Rối loạn lo âu có chữa được không?

    Rối loạn lo âu là một chứng bệnh phổ biến và nguy hiểm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thì đây là một căn bệnh tiềm ẩn nguy cơ mắc đối với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào. Là căn bệnh có khả năng mắc cao hơn hẳn so với bệnh tim và tiểu đường gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần và thể chất của người bệnh. Vậy chứng rối loạn lo âu có chữa được không? Dưới đây là câu trả lời cho câu hỏi này.

    Rối loạn lo âu có chữa được khôngRối loạn lo âu có chữa được không?

    Hiểu về bệnh rối loạn lo âu

    Khi nghiên cứu về cách chữa một bệnh lý nào đó việc đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu rõ ràng về bệnh. Có được những kiến thức cơ bản không những giúp việc chữa bệnh trở nên dễ dàng mà còn giúp phòng và tránh căn bệnh nguy hiểm này. Vậy rối loạn lo âu là gì và những biểu hiện của nó như thế nào?

    Rối loạn lo âu có thể được hiểu là những lo lắng, căng thẳng và bất an về một sự việc hay một vấn đề bình thường nào đó. Khác với những lo lắng thông thường, rối loạn lo âu là những lo lắng và căng thẳng kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Nguyên nhân cơ bản của rối loạn lo âu được cho là do sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh như Serotonin, norepinephrine  và GABA. gây ra những rối loạn về tâm lý cho người bệnh. Bên cạnh đó cũng do các yếu tố môi trường sống bất ổn cũng gây những rối lọa lo âu. Người mắc chứng rối loạn lo âu thường có những biểu hiện sau:

    Rối loạn lo âu có chữa được khôngTâm lý không ổn định là biểu hiện của chứng rối loạn lo âu

    • Dễ bị kích động, cáu gắt với người xung quanh, tâm lý không ổn định, cảm giác lo lắng luôn thường trực
    • Bị rối loạn nhịp tim, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống  kèm theo đó là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu và mệt mỏi
    • Luôn có những suy nghĩ tiêu cực về mọi thứ, tất cả những điều xảy ra trong quá khứ hay hiện tại đều khiến người bệnh lo lắng và không có lỗi thoát cho bản thân.

    Xem chi tiết ở bài viết: Rối loạn lo âu là gì?

    Rối loạn lo âu có thể được chữa khỏi không?

    Đây là thắc mắc của hầu hết tất cả những người đang có những lo âu căng thẳng thông thường đến những người có những rối loạn lo âu. Bệnh rối loạn lo âu hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Điều quan trọng trong điều trị bệnh vẫn là sự kiên trì và cố gắng của người bệnh để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Có hai phương pháp chính để điều trị rối loạn lo âu:

    Tâm lý trị liệu

    Liệu pháp về tâm lý là phương pháp hàng đầu để điều trị tâm bệnh của các chứng rối loạn tâm thần kinh trong đó có rối loạn lo âu. Trong trường hợp này thì các chuyên gia tâm lý sẽ tư vấn cho người bệnh và người nhà của bệnh nhân, giúp cho người bệnh hiểu được bản chất của rối loạn lo âu từ  đó giúp người bệnh bình tĩnh, lấy lại tinh thần để chiến đấu với bệnh tật.

    rối loạn lo âu có chữa được không?Điều trị bằng tâm lý là liệu pháp hàng đầu trong điều trị rối loạn lo âu

    Ngoài ra chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn người bệnh có thể học một số bài tập giúp kiểm soát được căng thẳng, kiếm soát lo âu, giảm stress.

    • Quản lý căng thẳng: Học cách quản lý căng thẳng có thể giúp hạn chế những yếu tố kích thích lo âu tiềm ẩn. giúp người bệnh dễ vượt qua chứng rối loạn lo âu
    • Kỹ thuật thư giãn: Các hoạt động đơn giản có thể được sử dụng để thư giãn nhằm giảm các dấu hiệu tinh thần và thể chất của sự lo lắng. Có thể áp dụng thiền định, các bài tập thở sâu, bồn tắm dài, nghỉ ngơi trong bóng tối và yoga.
    • Các bài tập để thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực: Lập danh sách những suy nghĩ tiêu cực mà bạn trải nghiệm, và viết ra một danh sách những suy nghĩ tích cực, đáng tin cậy để thay thế chúng. Hình dung về chiến thắng cũng có thể có lợi nếu các triệu chứng lo âu có liên quan đến một nguyên nhân cụ thể.
    • Mạng lưới hỗ trợ: Nói chuyện với người hỗ trợ, chẳng hạn như người thân trong gia đình và mọi người xung quanh.
    • Tập thể dục: Việc tập luyện thể dục giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi người bệnh.

