Chẩn đoán và điều trị trầm cảm

    Y học càng tiến bộ thì việc chẩn đoán và điều trị trầm cảm càng trở nên dễ hơn. Hầu hết người mắc trầm cảm đều mong muốn được điều trị với bác sĩ của mình họ cảm thấy thoải mái vì các bác sĩ của họ sẽ hiểu rõ về các bệnh lý cũng như cơ thể họ.

    Chẩn đoán và điều trị trầm cảm 1

    Chẩn đoán: Đây là trầm cảm hay bệnh gì khác?

    Để xác định bệnh trầm cảm, các bác sĩ sẽ cố gắng loại trừ mọi bệnh lý khác. Bác sĩ sẽ hỏi một loạt các câu hỏi về những triệu chứng, những điều không vui mới xẩy ra gần đây, thói quen ăn, ngủ, về những  thuốc đang sử dụng.

    Bác sĩ có thể cố gắng tìm ra nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, đánh giá mức độ trầm cảm và xác định khả năng người bệnh tự gây thương tổn hoặc tự sát. Có thể người bệnh không bao giờ nghĩ đến tự sát, nhưng nên nhớ rằng bệnh trầm cảm làm mất khả năng suy nghĩ sáng suốt của người bệnh và dẫn đến những hành vi có tính chất xung động. Do đó, điều rất quan trọng là người bệnh phải trả lời một cách trung thực và không giấu giếm đối với những câu hỏi của bác sĩ.

    Mục đích của bác sĩ là thu thập nhiều thông tin chính xác về người bệnh. Đôi khi những người bị trầm cảm cảm thấy khó khăn khi nói với bác sĩ về những cảm xúc thực sự của mình và không thể cởi mở với bác sĩ như đối với người thân. Do đó sự quan sát và bổ sung thông tin từ phía gia đình người thân có thể giúp bác sĩ chuẩn đoán bệnh được chính xác nhất.

    Các câu hỏi để chuẩn đoán bệnh trầm cảm thường là:

    • Chẩn đoán các triệu chứng của trầm cảm.
    • Bổ sung bệnh sử của bệnh nhân và gia đình.
    • Đánh giá bước đầu về nguy cơ tự sát (và cả những lần khám kế tiếp).
    • Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc uống thuốc đều đặn.
    • Giải thích vì sao cần dùng thuốc liều thấp với số lượng nhỏ khi mới bắt đầu điều trị và trong những giai đoạn nhiều nguy cơ khác.
    • Hỏi về việc sử dụng những thuốc khác hay những toa thuốc người bệnh đang có ở nhà.
    • Cùng người nhà và người bệnh xem xét lại việc sử dụng thuốc chống trầm cảm, kể cả việc cảnh báo các tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống thuốc.
    • Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi hành vi, cảm xúc và ghi nhận các thay đổi nơi người bệnh.

    Điều trị trầm cảm

    Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm

    Nếu được chẩn đoán là mắc bệnh trầm cảm, khi đó bác sĩ sẽ lựa chọn một số phương pháp điều trị. Thông thường nhất, bác sĩ sẽ kê toa một thuốc chống trầm cảm. Có nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau, và bác sĩ sẽ chọn thuốc nào phù hợp nhất với từng người bệnh.

    Thuốc chống trầm cảm là thuốc giúp giảm triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, chúng có thể có những tác dụng phụ nghiêm trọng, nên cần được theo dõi sát bởi bác sĩ kê toa. Điều quan trọng nhất là phải dùng thuốc đúng như đã được kê toa. Toa thuốc đầu tiên bác sĩ chỉ cho sử dụng trong thời gian ngắn (2-3 tuần), để bác sĩ có thể quan sát tác dụng và điều chỉnh liều lượng và số lần uống trong ngày. Trong giai đoạn bắt đầu điều trị, đổi thuốc hay đổi liều được xem là những thời điểm có nguy cơ tự sát cao. Do đó, điều rất quan trọng là người bệnh phải theo sát lịch tái khám, nhất là trong những thời điểm này.

    Bản thân người bệnh và gia đình cần phải cho bác sĩ biết những thuốc người bệnh đang sử dụng, kể cả những thuốc không có toa của bác sĩ, ngay cả thuốc nam. Bạn cũng phải cho bác sĩ biết tiền căn bệnh tật của người bệnh.

