâm thần. Họ hy vọng sẽ đưa vào ứng dụng psychobiotic trong điều trị các dạng trầm cảm nhẹ.

Theo Irish Independent – 11/2017

Các nhà khoa học phát triển probiotic để điều trị trầm cảm 2Ted Dinan là giáo sư về tâm thần học tại Đại học Cork (Ireland). Ông từng là Chủ tịch Hội Thần kinh học và Giáo sư Y học Tâm lý tại Bệnh viện St. Bartholomew, Luân Đôn. Mối quan tâm nghiên cứu chính của ông là vai trò của hệ vi sinh đường ruột trong việc ảnh hưởng đến chức năng và phát triển não bộ. Ông đã có những đóng góp đáng kể cho nghiên cứu về hoạt động của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận trong các tình huống căng thẳng. Năm 1995, ông đã được trao giải thưởng Melvin Ramsey cho nghiên cứu về sinh học của stress. Nghiên cứu hiện tại của ông được tài trợ bởi Quỹ khoa học Ireland, Hội đồng nghiên cứu sức khỏe và Liên minh châu Âu thông qua FP7. Ông đã xuất bản hơn 400 bài báo và nhiều cuốn sách về dược lý và thần kinh học của rối loạn cảm xúc.

Hình ảnh có liên quanJohn F. Cryan là Giáo sư và Chủ tịch Khoa Giải phẫu & Khoa học thần kinh, Đại học Cork. Giáo sư Cryan đã có 250 bài báo và sách được đăng tải trên các tạp chí lớn của thế giới. Ông có mặt trong danh sách của trích dẫn Những ý tưởng nghiên cứu khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2014.

Lĩnh vực nghiên cứu hiện tại của GS.Cryan bao gồm cơ sở thần kinh của các rối loạn thần kinh liên quan đến căng thẳng bao gồm trầm cảm, lo âu và lệ thuộc thuốc. Hơn nữa, nhóm của ông cũng tập trung vào tương tác giữa não, ruột và vi sinh vật và cách áp dụng cho các rối loạn liên quan đến miễn dịch, bao gồm hội chứng ruột kích thích và béo phì và rối loạn phát triển thần kinh như chứng tự kỷ. 

]]>
https://benhlytramcam.vn/cac-nha-khoa-hoc-phat-trien-probiotic-de-dieu-tri-tram-cam-1726/feed/ 2
Điều trị trầm cảm khi mang thai https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-khi-mang-thai-1005/ https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-khi-mang-thai-1005/#comments Thu, 20 Sep 2018 09:50:38 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1005 Mang thai được coi là một trong những thời điểm hạnh phúc nhất của cuộc sống của một người phụ nữ, nhưng đối với nhiều phụ nữ, đây là một thời gian của sự nhầm lẫn, sợ hãi, căng thẳng, và thậm chí trầm cảm. Theo American Congress of Obstetricians and Gynecologists (ACOG), từ 14-23% phụ nữ sẽ phải vật lộn với một số triệu chứng trầm cảm trong thai kỳ.

Điều trị trầm cảm khi mang thai 1

Trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng ảnh hưởng đến 1 trong 4 phụ nữ tại một số thời điểm trong suốt cuộc đời của họ, do đó, sẽ không có gì là ngạc nhiên khi đối tượng của nó là phụ nữ mang thai. Đa số, trầm cảm không được chẩn đoán đúng trong thai kỳ vì mọi người nghĩ rằng đó chỉ là một loại mất cân bằng nội tiết tố. Giả định này có thể nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi. Trầm cảm trong thai kỳ là một căn bệnh có thể điều trị chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên điều quan trọng là phải được chuẩn đoán đúng bệnh và tìm sự trợ giúp từ người thân gia đình và bác sĩ hỗ trợ.

Trầm cảm trong khi mang thai, hoặc trầm cảm trước sinh, là một rối loạn tâm trạng giống như trầm cảm lâm sàng.

Trong khi mang thai, thay đổi hormone có thể ảnh hưởng đến các chât hóa học trong não của phụ nữ mang thai – nó liên quan trực tiếp đến trầm cảm và lo âu. Đây có thể là nguyên nhân gây ra các tình huống khó khăn trong cuộc sống, có thể dẫn đến trầm cảm trong thai kỳ.

Các dấu hiệu của trầm cảm trong thai kỳ là gì?

Phụ nữ bị trầm cảm thường gặp một số triệu chứng sau đây trong 2 tuần trở lên:

Các dấu hiệu của trầm cảm trong thai kỳ là gì? 1

  • Nỗi buồn dai dẳng
  • Khó tập trung
  • Ngủ quá ít hoặc quá nhiều
  • Mất hứng thú với các hoạt động mà bạn thường thích
  • Suy nghĩ định kỳ về cái chết, tự tử, hoặc tuyệt vọng
  • Sự lo ngại
  • Cảm giác tội lỗi hoặc vô giá trị
  • Thay đổi thói quen ăn uống

Nguyên nhân gây trầm cảm có thể xảy ra khi mang thai là gì?

