Gần đây, các nhà nghiên cứu cho rằng, suy giảm chức năng trục Não – Ruột mới là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra các rối loạn tâm thần như lo âu và trầm cảm.
Mục lục bài viết
Quan điểm cũ về bệnh trầm cảm
Theo quan điểm truyền thống, trầm cảm là bệnh mạn tính có nguyên nhân là do sự suy giảm chức năng não bộ và mất cân bằng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamin, GABA….
Các thuốc chống trầm cảm được sử dụng hiện nay chủ yếu tác động lên não bộ thông qua việc điều chỉnh nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh. Mặc dù thuốc chống trầm cảm có hiệu quả với đa số các trường hợp, nhưng có khoảng 10-15% người bị trầm cảm không cải thiện triệu chứng khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, có 30-40% bệnh nhân chỉ cải thiện một phần triệu chứng khi sử dụng thuốc.
Chính vì vậy, các nhà khoa học cho rằng vẫn còn có nhiều lỗ hổng trong điều trị trầm cảm. Với những tiến bộ trong nghiên cứu, hiện nay cơ chế bệnh sinh của trầm cảm được hiểu rõ hơn và cho thấy nó phức tạp hơn rất nhiều. Các nhà nghiên cứu cho rằng có 4 cơ chế chính gây ra bệnh trầm cảm là:
- Suy giảm chức năng não bộ: biểu hiện qua sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, giảm tính linh động thần kinh và tuần hoàn thần kinh bất thường.
- Suy giảm hoạt động trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận (HPA-axis): điều chỉnh sai các cơ chế feedback ngược.
- Suy giảm hệ thống miễn dịch với tình trạng viêm mạn tính
- Suy giảm chức năng trục Não – Ruột: biểu hiện qua rối loạn hệ tiêu hóa và bất thường hệ vi sinh đường ruột
Vai trò của Trục Não – Ruột – Hệ khuẩn chí đường ruột trong bệnh trầm cảm
Ruột hoạt động giống như một “bộ não thứ hai” của cơ thế với một hệ thống từ 200-600 triệu tế bào thần kinh được phân bố rải rác khắp đường tiêu hóa – được gọi là hệ thần kinh ruột (ENS). Hệ thần kinh ruột kiểm soát nhu động ruột, sự trao đổi chất qua bề mặt niêm mạc và sản xuất các nội tiết tố đường ruột.
Không chỉ hoạt động một cách độc lập, hệ thống thần kinh ruột còn kết nối chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương thông qua các con đường: hệ thống thần kinh, trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận và hệ thống miễn dịch. Tương tác giữa hệ thần kinh ruột với thần kinh trung ương là một tương tác hai chiều, còn được gọi là Trục Não – Ruột. Các yếu tố như stress tâm lý và bệnh tật làm suy giảm một trong nhiều con đường của trục Não – Ruột, có thể gây ra rối loạn chức năng trục Não – Ruột và dẫn đến trầm cảm.
Những nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy hệ khuẩn chí đường ruột đóng vai trò cực kì quan trọng trong tương tác hai chiều của Trục Não – Ruột.
Sơ đồ giải thích tương tác hai chiều của trục Não – Ruột – Hệ khuẩn chí đường ruột
Biểu hiện của suy giảm chức năng trục Não – Ruột có thể quan sát thấy đó là ở những bệnh nhân mắc các bệnh về tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, tự kỷ…thường có triệu chứng như thay đổi cảm giác thèm ăn, gián đoạn chuyển hóa, rối loạn dạ dày ruột chức năng và các bất thường trong hệ khuẩn chí đường ruột. Ngược lại, rối loạn lo âu, trầm cảm thường song hành với các rối loạn dạ dày ruột chức năng như hội chứng ruột kích thích, táo bón chức năng, khó tiêu chức năng, đầy bụng chức năng,…
Hệ khuẩn chí đường ruột là thành phần quan trọng của ruột, có thể tác động đến chức năng não bộ và hành vi thông qua trục Não – Ruột. Chúng tổng hợp ra tryptophan – tiền chất để tổng hợp lên serotonin – chất dẫn truyền thần kinh liên quan tới trạng thái tâm lý vui vẻ, hạnh phúc. 90% serotonin được sản sinh tại ruột.
