Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức với những tình huống mang tính chất vô lý. Những lo sợ này cử lập đi lặp lại hoặc kéo dài gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống và các mối quan hệ xã hội. Rối loạn lo âu thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Mục lục bài viết
Có nhiều dạng rối loạn lo âu, mỗi dạng sẽ có những đặc điểm khác nhau:
Rối loạn lo âu lan tỏa (còn gọi là rối loạn lo âu toàn thể)
Là những trường hợp mà sự lo lắng “lan tỏa” đến hầu hết mọi mặt trong cuộc sống. Do vậy những người bị rối loạn lo âu lan tỏa lúc nào cũng cảm thấy lo âu, sợ hãi, hầu như về mọi khía cạnh đời sống như sức khỏe, tài chính, con cái, gia đình,…
Họ luôn mang cảm giác rằng có điều gì đó kinh khủng sắp xảy ra. Có thể họ không xác định được nguyên nhân thật sự làm mình lo lắng, nhưng nỗi sợ lại hiện diện mạnh mẽ đến nỗi họ luôn bất an, căng thắng, để mệt mỏi, mất ngủ, đứng ngồi không yên, cáu gắt và không thể tập trung vào công việc và sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó họ có thể có một số triệu chứng thần kinh thực vật như: run rẩy, vả mồ hôi, choáng váng, hồi hộp, chóng mặt, tim đập nhanh, khó chịu ở bụng, khó nuốt, buồn nôn, hụt hơi, khó thở, khiếp sợ dữ dội ập đến đột ngột mà không do bất cứ nguyên nhân nào. Cơn hoảng loạn này khiến bệnh nhân run rẩy, lú lẫn, hoa mắt, buồn nôn hoặc khó thở. Với những người thuộc dạng này, khi cơn hoảng loạn qua đi, họ rất sợ không biết cơn hoảng loạn tiếp theo sẽ xảy ra lúc nào, ở đâu và vì vậy, họ thường tự có lập mình, tránh nè các hoạt động cộng đồng và xã hội.
>> Chi tiết hơn trong bài viết: Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Bệnh nhân có những cảm giác hoặc ý nghĩ mang tính ám ảnh, tức chúng lặp đi lặp lại, không kiểm soát được. Để giảm bớt những thôi thúc khó chịu đó, đôi khi họ buộc phải thực hiện những hành vi có tính chất ép buộc, cưỡng chế. Chẳng hạn, một người luôn bị ám ảnh rằng mọi thứ mình chạm đến luôn đầy vi khuẩn, từ đó dẫn đến hành động rửa tay liên tục hoặc lau chùi, sát khuẩn. Hoặc một người luôn bị ám ảnh rằng mình quên khóa cửa, do vậy cứ hễ ra khỏi nhà là lại chực chờ quay về để kiểm tra cửa nèo liên tục, thậm chí thường xuyên bỏ dở công việc để quay về kiểm tra xem cửa đã khóa chưa.
Rối loạn stress sau chấn thương
Thường xảy ra với một số người vừa gặp phải một chấn động tâm lý lớn. Họ có thể là nạn nhân sống sót sau thảm họa thiên nhiên hoặc sau tai nạn, hoặc trái qua một biến cố đau buồn như mất người thân,…Những người này có biểu hiện thường xuyên sống lại với các “kí ức-thường gặp ác mộng liên quan đến biến cố đó. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến các ý nghĩ, cảm xúc, hành vi của họ, có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm sau thời điểm xảy ra biến cố.
Rối loạn lo âu xã hội
Người bị chứng rối loạn này chỉ có biểu hiện lo âu khi phải nói chuyện, gặp gỡ với mọi người, đặc biệt là với người lạ, hoặc khi phải trình bày trước đám đông. Đó không phải là tỉnh nhút nhát đơn thuần mà là chứng rối loạn tâm lý thật sự nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể trở nên lo lắng quá mức, sợ hãi là không biết mọi người nghĩ gì về mình, sợ bị mọi người chỉ trích, phê phán, sợ mình quá hồi hộp, run rẩy, bối rối và có những biểu hiện vụng về khiến mọi người đánh giá thấp. Đặc biệt, vì quá lo sợ, bệnh nhân có thể tìm mọi cách để tránh nè các tình huống đó dù nó thật sự cần thiết với cuộc sống, với tương lai của họ. Chẳng hạn, bệnh nhân cố gắng tránh né để không phải làm việc theo nhóm, không phải thảo luận nhóm, không phải gặp người lạ, đối tác, không phải tham dự các cuộc hợp,… Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ khó thể tìm được việc làm hoặc không thể tiếp tục công việc.
Tại sao phải đi khám rối loạn lo âu?
Ai cũng có lúc lo lắng, sợ hãi. Tuy nhiên, nếu sự lo âu đó vượt quá giới hạn chịu đựng của bạn, hoặc lặp đi lặp lại một cách không rõ nguyên nhân, khiến bạn không thể nào tập trung vào công việc, ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của bạn thì đây là biểu hiện đáng lo cho sức khỏe tâm thần của bạn.