  • Gặp vấn đề về mối quan hệ
  • Tiền sử gia đình hoặc cá nhân trầm cảm
  • Điều trị vô sinh
  • Sảy thai, nạo hút thai trước đây
  • Sự kiện gây chấn động cuộc sống căng thẳng
  • Biến chứng trong thai kỳ
  • Lịch sử lạm dụng thuốc hoặc chấn thương

>>  Đọc thêm: Nguyên nhân gây trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm trong khi mang thai có gây hại cho em bé không?

Trầm cảm không được điều trị có thể có gây nguy hiểm tiềm ẩn cho mẹ và bé. Trầm cảm không được điều trị có thể dẫn đến thai nhi khó tiếp nhận dinh dưỡng; mẹ bầu nghiện uống rượu,  hút thuốc và hành vi tự tử, sau đó có thể gây ra sinh non, trọng lượng sơ sinh thấp và các vấn đề về phát triển về sau. Một phụ nữ bị trầm cảm thường không có sức mạnh hoặc không mong muốn chăm sóc đầy đủ cho bản thân và đứa con đang phát triển của mình.

Trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị trầm cảm có thể ít hoạt động hơn, ít chú ý hơn và kích động nhiều hơn so với trẻ sinh ra từ các bà mẹ không bị trầm cảm. Đây là lý do tại sao nhận được sự giúp đỡ đúng là quan trọng cho cả mẹ và bé.

Cách điều trị trầm cảm khi mang thai là gì?

Cách điều trị trầm cảm khi mang thai là gì? 1

Bước quan trọng nhất là tìm kiếm sự giúp đỡ để giúp người bệnh giải tỏa được khó khăn. Hãy nói chuyện với người thân và bác sĩ của mình về các triệu chứng và cuộc đấu tranh của mình. Bác sĩ của bạn sẽ đưa ra phương pháp điều trị điều tốt nhất cho bạn và con bạn.

Các lựa chọn điều trị cho phụ nữ mang thai có thể bao gồm:

  • Các nhóm hỗ trợ
  • Tâm lý trị liệu
  • Thuốc
  • Liệu pháp ánh sáng

Có thuốc nào an toàn để điều trị trầm cảm trong khi mang thai không?

Một phụ nữ mang thai bị trầm cảm từ nhẹ đến trung bình có thể kiểm soát các triệu chứng của mình với các nhóm hỗ trợ, trị liệu tâm lý và liệu pháp ánh sáng. Nhưng nếu một phụ nữ mang thai đang đối phó với trầm cảm nặng, thì sự kết hợp của tâm lý trị liệu và thuốc thường được khuyến cáo.

Phụ nữ cần phải biết rằng tất cả các loại thuốc sẽ qua nhau thai và tiếp cận với trẻ sơ sinh của họ. Không có đủ thông tin về các loại thuốc nào là hoàn toàn an toàn và những loại thuốc nào gây nguy hiểm. Nhưng khi điều trị trầm cảm nặng, các rủi ro và lợi ích cần được kiểm tra chặt chẽ. Thuốc có thể giúp đỡ nhiều nhất, với nguy cơ nhỏ nhất đối với em bé, nên được xem xét cẩn thận.

Hãy hỏi bác sĩ của mình về tác dụng phụ của thuốc? bé có khả năng đối phó với các triệu chứng sau khi sinh? thuốc này có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe ở trẻ sơ sinh hoặc chậm phát triển trong tương lai không? Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn cần phải cân nhắc khả năng của các vấn đề trong tương lai so với các vấn đề có thể xảy ra ngay bây giờ nếu trầm cảm của bạn không được điều trị một cách thích hợp.

Có cách nào tự nhiên để điều trị trầm cảm trong khi mang thai?

Với những tranh cãi liên quan đến việc sử dụng một số thuốc chống trầm cảm trong khi mang thai, nhiều phụ nữ quan tâm đến những cách khác để giúp điều trị trầm cảm. Như đã đề cập ở trên, các nhóm hỗ trợ, trị liệu tâm lý và liệu pháp ánh sáng là lựa chọn thay thế cho việc sử dụng thuốc khi điều trị trầm cảm nhẹ hoặc trung bình.

Ngoài ra, còn có một số cách tự nhiên khác để giúp giảm các triệu chứng trầm cảm,bao gồm:

Có cách nào tự nhiên để điều trị trầm cảm trong khi mang thai? 1

  • Tập thể dục  – Tập thể dục tự nhiên làm tăng mức serotonin và làm giảm nồng độ cortisol.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ  – Thiếu ngủ ảnh hưởng rất lớn cơ thể và tâm trạng để xử lý căng thẳng và những thách thức hàng ngày. Hãy thiết lập cho mình một lịch trình ngủ đủ giấc và thường xuyên.
  • Chế độ ăn uống và dinh dưỡng  – Nhiều loại thực phẩm có liên quan đến thay đổi tâm trạng, khả năng xử lý căng thẳng và tinh thần rõ ràng. Chế độ ăn nhiều caffeine, đường, carbohydrate chế biến, phụ gia nhân tạo và protein thấp có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần và thể chất của bạn. Thực hiện một quyết định có ý thức để bắt đầu thúc đẩy cơ thể của bạn với các loại thực phẩm có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
  • Châm cứu  – Các nghiên cứu mới báo cáo châm cứu là một lựa chọn khả thi trong điều trị trầm cảm ở phụ nữ mang thai.
  • Axit béo Omega-3 – Trong nhiều năm được biết rằng omega-3 có thể giúp một số vấn đề về sức khỏe, nhưng những nghiên cứu mới nhất cho thấy việc bổ sung dầu omega-3 / cá hàng ngày có thể làm giảm triệu chứng trầm cảm.
  • Biện pháp thảo dược – Có một số chất bổ sung thảo dược và vitamin được biết là ảnh hưởng đến tâm trạng và serotonin hormone. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chuyên gia dinh dưỡng / thảo dược của bạn về việc nên sử dụng St John’s Wort, SAM-e, 5-HTP, magiê, vitamin B6 và biện pháp khắc phục hoa. Nhiều người trong số này không thể được sử dụng kết hợp với thuốc chống trầm cảm và nên được đánh giá về liều lượng cho phụ nữ mang thai.
  • Sử dụng probiotics chuyên biệt: nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học đã kiểm chứng và chứng minh một số chủng vi sinh vật trong lòng ruột có thể tác động tích cực lên chức năng não bộ thông qua trục não – ruột, giúp dung nạp stress tốt hơn và cải thiện được các triệu chứng lo âu, trầm cảm. Đây là một lựa chọn an toàn và phù hợp đối với các bà mẹ đang mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm probiotics khác nhau và đa phần chúng được sử dụng để hỗ trợ cho tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…). Do đó bạn cần lưu ý lựa chọn đúng các chế phẩm được thiết kế chuyên biệt để có tác dụng đích trên trục não ruột thì mới đạt được hiệu quả tốt.

Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với bác sĩ của mình về cảm giác trầm cảm, hãy tìm người thân, bạn bè để nói chuyện. Điều quan trọng là ai đó biết bạn đang làm gì và có thể giúp bạn. Không bao giờ cố gắng đối mặt với trầm cảm một mình. hãy nhớ rằng “Em bé của bạn cần bạn tìm sự giúp đỡ và được điều trị“.

]]>
https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-khi-mang-thai-1005/feed/ 2
Thuốc chống trầm cảm có dùng được cho phụ nữ cho con bú? https://benhlytramcam.vn/thuoc-chong-tram-cam-co-dung-duoc-cho-phu-nu-cho-con-bu-1160/ https://benhlytramcam.vn/thuoc-chong-tram-cam-co-dung-duoc-cho-phu-nu-cho-con-bu-1160/#comments Thu, 20 Sep 2018 09:41:59 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1160 Trầm cảm là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng và phụ nữ sau sinh là một trong những đối tượng dễ mắc phải trầm cảm (chứng trầm cảm sau sinh). Một vấn đề được đặt ra là những người mẹ sau khi sinh liệu có thể sử dụng thuốc điều trị trầm cảm không, khi mà họ đang còn nuôi con bằng sữa mẹ?

Thuốc chống trầm cảm có dùng được cho phụ nữ cho con bú? 1

Trầm cảm sau sinh là chứng bệnh rất đáng lưu tâm

Hầu hết các bà mẹ sau khi sinh đều trải qua hội chứng “baby blues”, là một trạng thái cảm xúc dễ thay đổi, dễ bị tổn thương, khóc lóc, buồn bã. Trạng thái này xuất hiện do có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố, miễn dịch của cơ thể, hoàn cảnh sống thay đổi…Hội chứng “baby blues” rất phổ biến và thường chỉ ảnh hưởng tới người mẹ trong một thời gian ngắn, xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 4 sau sinh và có thể tự biến mất sau 1-2 tuần. Nhưng nếu người phụ nữ lại không nhận được sự quan tâm, giúp đỡ thích hợp từ người chồng, từ gia đình, bị áp lực nuôi con, hoàn cảnh khó khăn…thì rất dễ dẫn tới chứng trầm cảm. Theo thống kê, có khoảng 14% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh.

Hậu quả của trầm cảm sau sinh không chỉ khiến người mẹ mất khả năng gắn kết với đứa con mà thậm chí còn có thể dẫn tới những suy nghĩ, hành vi tiêu cực làm tổn hại bản thân và những người xung quanh. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đứa con của những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cũng bị ảnh hưởng tâm lý lâu dài. Như vậy, việc nhân rộng hiểu biết của cộng đồng về chứng bệnh này là vô cùng cần thiết để kịp thời can thiệp, giúp đỡ những trường hợp mắc trầm cảm sau sinh.

Thuốc chống trầm cảm có ảnh hưởng tới em bé bú sữa không?

Có 2 phương pháp chính trong điều trị trầm cảm đó là tâm lý trị liệu và sử dụng thuốc. Mặc dù phương pháp điều trị tâm lý cũng được chứng minh là có hiệu quả, tuy nhiên việc áp dụng trong thực tế lại gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, lựa chọn sử dụng thuốc cần được cân nhắc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú cũng không đơn giản, chúng ta cần phải xem xét nhiều yếu tố. Một trong những băn khoăn lớn nhất của các bà mẹ đó là con của họ liệu có bị ảnh hưởng gì bởi thuốc chống trầm cảm trong thời gian bú sữa mẹ hay không.

