Nhận diện dấu hiệu trầm cảm khi mang thai

    Phát hiện sớm dấu hiệu trầm cảm khi mang thai không chỉ giúp thai phụ dễ dàng thoát khỏi căn bệnh này mà còn hạn chế được nhiều tác động xấu đến sức khỏe thai phụ và thai nhi.

    Nhận diện dấu hiệu trầm cảm khi mang thai 1

    Phát hiện trầm cảm khi mang thai là điều khó!

    Theo thống kê của viện nghiên cứu Mỹ, cứ 10 thai phụ thì thì có ít nhất 1 trường hợp mắc trầm cảm, tuy nhiên con số thực tế cao hơn rất nhiều bởi hầu hết các thai phụ đều không biết bản thân mình đã mắc chứng trầm cảm này hoặc giấu tâm trạng cảm giác thực của mình cho người khác biết. Chính bởi vậy nên gia đình càng khó phát hiện được thai phụ mắc trầm cảm và đã có không ít các trường hợp thai phụ tự sát thương tâm hoặc chuyện đau lòng khác.

    Trầm cảm khi mang thai nếu phát hiện được sớm có thể giúp tinh thần người mẹ tốt hơn rất nhiều sau một vài tháng vật lộn với căn bệnh này nhưng nếu không được phát hiện sớm bệnh khó tự khỏi và sẽ kéo dài có khi sau sinh.

    Để phát hiện được sớm và giúp hạn chế điều đáng tiếc xảy ra thì bản thân người bị bệnh cần hiểu được mức độ quan trọng cũng như báo cho bác sĩ và người nhà biết được tình trạng thực của mình.

    >>Xem thêm: “Bài test đánh giá mức độ trầm cảm”

    Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai

    Dựa vào các dấu hiệu trầm cảm sớm mà thai phụ và người nhà có thể biết được rằng người mẹ có đang mắc trầm cảm không. Thường thì ở  mỗi người mắc trầm cảm mức độ và sự thay đổi tâm trạng khác nhau tuy nhiên chúng đều có những điểm chung nhất định. Khi người mang thai có những dấu hiệu dưới đây thì rất có thể họ đã mắc chứng trầm cảm trước sinh:

    • Giảm khả năng ghi nhớ và tập trung: Nếu ngày trước họ rất dễ tập trung và ghi nhớ vấn đề thì khi trầm cảm dấu hiệu đầu tiên có thể có là hay quên, không thể tập trung và khó nhớ các vấn đề sự việc.
    • Khó quyết đoán: dễ bị lung lay nên rất khó để đưa ra những quyết định.
    • Tâm trạng lo lắng: đặc biệt là lo lắng thái quá về cả thai kỳ lo xem con có khỏe mạnh không, sử dụng cái này có tốt không, liệu sinh bé ra như nào, mình có làm mẹ được không…. Chính vì tâm trạng suy nghĩ và lo lắng quá nhiều này tạo ra áp lực cực lớn cho mẹ bầu.
    • Tê liệt cảm xúc: không thể hiện rõ vui buồn, không muốn gần gũi chồng, không thích người khác quan tâm….
    • Khó chịu với mọi thứ xung quanh mặc dù mọi thứ đều rất bình thường, dễ dàng cáu gắt
    • Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ là vấn đề liên quan đến mang thai nhưng nếu gặp phải các vấn đề khác như mộng du, ác mộng… thì cũng có thể là dấu hiệu trầm cảm khi mang thai.
    • Mệt mỏi: người mang thai đã mệt hơn người bình thường nhưng nếu bị trầm cảm thì người bệnh có thể thấy lúc nào cũng mệt mỏi vô cùng.
    • Cảm giác thất bại, tội lỗi, buồn dai dẳng mà không biết vì sao
    • Thường xuyên suy nghĩ đến cái chết, tự tử trong tưởng tượng hoặc tự tử. Đây là dấu hiệu khi trầm cảm đã nặng.
    • Khi có những dấu hiệu trên bản thân thai phụ không được giấu diếm và người nhà cần quan tâm phát hiện sớm ra tình trạng bệnh của thai phụ để tìm ra hướng giải quyết điều trị tốt nhất.

    Hậu quả trầm cảm khi mang thai

    Đối với thai nhi:

    • Nguy cơ sảy thai, đẻ non hoặc thai phát triển không tốt.
    • Sau sinh trẻ có nguy cơ mắc các bệnh lý về tự kỷ, trầm cảm, chậm phát triển

    Đối với thai phụ:

    • Ảnh hưởng lớn tới sức khỏe khi mang thai
    • 50% tiếp tục bị trầm cảm sau sinh
    • Trường hợp trầm cảm nặng khi mang thai có thể tự tử, tự giết con…

    Điều trị chứng trầm cảm khi mang thai

    Điều trị trầm cảm khi mang thai sẽ dễ dàng hơn khi để bệnh kéo dài đến sau sinh. Tuy nhiên việc điều trị cần phối hợp tốt giữa các bác sĩ chuyên ngành sản khoa, nội khoa, tâm thần và gia đình.

    Khi tiến hành điều trị, thai phụ sẽ được các bác sĩ tư vấn kỹ về các nguy cơ ảnh hưởng của chứng trầm cảm lên sức khỏe thai phụ và em bé, phương pháp điều trị áp dụng.

    Ngoài các bác sĩ chuyên môn thì gia đình là điều rất quan trọng để giúp thai phụ thoát ra khỏi chứng trầm cảm này. Gia đình cần luôn ở bên chia sẻ, tâm sự, động viên tạo tâm lý tốt cho người bệnh. Bên cạnh đó bản thân thai phụ cần thay đổi và điều chỉnh lối sống hành vi, cụ thể là bỏ rượu thuốc lá và các thói quen xấu.

    Benhlytramcam.vn

    Benhlytramcam.vn - 5 Tháng Chín, 2018
    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!