    Điều trị bằng liệu pháp tâm lý

    Trong nhiều trường hợp, nếu thấy cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu một chuyên viên tư vấn tâm lý trợ giúp người bệnh. Mục tiêu của những chuyên viên này là điều trị bằng tâm lý – một từ tổng quát về phương pháp điều trị những rối loạn về tâm lý và cảm xúc bằng cách để người bệnh nói về căn bệnh trầm cảm và những vấn đề liên quan. Nó được gọi là điều trị bằng đối thoại hay còn gọi là liệu pháp tâm lý.

    Thông qua điều trị bằng đối thoại, người bệnh sẽ nhận ra những nguyên nhân bệnh trầm cảm của mình và sẽ có hiểu biết tốt hơn, có thể nhận ra và thay đổi những rối loạn hành vi hoặc tư duy, có thể khám phá những mối quan hệ và kinh nghiệm, có thể tìm được những cách tốt hơn để đối phó, giải quyết vấn đề và thiết lập những mục tiêu phù hợp.

    Nếu một chuyên viên về tâm lý được mời đến, họ sẽ kết hợp chặt chẽ với bác sĩ của người bệnh để đưa ra một kế hoạch điều trị đầy đủ. Họ là những chuyên gia giúp đỡ người bệnh trầm cảm.

    Trong thực tế, gia đình là một phần quan trọng trong nhóm điều trị. Gia đình có thể giúp những chuyên viên tâm lý kiểm chứng thông tin: chắc chắn là thuốc đã được uống đúng cách và quan sát bệnh nhân trong môi trường sống của họ. Chính vì vậy đừng ngại gọi các chuyên viên để hỏi hay báo cáo những biến đổi hành vi mà người nhà nhận thấy nơi người bệnh.

    Những vấn đề cần quan tâm

    Có một số vấn đề phổ biến mà người nhà cần biết trong khi điều trị trầm cảm. Một số lớn bệnh nhân thường không tuân thủ chế độ điều trị. Một vấn đề khác là vài bệnh nhân trầm cầm thường cất giữ những thuốc chống trầm cẩm không dùng đến. Điều này có thể nguy hiểm. Nếu không sử dụng thuốc đúng cách, bệnh nhân có thể bị quá liều trong những giai đoạn có nguy cơ cao. Cuối cùng, bệnh nhân cũng thường có khuynh hướng không tuân thủ kế hoạch điều trị. Hãy báo động ngay cho bác sĩ nếu nghi ngờ người bệnh có những hành vi này.

    Một nhân viên y tế khác có liên quan là Dược sĩ. Dược sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối đúng thuốc theo toa và nhận ra sự tương tác với những thuốc khác đang được người bệnh sử dụng. Họ là nơi giải đáp rất giá trị cho bất cứ câu hỏi nào của bạn về thuốc men.

    Khi nhận lại toa thuốc chống trầm cảm từ nhà thuốc có vài điều quan trọng phải kiểm tra để chắc là:

    • Người bệnh được cung cấp đúng loại thuốc theo toa
    • Bạn đã báo với bác sĩ, dược sĩ về các loại thuốc mà bệnh nhân đã và đang dùng để đảm bảo bệnh nhân sử dụng thuốc chống trầm cảm cùng các loại thuốc khác là an toàn.
    • Hỏi cách xử lý số thuốc còn lại tại nhà mà bệnh nhân chưa dùng hết
    • Nhờ dược sĩ giải thích về thuốc men, liều lượng, tác dụng phụ, những cảnh báo….

    BS. Lê Đình Phương

    Khoa nội tổng hợp Bệnh viện FV

    Benhlytramcam.vn - 29 Tháng Năm, 2020

    Bình luận về bài viết

    1. Huynh thi le đã bình luận

      Con tôi bị rối loạn lưỡng cực, rối loai cảm xuc và hành vi k kiểm soát từ ngay 25/11/3022 và đã đieu trị bác sĩ ben ngoài 7 tháng r lại ngưng thuốc 3 thang nay do het bệnh. Giờ bị benh tái phát trở lại ngày 3/9/3023 vậy tôi phải cần kham và dieu trị ở đâu. Nhà ở tại Can Tho