Các nghiên cứu đã được tiến hành chủ yếu xem xét ảnh hưởng của nhóm thuốc chống trầm cảm mới là SSRIs và SNRIs. Phần lớn thuốc chống trầm cảm này đều bài tiết qua sữa mẹ nhưng với nồng độ rất thấp, đa số điều dưới 10% so với liều người mẹ sử dụng. Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, ngưỡng giới hạn dưới 10% được coi là có thể chấp nhận.

Theo dữ liệu nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và thực hành lâm sàng đưa ra lời khuyên:

  • Thuốc chống trầm cảm ưu tiên lựa chọn đối với phụ nữ cho con bú là Sertraline Paroxetine vì lượng thuốc bài tiết qua sữa mẹ và hấp thu vào trẻ sơ sinh thấp nhất trong số các thuốc chống trầm cảm hiện có, được coi là an toàn đối với trẻ bú mẹ.
  • Thuốc không nên dùng: Fluoxetin, Citalopram, Venlafaxine
Tên thuốc Số cặp mẹ/con được nghiên cứu Liều lượng trẻ sơ sinh tuyệt đối (mg / d) Liều trẻ sơ sinh tương đối (%) Nồng độ huyết tương trẻ sơ sinh tuyệt đối (ng / ml) Nồng độ huyết tương trẻ sơ sinh tương đối (%)
SSRIs (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin)
Citalopram 8012 0.14 3-10 Không đủ điều kiện Lên đến 10
Escitalopram 12 0.04 3-6 < 5 < 4
Fluoxetine 149 0.14 <12 Lên đến 100 Lên đến 80
Fluvoxamine 12 0.12 <2 Không phát hiện
Paroxetine 119 0.03 0.5-3 Không phát hiện
Sertraline 145 0.04 0.5-3 Không phát hiện
Thuốc chống trầm cảm khác
Venlafaxine 23 0.50 6-9 Lên đến 40 Lên đến 30
Duloxetine 6 <0,03 <1 Không phát hiện
Reboxetine 4 0.03 1-3 <5 <2
Bupropion11 20 0.20 2 Không phát hiện
Mirtazapine 11 0.04 0.5-3 0.2 <1

Bảng: Nồng độ thuốc trong sữa mẹ và  nồng độ thuốc chống trầm cảm trong huyết thanh trẻ sơ sinh sau khi bú sữa mẹ

Với phụ nữ sau sinh mắc trầm cảm nên đọc bài viết: Phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh

Các khuyến cáo trong điều trị trầm cảm ở phụ nữ cho con bú

Mặc dù chúng ta có những nghiên cứu về thuốc chống trầm cảm sử dụng trên phụ nữ cho con bú nhưng dữ liệu còn giới hạn, chưa có nghiên cứu để theo dõi, đánh giá đủ lớn và lâu dài. Do đó, việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm cho phụ nữ cho con bú vẫn cần thận trọng và dưới đây là các quy tắc được đề xuất:

  1. Lựa chọn điều trị cần được phân tích lợi ích so với rủi ro: nguy cơ nếu không được điều trị; nguy cơ và lợi ích của việc điều trị; nguy cơ và lợi ích từ việc cho bú sữa mẹ.
  2. Cung cấp cho bệnh nhân đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh và rủi ro / lợi ích của các phương pháp điều trị để bệnh nhân đưa ra quyết định.
  3. Các liệu pháp không dùng thuốc, chẳng hạn như tâm lý trị liệu nên được coi là lựa chọn đầu tay để điều trị trầm cảm sau sinh mức độ nhẹ đến trung bình.
  4. Thuốc chống trầm cảm (đơn độc hoặc kết hợp với liệu pháp không dùng thuốc) nên được xem xét cho những phụ nữ bị trầm cảm ở mức độ từ trung bình đến nặng hoặc không tiếp nhận điều trị tâm lý.
  5. Việc lựa chọn thuốc chống trầm cảm cụ thể nên dựa trên các yếu tố lâm sàng, đặc biệt là các phương pháp điều trị hiệu quả trước đó.
  6. Sertraline hoặc Paroxetine là lựa chọn đầu tay cho những trường hợp phụ nữ mắc trầm cảm lần đầu tiên.
  7. Thuốc chống trầm cảm nên được bắt đầu ở liều thấp nhất có hiệu quả và tăng dần.
  8. Đơn trị liệu được ưu tiên.
  9. Cần theo dõi tình trạng lâm sàng của bà mẹ và trẻ sơ sinh, đặc biệt là đối với trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
  10. Không nhất thiết phải theo dõi nồng độ thuốc trong máu trẻ sơ sinh.

Các khuyến cáo trong điều trị trầm cảm ở phụ nữ cho con bú 1

Có biện pháp bổ trợ nào an toàn không?

Như đã đề cập, sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú là biện pháp cuối cùng nếu như các phương pháp trị liệu khác không đem lại hiệu quả. Ngoài tâm lý trị liệu, hiện nay chúng ta còn có thêm một lựa chọn khác đó là sử dụng các men vi sinh chứa các chủng probiotics đặc biệt có tác động trên sức khỏe tâm thần (còn gọi là psybiotics).

