Tổng quan về trầm cảm

    Trầm cảm là một căn bệnh phổ biến nhưng rất phức tạp và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, cần được điều trị như các bệnh lý khác. Tuy nhiên, rất nhiều người trong số chúng ta chưa hiểu rõ về căn bệnh này.

    Trầm cảm là một rối loạn khí sắc, gây cảm giác buồn chán, mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Sự rối loạn này không chỉ ảnh hưởng tới tâm trạng, cảm nhận, cách hành xử mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe, thể chất. Trầm cảm có thể gây khó khăn cho chúng ta trong giao tiếp, làm việc, thậm chí có thể dẫn tới ý định tự tử.

    Những ai dễ mắc trầm cảm?

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và đứng thứ hai trong gánh nặng bệnh lý toàn cầu, chỉ sau bệnh lý mạch vành. Ước tính trên thế giới có khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm.

    Hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm chính là hành vi tự sát. Theo thống kê tại Việt Nam, số người tự tử hàng năm lên tới 36.000-40.000 người, cao gấp 3-4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông. Trầm cảm chịu trách nhiệm cho 75% các vụ tự tử kể trên, còn lại 22% là do nghiện rượu, ma túy, cờ bạc và chỉ có 3% do tâm thần phân liệt, động kinh.

    Những ai dễ mắc trầm cảm? 1

    Theo thống kê, đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình. Một số đối tượng sau có thể dễ gặp phải trầm cảm hơn:

    • Trầm cảm ở phụ nữ: tỉ lệ mắc trầm cảm ở nữ giới cao hơn nam giới, thường gặp nhất là trầm cảm sau sinh.
    • Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên: do áp lực học tập, hoàn cảnh gia đình thay đổi (bố mẹ ly hôn, bị bỏ rơi, thay đổi nơi ở), thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì…
    • Trầm cảm ở những người làm các công việc có cường độ làm việc và áp lực lớn như y bác sỹ, người làm công việc quản lý, công nhân mỏ than…
    • Trầm cảm ở người già: người già có tỉ lệ mắc trầm cảm cao (~16%) do một số yếu tố như bệnh lý mạn tính, do cảm giác cô đơn, mất người bạn đời,…
    • Trầm cảm ở những người mắc bệnh nội khoa như: bệnh lý tim mạch, nội tiết, thần kinh, ung thư, bệnh truyền nhiễm…Bệnh cảnh dễ làm nảy sinh trầm cảm và ngược lại, trầm cảm có thể làm cho bệnh có xu hướng nặng thêm và tăng nguy cơ tử vong.

    Như vậy có thể thấy trầm cảm là một căn bệnh rất phổ biến, ai cũng có thể mắc trầm cảm. Tuy nhiên, trên thực tế có tới 80% người mắc trầm cảm không được phát hiện. Điều đó có nghĩa là trong 10 người mắc trầm cảm thì chỉ có 2 người là được phát hiện và điều trị. Ngoài những lý do về mặt nhận thức, tâm lý xấu hổ, sợ bị kỳ thị đối với bệnh trầm cảm thì một nguyên nhân quan trọng không kém khiến cho bệnh trầm cảm không được phát hiện sớm đó là những triệu chứng bệnh rất dễ nhầm lẫn vào các bệnh lý khác.

    Tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm trầm cảm qua bài viết: Trầm cảm là gì? Bạn đã hiểu đúng về trầm cảm?

    Dấu hiệu nhận biết trầm cảm

    Ở giai đoạn đầu, trầm cảm thường khó phát hiện, dễ bị bỏ sót do triệu chứng rất phân tán. Bệnh nhân thường có những biểu hiện toàn thân như: đau ngực, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, đau lưng, khó thở, mất ngủ, đau bụng, tê cóng…Điều này khiến cho bệnh nhân rất khổ sở vì đi thăm khám nhiều chuyên khoa khác nhau mà không tìm được nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Theo thống kê có tới 88% bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm thần thăm khám ở cơ sở khám chữa bệnh ban đầu thay vì chuyên khoa tâm thần.