    2. Nguyễn Thị Hiền đã bình luận

      Em gặp một số vẫn đề về tâm lý thường xuyên cảm thấy chán nản mệt mỏi căng thăng tim đập nhanh tay chân giun cảm thấy cuộc sống k có ý nghĩ cảm giác sự tồn tại của mk là thưa thãi k muôn tiệp xúc nhiều vs người khác lười ra đường khả năng giao tiếp ngày càng kém mỗi khi ở một mk thường như người mất hồn vậy đây có phải triệu chứng của bệnh trầm cảm k ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng bạn mô tả nếu xuất hiện thường xuyên, kéo dài từ 2 tuần trở lên thì gợi ý bạn có thể đang mắc trầm cảm. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tâm thần để thăm khám và điều trị sớm.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    3. Đặng Thị Thúy Anh đã bình luận

      Dạ thưa bác sĩ em 14 tuổi và dạo này cứ có chuyện nhỏ hay lớn gì em đều khóc hết ạ và thường xuyên cảm thấy khó thở và dạo gần đây cứ tầm 2 ngày em lại khóc 1 lần vậy liệu em có bệnh gì không ạ

    4. Minh Anh đã bình luận

      Chào bác sĩ, hiện tại em có một vấn đề muốn nhờ bác sĩ giải đáp.
      Những triệu chứng dưới diễn ra một thời gian khá lâu rồi nhưng em vẫn thắc mắc không biết bản thân có thực sự bị bệnh trầm cảm không, hi vọng có thể được tư vấn:
      1. Chán nản, mất ngủ, không muốn ngủ vào đêm nhưng ngày hôm sau lại không muốn dậy, muốn ngủ mãi. Mỗi tối nếu em nằm xuống thì sẽ nhớ lại những điều mình chưa làm được và muốn dậy làm gì đó, nhưng vì đã muộn (1-2h) nên lại thôi (em chia sẻ chung phòng ngủ với người thân nên không muốn làm phiền họ). Em cảm thấy mình không làm được gì ra hồn, luôn luôn lãng phí thời gian nhưng không có động lực để thay đổi.
      2. Bình thường luôn lạnh nhạt, không quan tâm tới thứ gì, nhưng thỉnh thoảng rất dễ bị xúc động. Khi đọc những câu chuyện người bệnh trầm cảm chia sẻ em hay khóc. Những lúc đấy em cảm thấy nhói ở ngực. Ngay từ khi còn nhỏ, vì thường xuyên có thời gian ở một mình nên em hay tự nhớ lại chuyện buồn và khóc để được trải qua cảm giác đau đấy (rất gây nghiện); về sau khi lớn lên ít khi có không gian riêng thì em không làm vậy nữa. Dạo gần đây em hay cố ý cắm móng tay vào người để trung hoà cảm giác râm ran ngứa ngáy mỗi khi khóc xong, và nó làm em dễ chịu hơn.
      3. Lười vận động. Nếu không có việc gì thật cấp bách thì em sẽ nằm trên giường và chơi điện thoại cả ngày.
      4. Ăn ít. Một tháng gần đây em thường ngủ từ 3h sáng – 11h sau đó bỏ bữa trưa vì không muốn phải tiếp xúc với một thành viên nhất định trong nhà.
      5. Trì hoãn mỗi khi định làm gì đó. Ví dụ muốn đi ăn nhưng mãi 1 tiếng sau mới đi.
      6. Đôi khi muốn có gì đó xảy ra chấm dứt mọi phiền não, hoặc có vấn đề gì làm mình lập tức chết đi thì tốt.
      7. Cảm thấy tội lỗi, tệ hại khi không làm được việc gì. Nhưng dễ dàng thoả mãn dù chỉ làm được việc nhỏ, sao đó lại vòng lặp như cũ.
      8. Bắt đầu có xu hướng muốn được cào cấu bản thân mỗi khi tâm trạng xấu (đi liền với đau dai dẳng bứt rứt ở tim). Cảm thấy khó thở và muốn gào lên nhưng lại không có sức/không có cảm xúc để khóc.
      9. Mỗi khi bắt đầu việc gì đều nghĩ đến kết thúc rồi lại không muốn làm nữa. Thỉnh thoảng em cũng viết nhật kí theo dõi những lần bộc phát cảm xúc của mình rồi lại thấy buồn vì cuối cùng vẫn không có ai đọc hay hiểu được cả.
      10. Em nhận ra vấn đề của bản thân là tuổi thơ thiếu sự quan tâm chăm sóc dạy bảo của người lớn dẫn đến tình trạng vô cảm hiện tại. Em không muốn làm gì, không biết làm gì, mịt mờ với tương lai, chán nghe những lời động viên, nhắc nhở trách nhiệm… Đặc biệt khi biết người đó không hề hay biết tí gì/không thể hiểu được về tình trạng/cảm xúc của mình thì lại càng tỏ ra bài xích.
      11. Không phải lúc nào em cũng trong trạng thái u uất khổ sở mà cũng có lúc vui vẻ hoạt bát cười nói có phần hơi thái quá. Khi nghĩ lại em rất ghét hành động, lời nói của mình lúc ấy. Có những lúc gặp gỡ bạn bè làm em thấy vui và tích cực, nhưng lần gặp gần đây nhất em không thể giữ được một tâm trạng vui vẻ mà cứ mệt mỏi, trùng lại, không thể gượng cười nổi. Lúc đó em thấy rất thất vọng với cách hành xử của mình nhưng không thể hành xử khác đi. Giống như cơ thể của em không chịu sự khống chế của em vậy, rất bất lực. Đôi khi em cũng mơ những giấc mơ mà trong đó em bị nghẹn ở cổ, không thể nói ra suy nghĩ của mình, ức chế tới phát khóc nhưng chẳng thể phát ra thành tiếng. Em cứ trơ mắt nhìn người khác và bỏ lỡ cơ hội nói ra trong bất lực và khổ sở không biết phải làm thế nào.
      12. Chán học. Trước khi dịch nổ ra em luôn trì hoãn việc đến trường, tìm lí do để nghỉ. Em tụt lại so với mọi người trong lớp và điều đó khiến em thấy chán nản, không muốn tiếp tục nữa.

