Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 25 Jul 2023 01:35:57 +0000 vi hourly 1 Chia sẻ của BTV Nguyễn Diệp Chi về trầm cảm sau sinh https://benhlytramcam.vn/chia-se-cua-btv-nguyen-diep-chi-ve-tram-cam-sau-sinh-1883/ https://benhlytramcam.vn/chia-se-cua-btv-nguyen-diep-chi-ve-tram-cam-sau-sinh-1883/#respond Tue, 30 Oct 2018 08:21:55 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1883 Đọc câu chuyện về một bà mẹ bị trầm cảm sau sinh, ôm con nhảy cầu tự tử mà cứ bị ám ảnh mãi. Xót xa khi nhìn những dòng chia sẻ của bạn bè, người thân về việc đôi bạn trẻ ấy đã từng là thần tượng trong mắt nhiều người về tài năng, về ý chí phấn đấu vươn lên. Họ từng có một tình yêu rất đẹp và cuộc sống yên ấm khi về chung một mái nhà…Thế mà, kết cục lại phải chia lìa đôi ngả âm – dương, để lại nỗi đau không cách gì nguôi được. Người mẹ xấu số sinh năm 1993 và đứa bé kháu khỉnh chỉ vừa tròn 7 tháng.

Nhiều người mắng nhiếc thậm tệ người mẹ trẻ, họ chì chiết, đay nghiến, thản nhiên buông những lời cay độc, thậm chí còn phóng tác, dựng chuyện dù chẳng phải người thân, người quen gì với gia đình nạn nhân. Vì không ai trong số họ từng mang nặng đẻ đau một hình hài nên họ cho rằng mình có quyền phán xét. Buồn là trong đó, có rất nhiều gã đàn ông sắp sửa làm chồng, hoặc đã làm bố đến nơi. Vì xã hội vẫn còn chỉ trích, đổ lỗi hoàn toàn cho nạn nhân, vì những người xung quanh vẫn còn thờ ơ, hững hờ với những biểu hiện cực kỳ dễ thấy của một người mẹ trầm cảm sau sinh nên mới ngày càng có nhiều câu chuyện đau lòng như vậy. Không ví dụ xa xôi, bạn tin không, chính người mẹ đang ngồi gõ những dòng này, cách đây hơn 6 năm, tay đã từng vịn vào lan can tầng thứ 11 của ban công nhà mình, trong đầu chỉ có một ý nghĩ là cắm đầu mà nhảy xuống. Giữa những ngày chăm con trong nỗi đơn côi và giữa lúc chống chọi với nỗi đau tột cùng chẳng thể nói cùng ai được. Khi ấy, chẳng thiết gì, chỉ muốn chết. Mình có lẽ đã may mắn hơn nhiều người phụ nữ khác, khi ý nghĩ về con, về cuộc sống cô quạnh của con khi không có mẹ – đã đủ mạnh để níu mình ở lại, tiếp tục chiến đấu với cuộc đời chứ không hèn nhát trốn chạy. Bước từ ban công vào nhà, nhìn con nằm đó, bé bỏng, non nớt, mắt nhắm nghiền say ngủ, ngây thơ chẳng biết mẹ nó vừa trải qua điều gì, thì một người mẹ sao có thể nỡ rời xa…

Chúng ta ko thể cắt nghĩa, cũng đừng cố giải thích lý do gì một người mẹ bị trầm cảm nặng, quyết định ôm con tự vẫn. Có lẽ khi ấy, chẳng thể nghĩ nổi điều gì thông suốt, chỉ là thấy bế tắc, cùng đường, bất lực, cô đơn, là thấy bị bỏ rơi, bỏ lại một mình, chẳng còn lối thoát nào – ngoài cái chết. Hơn 40% bà mẹ gặp triệu chứng trầm cảm sau sinh đều có xu hướng muốn tự kết liễu đời mình. Họ không muốn người thân như bố mẹ, chồng, con khổ, muốn kéo người thân đi cùng nên sẽ chọn cách tự tử cùng con hoặc sát hại người thân trước rồi mới tự sát. Các bác sĩ tại Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai từng điều trị cho một bà mẹ tại Hà Nội bị trầm cảm sau sinh rất nặng, thường xuyên có ý định tự tử cùng con. Khi không ai để ý, người mẹ lấy dây điện quấn quanh người 2 mẹ con rồi cắm điện tự tử. Gia đình phát hiện ngay sau đó nhưng đứa trẻ 3 tháng đã tử vong, người mẹ được chuyển vào bệnh viện cấp cứu, sống sót, sau đó điều trị trầm cảm tại Viện Sức khoẻ tâm thần nhiều tháng ròng. Bệnh có thể được chữa khỏi nhưng nỗi đau mất con, nỗi ám ảnh dằn vặt vì chính tay mình sát hại sinh linh bé bỏng có lẽ sẽ đeo bám người mẹ ấy mỗi phút còn sống trên đời.