Nếu tình trạng lo âu đó đã kéo dài hơn 6 tháng mà bạn không thể nào làm chủ được, thì chắc chắn rằng bạn đang bị rối loạn lo âu, đặc biệt là rối loạn lo âu lan tỏa.
Tình trạng rối loạn lo âu này nếu không điều trị có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Chẳng hạn, một vài người sẽ không dám tham gia các sinh hoạt cùng bạn bè hoặc các hoạt động xã hội vì không biết lúc nào cơn hoảng loạn sẽ đến.
Hành vi né tránh này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả công việc, đến vai trò trong gia đình hoặc các sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, những người bị rối loạn lo âu đã lâu mà không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ gặp những rối loạn khác như trầm cảm, và họ cũng dễ rơi vào tình trạng nghiện rượu, nghiện thuốc lá,… dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Các mối quan hệ gia đình cũng có thể trở nên rất căng thẳng, rạn nứt và thậm chí là đổ vỡ. Vì vây, đừng chủ quan và cũng đừng cố gắng chịu đựng trong im lặng! Bạn hãy đi khám và nỗ lực điều trị, bởi vì hầu hết các trường hợp rối loạn lo âu đều có thể được chữa khỏi hoàn toàn.
>> Rối loạn lo âu có chữa được không?
Có 2 Phương Pháp Chính Điều Trị Rối Loạn Lo âu
Đó là sử dụng thuốc và áp dụng các liệu pháp tâm lý hành vi
Liệu pháp tâm lý nhận thức hành vi: Rất hiệu quả trong điều trị rối loạn lo âu. Các chuyên gia tâm lý có thể sử dụng liệu pháp này để giúp bệnh nhân nhận ra nguyên nhân của nỗi lo, học cách làm chủ các vấn đề gây lo lắng.
Bác sĩ cũng có thể dùng liệu pháp này để giảm bớt những triệu chứng do lo âu căng thẳng gây ra, chẳng hạn hướng dẫn bệnh nhân cách thư giãn và hít thở sâu để giảm bớt trạng thái người bệnh bị hụt hơi, thở gấp.
Sử dụng thuốc: Bên cạnh liệu pháp tâm lý nhận thức hành vi, bác sĩ có thể cho bệnh nhân phối hợp sử dụng thuốc để giảm bớt tình trạng lo âu. Trong trường hợp này, bạn cần được bác sĩ giải thích kĩ càng về cách sử dụng thuốc và các tác dụng phụ của thuốc.
Điều quan trọng là bạn cần ngưng rượu, bia, thuốc lá, bởi đây là những chất gây nhiều tác hại lên não bộ và toàn bộ cơ thể, từ đó sẽ làm tình trạng rối loạn lo âu và sức khỏe tâm thần của bạn ngày càng sa sút.
Làm bài trắc nghiệm để biết mình có mắc rối loạn lo âu không?
Quá Trình Điều Trị Rối Loạn Lo Âu Thường Kẻo Dài Bao Lâu?
Nếu kiên trì điều trị, luyện tập thì sau vài tháng điều trị, phần lớn bệnh nhân nhận thấy rằng các triệu chứng sẽ giảm bớt hoặc ngưng hắn, và người bệnh sẽ có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Trên thực tế, nhiều người nhận thấy các văn đề lo âu của họ được cải thiện chỉ sau có vài đợt điều trị. Tuy vậy bệnh nhân cần thiết phải kéo dài điều trị có thể đến cả năm dù lúc này đã không còn triệu chứng để ngừa tái phát.
Nhưng cũng đừng nản lòng
Khi đưa ra chẩn đoán, bác sĩ cũng đồng thời trao đổi với bạn để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Điều quan trọng là bạn cần hợp tác với bác sĩ, tái khám đầy đủ theo lịch hẹn cho đến khi hoàn toàn khỏi bệnh.
Đừng tự ý ngưng điều trị khi thấy triệu chứng của mình đã cải thiện, và cũng đừng nản lòng khi chưa tìm được liệu pháp điều trị phù hợp cho mình.
Đừng quên rằng mỗi chúng ta là một cá thể rất khác nhau, nên đáp ứng sẽ khác nhau giữa người này với người khác. Tuy nhiên cần ít nhất hai tuần mới thấy được các tác dụng của thuốc.
Tóm Lại, Nếu lo lắng đã trở nên quá mức kiểm soát và quả khả năng chịu đựng, nếu lo lắng xảy ra lập đi lặp lại và kéo dài quá lâu, hãy cẩn thận vì có thể bạn đang bị rối loạn lo âu.
ĐỪNG CHỦ QUAN VÀ ĐỪNG IM LẶNG! Hãy chia sẻ với người thân trong gia đình và đi khám tại bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, trước khi tình trạng ngày càng xấu đi và làm ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ cuộc sống của bạn. Một tin vui cho các bạn, hầu hết các trường hợp rối loạn lo âu đều có sự đáp ứng rất tốt trong quá trình điều trị.