      Những triệu chứng trên của em có phải là của người bị bệnh trầm cảm không hay là bệnh lí gì khác? Bác sĩ có lời khuyên nào cho em không? Em có nên đi khám tâm lí không, thủ tục thế nào, cần mang những gì,… nếu được xin bác sĩ nói qua ạ.
      Em khá e ngại việc giao tiếp nên nếu có thể mong bác sĩ trả lời email/bình luận ạ.
      Em cảm ơn.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bất cứ ai cũng có thể có tâm trạng xấu trong một thời điểm nào đó, nguyên nhân có thể do căng thẳng, áp lực, thay đổi nội tiết tố, do bệnh tật… Bạn có một số triệu chứng gợi ý, nhưng chưa đủ cơ sở để chúng tôi đưa ra chẩn đoán bạn có mắc trầm cảm hay không.
        Bạn có thể kiểm tra bằng bài trắc nghiệm trầm cảm: Test PHQ -9. Nếu kết quả bị trầm cảm nặng thì cần thăm khám và điều trị ngay. Thủ tục thăm khám rất đơn giản, bạn có thể tới bất cứ cơ sở y tế nào có khoa tâm – thần kinh để đăng kí khám.

        Trường hợp trầm cảm nhẹ đến vừa bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để cân bằng tâm lý:

        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

        • Minh Anh đã bình luận

          Em đã làm bài test và nhận được kết quả trầm cảm nặng. Nếu em uống Cerebio thì liệu có hiệu quả trong việc tự điều trị bệnh không, hay nhất định phải ra bệnh viện ạ

          • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

            Chào bạn,
            Cerebio có hiệu quả tốt với trầm cảm mức độ nhẹ đến vừa và những triệu chứng sớm của trầm cảm. Trường hợp trầm cảm nặng nên phối hợp thêm thuốc để đạt hiệu quả cao hơn.
            Nếu triệu chứng của bạn xuất hiện dưới 6 tháng trở lại đây bạn có thể sử dụng Cerebio, kết hợp tập thể dục, thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học để cải thiện tình trạng. Trường hợp triệu chứng của bạn kéo dài trên 6 tháng trở lên thì nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán và tư vấn cho bạn nhé.
            Chúc bạn mạnh khỏe,