Đến giờ, vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào chỉ dẫn nguyên nhân cụ thể của căn bệnh trầm cảm sau sinh. Nhưng bạn cứ tưởng tượng mà xem. Trải qua ca vượt cạn đau đớn kiệt quệ thế, khi vết rạch, vết khâu dài vẫn còn tứa máu, có người mẹ nào được nghỉ ngơi quá một ngày? Họ lao vào cuộc chăm con với tất cả sinh lực mình có, với niềm hạnh phúc tràn trề của người lần đầu làm mẹ. Nhưng họ chỉ có thể sung sức trong những ngày đầu tiên thôi. Con khóc, con quấy, con không bú sữa, không chịu hợp tác, chưa kể con ốm bệnh hàng tuần, hàng tháng triền miên. Ai chăm nào? Ngoài mẹ. Có những người phụ nữ đã gần như không ngủ, thậm chí bỏ bữa để chăm con. Họ gắng gượng làm tất cả vì con cho đến khi kiệt sức, không chỉ ở thể trạng mà còn kiệt quệ về tinh thần. Nếu có người thân, gia đình, đặc biệt là người chồng bên cạnh quan tâm, chăm sóc, đồng hành, sẻ chia thì còn đỡ. Nếu phải một mình gồng lên tất cả thì sức nào chịu thấu. Chưa kể, vất vả là thế, mệt nhọc là thế mà vẫn phải nghe những lời bấc tiếng chì vào ra, thậm chí cả sự lên mặt nạt nộ của những người cùng chung sống. Chưa kể phải chứng kiến những hành động vô tâm đến thớ lợ của những gã chồng đang tập-làm-đàn-ông. Bạn tưởng tượng tiếp xem, một người phụ nữ sinh con còn đỏ hỏn trong tay, ngày đêm một mình còm cõi chăm con, cho chồng yên tâm đi làm, không bị gián đoạn công việc, thế rồi một ngày biết được rõ mười mươi sự thực là chẳng có công to việc nhớn gì bận rộn đến thế, chẳng qua anh chồng đã có nhân tình bên ngoài. Nghĩa là khi người mẹ vò võ ôm con, khi những đớn đau trên thân thể vẫn chưa lành thì bố đứa trẻ đã mải mê với những cuộc vui bên một người đàn bà mới. Bạn thử đặt mình vào vị trí người mẹ bất hạnh đó đi. Nếu sau đó họ có nghĩ quẩn làm gì thì với mình, cũng đều là đáng thương hơn đáng trách…

Bất kỳ phụ nữ nào sau khi vượt cạn sinh con đều có thể bị trầm cảm, tuỳ mức độ nặng nhẹ, tuỳ hoàn cảnh xung quanh quyết định trạng thái đó có tiến triển thành bệnh hay không. Với những biểu hiện bên ngoài rõ ràng, chỉ cần người chồng và những người cùng chung sống trong gia đình chịu khó quan sát là biết ngay vợ mình, con/em mình đang trải qua giai đoạn nào (có 3 giai đoạn chính mesumo sẽ đề cập ở phần sau). Nhưng, nhiều người vẫn còn quá thờ ơ với những biểu hiện đó, thậm chí còn mặc định việc phụ nữ sau sinh dễ khóc, dễ cười, dễ nổi cáu hay lú lẫn là điều đương nhiên, có gì mà phải ngợi. Đừng so sánh phụ nữ thời xưa với thời nay, văn minh tiến bộ nhân loại đã đi xa bao nhiêu dặm dài để bây giờ bạn vẫn ngồi so những con người sống trong những thời đại hoàn toàn khác nhau? Chưa kể một số người còn dớ dẩn, ấu trĩ cho rằng hội chứng này là một dạng tự vơ vào, huyễn hoặc, chứ không hề có thật (???).

Ừ, nhưng mấy cái chết oan uổng kia là thật cả đấy.

Khi một sinh linh chào đời, người ta thường chỉ quan tâm nhiều đến đứa trẻ, cưng nựng, âu yếm, chiều chuộng hết sức mà quên mất người đã 9 tháng 10 ngày mang nặng, rồi trải qua cuộc vượt cạn đau đớn cho hình hài ấy vẹn nguyên đến với cuộc đời. Nếu bạn là đàn ông, bạn vừa có được diễm phúc làm bố, hãy thật trân trọng người phụ nữ bên cạnh bạn, hãy yêu thương nhiều hơn và nhiều hơn nữa, hãy quan tâm, sẻ chia bằng hết con tim mình. Khi ấy đừng rạch ròi phân định đàn ông làm việc đại sự, đàn bà cứt đái bỉm sữa, mà việc gì làm được – hãy tự giác, tự nguyện, chủ động và hăng hái làm, cho vợ mình được nghỉ ngơi phút nào hay phút ấy. Mỗi ngày chỉ cần nghe những hỏi han ân cần “em ổn không? em thấy trong người thế nào? anh giúp em việc này nhé” cùng những hành động quan tâm tận tình, ấm áp thì cơn trầm cảm có lạnh lùng đến mấy cũng phải tan chảy theo thời gian thôi. Phụ nữ sau sinh đã xấu xí lại thêm cả khó chiều, một việc nhỏ nhặt cũng khiến họ cáu bẳn, giận giữ, lải nhải mãi không thôi. Đúng là thế thật. Nhưng, họ đã mang đến cho bạn một thiên thần xinh xắn, lật giở đời bạn sang một trang mới tinh, trao cho bạn cái quyền làm bố thiêng liêng, mang đến cho cả đại gia đình niềm vui không gì sánh được, thì mấy biểu hiện nhỏ nhặt kia có đáng gì đâu? Hãy cứ cười xoà, hãy cứ xin lỗi kể cả khi bạn không hề có lỗi nếu người phụ nữ mới sinh bên bạn càu nhàu… Chẳng thiệt gì cũng chẳng mất mát cái nào cả hai chữ đàn ông danh giá đâu. Thật! Phụ nữ sau sinh có thể lú lẫn mà quên đi nhiều thứ nhưng họ sẽ ghi lòng tạc dạ từng khoảnh khắc đau đớn, khó khăn trong cuộc đời mà người chồng vẫn ở bên cạnh, tay nắm chặt tay để sau này bù đắp cho bạn đấy. Những lời không hay, những hành động vô tâm của người ngoài thì có thể nín, có thể nhịn, có thể “sao cũng được”, nhưng nếu điều ấy đến từ người đầu gối tay ấp – trong những tháng ngày rất cần có nhau thì quả thực là thất vọng nhiều lắm, đàn ông à. Thất vọng chất chồng sẽ thành tuyệt vọng. Khi ấy, một đứa trẻ ra đời ngỡ là mở ra tương lai rạng ngời nhưng thực tế, lại khiến tất cả đóng sầm sau cánh cửa bế tắc.

Chuyện nhà người, mình không tỏ tường, không dám phán xét nhưng đọc những câu chuyện mình biết, từ những tình tiết được kể lại, phần lớn các trường hợp trầm cảm sau sinh tránh được tình huống xấu nhất, sản phụ đều đang ở nhà bố mẹ đẻ, được phát hiện và cứu chữa kịp thời. Triệu chứng này cũng ít gặp ở những bà mẹ đơn thân, quyết định chủ động một mình sinh con… Mình chỉ nói vậy thôi, còn lại tuỳ người đọc nghĩ.