     Sử dụng thuốc

    Trong những trường hợp rối loạn lo âu nặng hoặc có kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng, bác sỹ có thể kê đơn thuốc để điều trị. Thuốc tây y có tác dụng làm giảm các triệu chứng rối loạn lo âu tổng quát và thường được kê đơn kết hợp các liệu pháp khác. Những biểu hiện rối loạn lo âu khác nhau sẽ có thuốc điều trị khác nhau. Tuy nhiên vệc điều trị bằng thuốc tây y gây ra những tác dụng phụ nhất định do vậy khi chữa rối loạn bằng thuốc thì người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối những chỉ dẫn và hướng điều trị của bác sĩ.

    Rối loạn lo âu có chữa được khôngSử dụng thuốc tây y là một trong những phương pháp chữa bệnh rối loạn lo âu

    Một số loại thuốc bác sĩ sẽ kê toa cho người bệnh rối loạn lo âu như:

    • Thuốc chống trầm cảm: Các loại thuốc này ảnh hưởng đến hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh (Serotonin và Norepinephrine) có một vai trò trong rối loạn lo âu. Ví dụ thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị rối loạn lo âu tổng quát bao gồm Paroxetine (Paxil), sertraline (Zoloft), venlafaxine (Effexor)
    • Thuốc chống lo âu: Buspirone thường được sử dụng dài hạn trong điều trị rối loạn lo âu. Tuy  nhiên, tương tự như các thuốc chống trầm cảm thì loại thuốc này cũng cần tới vài tuần mới bắt đầu phát huy hiệu quả. Khi sử dụng buspirone bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ là cảm giác chóng mặt ngay sau khi dùng. Tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm đau đầu, buồn nôn, căng thẳng và mất ngủ.
    • Thuốc an thần: các loại thuốc an thần được sử dụng như một biện pháp cứu trợ ngắn hạn đối với triệu chứng nặng của rối loạn lo âu. Những loại thuốc này có nguy cơ gây lệ thuộc thuốc và có thể gây một số tác dụng phụ, do đó chỉ được sử dụng ngắn hạn theo đúng chỉ định của bác sỹ.

    Với trường hợp nhẹ hãy đọc: Chữa rối loạn lo âu không dùng thuốc

    Các chế phẩm hỗ trợ khác

    Như đã đề cập ở trên, sử dụng thuốc điều trị rối loạn lo âu chỉ áp dụng với các trường hợp nặng, và phải mất tới một vài tuần mới cho thấy được hiệu quả. Do đó mà các biện pháp hỗ trợ cũng cần thiết. Một số sản phẩm từ dược liệu, hoặc mới gần đây người ta phát hiện ra một số chủng vi khuẩn có lợi (probiotic) trong đường ruột cũng giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm. Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh việc bổ sung chọn lọc những lợi khuẩn có tác dụng đủ mạnh trên trục não ruột giúp giảm triệu chứng lo âu, thậm chí triệu chứng trầm cảm nhẹ và vừa, cải thiện trí nhớ sau stress. Không chỉ vậy, những lợi khuẩn này còn được chứng minh bằng thực nghiệm cho thấy nó giúp những người tham gia nghiên cứu đối mặt với các tình huống stress một cách nhẹ nhàng hơn – điều này có thể đem lại lợi ích cho rất nhiều người trong chúng ta đang phải đối mặt với những áp lực cuộc sống hàng ngày.

    Một số chủng probiotics có tác dụng chuyên biệt trên chứng trầm cảm (Ecologic Barier)Một số chủng probiotics có tác dụng chuyên biệt trên chứng trầm cảm (Ecologic Barier)

    Mặc dù ta đã quá quen thuộc với khái niệm probiotic (men vi sinh) và trên thị trường cũng có rất nhiều chế phẩm probiotic. Tuy nhiên, cần lưu ý probiotic hay men vi sinh chỉ là tên gọi chung của các vi khuẩn có lợi, trong mỗi chế phẩm có thể chứa những loại vi khuẩn khác nhau và chúng có công dụng khác nhau. Do vậy phải lựa chọn đúng loại probiotic được thiết kế chuyên biệt cho mục đích chống căng thẳng, lo âu, trầm cảm thì mới đạt được hiệu quả.