    Dấu hiệu nhận biết trầm cảm 1

    Dù biểu hiện đa dạng, vẫn có những triệu chứng phổ biến của trầm cảm bao gồm:

    • Vấn đề với giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ trong thời gian dài hoặc ngủ nhiều.
    • Vấn đề về ăn uống: cảm giác chán ăn, ăn không ngon thường xuyên hoặc ăn nhiều quá mức.
    • Cơ thể khó chịu, tâm thần bất an: luôn cảm thấy bồn chồn, bứt rứt khó chịu, không thoải mái và lo lắng.
    • Ngại giao tiếp xã hội: không muốn nói chuyện, tiếp xúc với những người xung quanh
    • Chậm chạp, chán nản, không có hứng thú với bất kỳ điều gì.
    • Luôn bi quan trong mọi việc, cảm thấy mọi thứ sẽ tồi tệ.
    • Tự ti về bản thân: luôn lo lắng bản thân kém cỏi, cảm thấy mình vô dụng, sợ hãi.
    • Có ý nghĩ về tự tử hoặc đã từng tự tử.

    Nếu bạn có từ 1-3 triệu chứng trên và nó kéo dài trong ít nhất 2 tuần thì có thể bạn đang gặp vấn đề với trầm cảm.

    Chuẩn đoán trầm cảm được thực hiện như thế nào

    Trầm cảm là một bệnh lý phức tạp và cần phải được điều trị giống như bất kỳ bệnh lý thông thường nào khác. Chứng trầm cảm nếu không được chữa trị có thể ảnh hưởng tới tinh thần, thể chất và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Thậm chí, trầm cảm nặng còn có thể dẫn tới tự tử. Chính vì vậy, khi có các biểu hiện triệu chứng nên thăm khám bác sỹ càng sớm càng tốt để được chuẩn đoán và điều trị. Bác sỹ sẽ chuẩn đoán trầm cảm chủ yếu thông qua hỏi triệu chứng và tiền sử bệnh, gia đình. Ngoài ra, xét nghiệm máu có thể được thực hiện để loại trừ một số bệnh lý khác có thể có biểu hiện tương tự trầm cảm như:

    • FBS: tầm soát tiểu đường
    • CRX: bệnh lao
    • Anti-HCV: viêm gan C
    • TSH: bệnh lý tuyến giáp
    • NGFL, B12, folate

    Theo dõi chi tiết ở bài viết: Chuẩn đoán và điều trị trầm cảm

    Điều trị trầm cảm với thuốc

    Thuốc điều trị trầm cảm được sử dụng phổ biến nhất là SSRI (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc trên Serotonin) do dễ sử dụng và ít tác dụng không mong muốn hơn. Các nhóm thuốc khác được sử dụng trong điều trị trầm cảm là thuốc chống trầm cảm ba vòng, MAOIs, thuốc chống tầm cảm không điển hình. Ngoài ra, bác sỹ có thể phối hợp thêm thuốc an thần, chống lo âu trong thời gian ngắn để cải thiện triệu chứng tốt hơn.

    Đáp ứng của mỗi người với một loại thuốc là khác nhau, vì vậy bác sỹ có thể phải thay đổi nhiều loại thuốc để tìm ra thuốc thực sự thích hợp với từng bệnh nhân. Hơn nữa, thuốc chống trầm cảm cần một khoảng thời gian đủ dài (từ 3-4 tuần) để cho thấy được hiệu quả điều trị, và có thể bạn sẽ gặp một số tác dụng không mong muốn trong một vài tuần đầu tiên sử dụng thuốc. Chính vì vậy, việc điều trị đòi hỏi ở bạn sự kiên trì, tái khám đúng lịch hẹn của bác sỹ. Theo thống kê, có tới 80% bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc điều trị trầm cảm, do đó hãy tin tưởng vào phác đồ điều trị mà bác sỹ cung cấp cho bạn.

    Tuyệt đối KHÔNG nên tự ý ngừng thuốc đột ngột vì nó có thể làm các triệu chứng trầm cảm đột ngột xấu đi, thậm chí dẫn tới nguy cơ tự tử. Khi cần ngừng thuốc trầm cảm, bạn hãy trao đổi với bác sỹ để được hướng dẫn giảm liều dần dần.