Các bạn gái cũng hãy cân nhắc thật kỹ càng trước khi quyết định làm mẹ. Hãy sinh con khi và chỉ khi đã đủ trưởng thành, chín chắn, khi đã nhận thức rõ ràng về những mối quan hệ xung quanh, khi đã hiểu tường tận về trách nhiệm phải gánh vác, khi đã tôi rèn cho mình bản lĩnh để sẵn sàng đón nhận giông gió cuộc đời. Làm mẹ hạnh phúc lắm, nhưng đó chỉ là đích đến sau khi đã can đảm vượt qua muôn vàn khó khăn. Hãy trang bị cho mình một vốn sống thật đầy đặn, những sở thích thật phong phú để khi buồn thì có thứ mà vịn vào. Hãy sống tốt để có nhiều bạn tốt. Bạn tốt nhất định sẽ không bỏ rơi khi ta gặp hoạn nạn, khó khăn. Hãy tập chia sẻ nhiều hơn với gia đình, đừng như mình, chỉ tâm sự những lúc vui còn nỗi buồn thì giấu kín. Chồng thực ra cũng chỉ là người đàn ông xa lạ mình yêu rồi quyết định sống chung chứ máu mủ ruột rà như bố mẹ, anh chị em mới là không gì chia cắt được. Nếu buồn, nếu không hạnh phúc, hãy trở về nhà, trở về bên vòng tay của bố mẹ, rồi ngẩng thật cao đầu mà nuôi con khôn lớn. Mỗi người sẽ hạnh phúc theo cách mình chọn, đừng cố hạnh phúc theo cách số đông chọn cho mình.

Và các ông bố, bà mẹ ạ, khi cô con gái bất hạnh chẳng may một ngày ôm đứa bé thất thểu trở về từ cuộc hôn nhân thất bại thì xin hãy rộng cửa đón vào, đừng sợ dèm pha, đừng sợ mất danh dự. Bỏ con, bỏ cháu, thậm chí đuổi máu mủ ruột rà ra đi khi ấy mới thực là hành động đáng hổ thẹn. Vỗ về con cháu xong, hôm sau hãy nghĩ tới chuyện tính sổ thằng con rể … zỏm đã từng thề thốt hứa hẹn trăm năm, lúc đưa con mình đi thì kéo cả đoàn người ồn ã, đến khi về thì bỏ mặc con mình lủi thủi lạnh giá trong đêm.

Những thằng đàn ông như thế – thực ra là vứt được rồi, chẳng phải tiếc gì đâu, các mẹ ạ.

———

Khi phụ nữ bị trầm cảm sau sinh, mọi diễn biến cảm xúc đều được đẩy lên ở mức độ cao hơn bình thường. Nổi lên là cảm giác bất an thường trực và nỗi sợ bị bỏ lại một mình. Có khi đang ngồi bình thường đó mà nước mắt cứ tứa ra lã chã. Hầu hết các sự việc đều bị họ nhìn nhận theo xu hướng tiêu cực. Các nhà tâm thần học đã chỉ rõ trầm cảm sau sinh trải qua các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng hoặc có thể tiến triển nhanh đến mức độ rất nặng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện của sản phụ. Nhẹ nhất là trạng thái khóc lóc và ủ rũ (hội chứng Baby blues), trầm cảm sau sinh (Postpartum Major Depression) và cuối cùng là rối loạn tâm thần sau sinh (Postpartum Psychosis). Dưới đây là những thông tin khoa học về các giai đoạn trầm cảm sau sinh được mesumo tổng hợp từ Tạp chí Sức khoẻ và đời sống. Thiết tha mong mọi người, nhất là những anh chồng, những ông bố trẻ kiên nhẫn đọc hết và nhớ kỹ để giúp đỡ, bảo vệ người mẹ của con mình.

Trạng thái ủ rũ, khóc lóc (baby blues)

Đây là trạng thái mà mẹ nào cũng từng trải qua. Nếu nó kéo dài đến hơn hai tuần thì hội chứng baby blues lúc này có thể đã chuyển sang hội chứng trầm cảm sau sinh. Trạng thái này chưa gọi là bệnh và không cần điều trị, chỉ cần sản phụ được nghỉ ngơi; nhận được sự hỗ trợ, quan tâm đủ đầy từ phía gia đình và bạn bè, nếu được kết nối với các bà mẹ khác thì càng tốt.

Hội chứng trầm cảm sau sinh (Postpartum Major Depression)

Hội chứng trầm cảm sau sinh chiếm khoảng 10% ở các bà mẹ mới sinh, hội chứng này có xu hướng phát triển sau 3 tuần và lâu hơn. Trong đó, rối loạn cảm xúc (Mood Disorders) thể hiện rõ nét và kéo dài nhất.

Các triệu chứng thường gặp là hay khóc, sự thiếu tập trung, khó khăn trong việc đưa ra các quyết định, cảm giác thiếu tự tin, buồn chán và xuất hiện ý nghĩ tự tử. Ngoài ra, còn có các triệu chứng tương tự như trong bệnh suy chức năng tuyến giáp, bao gồm: nhạy cảm với không khí lạnh, suy nghĩ chậm chạp, mệt mỏi, da khô, táo bón…

Những sản phụ có các triệu chứng của hội chứng trầm cảm sau sinh thường được điều trị bằng liệu pháp tâm lý, uống thuốc chống trầm cảm. Nếu kiên trì và điều trị hợp lý, hội chứng trầm cảm sau sinh thường khỏi trong vòng 6 tháng. Một số trường hợp nếu không tuân thủ quy tắc điều trị của bác sĩ, bệnh sẽ tái phát và diễn biến bệnh sẽ kéo dài hơn và trở thành hội chứng loạn thần sau sinh (Postpartum Psychosis).

Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh (Postpartum Psychosis)

Hội chứng này đôi khi còn được gọi là loạn thần sản khoa hoặc là trầm cảm loạn tâm thần sau sinh, thường gặp 1-2 trường hợp trên 1.000 phụ nữ.

Hội chứng này dễ gặp hơn ở những phụ nữ có tiền sử bản thân hoặc người thân trong gia đình có rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc bệnh tâm thần phân liệt. Hầu hết các trường hợp sẽ bắt đầu trong vòng 2 tuần đầu tiên sau khi sinh và chiếm tỷ lệ cao nhất ở 1-3 tháng tiếp theo. Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh có thể xuất hiện sớm với các dấu hiệu như kích động, lú lẫn và có vấn đề về trí nhớ, hay cáu kỉnh, mất ngủ và lo lắng. Các triệu chứng muộn hơn của hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh bao gồm: hoang tưởng, ảo giác, có những hành vi bất thường và xa lánh mọi người, đặc biệt là không quan tâm hoặc gây tổn thương cho chính bản thân và đứa trẻ.

Với những người có hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh: đòi hỏi bắt buộc phải được đưa đến các bệnh viện tâm thần hoặc các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần để điều trị nội trú. Những bệnh nhân này sẽ được điều trị phối hợp các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần và các thuốc chỉnh khí sắc. Những bệnh nhân có hội chứng loạn tâm thần sau sinh nếu không đáp ứng với thuốc thì liệu pháp shock điện (Electroconvulsive therapy) sẽ được áp dụng nhằm kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh.

Nguồn Facebook: BTV Nguyễn Diệp Chi

]]>
https://benhlytramcam.vn/chia-se-cua-btv-nguyen-diep-chi-ve-tram-cam-sau-sinh-1883/feed/ 0
Thuốc chống trầm cảm có dùng được cho phụ nữ cho con bú? https://benhlytramcam.vn/thuoc-chong-tram-cam-co-dung-duoc-cho-phu-nu-cho-con-bu-1160/ https://benhlytramcam.vn/thuoc-chong-tram-cam-co-dung-duoc-cho-phu-nu-cho-con-bu-1160/#comments Thu, 20 Sep 2018 09:41:59 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1160 Trầm cảm là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng và phụ nữ sau sinh là một trong những đối tượng dễ mắc phải trầm cảm (chứng trầm cảm sau sinh). Một vấn đề được đặt ra là những người mẹ sau khi sinh liệu có thể sử dụng thuốc điều trị trầm cảm không, khi mà họ đang còn nuôi con bằng sữa mẹ?

Thuốc chống trầm cảm có dùng được cho phụ nữ cho con bú? 1

Trầm cảm sau sinh là chứng bệnh rất đáng lưu tâm

Hầu hết các bà mẹ sau khi sinh đều trải qua hội chứng “baby blues”, là một trạng thái cảm xúc dễ thay đổi, dễ bị tổn thương, khóc lóc, buồn bã. Trạng thái này xuất hiện do có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố, miễn dịch của cơ thể, hoàn cảnh sống thay đổi…Hội chứng “baby blues” rất phổ biến và thường chỉ ảnh hưởng tới người mẹ trong một thời gian ngắn, xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 4 sau sinh và có thể tự biến mất sau 1-2 tuần. Nhưng nếu người phụ nữ lại không nhận được sự quan tâm, giúp đỡ thích hợp từ người chồng, từ gia đình, bị áp lực nuôi con, hoàn cảnh khó khăn…thì rất dễ dẫn tới chứng trầm cảm. Theo thống kê, có khoảng 14% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh.

Hậu quả của trầm cảm sau sinh không chỉ khiến người mẹ mất khả năng gắn kết với đứa con mà thậm chí còn có thể dẫn tới những suy nghĩ, hành vi tiêu cực làm tổn hại bản thân và những người xung quanh. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đứa con của những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cũng bị ảnh hưởng tâm lý lâu dài. Như vậy, việc nhân rộng hiểu biết của cộng đồng về chứng bệnh này là vô cùng cần thiết để kịp thời can thiệp, giúp đỡ những trường hợp mắc trầm cảm sau sinh.

Thuốc chống trầm cảm có ảnh hưởng tới em bé bú sữa không?

Có 2 phương pháp chính trong điều trị trầm cảm đó là tâm lý trị liệu và sử dụng thuốc. Mặc dù phương pháp điều trị tâm lý cũng được chứng minh là có hiệu quả, tuy nhiên việc áp dụng trong thực tế lại gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, lựa chọn sử dụng thuốc cần được cân nhắc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú cũng không đơn giản, chúng ta cần phải xem xét nhiều yếu tố. Một trong những băn khoăn lớn nhất của các bà mẹ đó là con của họ liệu có bị ảnh hưởng gì bởi thuốc chống trầm cảm trong thời gian bú sữa mẹ hay không.

Các nghiên cứu đã được tiến hành chủ yếu xem xét ảnh hưởng của nhóm thuốc chống trầm cảm mới là SSRIs và SNRIs. Phần lớn thuốc chống trầm cảm này đều bài tiết qua sữa mẹ nhưng với nồng độ rất thấp, đa số điều dưới 10% so với liều người mẹ sử dụng. Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, ngưỡng giới hạn dưới 10% được coi là có thể chấp nhận.