    Công thức probiotic đầu tiên trên thế giới được thiết kế chuyên biệt cho mục đích giảm triệu chứng lo âu, trầm cảm do các nhà khoa học tại Hà Lan nghiên cứu có tên gọi là Ecologic Barrier, hiện nay cũng đã có mặt tại Việt Nam với tên thương mại là Cerebio. Ứng dụng Probiotics trong phòng ngừa và giúp cải thiện các triệu chứng của lo âu, trầm cảm là một bước tiến rất lớn do đây là giải pháp có độ an toàn cao, ít tác dụng không mong muốn. Thậm chí probiotic có thể sử dụng dài hạn và dùng được cho cả như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh. Đây là một điều rất đáng mừng bởi vì các đối tượng trên rất dễ mắc phải trầm cảm, rối loạn lo âu nhưng việc điều trị với thuốc hiện nay vô cùng khó khăn.

    >> Xem thêm: Điều trị rối loạn lo âu bằng probiotics

    Chứng rối loạn lo âu hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị đúng phương pháp. Vì vậy hãy chuẩn bị cho mình những hành trang và kiến thức về căn bệnh để sẵn sàng phòng và tránh căn bệnh nguy hiểm này.

    huynguyen - 11 Tháng Mười Một, 2019

    Bình luận về bài viết

    1. Minh quân đã bình luận

      Tôi năm nay 31 tuổi, làm trong ngành dịch vụ, công việc văn phòng, nửa năm gần đây tôi thường xuyên gặp tình trạng căng thẳng, rối loạn suy nghĩ, dễ cáu giận, nhiều việc bình thường nhưng tôi luôn suy diễn theo hướng tiêu cực, tôi muốn hỏi liệu có phải mình đang mắc bệnh trầm cảm ko, mong dc bs tư vấn

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bất cứ ai cũng có thể có tâm trạng xấu trong một thời điểm nào đó, nguyên nhân có thể do căng thẳng, áp lực, thay đổi nội tiết tố, do bệnh tật… Khi những triệu chứng xuất hiện thường xuyên, kéo dài liên tục trên 2 tuần, hoặc chúng ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, học tập thì chúng ta cần phải thăm khám để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm.

        Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    2. Lan anh đã bình luận

      Thưa bác sỹ e đã đặt mua cerebio . Nhưng bác sỹ điều trị đỗ phương vịnh. Là tiến sỹ bác sỹ điều trị cho e lại nói ko nên uống cerebio ạ. Vậy thuốc e đã liệt kê thì nó bị tương tác với nhau hay sao ạ? Hôm trước e cũng đã gửi cho bác sỹ xem thuốc e đang uống điều trị rối loạn lo âu. Và bên mình có tư vấn là nếu bị về đường ruột thì uống kèm thêm cerebio . E đặt mua thì bác sỹ điều trị cho e lại nói ko nên uống. E ko biét phải làm sao ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Trước hết thì chúng tôi có thể khẳng định với bạn Cerebio không tương tác với các thuốc điều trị trầm cảm. Cơ chế tương tác trục não – ruột và hiện tượng rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột mắc kèm trong các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, parkinson, tự kỉ…đã được chứng minh rất rõ ràng qua nhiều nghiên cứu. Đó chính là cơ sở để các nhà khoa học đưa ra định nghĩa về “Psychobiotics” – là những chủng vi sinh vật có lợi ở đường ruột, khi bổ sung với số lượng vừa đủ có thể đem lại lợi ích về mặt sức khỏe và tinh thần (Dinan và cộng sự – 2013). Bản chất Cerebio có chứa 8 chủng psychobiotics và được cấp phép sử dụng cho những người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính, IBS, IBD…Do vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm. Cerebio chỉ có tương tác với thuốc kháng sinh (do kháng sinh có thể diệt cả lợi khuẩn nên sẽ làm giảm tác dụng), do vậy nếu bạn có uống thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh liên quan tới nhiễm khuẩn thì cần uống cách xa khoảng 2 tiếng).

        Tất nhiên về phương diện điều trị, mỗi bác sỹ sẽ có một quan điểm khác nhau. Do vậy không tránh khỏi mỗi người có một phương pháp điều trị khác nhau. Sản phẩm Cerebio không phải thuốc kê đơn, do vậy bạn có thể cân nhắc sử dụng nếu thấy lợi ích sản phẩm đem lại cho mình nhiều, hoặc không sử dụng sản phẩm theo ý kiến của bác sỹ điều trị để cảm thấy yên tâm nhé!

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    3. Lan anh đã bình luận

      E muốn mua cerebio . E hay bị trướng hơi đầy bụng, hay đi cầu nhiều lần lắt nhắt. Thi thoảng hơi đau bụng quặn. Ăn xong là cảm thấy sình bụng trướng muốn đi cầu ngay.