    5. Nguyên Thi Lan đã bình luận

      E rất hay mất bình tĩnh, nhất là với con gái chỉ cần con me nheo hay khóc lóc cũng khiến e thấy phiền, e cũng muon chui, nhiều khi e còn đánh con nữa. Càng ngày càng k thích đến chỗ đông ng, chỉ thích ở 1 mình yên tĩnh, ko thich nói chuyên vơi ai. Nhiều lúc e thấy cuộc sống thât mệt mỏi chỉ muôn giải thoát cho bản thân mà nhìn con, nghĩ về bố mẹ e lại ko nỡ. Trc đây e sinh con xong thi sống li than voi chồng mới về ở gia đình chồng được nửa năm. Sống trong gia đình chồng hàng ngày phải nghe trách móc này nọ, rồi lời gièm pha của hàng xóm là ko đi làm này nọ, e bị bệnh đau mỏi ng ko có tiền đi khám cũng chả giám xin ai, xin bố mẹ đẻ sợ bố mẹ lo lắng vất vả, xin gdinh chồng thì lại càng ko., e cũng cha buồn kêu là mình đau ốm với ai cả cứ cố chịu tất cả nhưng mà càng ngày e thấy càng chán nản cuộc sống này. E ko biết cứ sống thês này e có làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như ảnh hưởng không tốt tới con e ko.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Qua những thông tin bạn chia sẻ thì rất có thể bạn đang bị bệnh lý trầm cảm. Bản thân người phụ nữ sau sinh vốn dĩ đã rất dễ bị trầm cảm, thêm áp lực từ cuộc sống, gia đình chồng và các mối quan hệ xã hội có thể thúc đẩy bệnh tiến triển nặng hơn. Trầm cảm là bệnh lý hết sức nguy hiểm. Hậu quả đầu tiên của trầm cảm là khiến người bệnh mất khả năng lao động (do mệt mỏi, suy kiệt, không có khả năng giao tiếp, mất tập trung…) và có thể dẫn tới hành vi tự sát.
        May mắn là hiện nay chúng ta có các phương pháp để điều trị trầm cảm như sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu, sử dụng psychobiotics…Để được chẩn đoán và điều trị, bạn nên tới thăm khám tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt nhé. Khi được điều trị khỏi bệnh bạn sẽ trở lại trạng thái vui vẻ, có khả năng làm việc và chăm sóc con nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    6. Trần văn giới đã bình luận

      Tôi bị trầm cảm 1 lần rồi mà 3 tuần nay tôi luôn thấy hồi hộp mệt mỏi còn hay nghĩ tới cái chết. Có phải tôi bị trầm cảm lại phải không

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Trầm cảm là một bệnh lý mạn tính và có tính chất tái phát theo từng đợt. Với triệu chứng như trên thì rất có thể bạn đang bị tái phát bệnh. Bạn nên sớm tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị nhé!
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    7. Vu hải đã bình luận

      Tôi có đứa cháu năm nay 19 tuổi hơn 1 năm nay cháu thay đổi tính nết. Khi học lớp 12 cháu hay nghỉ học và bảo mệt. Giờ học đại học cháu cũng xin nghỉ một thời gian để đi làm. Cháu bảo cháu mệt mỏi và căng thẳng. Cháu đặc biệt xa lánh người nhà nhất là mẹ, ghét mẹ dù mẹ không có vấn đề gì với cháu. Với bạn bè cháu vẫn npis chuyện nhưng cũng dè dặt và ít bạn hơn. Gia đình có khuyên cháu đi khám nhưng nhất định không đi. Lúc nào cháu cũng bảo không ai hiểu cháu và cháu có lí do riêng. Khi hỏi thif cháu không hề chia sẻ. Gia đình đang rất bối rối mong được bác sĩ tư vấn và chỉ cho chỗ khám ạ!

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Với những triệu chứng như trên thì chưa đủ để khẳng định cháu có mắc bệnh trầm cảm hay không, nhưng rõ ràng cháu đang có khúc mắc, hoặc gặp phải một biến cố nào đó dẫn tới tâm lý ức chế và không muốn giao tiếp với người xung quanh. Để có thể tiếp cận và tìm hiểu nguyên nhân, gia đình cần phải học cách lắng nghe và thấu hiểu. Nên đối xử với cháu như bình thường, tuyệt đối không tranh luận hoặc xúc phạm, hãy nói chuyện và dành thời gian cho cháu nhiều hơn để tạo sự tin tưởng và gần gũi. Khi cháu hợp tác khám bệnh, bạn có thể đưa cháu tới một trong số các địa chỉ thăm khám sau:
        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        – Bệnh viện đại học y dược
        – Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        – Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        – Bệnh viện tâm thần trung ương
        – Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        – Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        – Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        – Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    8. Tram đã bình luận