Theo dữ liệu nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và thực hành lâm sàng đưa ra lời khuyên:

  • Thuốc chống trầm cảm ưu tiên lựa chọn đối với phụ nữ cho con bú là Sertraline Paroxetine vì lượng thuốc bài tiết qua sữa mẹ và hấp thu vào trẻ sơ sinh thấp nhất trong số các thuốc chống trầm cảm hiện có, được coi là an toàn đối với trẻ bú mẹ.
  • Thuốc không nên dùng: Fluoxetin, Citalopram, Venlafaxine
Tên thuốc Số cặp mẹ/con được nghiên cứu Liều lượng trẻ sơ sinh tuyệt đối (mg / d) Liều trẻ sơ sinh tương đối (%) Nồng độ huyết tương trẻ sơ sinh tuyệt đối (ng / ml) Nồng độ huyết tương trẻ sơ sinh tương đối (%)
SSRIs (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin)
Citalopram 8012 0.14 3-10 Không đủ điều kiện Lên đến 10
Escitalopram 12 0.04 3-6 < 5 < 4
Fluoxetine 149 0.14 <12 Lên đến 100 Lên đến 80
Fluvoxamine 12 0.12 <2 Không phát hiện
Paroxetine 119 0.03 0.5-3 Không phát hiện
Sertraline 145 0.04 0.5-3 Không phát hiện
Thuốc chống trầm cảm khác
Venlafaxine 23 0.50 6-9 Lên đến 40 Lên đến 30
Duloxetine 6 <0,03 <1 Không phát hiện
Reboxetine 4 0.03 1-3 <5 <2
Bupropion11 20 0.20 2 Không phát hiện
Mirtazapine 11 0.04 0.5-3 0.2 <1

Bảng: Nồng độ thuốc trong sữa mẹ và  nồng độ thuốc chống trầm cảm trong huyết thanh trẻ sơ sinh sau khi bú sữa mẹ

Với phụ nữ sau sinh mắc trầm cảm nên đọc bài viết: Phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh

Các khuyến cáo trong điều trị trầm cảm ở phụ nữ cho con bú

Mặc dù chúng ta có những nghiên cứu về thuốc chống trầm cảm sử dụng trên phụ nữ cho con bú nhưng dữ liệu còn giới hạn, chưa có nghiên cứu để theo dõi, đánh giá đủ lớn và lâu dài. Do đó, việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm cho phụ nữ cho con bú vẫn cần thận trọng và dưới đây là các quy tắc được đề xuất:

  1. Lựa chọn điều trị cần được phân tích lợi ích so với rủi ro: nguy cơ nếu không được điều trị; nguy cơ và lợi ích của việc điều trị; nguy cơ và lợi ích từ việc cho bú sữa mẹ.
  2. Cung cấp cho bệnh nhân đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh và rủi ro / lợi ích của các phương pháp điều trị để bệnh nhân đưa ra quyết định.
  3. Các liệu pháp không dùng thuốc, chẳng hạn như tâm lý trị liệu nên được coi là lựa chọn đầu tay để điều trị trầm cảm sau sinh mức độ nhẹ đến trung bình.
  4. Thuốc chống trầm cảm (đơn độc hoặc kết hợp với liệu pháp không dùng thuốc) nên được xem xét cho những phụ nữ bị trầm cảm ở mức độ từ trung bình đến nặng hoặc không tiếp nhận điều trị tâm lý.
  5. Việc lựa chọn thuốc chống trầm cảm cụ thể nên dựa trên các yếu tố lâm sàng, đặc biệt là các phương pháp điều trị hiệu quả trước đó.
  6. Sertraline hoặc Paroxetine là lựa chọn đầu tay cho những trường hợp phụ nữ mắc trầm cảm lần đầu tiên.
  7. Thuốc chống trầm cảm nên được bắt đầu ở liều thấp nhất có hiệu quả và tăng dần.
  8. Đơn trị liệu được ưu tiên.
  9. Cần theo dõi tình trạng lâm sàng của bà mẹ và trẻ sơ sinh, đặc biệt là đối với trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
  10. Không nhất thiết phải theo dõi nồng độ thuốc trong máu trẻ sơ sinh.

Các khuyến cáo trong điều trị trầm cảm ở phụ nữ cho con bú 1

Có biện pháp bổ trợ nào an toàn không?

Như đã đề cập, sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú là biện pháp cuối cùng nếu như các phương pháp trị liệu khác không đem lại hiệu quả. Ngoài tâm lý trị liệu, hiện nay chúng ta còn có thêm một lựa chọn khác đó là sử dụng các men vi sinh chứa các chủng probiotics đặc biệt có tác động trên sức khỏe tâm thần (còn gọi là psybiotics).

Chúng ta vẫn thường quen sử dụng men vi sinh (probiotics) cho các vấn đề ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các nhà nghiên cứu nhận thấy một số chủng vi khuẩn có lợi ở đường ruột có thể tác động tích cực lên chức năng của não bộ thông qua nhiều cơ chế như qua dây thần kinh phế vị, tăng tổng hợp tryptophan là tiền chất của các chất dẫn truyền thần kinh, tăng cường chức năng hàng rào biểu mô ruột non, giảm các yếu tố gây viêm thần kinh…Trên cơ sở đó, người ta đã tạo ra một hỗn hợp các chủng lợi khuẩn có tác động nổi bật trên chức năng não bộ gọi là Ecologic Barrier. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy khi bổ sung hỗn hợp lợi khuẩn Ecologic Barrier này, các triệu chứng lo âu, trầm cảm ở mức độ vừa và nhẹ được cải thiện rất tốt. Hơn thế nữa, lợi khuẩn đường ruột lại là chế phẩm an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú nên đây có thể là một lựa chọn tốt cho các bà mẹ để giúp giảm các triệu chứng rối loạn lo âu, trầm cảm trước và sau sinh.

Có biện pháp bổ trợ nào an toàn không? 1

Ecologic Barrier là công thức chứa các chủng lợi khuẩn có tác động nổi bật trên chức năng não bộ

Ngoài ra, một số phương pháp như thiền, yoga, hoạt động thể thao, tham gia hội nhóm cũng là những biện pháp hữu ích bạn có thể thử.

DS. Hoàng Hải

Hiệu đính: BS. Lê Đình Phương

Trưởng khoa nội tổng quát & YHGĐ – Bệnh viện FV

Nguồn tham khảo: Jan Oystein Berle, Olav Spigset. Antidepressant Use During Breastfeeding. Curr Womens Health Rev. 2011 Feb; 7(1): 28–34.