    Psychobiotics – Giải pháp cho người bị trầm cảm

    Giữa não bộ và đường ruột tồn tại một mối liên kết chặt chẽ với nhau thông qua 400-600 triệu tế bào thần kinh. Chính vì vậy, khi bị lo âu, trầm cảm thì chức năng đường ruột có thể bị ảnh hưởng dẫn tới các triệu chứng như: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, chán ăn hoặc ăn nhiều không kiểm soát…Ngược lại, chức năng đường ruột không tốt có thể tác động xấu lên não bộ, gây ra rối loạn lo âu, trầm cảm.

    Các nghiên cứu chỉ ra hai bệnh lý này thường mắc kèm với nhau. Có tới 50-90% bệnh nhân IBS (hội chứng ruột kích thích), 34% bệnh nhân loét đại tràng và 52% bệnh nhân khó tiêu chức năng bị mắc kèm ít nhất 1 rối loạn tâm thần như lo âu hoặc trầm cảm.

    Dựa trên những hiểu biết ngày càng rõ hơn về mối tương tác giữa não bộ và đường ruột mà hiện nay các nhà khoa học đã phát triển được phương pháp điều trị trầm cảm, lo âu bằng cách sử dụng những chủng Psychobiotics – tức là những chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt có khả năng cải thiện trạng thái tâm lý thông qua tương tác của trục Não – Ruột. Hiện nay, việc sử dụng Psychobiotics trong hỗ trợ cho các bệnh nhân bị trầm cảm đã được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng, một trong những sản phẩm thuộc nhóm này bạn có thể tham khảo là Ecologic Barrier ( Cerebio )

    Cerebio là công thức chứa hỗn hợp các chủng probiotic được thiết kế dành cho người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress), đau đầu, trầm cảm, hay người bị viêm đường ruột kích thích (IBS), viêm đường ruột (IBD). Ecologic Barrier ( Cerebio ) được nghiên cứu và phát triển bởi Winclove B.V, một trong các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu – phát triển và sản xuất các chế phẩm sinh học probiotic, có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan.

    Tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY

    Tóm lại, trầm cảm là một bệnh lý, không phải là một sự yếu đuối về nhân cách hay thiếu ý chí và nó cần được nhìn nhận cũng như điều trị giống các bệnh lý thông thường khác. Đây là một bệnh lý mạn tính, cần điều trị lâu dài, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì cũng như cần có sự thấu hiểu, hỗ trợ, động viên từ người thân.

    BS. Lê Đình Phương

    Trưởng khoa nội tổng quát và YHGĐ – Bệnh viện FV

    Trích bài giảng cho bác sỹ gia đình- BV ĐH Y dược TP.HCM

    Benhlytramcam.vn - 25 Tháng Tám, 2021

    Bình luận về bài viết

    1. Hoàng Thị Ánh Nguyệt đã bình luận

      Mình bị mất ngủ trầm cảm lo âu

    2. Hà Hà đã bình luận

      có những lúc em cảm thấy rất hứng thú và đầy năng lượng cho cuộc sống nhưng nó chỉ tồn tại trạng thái ấy ở vài giờ hay vài ngày ,, sau đó tâm trạng của em bị trầm xuống và không muốn tiếp xúc với mọi người ,

    3. Huỳnh Nguyễn Lan Anh đã bình luận

      Chào Bác Sĩ

      Em năm nay 35 tuổi, đã có Gia đình và 1 cháu. 4 năm trở lại đây mỗi khi nói chuyện với người đối diện Em hay nhìn vào chỗ nhạy cảm của người đó (kể cả nam hay nữ). Hành vi này Em không hề muốn và không hề có cảm giác gì khi nhìn. Dần dần em rất ngại hoặc phải né tránh mọi người. Em sống rất lành mạnh, không biết trường hợp như vậy là em bị bệnh gì. Có cách nào khắc phục hay cần phải thăm khám không.
      Em rất khổ sở. Mong nhận hồi âm.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Khi nói chuyện với người khác bạn có hay bị căng thẳng, sợ hãi và không muốn giao tiếp với người khác không? Nếu có thì trường hợp của bạn có thể gợi ý tới chứng rối loạn lo âu. Bạn nên thăm khám tại một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được kiểm tra chính xác nhé.
        Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        – Bệnh viện đại học y dược TP.HCM
        – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
        – Bệnh viện 115
        – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        – Bệnh viện tâm thần trung ương
        – Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        – Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        – Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        – Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1
        Chúc bạn mạnh khỏe,