    4. Lan anh đã bình luận

      Hiện tại e đang uống thuốc ngày 2 lần với 3 loại thuốc như sau:miriraten 30mg
      Interginko
      Emugulucan plus. Vậy e muốn hỏi là e phải dùng thuốc này trong 6 tháng liên tiếp. Nếu như e bị bệnh khác như cảm sốt , bệnh lý khác mà e phải uống thuốc thì liệu trong ngày uống có ảnh hưởng gì tới nhau ko. Có bị phản ứng thuốc ko ạ. E thấy trên diễn đàn mạng có nhắc tới thực phẩm chức năng kim thần khang, và trấn kinh an. Vậy e đang uống thuốc tây bác sỹ kê. Thì e có thể dùng thêm thực phẩm chức năng kim thần khang đông y để uống kèm hỗ trợ cho nhanh khỏi bệnh được ko ạ. Nó có bị thuốc tây y và đông y bị tác dụng kháng lại hay ko ạ? E xin bác sy giải đáp cho e. Vì e có hỏi bác sỹ e điều trị nhưng trả lời rất qua loa khiến e ko an tâm những thắc mắc trong lòng ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Hiện tại bạn đang được sử dụng 2 loại thuốc và 1 thực phẩm chức năng, trong đó thì Miriraten 30mg là thuốc điều trị chính. Hai loại còn lại có tác dụng hỗ trợ tăng cường hoạt động của não bộ và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
        Rối loạn lo âu là bệnh mạn tính cần điều trị trong thời gian tối thiểu 6 tháng, nhưng không có nghĩa là bạn liên tục uống các loại thuốc này trong vòng 6 tháng rồi ngừng. Mỗi một người có cơ địa khác nhau, có thể phù hợp với các loại thuốc hoặc liều lượng sử dụng khác nhau, thời gian điều trị cũng khác nhau. Do đó, khi hết thuốc bạn cần quay lại gặp bác sỹ để được thăm khám và hướng dẫn điều chỉnh liều lượng thuốc hợp lý. Điều bạn cần đặc biệt lưu ý nữa là khi ngừng thuốc bạn cần phải có lộ trình giảm liều dần dần theo hướng dẫn của bác sỹ, không tự ý ngưng đột ngột vì có thể làm cho tình trạng xấu đi.

        Đối với việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng khác để hỗ trợ thì bạn nên xem xét các triệu chứng cụ thể của mình để quyết định lựa chọn sản phẩm phù hợp nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh lãng phí.
        Trấn kinh an hay Kim thần khang đều là những thực phẩm chức năng có chứa các dược liệu giúp tăng cường lưu thông máu và làm an dịu thần kinh. Trong trường hợp bạn có nhiều triệu chứng lo âu, hoảng sợ, hồi hộp…thì có thể sử dụng phối hợp thêm cùng thuốc để giảm triệu chứng tốt hơn. Trường hợp bị mất ngủ nhiều bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm chức năng chứa cao lạc tiên, melatonin…

        Trường hợp bạn có các triệu chứng khác trên đường tiêu hóa như: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy chướng bụng, khó tiêu, thay đổi cảm giác thèm ăn, các bệnh mạn tính như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích…- đây là những biểu hiện cho thấy sự suy giảm hoạt động trục não – ruột, một trong những cơ chế quan trọng gây rối loạn lo âu và trầm cảm. Khi đó, bạn nên sử dụng thêm dòng sản phẩm chứa các psychobiotics để giúp điều chỉnh lại các tín hiệu dẫn truyền thần kinh thông qua trục não ruột thì sẽ cải thiện bệnh tốt hơn. Một sản phẩm tốt, được đánh giá cao thuộc nhóm này bạn có thể tham khảo là Cerebio (Ecologic Barrier).

        Về câu hỏi của bạn là có thể sử dụng chung các loại này với nhau không chúng tôi trả lời bạn như sau: không có khái niệm thuốc tây y và đông y công kích hay kháng lại nhau. Chỉ có khái niệm về tương tác thuốc với thuốc hoặc thuốc với các loại thực phẩm, đồ uống. Chẳng hạn, một số loại thuốc nếu dùng cùng nhau có thể ức chế dược tính, hoặc làm tăng dược tính của nhau. Một số loại thuốc khi dùng mà uống rượu thì có thể làm tăng độc tính của thuốc…Do đó khi kê đơn nhiều loại thuốc bác sỹ cần phải tra cứu dữ liệu về khả năng tương tác, hoặc các lưu ý đặc biệt về loại thực phẩm có nguy cơ tương tác để cảnh báo bệnh nhân. Ở đây, thuốc bạn sử dụng không có dữ liệu cho thấy có nguy cơ xảy ra tương tác với thành phần các loại thực phẩm chức năng bạn đề cập, do đó bạn có thể dùng phối hợp được. Trường hợp bạn mắc bệnh lý khác trong quá trình điều trị, bạn cần cung cấp cho bác sỹ thông tin về các loại thuốc bạn đang sử dụng để bác sỹ lựa chọn thuốc phù hợp, tránh xảy ra tương tác có hại.