Chúng ta vẫn thường quen sử dụng men vi sinh (probiotics) cho các vấn đề ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các nhà nghiên cứu nhận thấy một số chủng vi khuẩn có lợi ở đường ruột có thể tác động tích cực lên chức năng của não bộ thông qua nhiều cơ chế như qua dây thần kinh phế vị, tăng tổng hợp tryptophan là tiền chất của các chất dẫn truyền thần kinh, tăng cường chức năng hàng rào biểu mô ruột non, giảm các yếu tố gây viêm thần kinh…Trên cơ sở đó, người ta đã tạo ra một hỗn hợp các chủng lợi khuẩn có tác động nổi bật trên chức năng não bộ gọi là Ecologic Barrier. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy khi bổ sung hỗn hợp lợi khuẩn Ecologic Barrier này, các triệu chứng lo âu, trầm cảm ở mức độ vừa và nhẹ được cải thiện rất tốt. Hơn thế nữa, lợi khuẩn đường ruột lại là chế phẩm an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú nên đây có thể là một lựa chọn tốt cho các bà mẹ để giúp giảm các triệu chứng rối loạn lo âu, trầm cảm trước và sau sinh.

Có biện pháp bổ trợ nào an toàn không? 1

Ecologic Barrier là công thức chứa các chủng lợi khuẩn có tác động nổi bật trên chức năng não bộ

Ngoài ra, một số phương pháp như thiền, yoga, hoạt động thể thao, tham gia hội nhóm cũng là những biện pháp hữu ích bạn có thể thử.

DS. Hoàng Hải

Hiệu đính: BS. Lê Đình Phương

Trưởng khoa nội tổng quát & YHGĐ – Bệnh viện FV

Nguồn tham khảo: Jan Oystein Berle, Olav Spigset. Antidepressant Use During Breastfeeding. Curr Womens Health Rev. 2011 Feb; 7(1): 28–34.

]]>
https://benhlytramcam.vn/thuoc-chong-tram-cam-co-dung-duoc-cho-phu-nu-cho-con-bu-1160/feed/ 8
5 cách để kiểm soát chứng trầm cảm https://benhlytramcam.vn/5-cach-de-kiem-soat-chung-tram-cam-898/ https://benhlytramcam.vn/5-cach-de-kiem-soat-chung-tram-cam-898/#comments Thu, 13 Sep 2018 02:16:47 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=898 Khi bạn đang bị trầm cảm, thường khó động viên chính mình để làm bất cứ điều gì. Tuy nhiên, nếu có thể, thường có một vài cách đơn giản có thể hữu ích. Bạn không cần phải thử tất cả, chỉ chọn những biện pháp nào bạn nghĩ là hữu ích.

Trước khi thử bất kỳ biện pháp nào, điều rất quan trọng là phải hỏi ý kiến Bác sĩ của bạn.

Vận động

Vận động 1

Bất cứ dạng vận động nào cũng đều có tính chất chống trầm cảm tự nhiên. Bạn không cần phải đến phòng tập đều đặn hay chạy bộ 5 dặm. Hãy bắt đầu bằng đi bộ mỗi ngày. Những băng hình hay DVD thể dục có thể làm bạn thấy thú vị. Bạn hãy tự đặt ra những mục tiêu nhỏ để đạt được và tăng dần khối lượng luyện tập khi bạn thấy khá hơn.

Lên kế hoạch những hoạt động giải trí

Thử nhớ những điều mà bạn đã từng thích như đi coi phim với bạn bè, đi triển lãm nghệ thuật, đi ăn, mua sắm. Bạn hãy thử vài điều nho nhỏ mỗi ngày

Khi bạn bị trầm cảm, ngay cả những điều bạn yêu thích trong quá khứ cũng có thể trở thành chán ngán và tẻ nhạt, nhưng nếu bạn cố gắng tập trung vào những hoạt động nhỏ mỗi ngày, điều đó có thể giúp bạn thấy khá hơn. Nó cũng tạo cảm giác là bạn đang đạt được một điều gì đó, rất quan trọng để đạt được mục tiêu điều trị.

Sống điều độ

Sống điều độ thường hữu ích cho người bệnh trầm cảm. Những hoạt động đơn giản thường nhật có thể trở thành rất khó khăn đối với người bệnh. Nếu bạn thiết lập một thời gian biểu và tuân thủ tốt, bạn có thể thấy mình trở lại nhưtrước đây. Bạn hãy dành thời gian vệ sinh thân thể và chăm sóc dung mạo, và ăn ngủ điều độ.

Tìm kiếm sự hỗ trợ chung quanh mình

Mặc dù bạn bè và người thân không thể hiểu hoàn toàn những gì bạn đang trải qua, bạn vẫn nên nói chuyện với những người yêu mến mình. Không nên nghĩ mình là gánh nặng cho người khác trong thời gian này. Có những người hỗ trợ đôi khi có thể khá hữu ích. Giải bày với gia đình hay với bạn bè tin cậy và nói cho họ biết những gì bạn đang cảm nhận. Hãy trao đổi với Bác sĩ hay chuyên viên tư vấn và đừng sợ sẽ bị công kích.