]]>
https://benhlytramcam.vn/thuoc-chong-tram-cam-co-dung-duoc-cho-phu-nu-cho-con-bu-1160/feed/ 8
Vượt qua trầm cảm sau sinh – niềm vui khó tả https://benhlytramcam.vn/vuot-qua-tram-cam-sau-sinh-660/ https://benhlytramcam.vn/vuot-qua-tram-cam-sau-sinh-660/#respond Thu, 13 Sep 2018 02:09:54 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=660 Câu chuyện của tôi

Là một người có công việc ổn định, một gia đình hạnh phúc tôi cứ ngỡ rằng mình sẽ không bao giờ mắc phải chứng trầm cảm. Thế nhưng không ai có thể lường trước được mọi việc sẽ xảy ra với mình như thế nào. Nếu như trước đây, cuộc sống của tôi chỉ là hằng ngày đi làm tối về ngồi bên mâm cơm cùng chồng chia sẻ đủ chuyện thì sau khi sinh mọi thứ dường như đảo lộn. Những áp lực trong việc chăm sóc con khiến tôi vô cùng căng thẳng. Những khó khăn bực dọc lâu ngày làm tôi trở thành một người hay cáu gắt lúc nào không hay. Cứ tưởng rằng đó cũng chỉ là những cảm xúc thoáng qua do lần đầu được làm mẹ. Nhưng không! điều đó ngày càng tồi tệ hơn khiến tôi cũng chẳng còn thời gian chăm sóc cho mình mà còn chán ghét bản thân hơn hẳn. Tôi đã mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Thế nhưng, khi mọi thứ vẫn đang quay cuồng và trở nên mất phương hướng thật may mắn bên tôi vẫn có gia đình.  Nhất là chồng – anh đã giúp tôi rất nhiều trong khoảng thời gian ấy để tìm về với con người trước đây và để trở thành một người mẹ chín chắn. Vậy nên vượt qua trầm cảm sau sinh là niềm vui khó tả…

Câu chuyện của tôi 1

Lời khuyên dành cho bạn

Hãy tìm hiểu về trầm cảm trước khi sinh

“Chẳng cần đến khi sinh con, lo lắng với những vấn đề của bé mới bắt đầu tìm hiểu mà ngay từ lúc biết tin “hai vạch” chúng mình đã phải sẵn sàng tâm lý làm mẹ rồi đấy!”. Mình từng bị trầm cảm sau khi sinh em bé đầu lòng, bối rối lắm thậm chí có những lúc cực kỳ hoảng loạn chỉ vì một vấn đề bé tẹo như con bị nổi rôm sảy, con trớ sữa mà chẳng biết phải xử lý làm sao. Bản thân lúc nào cũng cảm thấy áp lực, không dám ăn, chẳng dám ngủ vì sợ con sẽ gặp chuyện chẳng lành thế là người càng suy nhược mệt mỏi, suốt ngày đờ đẫn chẳng buồn nói chuyện với ai…Mẹ Thu Hà chia sẻ.

Đừng bao giờ chờ đợi căn bệnh tìm đến với ta mà hãy tìm cách để phòng tránh nó. Tìm hiểu trước những kiến thức về bệnh trầm cảm, kiến thức chăm em bé cũng như chế độ dinh dưỡng sẽ giúp các mẹ chủ động hơn với sức khỏe và tâm lý của mình sau khi vượt cạn.

Sẵn sàng đối mặt

Việc sinh nở và chăm sóc con cái là thiên chức mà tất cả những người làm mẹ trên thế giới này đều đã trải qua. Thế nên hãy hiểu rằng, đó là chuyện bình thường, bởi xung quanh bạn rất nhiều phụ nữ khác cũng làm được thì tại sao bản thân mình lại lại không.

Điều thứ 2, chúng ta cần phải hiểu rõ rằng trầm cảm không được coi là “bệnh điên” như suy nghĩ kỳ thị của nhiều người. Nó cũng chỉ là một dạng bệnh lý như nhiều loại bệnh khác và đều có phương pháp điều trị cụ thể. Nếu ở giai đoạn sớm, việc điều trị có thể nói là khá đơn giản và bệnh nhân có thể hoàn toàn không cần phải can thiệp bằng thuốc. Điều quan trọng là tâm lý sẵn sàng đối mặt và phát hiện sớm những biểu hiện bất thường của bản thân có liên quan đến chứng trầm cảm. Tuy nhiên, đáng lo ngại là hiện nay nhiều chị em phụ nữ vẫn chưa nhận thức được, thậm chí là giấu kín cảm giác trầm cảm sau sinh mà họ đang trải qua, tự cô lập bản thân mình.

Sự hỗ trợ của gia đình và nỗ lực của bản thân

Chồng và gia đình là những người hỗ trợ tốt nhất, nhưng chính bản thân bạn mới là người có thể tự giúp mình vượt qua trầm cảm. Nếu chúng ta để bản thân bị đánh gục trước những cảm xúc tiêu cực mà không cố gắng đứng dậy thì mọi sự giúp đỡ đều trở nên vô ích. Nguy hiểm hơn, các chuyên gia cũng cho biết rằng, chính người chồng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chứng trầm cảm sau sinh.

Nếu người phụ nữ được gia đình và người thân quan tâm kịp thời thì đây cũng có thể được coi là biện pháp thay thế cho trị liệu tâm lý tại nhà rất hiệu quả.

Vì thế, những nhiệm vụ đơn giản mà gia đình có thể giúp bạn có thể là san sẻ công việc nhà, cùng nhau chia sẻ những buồn vui áp lực. Điều quan trọng là người phụ nữ được thoải mái nói ra nỗi lòng của họ để không phải kìm nén và giấu vào trong những đau khổ của mình.

Hãy hình dung về sự lớn lên khỏe mạnh của con cái

Không có gì hạnh phúc hơn khi được thấy con của bạn lớn lên và khỏe mạnh từng ngày. Con cái chính là chính là thành quả từ tình yêu và sự hy sinh của bạn.

Vì thế, hãy kết nối với bạn bè của bạn hay những người mẹ khác để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và dạy dỗ con cái. Họ sẽ có thể giúp bạn vững vàng hơn để trở thành một người mẹ và vượt qua trầm cảm sau sinh dễ dàng.