        • Huỳnh Nguyễn Lan Anh đã bình luận

          Chào Bác

          Khi nói chuyện với những người xa lạ thì Em bình thường, không cảm giác lo lắng hay sợ hãi. Nhưng khi nói chuyện với những người đã cảm nhận Em nhìn vào chỗ nhạy cảm thì Em rất căng thẳng vì phải suy nghĩ phải cho phối để nhìn nơi khác. Lo lắng, sợ hãi ạ.

          • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

            Chào bạn,
            Bạn có thể đang bị rối loạn lo âu, nếu có điều kiện bạn nên tới gặp bác sỹ tâm lý để thăm khám và tư vấn trực tiếp nhé.
            Một số biện pháp bổ trợ có thể hữu ích cho bạn:
            – Chế độ ăn uống: cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường và dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Nên ăn nhiều trái cây tươi, bổ sung vitamin nhóm B, C.
            – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp an toàn giúp giảm triệu chứng căng thẳng, lo lắng, không gây tác dụng phụ hay lệ thuộc. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Cerebio (Ecologic Barrier) uống mỗi ngày 1 gói vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
            – Chọn 1 môn thể thao để tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày như: chạy bộ, squat,…Nên tập ngoài trời có không khí thoáng đãng sẽ giúp cho tinh thần thoải mái hơn.
            Chúc bạn mạnh khỏe,

    4. Vũ thanh trang đã bình luận

      vợ tôi cứ buồn là nghĩ đến cái chết, liệu có bị trầm cảm không ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Nếu bạn quan sát thấy những triệu chứng của vợ xuất hiện thường xuyên, đặc biệt nhìn thấy vợ mình có khí sắc trầm buồn (vẻ mặt buồn bã), dễ xúc động, cáu gắt… kéo dài liên tục từ 2 tuần trở lên thì có thể gợi ý tới bệnh trầm cảm. Khi đó, bạn cần đưa vợ đi thăm khám trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời, tránh kéo dài có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng nhé.

        Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể vợ bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể khuyên vợ áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Nếu sau 3 tháng tình trạng không cải thiện được tốt nhất bạn nên thăm khám để yên tâm nhé!

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    5. Lã văn lân đã bình luận

      E hay bị cang thẳng đâu oc hay bị cứng người đau ngực khó thở hay thở dài, chầm chọc khó ngủ, đến chỗ đông người hay bị cứng người chân tay bi run nói chuyện it hay lam lì ,mặt thì lúc nào cũng buồn it tươi cười …triệu chứng như trên có phải không bác sĩ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới bệnh lý rối loạn lo âu và trầm cảm. Bạn nên tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám chẩn đoán chính xác và điều trị càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh bạn có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    6. an đã bình luận

      Thưa bác sĩ , cháu mới 13 tuổi nghĩ mình kém cỏi thua cuộc, luôn nghĩ mọi người ghét minh , cảm thấy chán ăn khó ngủ . Trước kia cháu rất vui vẻ nhưng bây giờ gần như chẳng còn gì làm cháu vui .Cháu đang mất hứng thú với mọi thứ , niềm vui và thậm chí với cả gia đình . Nhiều lúc cháu còn định làm hại bản thân mình nữa. Cháu nên làm gì thưa bác sĩ ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào cháu,
        Theo như mô tả thì cháu có một số triệu chứng gợi ý tới bệnh lý trầm cảm như suy giảm hứng thú, tự ti, mất ngủ, thay đổi cảm giác thèm ăn,…Tuy nhiên, cũng chưa thể khẳng định ngay được cháu có mắc bệnh trầm cảm hay không, do đó tốt nhất cháu vẫn nên báo với cha mẹ để được đưa tới thăm khám tại một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần.
        Trầm cảm có thể chữa khỏi được, cháu nên khám sớm khi mức độ bệnh còn nhẹ thì sẽ dễ điều trị hơn nhé.
        Chúc cháu mạnh khỏe,