      Chào Bác sỉ!
      TRường hợp của chồng em. Tuần trước chồng em gặp nói chuyện với em. Anh ý nói là hết cảm xúc với em. Anh ý khóc. Lý do là chúng em cưới nhau được 7 năm , yêu nhau 5 năm. Chúng em có 2 bé, bé nhỏ em mới sinh được 7 tháng . Anh cảm thấy tự ti và sợ bản thân mình vì không làm được gì cho vợ. Để vợ phải cực khổ đi làm nuôi. Anh cảm giác như mình là kẻ ăn bám. Nên hiện a rất mệt mõi. người k có 1 sức sống nào. Và có ý định sẽ lên chùa ở để tịnh tâm. Tạm thời trong giai đoạn này a rất yếu đuối. EM nói gì anh cũng khóc và rất sợ để gặp em. Em đang sẽ đưa a đi khám ở bệnh viên tâm thần nhưng a k chịu đi, và khóc. Anh ý giống như 1 con người khác. Nên em đang rất sốc và đau khổ. Em không biết mình nên làm gì trong thời điểm này để giúp chồng em. Mong nhận được sự chi sẽ của Bác sỉ . Em cảm ơn. Thân Chào!

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Chồng bạn có thể đang có những biểu hiện triệu chứng của bệnh lý trầm cảm. Khi chồng bạn đã chia sẻ với bạn và tìm hướng giải quyết trước khi mọi việc tiến xa hơn thì đó đã là một may mắn. Điều bạn cần làm lúc này là lắng nghe và động viên tinh thần của chồng. Việc lên chùa tĩnh tâm một thời gian cũng không phải là ý kiến tồi và cũng có thể sẽ giúp ích cho chồng bạn trong việc lấy lại cân bằng. Trong thời gian này, bạn sẽ là người vất vả vì phải gánh vác gia đình và chăm lo cho 2 con. Hi vọng bạn sẽ có đủ sự kiên trì và cố gắng để cùng chồng vượt qua.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    9. Lan anh đã bình luận

      Năm nay em 17 tuổi, thường mấy năm trước em chịu đựng khá giỏi về những vấn đề trong cuộc sống, tự chủ được cảm xúc của bản thân nhưng thời gian gần đây e cảm thấy không thể chịu đựng nổi càng muốn xa lánh mọi người và không muốn làm quen vs 1 mối quan hệ nào cả. Em cảm thấy giao tiếp trong đám đông là cực hình với em, rất sợ thay đổi bản thân. Dạo đây em luôn nghĩ đến tử tự hoặc muốn giết người, rất hay giận cáu vô cớ. Vậy em có bị vấn đề j không ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do đó bạn cần phải thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh bạn có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    10. Võ Ngọc Anh Thư đã bình luận

      Năm nay cháu 18 tuổi ạ, cháu từng là 1 người khá sôi nổi. Nhưng 1 măm gần đây cháu trầm hẳn, không muốn giao tiếp với những người xung quanh chỉ muốn ở 1 mình, và cháu cũng cảm thấy không quan tâm đến những gì ở xung quanh cháu. Cháu dễ nổi nóng, không kiềm chế được cảm xúc của bản thân, khóc nhiều vì những chuyện nhỏ nhặt. Hay mất ngủ và đau đầu. Liệu cháu có gặp vấn đề gì về tâm lí không ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những triệu chứng của bạn mô tả chưa đủ để chúng tôi đưa ra kết luận bạn có mắc bệnh lý tâm thần hay không, nhưng đó là biểu hiện cho thấy trạng thái sức khỏe tinh thần của bạn không được tốt.
        Bạn hãy thử làm bài trắc nghiệm theo đường link để kiểm tra: Test trầm cảm (lưu ý các triệu chứng phải kéo dài ít nhất 2 tuần liên tục). Trong trường hợp bài trắc nghiệm cho kết quả trầm cảm vừa hoặc nặng thì bạn nên sớm tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    11. Nguyễn Ngọc Khánh đã bình luận