TS.BS. Ngô Tích Linh
Trưởng bộ môn Tâm thần Đại Học Y Dược TP. HCM
Trích sách: Lo âu & Trầm cảm – Những điều cần biết
E ko biết mình dang mắc fai can bệnh jin nữa,cách đây 3ngay den jo e vẫn chua bình fuc lại, Triệu chứng của e là ko buồn ngủ,ko thèm ăn ko khát nước,ko buồn fien lo âu ko bực bội y nhu nguoi sông bị chay cảm xúc vậy, bác sĩ co biết do la triệu chung cua bệnh ji
Chào bạn,
Theo như mô tả thì bạn đã có những triệu chứng này từ cách đây 3 ngày, không biết có điều gì khác thường hoặc biến cố nào xảy ra ở thời điểm đó không? Ăn, uống, ngủ nghỉ là những nhu cầu tối cơ bản để duy trì sự sống. Trường hợp bạn không còn có những nhu cầu tối thiểu này thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề liên quan tới bệnh lý về chuyển hóa hoặc bệnh lý thuộc về sức khỏe tâm thần.
Để chẩn đoán chính xác bệnh bạn nên trực tiếp tới bệnh viện để thăm khám nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe,
Chào bác sĩ,
Em sinh cháu được gần 4 tháng. Em có biểu hiện hay lo âu thái quá, khó kiềm chế cảm xúc, khi nổi nóng thì cảm giác như lửa dâng trào trong người, hay buồn và nhạy cảm với những điều nhỏ nhặt xung quanh nên ngại giao tiếp. Tuy nhiên em vẫn ý thức được tình trạng bất thường của mình và đã đi khám ở bệnh viện bạch mai. Bác sĩ kê thuốc Pachell, Bilobil và Sedanxio. Sau khi uống 4 ngày em cảm giác rất buồn ngủ, đầu óc nhiều lúc lâng lâng nhưng tâm lí thì cải thiện. Em đỡ lo âu hơn và cũng dễ kiểm soát cơn nóng giận hơn. Tuy nhiên em lo sợ uống thuốc lâu sẽ bị ảnh hưởng đến thần kinh nên em tự ý dừng thuốc. Hiện tại em đi làm cho khuây khỏa, cảm giác lo âu đôi khi vẫn còn và em cảm thấy mình tư duy chậm hơn so với trước, khi trao đổi công việc cũng ko được mạch lạc, hay nói lòng vòng và thiếu tập trung. Em là quản lý ở 1 cty với 10 nhân viên cấp dưới. Bác sĩ cho em lời khuyên em có nên tiếp tục uống thuốc điều trị không? Em xin cảm ơn.
Chào Hoàng Yến,
Theo những gì bạn mô tả thì có thể bạn đang gặp phải rối loạn lo âu và trầm cảm, tuy nhiên mức độ chưa quá nghiêm trọng. Trên thực tế tỉ lệ phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh khá cao, lên tới 14% và đặc biệt tình trạng rối loạn lo âu ở phụ nữ sau sinh còn phổ biến hơn so với trầm cảm. Bạn đã chủ động đi thăm khám bác sỹ, điều đó là rất đúng đắn và đáng hoan nghênh. Đáng tiếc là bạn lại ngưng thuốc giữa chừng. Tất cả các thuốc điều trị lo âu và trầm cảm đều cần thời gian từ vài tuần mới cho thấy hiệu quả, và tác dụng phụ thường xuất hiện trước khi chúng ta thấy được hiệu quả đó. Như trong trường hợp của bạn cảm thấy buồn ngủ và đầu lâng lâng, nhưng điều đó không có nghĩa là thuốc gây nguy hại gì tới thần kinh của bạn. Việc ngừng thuốc khi chưa đủ thời gian sẽ làm mất hiệu quả điều trị, thậm chí làm cho tình hình tồi tệ hơn so với trước. Rối loạn lo âu và trầm cảm nếu không được xử trí kịp thời không chỉ khiến bạn dần mất đi khả năng làm việc, giao tiếp mà lâu dần dẫn tới trầm cảm mức độ nặng và hậu quả có thể nghiêm trọng hơn.
Lời khuyên của chúng tôi cho bạn đó là tiếp tục điều trị theo đơn thuốc của bác sỹ. Vì đây là bệnh cần điều trị lâu dài, ít nhất là 6 tháng đến 1 năm, thậm chí lâu hơn, nên khi hết thuốc bạn tái khám để bác sỹ đánh giá lại tình hình và cho bạn hướng dẫn tiếp theo (trong đơn thuốc của bạn có Sedanxio là thuốc bình thần, không dùng lâu dài được nên bạn bắt buộc tái khám khi hết thuốc chứ không tự mua thêm thuốc dùng). Bên canh đó bạn có thể sử dụng thêm chế phẩm hỗ trợ như Cerebio – là một công thức chứa các lợi khuẩn đường ruột đặc biệt, có tác dụng trên trục não – ruột giúp giảm các triệu chứng rối loạn lo âu và trầm cảm sớm hơn. Mặt khác, sử dụng lợi khuẩn đường ruột ít gây ra tác dụng không mong muốn và rất an toàn, có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Hãy yên tâm là tình trạng của mình có thể kiểm soát tốt với thuốc điều trị, miễn là bạn kiên trì và làm theo đúng hướng dẫn của bác sỹ.
Chúc bạn sớm bình phục,