    7. võ văn an đã bình luận

      em bị trầm cảm vì vợ em mới sinh đánh em hoài em ko biết cách nào giải quyết tình trạng này

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Phần lớn chúng ta chỉ biết về trầm cảm ở phụ nữ sau sinh mà không biết rằng có 1 tỉ lệ không nhỏ các ông bố cũng có thể mắc trầm cảm sau khi vợ sinh con. Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh ở người bố là do áp lực nuôi con, sự thay đổi tâm lý của người vợ tạo ra rào cản, sự rạn nứt trong mối quan hệ vợ chồng.
        Trong trường hợp của gia đình bạn, theo chúng tôi cả 2 vợ chồng đều cần phải tới gặp bác sỹ tâm lý để thăm khám và có phương án điều trị thích hợp nhé!
        Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,

    8. lê hoài châu đã bình luận

      em bị trầm cảm khá lâu mong bác sỹ tư vấn nhanh giúp e

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Trầm cảm có thể do nhiều nguyên nhân và nhiều dạng khác nhau. Để điều trị trầm cảm bạn cần trực tiếp thăm khám tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh bạn có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    9. Liên đã bình luận

      tôi luôn có suy nghĩ muốn tự sát, suy nghĩ này đã xuất hiện trong đầu tôi từ 3 năm trở lại đây, tôi phải làm sao?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Ý nghĩ tự sát xuất hiện trong thời gian kéo dài lâu có thể thúc đẩy tới hành vi thực sự, trường hợp này rất nguy hiểm nên bạn cần phải thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh bạn có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    10. Trần Thúc Nam đã bình luận

      Xin Hỏi chuyên gia là trầm cảm tuổi dậy thì có tự khỏi khi lớn tuổi hơn hay cứ bị mãi mãi?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn cần phân biệt giữa khái niệm thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì và bệnh trầm cảm. Trong độ tuổi dậy thì, các bé có thể có những thay đổi đáng kể về mặt sinh lý và tâm lý, đây là điều bình thường trong quá trình phát triển và sẽ hết khi đi qua tuổi dậy thì. Còn trầm cảm thì là một loại bệnh lý, có thể khởi phát ở thời điểm dậy thì nếu như những thay đổi về cảm xúc của các bé không được quan tâm, hoặc bị định hướng sai lạc. Khi đã là bệnh lý thì rất khó có thể tự khỏi nếu như không có sự can thiệp cụ thể bạn nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    11. Duyên đã bình luận

      En đã khóc như điên khóc không ngừng mỗi đêm nó khiến em suy sụp

    12. Duyên đã bình luận

      Em đã khóc không có lí do và nó đi theo em có lẽ là hơn 1 tháng, em chỉ bị xước cả bàn chân thôi mà em đã khóc rất nhiều vì tủi thân em dần như tuyệt vọng về bản thân cảm thấy mọi thứ đều áp bức em em thật sự rất buồn ạ em phải làm gì bây giờ

    13. Duyên đã bình luận

      Con 17t con không biết sao nhưng con cảm thấy rất mệt mỏi con đã khóc hằng đêm nhiều lần con cảm thấy rất buồn bã và chán nản . Con không thể ngủ con đã khóc rất nhiều con luôn nghĩ rằng mình chẳng làm được cái gì con thật sự phải làm sao đây ạ con còn nghĩ mình nên uống thuốc để chết đi thật thanh thản :(((((