        Hi vọng thông tin chúng tôi cung cấp hữu ích với bạn!

        Chúc bạn sớm điều trị thành công,

        • Lan anh đã bình luận

          E trân thành cảm ơn bác sỹ đã tư vấn giúp e! Có điều là e còn thắc mắc xin bác sỹ giải đáp giúp e là. E bị rối loạn lo âu. E uống thuốc như e đã nói. Nhưng 1 tháng e 2 lần bị tăng huyết áp tới 139/97 và nhịp tim nhanh tới 131. Trước đó e đi khám điều trị uống thuống thì thường e chỉ bị nhịp tim nhanh thôi huyết áp e ko cao đến như vậy. Liệu có phải từ khi e dùng thuốc uống điều trị rối loạn lo âu e bị tăng huyết áp ạ. Thuốc e nói có phải làm e bị tăng huýet áp ko. Hay do bệnh rối loạn lo âu của e khiến huýet áp tăng và nhịp tim tăng ạ? Vì e sợ e mắc bệnh cao huyết áp. Bình thường trước giờ huyết áp của e chỉ có thấp hoặc bình thường chứ ko có tiền sự huýet áp cao. Chỉ khi e uống thuốc gần 1 tháng nay e bị 2 lần huyết áp tăng cao . E lo sợ bị huyết áp cao sẽ gây đột quỵ ạ. E phải làm sao ạ? Xin bác sỹ cho e ý kiến ạ

          • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

            Chào bạn,

            Theo các dữ liệu chúng tôi tra cứu về thuốc bạn đang sử dụng thì thuốc có thể gây rối loạn nhịp tim, tuy nhiên chưa thấy đề cập tới tác dụng phụ gây tăng huyết áp. Tình trạng nhịp tim nhanh bất thường của bạn có thể do tác dụng phụ của thuốc, cộng hưởng với triệu chứng của rối loạn lo âu. Khi nhịp tim nhanh, nếu như hệ thống mạch máu không kịp điều chỉnh giãn ra thì có thể làm tăng áp suất lên thành mạch máu và dẫn tới tăng huyết áp, do vậy một số trường hợp khi hồi hộp, lo lắng có thể làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp. Nhưng không phải cứ nhịp tim nhanh thì huyết áp sẽ tăng, chính vì vậy cũng cần loại trừ nguyên nhân bạn mắc kèm bệnh tăng huyết áp. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đo huyết áp nhiều lần trong ngày (không chỉ đo khi nhịp tim nhanh). Trong trường hợp huyết áp trung bình trong ngày bình thường, chỉ tăng khi nhịp tim nhanh với tần suất như bạn mô tả thì bạn không cần điều trị bệnh cao huyết áp mà chỉ cần điều trị rối loạn lo âu. Trường hợp huyết áp trung bình ở mức cao, khi đó bạn cần khám chuyên khoa tim mạch để kiểm tra nhé.