Thu Phương

]]>
https://benhlytramcam.vn/vuot-qua-tram-cam-sau-sinh-660/feed/ 0
Điều trị trầm cảm sau sinh https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-sau-sinh-830/ https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-sau-sinh-830/#respond Fri, 07 Sep 2018 02:33:31 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=830 Không ít các trường hợp đau lòng xảy ra khi những bà mẹ trẻ tự tay sát hại đứa con của chính mình đang cảnh báo chúng ta về một căn bệnh nguy hiểm mang tên TRẦM CẢM SAU SINH.

Thực tế trầm cảm sau sinh không phải là một bệnh hiếm gặp. Theo thống kê có ít nhất 24% các bà mẹ bị trầm cảm trước và sau sinh. Tuy nhiên, hầu như trầm cảm sau sinh không được gia đình phát hiện ra cho tới khi xảy ra những hậu quả đau lòng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trầm cảm sau sinh, cách phát hiện và điều trị căn bệnh này.

Làm thế nào để nhận biết trầm cảm sau sinh?

Hầu hết phụ nữ sau khi sinh nở đều trải qua hội chứng “baby blues”, là những thay đổi về mặt tâm trạng trong những ngày mới sinh. Người mẹ có thể thay đổi tâm trạng đột ngột, đang từ rất hạnh phúc sang rất buồn, có thể khóc mà không có lí do, mất kiên nhẫn, bồn chồn, cô đơn, buồn bã. Tình trạng này có thể tự hết mà không cần can thiệp nhưng nếu chúng kéo dài trên 2 tuần thì cần cảnh giác với chứng trầm cảm sau sinh.

Làm thế nào để nhận biết trầm cảm sau sinh? 1

Trầm cảm thường xuất hiện sau khi sinh được lý giải do cơ thể người mẹ có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố, miễn dịch…dễ dẫn tới suy sụp, trầm cảm. Bên cạnh đó, áp lực nuôi con, khó khăn tài chính hoặc sự thờ ơ, thiếu quan tâm của người chồng, yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân của trầm cảm sau sinh. Rất khó để người trong cuộc có thể ý thức được bản thân đang gặp phải vấn đề với trầm cảm. Nguy hiểm hơn nữa là những bà mẹ mắc trầm cảm sau sinh có thể bị rối loạn tâm thần, ám ảnh, hoang tưởng dẫn tới hành vi tiêu cực như tự tử hoặc ra tay sát hại chính con của mình. Chính vì vậy, sự quan tâm, thấu hiểu, hỗ trợ của gia đình là rất cần thiết để phòng tránh và phát hiện, can thiệp sớm đối với trầm cảm sau sinh.

Người bị trầm cảm sau sinh có thể có những dấu hiệu sau:

  • Buồn bã, cảm giác cô đơn và tiêu cực kéo dài
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, không làm chủ được cảm xúc
  • Cảm thấy khó khăn để gắn kết với con
  • Rối loạn ăn uống
  • Mất hứng thú
  • Có ý nghĩ tự làm hại mình hoặc em bé

Khi thấy những biểu hiện trên kéo dài từ 2 tuần, việc cần làm đầu tiên của những người thân trong gia đình là đưa người mẹ đi thăm khám bác sỹ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Thông qua hỏi triệu chứng và một vài xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý có biểu hiện tương tự (chẳng hạn suy giáp), bác sỹ có thể chẩn đoán chứng trầm cảm sau sinh và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh (PPD) đôi khi có thể tự biến mất trong vòng 3 tháng sau sinh . Nhưng nếu nó cản trở hoạt động bình thường của bạn bất cứ lúc nào, hoặc nếu hội chứng “baby blues” kéo dài hơn hai tuần, bạn nên tìm cách điều trị. Việc điều trị nên được tiến hành càng sớm càng tốt để tình trạng không bị xấu đi và đặc biệt là tránh để ảnh hưởng tới em bé.

Khoảng 90% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có thể được điều trị thành công bằng thuốc hoặc kết hợp thuốc và liệu pháp tâm lý . Trong trường hợp trầm cảm sau sinh nặng hoặc rối loạn tâm thần sau sinh, có thể cần phải nhập viện hoặc sử dụng tới liệu pháp sốc điện (ECT).

Các biện pháp không sử dụng thuốc

Vì lí do an toàn, các biện pháp không sử dụng thuốc được ưu tiên để điều trị trầm cảm sau sinh ở mức độ nhẹ đến vừa, bao gồm:

Các biện pháp không sử dụng thuốc 1

  • Tâm lý trị liệu: Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn với liệu pháp tâm lý – điều trị bằng cách trò chuyện về tình trạng của bạn và những vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần. Trị liệu tâm lý có thể hỗ trợ tinh thần và giúp bạn hiểu cảm xúc của mình, xác định các vấn đề và tìm cách giải quyết.
  • Tham gia các hội nhóm hỗ trợ trầm cảm sau sinh: Các hội nhóm có thể chia sẻ những thông tin hữu ích về kinh nghiệm, cách ứng phó với trầm cảm sau sinh. Việc tham gia những hội nhóm này có thể rất hữu ích để tìm thấy sự đồng cảm và giúp đỡ.
  • Tập thể dục: Tập thể dục có thể giúp nâng cao tinh thần của bạn. Một khi bạn đã phục hồi thể chất sau khi sinh, hãy cố gắng tập thể dục mỗi ngày. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục sau khi hồi phục sức khỏe hậu quá trình sinh nở có thể giúp gia tăng cảm giác hạnh phúc. Bạn có thể lựa chọn một chương trình luyện tập phù hợp với thể trạng của mình.
  • Sử dụng men vi sinh đặc hiệu (psycho-biotic): những năm gần đây các kết quả nghiên cứu đã cho thấy giữa NÃO BỘ- RUỘT có mối tương tác hai chiều tác với nhau , trong đó hệ khuẩn chí đường ruột đóng một vai trò rất quan trọng giúp sự trao đổi thông tin giữa NAO- RUỘT xảy ra theo một cách đúng đắn. Bằng chứng rõ rệt nhất là việc ghi nhận có sự thay đổi lớn về thành phần hệ khuẩn chí đường ruột, đặc biệt sự sụt giảm đáng kể các vi khuẩn có lợi như Bifidobacterium, Lactobacilus ở các bệnh nhân trầm cảm, stress… Chính vì vậy, các nhà khoa học đã dùng những chủng vi khuẩn có lợi được chọn lọc đặc biệt nhờ khả năng tác động tích cực lên hoạt động của trục não – ruột gọi là psychobiotics để tái lập lại sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, hỗ trợ bảo vệ và cải thiện sức khỏe của đường ruột do đó giúp bình thường hóa tương tác thông tin giữa NÃO- RUỘT và giảm các triêu chứng mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, đau đầu, … Đây là một lựa chọn an toàn và phù hợp đối với các bà mẹ đang mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm probiotics khác nhau và đa phần chúng được sử dụng để hỗ trợ cho tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…). Do đó bạn cần lưu ý lựa chọn đúng các chế phẩm được thiết kế chuyên biệt để có tác dụng đích trên trục não ruột thì mới đạt được hiệu quả tốt.