      Tôi có nên tiếp tục chịu đựng cuộc sống đau khổ hay là tự giải thoát khỏi thế giới này?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Không biết tình trạng của bạn như thế nào? Bạn đã thăm khám và điều trị ở đâu chưa?
        Sinh mệnh của mỗi người đều rất quý giá, không chỉ với bản thân mình mà còn với những người xung quanh. Vậy nên hi vọng rằng bạn sẽ sớm tìm được cách vượt qua. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần uy tín để được thăm khám và hỗ trợ nhé.
        Chúc bạn luôn mạnh khỏe,

    12. cháu năm nay 17 tuổi , 4 tháng nay cháu hay có những biệu hiện lạ cháu thường buồn chán cô đơn , hay khóc thường thì cháu hay nói nhiều nhưng càng về gần đây tinh thần cháu hay bị suy sụp ko thích nói chuyện với bất kì ai , nhiều đêm cháu hay khóc và khó mà chìm vào giấc ngủ được, mặc dù cháu ngủ đủ nhưng sáng mai dậy đi học vẫn muốn ngủ ngày nào cũng mệt mỏi . Cháu cũng hay cáu gắt giận giữ , nhều khi còn nghĩ đến cái chết , cháu hay buồn nôn sợ ra ngoài sợ bạn bè ,sợ người lạ , không hứng thú với hoạt động nào cả tự dằn vặt mk , sống bi quan ko có chút j với cuộc sống nữa . Vậy cho cháu hỏi cháu đang bị j ạ có vấn đề j về tâm lý của cháu ko ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,

        Những triệu chứng em mô tả nếu đã kéo dài trong 4 tháng thì có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do đó em cần phải thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh em có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc em mạnh khỏe,

    13. Cháu muốn chữa bệnh mà không để bố mẹ biết
      Liệu có cách nào không ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Không biết năm nay bạn bao nhiêu tuổi rồi? Trường hợp bạn trên 18 tuổi và có thể tự chủ về kinh tế thì có thể tự mình thăm khám và điều trị.
        Tuy nhiên, bạn cần hiểu trầm cảm là một bệnh lý chứ không chỉ là cảm xúc buồn bã, hoặc thể hiện sự yếu đuối của mỗi người. Trong quá trình điều trị, rất có thể sẽ có lúc bạn cần tới sự giúp đỡ của những người xung quanh. Chúng tôi chưa rõ lý do vì sao bạn không muốn nói chuyện này với cha mẹ: vì thiếu tin tưởng, hay sợ cha mẹ lo lắng? Bạn có thể nói rõ hơn lý do để chúng tôi có thể giúp đỡ bạn tìm ra giải pháp hợp lý nhé.

        Thân ái,

        • Cháu mới 15 tuổi thôi ạ
          Nhưng cháu không muốn nói với bố mẹ vì sợ ảnh hưởng đến cả gia đình
          Mẹ cháu cũng đang rất áp lực công việc
          Nên cháu rất sợ bố mẹ buồn và mất tập trung trong công việc nên cháu không nói ạ

          • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

            Chào cháu,

            Cháu là một cô bé ngoan và biết lo lắng cho cha mẹ. Cháu thử áp dụng một số biện pháp dưới đây xem tình hình có cải thiện không nhé:
            – Tích cực vận động: cháu có thể bắt đầu với những hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập yoga… Nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp tinh thần thư thái hơn
            – Ghi chép lại các hoạt động thường ngày vào một cuốn sổ. Đề ra những mục tiêu nhỏ cháu muốn thực hiện được hàng ngày, khi hoàn thành được mục tiêu và xem lại cháu sẽ cảm thấy có động lực hơn.
            – Chia sẻ, nói chuyện với một vài người bạn mà cháu cảm thấy tin tưởng
            – Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá, cần sa

            Trong trường hợp cháu áp dụng các phương pháp trên mà không cải thiện, hoặc có dấu hiệu bệnh nặng hơn thì nên nói với cha mẹ để được giúp đỡ càng sớm càng tốt. Trầm cảm là một bệnh lý có thể chữa trị chứ không phải thể hiện bản chất yếu đuối của một người, vậy nên không có lý do gì để che giấu bệnh cả. Nếu cháu cố giấu tình trạng và để cho bệnh nặng hơn, khi đó thì cha mẹ cháu sẽ lo lắng hơn rất nhiều đấy.

            Chúc cháu mọi điều tốt lành,

    14. Trần Thị Bảo Duyên đã bình luận

      Em hiện tại đang rất mệt mỏi, thật sự mệt mỏi. Mọi thứ quá sức của em rồi, em mệt lắm, tất cả đều tại e mà ra cả, mọi thứ.

