6 Dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm giai đoạn 2

    Trầm cảm giai đoạn 2 là bệnh trầm cảm ở mức trung bình phát triển sau giai đoạn 1. Các biểu hiện của ở người bệnh trở nên rõ rệt và nghiêm trọng hơn. Họ sẽ có ít nhất từ 2 – 3 triệu chứng của trầm cảm giai đoạn 1 và phát sinh thêm 3 – 4 triệu chứng khác. Dưới đây là 6 dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm giai đoạn 2.

    6 Dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm giai đoạn 2 1

    1. Khí sắc trầm

    Biểu hiện của chứng trầm cảm giai đoạn 2 là những là những dấu hiệu tiêu cực về mặt cảm xúc đã tồn tại từ giai đoạn ban đầu. Khuôn mặt người bệnh luôn mang sắc khí u sầu, lúc nào cũng thấy buồn bã, chán nản, khi thì lo lắng và cáu gắt. Thế nhưng đây cũng là những dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn nhất, bởi một người bình thường cũng có thể trải qua những cảm xúc này. Thế nên những biểu hiện phải tồn tại một khoảng thời gian đủ dài để cho thấy dấu hiệu bệnh rõ rệt (ít nhất là 2 tuần).

    2. Không còn hứng thú với những điều xung quanh

    Ở người bị trầm cảm giai đoạn 2, những thói quen hằng ngày trong cuộc sống của họ thay đổi rất nhiều. Đặc biệt là họ luôn cảm thấy không hứng thú với những điều mà trước đây mình vốn yêu thích. Đa phần những người mắc chứng trầm cảm đều có dấu hiệu chán ăn hoặc ăn uống vô độ. Chính vì thế mà có không ít trường hợp bệnh nhân phải điều trị các vấn đề về béo phì và đường huyết song song với quá trình điều trị trầm cảm.

    Ngoài ra, với nhiều trường hợp khác họ giảm hẳn nhu cầu về tình dục. Họ không muốn ra ngoài làm việc hoặc vui chơi mà chỉ thích ở trong nhà một mình. Người bị trầm cảm luôn tự cô lập bản thân và ngại tiếp giao tiếp với người khác.

    3. Mất ngủ

    Mất ngủ thường xuyên là dấu hiệu rõ rệt nhất ở trầm cảm giai đoạn 2. Sự kéo dài của những cảm xúc tiêu cực và mệt mỏi về thể chất khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ hơn. Thêm nữa, các hormone gây ức chế thần kinh có thể gây ra chứng đau đầu kéo dài.

    4. Không cảm thấy hạnh phúc

    Sau giai đoạn 1, cơ thể của người bệnh đã bị ảnh hưởng bởi nhiều đêm mất ngủ, những ngày dài buồn bã liên tiếp và những bữa ăn không điều độ khiến cơ thể họ trở nên thực sự trì trệ.

    Tình trạng trên kéo dài làm cho não bộ của người bệnh bắt đầu ngừng sản xuất hormone serotonin (một loại hormone khiến con người thấy hạnh phúc). Và cho đến một ngày, người bệnh sẽ không còn nhớ được cảm giác hạnh phúc là như thế nào và cũng không thể nhớ được lần cuối cảm thấy hạnh phúc là khi nào.

    5. Mất niềm tin vào cuộc sống

    Đến giai đoạn này, nhiều người sẽ cảm thấy hoàn toàn mất niềm tin vào cuộc sống. Nếu bạn đã từng trải qua chuỗi ngày dài thất nghiệp hay nỗi đau mất mát người thân điều này là không thể tránh khỏi. Họ sẽ bắt đầu có xu hướng sử dụng rượu hay thuốc an thần – những thứ mà trước đây chưa bao giờ dùng tới để giúp xoa dịu cảm xúc tuyệt vọng của mình.

    Thứ ám ảnh luôn thường trực và ảnh hưởng lớn nhất đối với những người bị trầm cảm là cảm giác luôn thấy mình không xứng đưngá, tự nhận tất cả mọi sai lầm ở bản thân. Ban đầu bệnh nhân sẽ chỉ có một vài hành động tiêu cực nhỏ như là cách để trừng phạt bản thân, nhưng nguy hiểm hơn khi họ bắt đầu bị ám ảnh bởi ý định tự sát để giải thoát cho bản thân mình.

    6. Giảm hiệu suất làm việc

    Trên thực tế, một số người bị trầm cảm giai đoạn 2 cũng có thể gặp nhiều triệu chứng khác về mặt thể chất như: Đau nhức toàn thân, đau đầu, chuột rút, hay quên, khó tập trung hoặc các vấn đề về hệ tiêu hóa. Những ảnh hưởng này đều khiến cơ thể bị suy giảm năng lượng. Đây là những khó khăn thực sự đối với họ khi phải làm việc hoặc thực hiện những hoạt động thông thường hằng ngày.