Giấc ngủ ngon

Giấc ngủ ngon 1

Trầm cảm gây ra những rối loạn giấc ngủ. Hình thành một thói quen đi ngủ tốt là chiến dịch chủ yếu để đối phó với vấn đề này. Đây là những điều bạn có thể làm để có được 8 giờ nghỉ ngơi

  • Thức giấc vào cùng một thời điểm kể cả cuối tuần
  • Thử không lo nghĩ khi bạn nằm trên giường vào buổi tối
  • Đừng nằm trăn trở trên giường, nếu bạn thấy khó ngủ, hãy ngồi dậy và đọc một quyển sách, nghe một bài hát, hay làm bất cứ điều gì thư giãn. Khi bạn bắt đầu buồn ngủ thì hãy vào giường ngủ lại
  • Hình thành một nếp sống đều đặt có thể giúp bạn ngủ được. Thử uống nước nóng, uống một ly sữa nóng hay tĩnh tâm
  • Dọn phòng ngủ càng tiện nghi càng tốt. Tránh xa rượu, cà phê, thuốc lá 

Nếu Bác sĩ của bạn kê toa thuốc chống trầm cảm, điều quan trọng là uống thuốc dùng theo toa. Bạn hãy lưu giữ danh sách các loại thuốc mà bạn đang uống kể cả những thuốc không kê toa và các loại vitamin. Nên nhớ, nhiều thuốc chống trầm cảm có thể tương tác với những thuốc không kê toa, nên tránh sử dụng chung. Bạn hãy hỏi Bác sĩ nếu bạn không biết chắc và đừng quên Dược sĩ có thể là nơi hỗ trợ hữu ích.

Trích sách: “Sống chung với trầm cảm” – Nhà xuất bản Y học

]]>
https://benhlytramcam.vn/5-cach-de-kiem-soat-chung-tram-cam-898/feed/ 2
Những điều cần biết trong quá trình điều trị trầm cảm https://benhlytramcam.vn/nhung-dieu-can-biet-trong-qua-trinh-dieu-tri-tram-cam-900/ https://benhlytramcam.vn/nhung-dieu-can-biet-trong-qua-trinh-dieu-tri-tram-cam-900/#comments Wed, 12 Sep 2018 03:42:49 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=900 Trầm cảm là một bệnh có thể điều trị được. Người bệnh trầm cảm thường có những triệu chứng cơ thể đi kèm như nhức đầu, đau bụng, đau cơ… Nếu có những triệu chứng này, bạn hãy trao đổi với Bác sĩ xem chúng có liên đến căn bệnh trầm cảm hay không.

Những điều cần biết trong quá trình điều trị trầm cảm 1

Dùng thuốc chống trầm cảm và điều trị bằng đối thoại

Điều trị trầm cảm có thể cần phải sử dụng nhiều thuốc chống trầm cảm và/hay điều trị bằng đối thoại. Người ta tin rằng trầm cảm là do những thay đổi về mặt hóa học của não bộ hay những chất dẫn truyền thần kinh. Thuốc chống trầm cảm được nghĩ là có khả năng đảo ngược những thay đổi này.

Vài điều bạn cần biết về những thuốc chống trầm cảm

  • Sau khi bắt đầu uống thuốc chống trầm cảm, cần 4-8 tuần để thấy được tác dụng của thuốc
  • Không nên ngưng thuốc đột ngột.
  • Bạn có thế cần phải đổi sang một thuốc chống trầm cảm khác (những thuốc khác nhau tác dụng cho những người khác nhau, với những liều khác nhau).
  • Thuốc có thể có những tác dụng phụ, nhưng tác dụng phụ thường giảm dần sau vài tuần điều trị.

Điều trị bằng đối thoại

Bên cạnh thuốc chống trầm cảm, Bác sĩ của bạn có thể đề nghị điều trị bằng đối thoại. Một nhà tâm lý, tâm thần, chuyên viên tư vấn hay ngay cả thầy thuốc tổng quát có thể giúp điều trị bằng đối thoại. Điều quan trọng nhất là tìm được một người đã được huấn luyện và bạn cảm thấy thoải mái khi đối thoại với người đó. Không nên bỏ cuộc nếu như bạn không tìm được người phù hợp. Hãy tìm một người khác để đối thoại. Đối thoại với người khác giúp bạn tìm được giải pháp cho những vấn đế của cuộc sống hay học một cách nhận định khác. Nghiên cứu cho thấy với những người bệnh trầm cảm nặng, điều trị bằng đối thoại kết hợp với thuốc chống trầm cảm có thể hữu ích

Những lời khuyên hữu ích khác

Điều quan trong bạn cần phải nhớ là trầm cảm là một bệnh. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sẽ cải thiện. Bên cạnh tuân thủ chương trình điều trị, bạn nên hỏi Bác sĩ về những lời khuyên dưới đây xem có hữu ích hay không.

  • Sống điều độ (ăn ngủ điều độ).
  • Thử những điều bạn thích hay đã từng thích.
  • Mỗi ngày, hãy thiết lập những mục tiêu nhỏ cho chính bạn và cố gắng đạt được những mục tiêu đã đặt ra.
  • Nói với những người bạn tin cậy về cảm xúc của mình.

Các giai đoạn điều trị trầm cảm

Thông thường, những chuyên gia về trầm cảm chia điều trị ra làm 3 giai đoạn

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn điều trị đầu tiên, mục tiêu là đem lại sự “bình phục” bệnh và giúp người bệnh không còn triệu chứng.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn này kéo dài khoảng 20 tuần sau khi “bình phục” bệnh, mục tiêu là duy trì sự “bình phục” và ngăn ngừa sự tái phát
  • Giai đoạn 3: Bác sĩ của bạn sẽ quyết định bạn cần được tiếp tuc điều trị nữa hay ngưng để đề phòng tái diễn cơn trầm cảm.