Các nghiên cứu chỉ ra, một người khi mắc các rối loạn tâm thần kinh như stress, trầm cảm, tự kỷ…thì hệ khuẩn chí của họ bị mất cân bằng, có sự sụt giảm cả về sự đa dạng và số lượng của các vi khuẩn có lợi, nhiều nhất là nhóm lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium. Điều đó dẫn tới ý tưởng cho việc bổ sung probiotics để củng cố chức năng Trục Não Ruột, ứng dụng trong điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm.
Sử dụng Probiotics trong kiểm soát triệu chứng lo âu trầm cảm
Những tiến bộ trong ngành vi sinh gần đây đã giúp các nhà khoa học có cái nhìn rõ hơn về vai trò quan trọng của hệ khuẩn chí đường ruột đối với tương tác hai chiều của Trục Não Ruột. Vi khuẩn đường ruột tham gia trực tiếp vào tín hiệu dẫn truyền thông tin của Trục Não Ruột thông qua việc điều hòa ngưỡng điện sinh lý của các tế bào nơ-ron thần kinh ruột. Chúng cũng sản xuất ra các chất chuyển hóa và hoạt hóa thần kinh có tác dụng trên não bộ như serotonin, GABA, dopamin, acetycholin…Hệ khuẩn chí đường ruột còn đóng vai trò ngăn chặn các cytokine gây viêm qua hàng rào máu não – chất này có tác dụng ức chế giải phóng seretonin và melatonin, dẫn tới những triệu chứng như lo lắng, buồn bã, mất ngủ…
Một trong những đơn vị nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực vi sinh đường ruột là WinClove B.V, Hà Lan đã ứng dụng các kết quả nghiên cứu về vi sinh đường ruột trong bệnh trầm cảm và tạo ra công thức chứa hỗn hợp các probiotics tác động đích trên Trục Não Ruột, gọi là Ecologic Barrier, sử dụng với mục đích cải thiện rối loạn liên quan tới chức năng Trục Não Ruột như lo âu, trầm cảm và đặc biệt là các rối loạn tiêu hóa chức năng. Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, bổ sung Ecologic Barrier vcó thể giúp cải thiện các triệu chứng lo âu và trầm cảm như đau đầu, mệt mỏi, buồn bã, dễ kích động; giúp tăng khả năng đáp ứng với yếu tố stress và tăng hiệu suất ghi nhớ sau stress…
Năm 2018, Ecologic Barrier chính thức có mặt ở thị trường Việt Nam với tên thượng mại là Cerebio, giúp cho bệnh nhân hoặc người có nguy cơ cao bị trầm cảm có thể tiếp cận và sử dụng để phòng ngừa hoặc hỗ trợ điều trị trầm cảm.
Thu Minh
Bị mệt hoài không rỏ nguyên nhân có phải trầm cảm không BS
Chào bạn,
Dựa trên 1 triệu chứng mệt mỏi thì không đủ cơ sở để kết luận bạn có mắc trầm cảm hay không. Tuy nhiên, đây có thể là một trong những dấu hiệu gợi ý bệnh. Nếu bạn bị mệt mỏi, cảm giác suy kiệt trong thời gian dài, đã thăm khám nhiều cơ sở khám chữa bệnh khác nhau mà không tìm thấy nguyên nhân thì nên khám thêm chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được chẩn đoán sớm bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu.
Chúc bạn mạnh khỏe,
E đang có hiện tượng rối loạn tiêu hoá và lo âu trầm cảm xin đc tư vân ah
Chào bạn,
Rối loạn tiêu hóa mắc kèm lo âu là biểu hiện rất rõ của suy giảm chức năng trục não – ruột. Trường hợp này bạn nên sử dụng psychobiotics, tức là những chủng vi khuẩn đường ruột có khả năng tác động lên con đường dẫn truyền thông tin trục não – ruột, từ đó cải thiện các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa chức năng do lo âu, trầm cảm.
Sản phẩm bạn có thể tham khảo là Cerebio (Ecologic Barrier) liều dùng 1-2 gói/ngày liên tục trong 1-3 tháng.
Chúc bạn mạnh khỏe,