    14. Vũ Văn Hiệp đã bình luận

      Thưa bác sĩ.Con 25 tuổi.Con bị trầm cảm theo di truyền vậy có chữa khỏi hoàn được toàn không ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Yếu tố di tuyền chỉ là một trong số nhiều những nguyên nhân thúc đẩy trầm cảm. Hiện nay người ta chưa phát hiện ra được gen quy định bệnh trầm cảm, nên nói trầm cảm do di truyền thì cũng không hoàn toàn đúng. Ở đây bệnh lý trầm cảm còn có thể còn liên quan tới môi trường sống, khi ta sống chung với người bị trầm cảm thì dễ bị ảnh hưởng theo.
        Cách điều trị trầm cảm với những người có yếu tố gia đình cũng không có gì khác biệt so với người bị trầm cảm do các nguyên nhân khác.
        Trầm cảm là bệnh lý mạn tính, không ai khẳng định có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh trầm cảm. Chữa khỏi ở đây được hiểu theo nghĩa là điều trị hết triệu chứng của cơn trầm cảm lớn và tránh tái phát bệnh. Ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống, bệnh trầm cảm có thể tái phát trở lại và khi đó thời gian điều trị sẽ cần kéo dài hơn. Trên thực tế không chỉ trầm cảm mà còn có rất nhiều bệnh lý khác cũng phải dùng thuốc cả đời như bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp…Vậy nên, nếu phải dùng thuốc kéo dài thì cũng không có gì phải quá bi quan bạn nhé, chúng ta vẫn có thể sống tốt và tận hưởng cuộc sống. Bạn nên tới gặp bác sỹ để được thăm khám, tuân thủ tốt phác đồ điều trị để bệnh mau khỏi.

        Chúc bạn luôn mạnh khỏe,

    15. Vũ Văn Hiệp đã bình luận

      Con chào bác sĩ.Năm nay con 25 tuổi con luôn cảm thấy lo lắng sợ công việc phải trải qua những áp lực dù nhỏ nhất.đi làm thì không dám làm sợ bị phê bình đánh giá mình con không làm được gì cả đã vài năm nay rồi.lúc nào con cũng buồn chán lo nghĩ linh tinh.nghĩ phải đối diện với xã hội rồi không muốn sống nữa,con đã đi khám và chuẩn đoán bị rối loạn lo âu,trầm cảm.con đã uống thuốc gần 4 tháng rồi nhưng không thấy đỡ vậy con phải lafm thế nào ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Rối loạn lo âu và trầm cảm là bệnh lý mãn tính, để điều trị cần có thời gian. Trong trường hợp bạn sử dụng thuốc điều trị không đỡ thì cần quay lại gặp bác sỹ để điều chỉnh liều thuốc sử dụng, hoặc để bác sỹ đánh giá có cần sử dụng thêm phương pháp trị liệu khác hay không nhé. Ngoài việc điều trị với thuốc bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, xây dựng cuộc sống tinh thần tích cực hơn:
        – Chế độ ăn uống: cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường và dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Nên ăn nhiều trái cây tươi, bổ sung vitamin nhóm B, C.
        – Đi ngủ đúng giờ, ăn đúng bữa. Nên tránh sử dụng điện thoại gần giờ đi ngủ để không bị xao nhãng dẫn tới khó ngủ.
        – Chọn 1 môn thể thao để tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày như: chạy bộ, squat,…Nên tập ngoài trời có không khí thoáng đãng sẽ giúp cho tinh thần thoải mái hơn.
        – Giao tiếp với người xung quanh: lúc này bạn có thể cảm thấy khó khăn hoặc thậm chí là sợ giao tiếp với những người xung quanh. Tuy nhiên, việc giao tiếp với mọi người có thể sẽ giúp bạn có cuộc sống tinh thần tích cực hơn. Hãy thử liên hệ và gặp gỡ một người bạn, người thân bạn cảm thấy tin tưởng để nói chuyện hoặc cùng đi ăn hoặc uống cà phê thư giãn.
        Bạn có thể làm một cuốn sổ nhỏ để thiết lập mục tiêu và lịch sinh hoạt hàng ngày để thực hiện. Như vậy sẽ giúp bạn có động lực hơn nhé.