Trầm cảm là một căn bệnh mạn tính cần được điều trị lâu dài để ngăn ngừa các triệu chứng xuất hiện trở lại. Nên nhớ mục tiêu điều trị là ngăn ngừa các triệu chứng xuất hiện trở lại. Bằng sự quyết tâm theo đuổi điều trị của mình bạn có thể hy vọng là tình hình sẽ tốt đẹp

Tuân thủ điều trị

Điều quan trọng phải nhớ là tuân thủ chương trình điều trị mà Bác sĩ của bạn đã vạch ra. Đi khám bệnh thường xuyên giúp bạn tuân thủ chương trình điều trị và tiếp tục thẳng tiến đến mục tiêu điều trị.

Tôi cần dùng thuốc trong bao lâu?

Nếu bạn được kê toa thuốc chống trầm cảm, điều quan trọng là phải uống thuốc đúng như Bác sĩ đã hướng dẫn. Ngay cả khi bạn thấy đã khá hơn, cũng không nên thử bỏ thuốc. Trầm cảm là một bệnh dễ tái phát. Những bệnh nhân đã bị trầm cảm trong quả khứ thường dễ bị tát phát hơn. Thực tế, cơ hội bị tái phát là 70% nếu đã bị trầm cảm 2 lẩn và gần 90% nếu đã bị trầm cảm 3 lần. Tin tốt lành là điều trị có thể làm giảm tái phát trầm cảm. Nhưng để đạt được điều đó. Bạn cần uống thuốc như bác sĩ kê toa.

Mục tiêu điều trị là làm tránh sự xuất hiện trở lại của các triệu chứng. Nhiệm vụ của bạn là uống thuốc như đã được kê toa trừ phi bác sĩ cho phép bạn ngừng thuốc. Thời gian bạn điều trị trầm cảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự đáp ứng và tiền sử trầm cảm của bạn

Hãy dùng những ghi lại tiền căn trầm cảm của bạn và thảo luận với bác sĩ về thời gian điều trị

Duy trì và tuân thủ chương trình của bạn

Có nhiều lý do làm người bệnh không tuân thủ chương trình điều trị do Bác sĩ vạch ra. Có thể tính đãng trí làm bạn quên mất mục tiêu điều trị. Đôi khi người bệnh trầm cảm lại tự thuyết phục rằng mình không bị chứng bệnh này. Thiếu thông tin về bệnh trầm cảm và chương trình điều trị làm bạn không tuân thủ tốt chương trình. Có thể bạn còn thấy không thích uống thuốc. Tuy nhiên, điều cực kỳ quan trong là tuân thủ điều trị đúng như Bác sĩ đã hướng dẫn. Giữ đúng những cuộc hẹn tái khám, thảo luận về những lo lắng của bạn và trao đổi thẳng thắn về những cảm xúc của mình. Những cuộc hẹn tái khám cũng quan trọng trong điều trị như việc sử dụng thuốc theo toa.

Nếu bạn không cảm thấy khá hơn?

Mục tiêu của bạn và của Bác sĩ là đẩy lùi những triệu chứng của bệnh trầm cảm. Nếu bạn không cảm thấy khá hơn sau khi uống thuốc, hãy nói với Bác sĩ của mình. Điều quan trọng là đạt đến sự “bình phục”, vì những người đạt được “bình phục”thĩ ít bị tái phát hơn.

Trích sách: “Sống chung với trầm cảm” – Nhà xuất bản Y học

]]>
https://benhlytramcam.vn/nhung-dieu-can-biet-trong-qua-trinh-dieu-tri-tram-cam-900/feed/ 2
Hiểm nguy từ bệnh trầm cảm và kiến thức trong chăm sóc ban đầu https://benhlytramcam.vn/hiem-nguy-tu-benh-tram-cam-va-kien-thuc-trong-cham-soc-ban-dau-868/ https://benhlytramcam.vn/hiem-nguy-tu-benh-tram-cam-va-kien-thuc-trong-cham-soc-ban-dau-868/#respond Mon, 10 Sep 2018 07:00:54 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=868 Hiện trên thế giới có khoảng 350 triệu người mắc phải căn bệnh trầm cảm. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm có gần 43.000 người Mỹ tự tử do trầm cảm. Còn tại Việt Nam mỗi năm số người tự tử do trầm cảm ở cũng ở mức đáng báo động (từ 36.000 – 40.000 người). Điều này không chỉ gây ra nỗi đau lớn với người thân và bạn bè, mà còn cả những tiếc nuối ân hận, vì không có được kiến thức cập nhật trong chăm sóc thân nhân trầm cảm…

(Khái niệm về trầm cảm qua bài viết: Trầm cảm là gì? – Bệnh cần chung tay của cộng đồng)