    Nếu bạn đã trải qua những triệu chứng được nói trên thì hãy cố gắng bình tĩnh và trung thực với bác sỹ về tất cả những gì mình đang gặp phải, càng chi tiết càng tốt. Điều này sẽ có lợi cho quá trình điều trị của bạn

    Nếu xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ là trầm cảm, bạn có thể thực hiện bài test trầm cảm nhanh để biết được mức độ trầm cảm là nhẹ, vừa hay nặng. Trong trường hợp mức độ trầm cảm nhẹ đến vừa, bạn có thể sử dụng sản phẩm như Ecologic Barrier để giúp cải thiện tâm trạng cũng như các triệu chứng liên quan tới trầm cảm. Trường hợp trầm cảm mức độ nặng, cách tốt nhất là bạn phải tới gặp bác sỹ chuyên khoa để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

     >>>Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm là gì?

    Benhlytramcam.vn

    Nguyễn Hà - 6 Tháng Sáu, 2020

    Bình luận về bài viết

    1. Trương Bảo Ngọc đã bình luận

      Mik đang dần dần đc trải qua những triệu chứng này vì áp lực học hành, thi cử, điểm số và cả gia đình và XH

    2. Trương thị bảo cẩm đã bình luận

      Em cần tư vấn về bệnh trầm cảm

    3. bạc thi xuân đã bình luận

      chào bác sĩ
      dạo gần đây con luôn mệt mỏi tâm trạng buồn vui thất thường hay khóc mất ngủ và hay nhốt mih trong phòng hay cái giận đôi lúc còn có ý định tự tử nữa mong bác sĩ giúp đỡ con có phải con mắc bệnh trầm cảm oy k

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng bạn mô tả nếu đã kéo dài từ 2 tuần trở lên có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    4. Nguyễn Thị thu Thủy đã bình luận

      Chào bác sĩ
      Dạo gần đây con luôn cảm thấy mệt mỏi, tinh thần bất an ,hay buồn và khóc rất nhiều, con không thể điều khiển được cảm xúc của mình, luôn trong trạng thái bị bỏ rơi hay cảm thấy như có ai muốn hại mình vậy…nhiều khi con tự làm hại bản thân mình .. Con không biết con bị gì nữa con mong bác sĩ tư vấn giúp con ạ
      Con cảm ơn bác sĩ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Tình trạng của bạn diễn ra được bao lâu rồi? Nếu tình trạng của bạn đã kéo dài liên tục trên 2 tuần thì rất có thể bạn đang mắc bệnh trầm cảm. Bạn hãy tìm tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần ở gần khu vực sinh sống để thăm khám càng sớm càng tốt nhé. Một số địa chỉ bạn có thể tham khảo:
        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        – Bệnh viện đại học y dược
        – Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        – Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        – Bệnh viện tâm thần trung ương
        – Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        – Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        – Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        – Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    5. Kiên đã bình luận

      Cần tư vấn

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline 0903294739 để được hỗ trợ.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    6. Nguyễn Thanh Duyên đã bình luận

      Người ta sẽ chết vì bệnh nan y khác, còn tự tử vì trầm cảm thì thật buồn cười với gia đình tôi. Tôi vẫn đang cố gắng từng ngày giữ lại bản thân mình không đi vào ngõ cụt, nhưng chẳng hình dung được một cái tương lai gì. Mọi chuyện cũng sớm thôi

    7. đã bình luận

      Mình muốn tư vấn về trầm cảm xin cảm ơn

    8. đã bình luận

      Mình suy giảm về cuộc sống mình luôn tìm hiểu nhiều thông tin về những chứng bệnh khác nhau cho đến khi mình cảm thấy giống mắc bệnh trầm cảm mình vẫn không tin vào điều đó và trong đầu luôn có những ý định tự tử mình luôn cố gắng tìm lại mình của trước đây nhưng gần như là không thể, bác sĩ có thể tư vấn giúp mình

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Hầu như mỗi người đều quan tâm và lo lắng về sức khỏe bản thân, tuy nhiên sự lo lắng thái quá lại là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về tâm lý. Đây không phải là một dạng bệnh kì lạ mà khá phổ biến, một nghiên cứu tại Úc cho thấy 6% dân số của họ gặp tình trạng tương tự. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự lo lắng quá mức về bệnh tật chính là những thông tin bị thổi phồng, không đúng sự thật trên internet. Bạn nên hạn chế đọc những tin tức như vậy trên mạng vì không phải tất cả thông tin trên mạng đều đúng, và chúng có thể tác động xấu tới bạn. Bên cạnh đó bạn nên sớm tìm tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám, kiểm tra và tìm hướng điều trị.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!