            Chúc bạn mạnh khỏe,

    5. Lan anh đã bình luận

      Bác sỹ tư vấn giùm e được ko ạ. E năm nay 33 tuổi e đi khám ở bênh viên lão khoa trung ương hà nội. Bác sỹ cho e làm xét nghiệm và chụp đầu. Đo tâm đồ điên não.e chuẩn đoán bị rối loạn lo âu.cho e 6 tháng thuốc uống vì e ở tỉnh xa. Quá trình e uống tới nay gần 1 tháng. Uống thuốc e cảm thấy tác dụng phụ là tăng cân khá nhanh. Và buồn ngủ, đầu lâng lâng, ngủ lơ mơ nhưng gần như e quen thuốc nên buồn ngủ , lơ mơ và đầu lâng lâng đã giảm dần. Còn riêng việc tăng cân e rất lo vì trong chưa đầy 1 tháng e tăng 3 ký liền. E rất lo càng ngày uống lâu dài thì số ân tăng đến bao nhiêu.và cái đáng lo nhất là trong chưa đầy 1 tháng e bị huyết áp tăng cao 139/93 nhịp tim lên 131/1 phút. E luôn sợ sẽ bị đột quỵ và e thắc mắc là đó là do bệnh rối loạn lo âu gây tăng huyết áp và nhịp tim. Hay do e đã mắc bệnh huyết áp cao. E rất lo lắng xin bsy giải đáp giùm e.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bất kì loại thuốc nào khi sử dụng cũng có thể có 1 tỉ lệ gặp tác dụng không mong muốn nhất định. Tác dụng không mong muốn như thế nào, nặng hay nhẹ phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Với nhóm thuốc điều trị rối loạn lo âu khi sử dụng có thể xảy ra nhiều tác dụng không mong muốn, có thể nghiêm trọng, do đó việc kê đơn liên tục 6 tháng liền không có sự theo dõi, giám sát từ bác sỹ hoặc nhân viên y tế là không hợp lý.
        Trường hợp của bạn xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim và huyết áp khi sử dụng thuốc, đây là một trong những phản ứng khá nguy hiểm. Do đó bạn nên liên hệ lại với bác sỹ, hoặc tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần gần nhất để được kiểm tra và hướng dẫn điều chỉnh lại thuốc. Trường hợp bạn ở tỉnh xa, không tiện đến bệnh viện khám thường xuyên thì ít nhất cũng phải có liên hệ của bác sỹ để được hướng dẫn khi cần thiết nhé.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    6. Đinh Việt Hiếu đã bình luận

      Em bị rối loạn âu lo, nhờ bác sĩ tư vấn giúp em!

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Rối loạn lo âu là một bệnh lý thuộc về sức khỏe tâm thần càng ngày càng dễ mắc phải trong cuộc sống hiện đại, có thể bắt nguồn từ những căng thẳng kéo dài trong công việc, các mối quan hệ, sang chấn tâm lý, biến cố trong cuộc sống… Bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng như di truyền, môi trường sống…Tùy vào mức độ và các triệu chứng rối loạn lo âu khác nhau mà bạn có thể sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng kết hợp với thay đổ chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
        Trong những nghiên cứu gần đây các nhà khoa học nhận thấy giữa não bộ và đường ruột có một mối quan hệ rất mật thiết, tương tác qua lại với nhau thông qua 400-600 triệu tế bào thần kinh. Khi bị rối loạn lo âu, trầm cảm, não bộ sẽ tác động đến đường ruột thông qua trục não ruột gây ra những rối loạn tiêu hóa chức năng như táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng chức năng…và ngược lại, những thay đổi ở đường ruột sẽ tác động trở lại trạng thái tâm lý. Chính vì vậy, gần đây các nhà nghiên cứu đã đưa ra sản phẩm bổ sung spychobiotics (như Cerebio) để điều chỉnh tín hiệu dẫn truyền thần kinh trục não ruột, qua đó cải thiện các triệu chứng lo âu, trầm cảm.
        Trong trường hợp bị rối loạn lo âu mức độ nhẹ đến vừa, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Cerebio. Cerebio là sản phẩm chứa 8 chủng probiotics chọn lọc tác dụng đích trên trục não – ruột. Những probiotics này có tác dụng điều chỉnh dẫn truyền thông tin trục não ruột, hỗ trợ cải thiện chức năng đường ruột và cải thiện các triệu chứng lo âu, trầm cảm như buồn bã, cáu giận, kích động, đau đầu, mệt mỏi.
        Bạn có thể đặt mua Cerebio Tại Đây.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    7. Mi Ni đã bình luận

      Chào bác sĩ. Cháu năm nay 19 tuổi. Gần hai năm nay cháu lúc nào cũng suy nghĩ linh tinh kể cả sáng thức dậy thì trong đầu đã suy nghĩ. Tối thì khó ngủ phải mất ít nhất hai tiếng mới ngủ vì đầu óc cứ suy nghĩ lunh tinh. Kèm theo đó là thường xuyên hoa mắt chóng mặt đau đầu và tâm trạng thì bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ đó. Nghĩ tới chuyện buồn thì gần khóc nghĩ chuyện vui thì cười nghĩ chuyện ko vui thì bực bội và biểu hiện hết ra mặt có khi thì nou chuyện một mình. Có khi đang làm việc thì cơn lo lắng bất ngờ ùa tới mặc dù ko có chuyệb gì. Con bị vậy là thế nào ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới chứng rối loạn lo âu. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    8. Thanh đã bình luận

      Tôi bị rối loạn lo âu, đã uống thuốc theo đơn của bác sĩ Phương, viện trưởng Viện sk tâm thần bv Bạch Mai đc 2 tháng. Bác sĩ cho tôi hoi bệnh này phải điều trị trong bao lâu. Tôi sợ uống thuốc lắm rồi, vì loại thuốc này làm tôi thấy lơ mơ, khó tập trung làm việc(tôi đang dạy học), làm việc ko hiệu quả