Hiểm nguy từ bệnh trầm cảm và kiến thức trong chăm sóc ban đầu 1

Hình minh họa

Chính vì lẽ vậy, Hội thảo Cập nhật kiến thức về trầm cảm trong chăm sóc ban đầu, do Hội Bác sĩ gia đình TP. Hồ Chí Minh tổ chức trong khuôn viên Giảng đường  Đại học Y Dược thành phố ngày 8/9/2018, đã thu hút sự quan tâm sâu sắc không chỉ cộng đồng xã hội, mà còn có của đông đảo các nhà chuyên môn. Theo Ban tổ chức, có khoảng 200 – 250 bác sĩ đa khoa, bác sĩ gia đình và bác sĩ các chuyên khoa gồm Nội tổng quát, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Nhi, Sản, Lão… đang làm việc tại các cơ sở y tế ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam tham dự…

Nhằm đáp ứng sự quan tâm của cả thầy thuốc và bệnh nhân, buổi Hội thảo chia sẻ cùng lúc 3 đề tài:Trầm cảm: Gánh nặng bệnh tật, thách thức trong chẩn đoán và điều trị, do ThS. BS. Lê Đình Phương, Trưởng khoa Nội Tổng quát, Bác sĩ gia đình và kiểm tra sức khỏe, Bệnh viện FV báo cáo;Trục não – ruột – vi khuẩn chí đường ruột: Bằng chứng sử dụng probiotics đối với các rối loạn tâm thần kinh, do PGS. TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược báo cáo và Trầm cảm cập nhật kiến thức cho bác sĩ chăm sóc ban đầu, do TS.BS. Ngô Tích Linh, Trưởng Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược báo cáo.

Theo ThS. BS. Lê Đình Phương: “Tại Việt Nam mối hiểm nguy từ bệnh trầm cảm là rất đáng báo động, con số người tử vong do tự tử vì trầm cảm cao gấp hơn 3 lần số người tử vong do tai nạn giao thông (TNGT): mỗi năm tỷ lệ tử vong do TNGT khoảng 10.000 – 13.000 người, trong khi số người tự tử do trầm cảm lên đến 36.000 – 40.000 người…

Hiểm nguy từ bệnh trầm cảm và kiến thức trong chăm sóc ban đầu 2ThS. BS. Lê Đình Phương

Theo các báo cáo viên: Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là cần hướng sự quan tâm chú ý đặc biệt đến ba nhóm người thường tự tử do trầm cảm là nhóm vị thành niên và thanh niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (đặc biệt là sau khi sinh con) và người cao tuổi (trên 60 tuổi)…”

Dù bệnh trầm cảm nguy hiểm nhưng nhiều người không điều trị bệnh này vì không biết mình mắc bệnh hoặc xấu hổ. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ mình đang có các triệu chứng của trầm cảm, bạn hãy đến bệnh viện khám ngay.
Để điều trị bệnh này, bệnh nhân không chỉ dùng thuốc chống trầm cảm mà còn cần gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần, nhà trị liệu hoặc tư vấn. Họ sẽ lắng nghe những mối lo của bạn, giúp bạn tầm soát các triệu chứng trầm cảm và hỗ trợ bạn giải quyết căng thẳng…

Gần đây, các nhà chuyên môn cũng bắt đầu quan tâm tới mối liên quan giữa hệ khuẩn chí đường ruột với sức khỏe tâm thần như bệnh lý rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh… Họ nhận thấy có thể sử dụng probiotics (men vi sinh, lợi khuẩn) để cải thiện triệu chứng lo âu, trầm cảm. Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại hệ thống Bệnh viện Hamilton (Canada) được công bố trên chuyên san Gastroenterology, những người lớn bị hội chứng ruột kích thích (IBS) giảm đáng kể chứng lo âu hoặc trầm cảm khi được bổ sung lợi khuẩn probiotics…

Thị trường dược phẩm bổ sung lợi khuẩn probiotics:

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm bổ sung lợi khuẩn probiotics, tuy nhiên không phải sản phẩm probiotics nào cũng có tác dụng tốt trên chứng lo âu hoặc trầm cảm. Đa số các chế phẩm trên thị trường hiện nay hướng tới tác dụng trên hệ tiêu hóa của lợi khuẩn. Lời khuyên của các nhà chuyên môn là phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ điều trị, không tự ý mua và sử dụng thuốc gây hậu quả khôn lường…

Với các nhà chuyên môn: Có thể  tìm hiểu thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe CereBio, được sản xuất bởi Winclove B.V – Hà Lan do Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô nhập khẩu, có giấy phép số XNCB: 38162/2017/ATTP-XNCB của Bộ Y Tế. Đây là sản phẩm có chứa hỗn hợp lợi khuẩn Bifidobacterium bifidum W23, Bifidobacterium lactis W52, Lactobacillus acidophilus W37,  Lactobacillus brevis W63, Lactobacillus casei W56, Lactobacillus salivarius W24, Lactococci lactis W19, Lactococci lactis W58 có tác dụng bảo vệ và cải thiện sức khỏe hàng rào tế bào biểu mô ruột non. Sản phẩm có các vai trò hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường ruột, giúp tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột. Do đó, sản phẩm rất thích hợp cho những bệnh nhân bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress) và đau đầu; viêm đường ruột kích thích (IBS), viêm đường ruột (IBD)….

Phương Đình Nguyễn

Nguồn: ngaymoionline.com.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/hiem-nguy-tu-benh-tram-cam-va-kien-thuc-trong-cham-soc-ban-dau-868/feed/ 0