        Chúc bạn sớm lấy lại cân bằng,

        • Vũ Văn Hiệp đã bình luận

          Dạ.con nghĩ con theo di truyền,hồi xưa do hoàn cảnh gia đình nên mẹ con cũng bị ảnh hưởng tâm lý.vậy di truyền có chữa được không bác sĩ?

    16. Mình Hà đã bình luận

      Chào bác sĩ, em muốn bác sĩ tư vấn ạ. Em năm nay 19 tuổi, 2 tháng trở lại đây em có dấu hiệu về bệnh tâm lí ạ. Tâm trạng thường xuyên buồn bả, xảy ra rất thường xuyên. Em ko kiểm soát được cảm xúc, rất nhiều lần khóc không có lí do. Cứ 1 chuyện đường như nó khá bình thường, nhưng mà e lại rất hay suy diẽn, nghĩ theo 1 hình thức tiêu cực. Thời gian ngủ thì bất thường. Mấy ngày trước em ngủ nhiều lắm, ngủ cả ngày luôn ấy. Xong bữa nay lại mất ngủ. Ngủ còn thường xuyên bị mơ điều xấu. Đó là tình trạng của e ạ. Em có cần đi khám tâm lí ko ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,

        Những triệu chứng em mô tả nếu đã kéo dài trên 2 tuần thì có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do đó em cần phải thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh em có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc em mạnh khỏe,

    17. Cát Tường đã bình luận

      năm nay em 15 tuổi em cũng có coi qua về những bài viết về trầm cảm và em cũng có một số biểu hiện trong đó.Em ở nhà và ra ngoài đường là hai con người khác nhau ra ngoài đường thì em vui vẻ hoà đồng nhưng khi ở nhà thì chỉ biết trốn lên phòng và đóng cửa không muốn tiếp xúc với ai.Em cũng không kiềm được cảm xúc của mình khi ở 1 mình em sẽ khóc mặc dù không có lý do gì đi cả và đã rất lâu rồi em không còn cảm giác tức giận dù có chuyện gì xảy ra đi nữa em cảm giác rất bình thản

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Trầm cảm là một rối loạn tâm thần được đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân phải có ít nhất 5 triệu chứng chủ yếu và hay gặp, trong đó có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng chủ yếu là khí sắc giảm và mất hầu hết các hứng thú/sở thích. Mỗi giai đoạn trầm cảm phải kéo dài ít nhất 2 tuần. Chính vì vậy, chỉ dựa trên 1 vài triệu chứng như bạn mô tả chưa đủ để chẩn đoán bạn có mắc trầm cảm hay không. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám trực tiếp nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    18. B Ngọc đã bình luận

      Em là một người sống trọng tình cảm . Và luôn vui vẻ với mọi người . Cách đây 2 năm em bát đầu thấy chán nản mọi thứ . Hay khóc một mình , có những lúc em chỉ nghĩ tới việc chết cho xong . Ngủ ít hơn . Ăn uống nhiều hơn so với trước . em làm mọi thứ nhưng vẫn có cảm giác bị mọi người làm ngơ , cảm thấy họ chán ghét khi phải nhìn thấy em và có những lúc em nghĩ ước gì em chưa được sinh ra . Cho em hỏi đó có phải dấu hiệu của bệnh trầm cảm không bác sĩ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bất cứ ai cũng có thể có tâm trạng xấu trong một thời điểm nào đó, nguyên nhân có thể do căng thẳng, áp lực, thay đổi nội tiết tố, do bệnh tật… Khi những triệu chứng xuất hiện thường xuyên, hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục trên 2 tuần, hoặc chúng ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, học tập thì chúng ta cần phải thăm khám để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm.

        Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    19. Em đang 15t, e có tìm hiểu về căn bệnh trầm cảm. Em thấy em hầu như đều có những biẻu hiện của căn bệnh này. E luôn cảm thấy trống rỗng và luôn mệt mỏi. E khi ở nhà và ra ngoài đường có tính cách khác nhau hoàn toàn. Ở ngoài thì e lại hoà đồng còn ở nhà thì em chỉ thui thủi 1 mình. Nhưng điểm chung là em rất ít nói, vì em rất ngại nói, em không biết diễn đạt ý sao cho trôi chảy, em sợ e nói dài dòng lại bị bạn bè ngơ đi. Ba mẹ e rất bận nên em không dám tâm sự. Mỗi khi ở một mình thì em đã từng có hành vi tự làm đau bản thân, em thấy vô cùng dễ chịu khi tạo ra những vết đau ấy. Khi chạy xe e luôn có ý định buông tay ga để té xỉu, em đã thử nhưng không thành. Em biết những hành vi tren vô cùng xấu xí và khùng điên, nhưng e thật sự không làm chủ dc bản thân ạ. Em không biết tâm sự với ai cả, bạn bè thì không có ai đủ để em tin tưởng mà kể chuyện. Em đã thử và e cảm thấy họ trả lời rất miễn cưỡng, nên em không muốn làm thế nữa. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em dc không ạ? Em có bị mắc bệnh không hay là em chỉ đang nổi loạn, bồng bột thôi? Em có cần phải đi khám không ạ? Em xin cảm ơn ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng bạn mô tả cho thấy rất có thể bạn đang ở trong trạng thái trầm cảm nặng. Để thoát khỏi tình trạng trên bạn cần có sự trợ giúp từ bác sỹ hoặc chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt nhé. Bạn nên chia sẻ tình trạng hiện tại của mình với cha mẹ, hoặc người mà bạn cảm thấy tin tưởng nhất để trợ giúp tìm một địa chỉ thăm khám thích hợp. Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    20. Ngọc Hoa đã bình luận

      Tôi mắc trầm cảm nặng trong 3 năm nay rồi. Nếu như điều trị có cần dùng thuốc không? Và điều trị bao lâu sẽ khỏi?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Có nhiều phương pháp điều trị, trong đó thì sử dụng thuốc và tâm lý trị liệu là 2 phương pháp được dùng phổ biến nhất. Phương pháp điều trị với thuốc cho đáp ứng điều trị rất cao, với trên 80% bệnh nhân nên đây cũng là một lựa chọn đầu tay cho các bác sỹ trong điều trị trầm cảm. Đối với chứng trầm cảm nặng, khuyến cáo thời gian điều trị tối thiểu từ 2 năm trở lên, sau đó nếu đáp ứng tốt có thể bỏ thuốc dần dần theo hướng dẫn của bác sỹ, nhưng cũng có những trường hợp phải điều trị tới hàng chục năm. Lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào, điều trị trong bao lâu tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, không ai giống ai nên bạn cần trực tiếp tới bệnh viện để thăm khám nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    21. Mai Linh đã bình luận

      Con trai tôi năm nay 10 tuổi, khoảng mấy tháng này tôi có để ý thấy cháu hay lầm lỳ trong phòng, cửa chốt trong, rèm kéo kính. Bé ngủ rất nhiều, ít chơi đùa với bạn bè và khi mẹ hỏi chuyện gì đã xảy ra, bé chỉ lầm bầm không nói năng gì. Có phải bé bị bệnh trầm cảm?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Rất có thể cháu trai đã bị trầm cảm. Bạn cần đưa cháu đến một phòng khám tâm lý trẻ em để được chẩn đoán, điều trị và phân biệt với chứng tự kỷ.

        Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

    22. Đặng Trang đã bình luận

      trầm cảm thực sự nó rất nguy hiểm như nội dung đề cập. nhưng đa số chúng ta chưa hình dung rõ nó làm gì. đôi khi cứ nghĩ nó như stress bình thường nhưng không phải vậy. mình cũng sợ nhất là trầm cảm sau sinh của phụ nữ. mong rằng đây là căn bệnh về tinh thần được mọi người chú ý hơn, quan tâm hơn như những bệnh về mặt thể xác.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Cảm ơn bạn. Mong bạn sẽ chung tay cùng benhlytramcam.vn lan tỏa những thông điệp tới cộng đồng, để những căn bệnh thuộc về sức khỏe tâm thần được hiểu đúng và quan tâm nhiều hơn.
        Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!