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Thông thường cần ít nhất từ 6 tháng tới 1 năm để điều trị rối loạn lo âu, có những trường hợp nặng thì cần phải mất nhiều thời gian hơn. Những biểu hiện bạn mô tả có thể là do tác dụng không mong muốn của thuốc, khi tái khám lại với bác sỹ bạn có thể trao đổi để bác sỹ điều chỉnh lại cho phù hợp, giảm bớt tác dụng không mong muốn nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

        • Thanh đã bình luận

          Bác sĩ cho tôi hỏi, có thể chuyển qua dùng thảo dược kim thần khang đc ko. Tôi nghe nói kim thần khang cũng có khả năng chữa đc rối loạn lo âu. Dùng sp này thì không sợ tác dụng phụ

          • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

            Chào bạn,
            Kinh Thần Khang là sản phẩm thực phẩm chức năng, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Bạn có thể sử dụng để hỗ trợ thêm trong quá trình điều trị nhưng không thể thay thế cho các thuốc khác nhé.
            Chúc bạn mạnh khỏe,

            • Thanh đã bình luận

              Vậy Bác sĩ cho tôi hỏi, bệnh này có thể chữa bằng thuốc đông y đc không, chứ uông thuốc tây thế này nhiều tôi thấy sợ tác dụng phụ của nó lắm rồi

            • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

              Chào bạn,

              Đông y có một số bài thuốc chứa các vị an thần, tăng cường lưu thông khí huyết, bồi bổ cơ thể được giới thiệu trong hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu. Bạn có thể tham khảo thêm như một biện pháp hỗ trợ điều trị.

              Chúc bạn mạnh khỏe,

    9. Tiến đạt đã bình luận

      Cách đây 3 tháng em băst đầu lo sợ bị nhiễm bệnh xã hội bất cứ làm việc gì hay có rất nhiều người làm r em cũng lo em mắc bệnh , em có đi khám nhưng vẫn không thể giải toả tâm lí bây giờ em chỉ cần thấy người em có triệu chứng gì thì em bắt đầu nghĩ tới luôn em k thể thoát khỏi được . Em mất ngủ 3 tháng nay rồi đêm nào cũng 3,4h mới ngủ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn đang có những biểu hiện khá rõ của chứng rối loạn lo âu rồi. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khả năng làm việc và có thể diễn tiến thành những bệnh lý tâm thần khác nặng hơn. Do vậy bạn nên sớm thăm khám và điều trị nhé. Một số địa chỉ thăm khám bệnh trầm cảm em có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    10. Yến đã bình luận

      Minh cần tư vấn rối loạn lo âu

    11. Ngo thi hong Diem đã bình luận

      Xin chao bác si
      Toi muốn xin đạt cuộc hen voi bác si tam ly
      Vi toi cam thay toi co triệu chung roi loan lo au ,
      Hiện tai toi khong co o Viet nam ,nhung toi se sắp xếp ve vn sòm de tim bác si giúp do cho tinh trang roi Loan lo au cua toi.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào chị,
        Chị có thể tham khảo một số địa chỉ thăm khám tâm lý:
        – Ths.Bs. Lê Đình Phương, Trưởng khoa nội tổng quát và y học gia đình bệnh viện FV
        – Ts.Bs. Ngô Tích Linh, Trưởng bộ môn tâm thần BVĐH Y dược TP.HCM. Bác sỹ có khám tại Bệnh viện FV hoặc phòng khám tư tại địa chỉ 60/13 Nguyễn Trãi, 3, Quận 5, Hồ Chí Minh.
        – Phòng tham vấn tâm lý Hồn Viêt – 806A Âu Cơ, Phường 14, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

        Tại miền bắc:
        – Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Việt – Nguyên viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        Bác sĩ có lịch khám tại Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (Bạn có thể liên hệ với bệnh viện để biết lịch khám của bác sỹ)
        – Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn – Phó Viện trưởng Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai – Trưởng Bộ môn Tâm thần – Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ tại Phòng khám số 1 – Bệnh viện đại học Y Hà Nội.
        – Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Minh Tâm – Trưởng phòng Phòng Điều trị Rối loạn liên quan stress – Viện Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai. Giảng viên Đại học Y Hà Nội.
        Bác sỹ khám tại Viện sức khỏe tâm thần Bạch Mai; phòng khám số 1 Bệnh viện đại học Y Hà Nội và phòng khám Minh Tâm.
        – Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Mai
        Trưởng Bộ phận – Trung tâm Điều trị Tâm bệnh và Tự kỷ – Bệnh viện Vinmec
        Nguyên Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Cấp tính nữ – Bv Tâm thần Hà Nội.
        – Thạc sĩ, bác sỹ Nguyễn Hữu Uân – Phó phòng đào tạo bệnh viện tâm thần trung ương I. Phòng khám chuyên khoa tâm thần tại Khu tập thể Bệnh viện Tâm thần trung ương I. Thường Tín. TP Hà Nội.
        – Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hà An – Viện sức khỏe tâm thần Bạch Mai
        – Phòng khám Cây thông xanh -39 ngõ 255 Phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội

        Chúc chị mạnh khỏe,

    12. Đậu thị huyền đã bình luận

      Chào BS. Cháu có những dấu hiệu hay đau đầu ngủ ban ngày ban đêm hầu như lúc nào cũng mơ.lo lắng lo sợ mong bs tư vấn ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bạn có đang gặp vấn đề nào khiến bạn thường xuyên bị căng thẳng và lo lắng không? Những triệu chứng bạn mô tả gợi ý tới tình trạng căng thẳng và rối loạn lo âu, nhưng để biết chính xác bạn cần thăm khám trực tiếp với bác sỹ chuyên khoa.
        Bên cạnh đó, một số biện pháp sau có thể giúp ích cho ban:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Cerebio (Ecologic Barrier) uống mỗi ngày 1 gói vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
        – Chia sẻ và nói chuyện với người thân để giải tỏa bớt những lo lắng, muộn phiền trong lòng. Hãy thử nói chuyện với người mà bạn cảm thấy tin tưởng và sẵn sàng lắng nghe bạn nhé!

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    13. Phạm Xuân lý đã bình luận

      Em bị rối loạn lo âu và thieu năng tuần hoàn não.en nên khám bệnh viện nào là tốt nhất

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Một số địa chỉ thăm khám uy tín bạn có thể tham khảo:
        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    14. i Nguyễn Ngọc Long đã bình luận

      Chào bác sỹ.

      Tôi bị tình trạng hay nghĩ lang man, dằn vặt mình trong quá khứ, giận những người thân trong gia đình vì cho rằng đó là nguyên nhân khiến cuộc đời mình lận đận, không như oý muốn. Tôi khá khó ngủ, cũng hay lo lắng thái hoá về công việc, thi cữ…
      Đặc biệt khi ăn uống 1 mình, tôi thưởng vẻ ra những câu chuyện về chính trị, thể thao, hay 1 vấn đề nào đó mà xã hội đang quan tâm.
      Xincr cho tôi hỏi bệnh tôi là gì vậy? Có tdt tdgr xhxể cchữa đượcij krhông?
      Cảm ơn báct sỹ rgất nrhiềui

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những biểu hiện bạn mô tả có thể gợi ý tới chứng rối loạn lo âu. Bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát khi bạn được điều trị đúng hướng. Nhưng trước tiên bạn nên tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám nhé. Một số địa chỉ bạn có thể tham khảo:
        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    15. Nguyễn Cao Thắng đã bình luận

      Bs cho cháu hỏi cháu bị ngã xe máy chấn thương sọ não,chân tay bên trái cháu bị yếu.Bây giờ đã đi làm trở lại.Nhưng cứ gặp người lạ hay người nhìn mình là cháu lại mất bình tĩnh,chân tay co cứng lại.Bây giờ phải điều trị như nào ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Theo những gì bạn mô tả thì có thể bạn đang gặp chấn thương tâm lý xuất phát từ việc bị tai nạn khá nặng (rối loạn stress sau sang chấn). Tuy nhiên, theo chúng tôi trước tiên bạn cần tới gặp một bác sỹ chuyên khoa tâm thần để được thăm khám, kiểm tra kĩ càng và từ đó mới có hướng điều trị thích hợp.
        Chúc bạn manh khỏe,

    16. Duong ngoc đã bình luận

      Bs. E khong biet e bi benh gi ma sao dau oc em hay cang thang va hay co suy nghi minh gan chet vay do. Mong bs giup em voi

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn có một số biểu hiện của bệnh rối loạn lo âu (lo lắng, cảm giác có điều tồi tệ sắp xảy đến). Tuy nhiên, chỉ với hai triệu chứng trên chưa đủ để kết luận chính xác tình trạng của bạn. Bạn thử tham khảo một bài trắc nghiệm kiểm tra tình trạng của mình: https://benhlytramcam.vn/dass-21/
        Theo chúng tôi tốt hơn hết bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám trực tiếp và điều trị sớm nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!