    15. Dan Nguyen đã bình luận

      Làm thế nào để khuyên người bị trầm cảm tự nguyện đi gặp bác sĩ khi họ nhất quyết không đi gặp bác sĩ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Trong trường hợp này bạn cần phải hết sức kiên nhẫn với người bệnh để giúp họ dần nhận ra vấn đề:
        – Không nên nói thẳng/trực tiếp đề cập tới bệnh trầm cảm (bạn đang bị trầm cảm, cần phải đi gặp bác sỹ chữa trị). Thay vào đó hãy tìm hiểu vấn đề của người bệnh bằng những câu hỏi mở để người bệnh chia sẻ suy nghĩ như: Mình thấy bạn hôm nay có vẻ buồn, bạn có chuyện gì?
        – Tránh xung đột, tranh cãi về bệnh trầm cảm vì họ thường có xu hướng không thừa nhận mình mắc trầm cảm.
        – Tạo niềm tin bằng cách lắng nghe và tôn trọng người bệnh. Khi rơi vào trạng thái trầm cảm, người bệnh luôn có suy nghĩ tiêu cực thái quá, cảm thấy như cả thế giới đang chống lại mình, ai cũng ghét mình. Do đó không nên nói chuyện với người trầm cảm theo cách thông thường như: vui lên đi, chẳng có gì phải buồn; hay tại sao bạn lại như vậy; tự sát thật là ngu ngốc, là tội lỗi…. Thay vào đó hãy đồng cảm: tôi có thể hiểu những gì bạn đang cảm thấy, bạn có thể chia sẻ với tôi; Tôi cũng từng trải qua và biết một chuyên gia này rất giỏi trong vấn đề này.
        – Giúp người bệnh hiểu trầm cảm là một bệnh lý bình thường có thể chữa trị.
        – Thường xuyên nói chuyện với người bệnh
        – Đưa người bệnh đi ra ngoài, tham gia các hoạt động thể dục như đi bộ, tập yoga…
        – Tìm hiểu xem người bệnh có sở thích, đam mê nào không và khuyến khích họ theo đuổi đam mê đó.

        Việc chung sống và giúp đỡ cho người bệnh trầm cảm không hề dễ và có thể rất áp lực, cần sự kiên nhẫn. Nếu không được như ý thì bạn cũng không nên quá thất vọng về bản thân hoặc người bệnh và cũng cần dành cho mình thời gian nghỉ ngơi thích hợp, chăm sóc cho bản thân và cuộc sống riêng của mình nhé.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    16. Chi đã bình luận

      Có thể giới thiệu giúp tôi bác sĩ tâm lý giỏi ở hà nội ko

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về website. Chúng tôi gợi ý bạn một số bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần hàng đầu tại Hà Nội để bạn tham khảo:
        1. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Việt – Nguyên viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        Bác sĩ có lịch khám tại Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (Bạn có thể liên hệ với bệnh viện để biết lịch khám của bác sỹ)
        2. Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn – Phó Viện trưởng Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai – Trưởng Bộ môn Tâm thần – Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ tại Phòng khám số 1 – Bệnh viện đại học Y Hà Nội.
        3. Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Minh Tâm – Trưởng phòng Phòng Điều trị Rối loạn liên quan stress – Viện Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai. Giảng viên Đại học Y Hà Nội.
        Bác sỹ khám tại Viện sức khỏe tâm thần Bạch Mai; phòng khám số 1 Bệnh viện đại học Y Hà Nội và phòng khám Minh Tâm.
        4. Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Mai
        Trưởng Bộ phận – Trung tâm Điều trị Tâm bệnh và Tự kỷ – Bệnh viện Vinmec
        Nguyên Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Cấp tính nữ – Bv Tâm thần Hà Nội.
        5. Thạc sĩ, bác sỹ Nguyễn Hữu Uân – Phó phòng đào tạo bệnh viện tâm thần trung ương I. Phòng khám chuyên khoa tâm thần tại Khu tập thể Bệnh viện Tâm thần trung ương I. Thường Tín. TP Hà Nội.
        6. Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hà An – Viện sức khỏe tâm thần Bạch Mai
        7. Phòng khám Cây thông xanh -39 ngõ 255 Phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!