Thuốc điều trị cho trầm cảm sau sinh

Thuốc điều trị cho trầm cảm sau sinh 1

Các dữ liệu về sử dụng thuốc chống trầm cảm trên phụ nữ cho con bú tương đối hạn chế do chỉ được theo dõi ngắn hạn, tuy nhiên chưa ghi nhận tác dụng bất lợi nào khi sử dụng thuốc chống trầm cảm ở phụ nữ cho con bú. Nếu bạn đang cho con bú, việc sử dụng thuốc sẽ được bác sỹ cân nhắc rất cẩn trọng dựa trên những nguy cơ và lợi ích điều trị thu được. Bạn có thể trao đổi với bác sỹ thật kỹ để biết được những nguy cơ có thể gặp phải nếu sử dụng thuốc cũng như hậu quả nếu không điều trị với thuốc và cùng bác sỹ đưa ra quyết định.

Trong các trường hợp điều trị trầm cảm sau sinh lần đầu tiên, ưu tiên lựa chọn các loại thuốc có dữ liệu an toàn nhiều hơn cả đó là sertraline và paroxetine (thuộc nhóm SSRIs). Các thuốc ưu tiên lựa chọn trong nhóm chống trầm cảm ba vòng là nortriptyline và imipramine.

Điều trị tại bệnh viện

Đối với trường hợp bị loạn thần sau sinh (xuất hiện ảo giác, hoang tưởng), hoặc có ý định, kế hoạch tự tử hoặc sát hại con thì ngay lập tức cần nhập viện để cách ly bà mẹ khỏi em bé và để điều trị đặc hiệu.

DS. Lan Hương

Hiệu đính: BS. Lê Đình Phương

]]>
https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-sau-sinh-830/feed/ 0
Bí quyết phòng ngừa trầm cảm sau sinh https://benhlytramcam.vn/bi-quyet-phong-ngua-tram-cam-sau-sinh-515/ https://benhlytramcam.vn/bi-quyet-phong-ngua-tram-cam-sau-sinh-515/#respond Tue, 04 Sep 2018 03:11:15 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=515 Bệnh trầm cảm có thể gây ra cái kết đau lòng cho nhiều gia đình. Mới đây, vụ việc một bà mẹ trẻ bị trầm cảm đã giết con và cháu ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội đã gieo một hồi chuông lớn cảnh báo về điều này. Vì thế mỗi bản thân chị em phụ nữ cần biết những bí quyết phòng ngừa trầm cảm sau sinh để tránh những sai lầm đáng tiếc.

Bí quyết phòng ngừa trầm cảm sau sinh 1

Tham gia các lớp học tiền sản dành cho vợ và chồng

Khóa học tiền sản là những bài học rất cần thiết đối với mọi bà bầu đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Những khóa học này nhằm trang bị kiến thức tổng quát cho phụ nữ từ cách giữ gìn sức khỏe khi mang thai, cần chuẩn bị những gì khi sinh nở, hành trình vượt cạn ra sao, cách chăm sóc bé sơ sinh như thế nào…Hơn nữa, người hướng dẫn cũng sẽ chỉ ra cho bạn các dấu hiệu để phát hiện chứng trầm cảm ở giai đoạn sớm. Vì thế, lớp học này cũng rất cần có sự tham gia của cả những ông chồng. Nó sẽ giúp người chồng sẵn sàng trước nhiều tình huống cần phải hỗ trợ và giúp đỡ vợ trong giai đoạn khó khăn này.

Điều quan trọng nhất đối với mỗi bà bầu đó là rèn luyện tâm lý vững vàng trước khi chuyển dạ và đối mặt với các vấn đề sau sinh. Không nên có tâm lý trốn tránh, lo sợ. Hãy bình tâm và suy nghĩ rằng đây là điều bình thường mà bà mẹ nào cũng đã từng trải qua. Luôn tin tưởng vào chính mình cũng như chồng của bạn.

(Nếu chưa hiểu về trầm cảm sau sinh hãy đọc thật kỹ bài này: “Trầm cảm sau sinh là gì?”)

Thăm khám sức khỏe tổng quát và sàng lọc trước sinh

Phòng bệnh bao giờ cũng quan trọng hơn chữa bệnh. Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, nhằm hạn chế tối thiểu nguy cơ trầm cảm sau khi sinh thì mẹ bầu nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ, thực hiện các bài kiểm tra đánh giá và sàng lọc trước sinh để phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể báo trước về chứng trầm cảm ở giai đoạn còn sớm.

Bổ sung dinh dưỡng và thực hiện lối sống lành mạnh

Các vấn đề về sức khỏe và thể chất yếu đuối cũng tiềm ẩn nguy cơ về trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Sự thay đổi hormone nội tiết sau giai đoạn sinh nở có thể khiến cho cơ thể của sản phụ mệt mỏi hơn, dễ tổn thương về thần kinh và tâm lý.

PGS.TS Cao Tiến Đức – Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý học, Học viện Quân Y 103 cho biết, để phòng ngừa bệnh trầm cảm sau khi sinh, phụ nữ cần phải bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe nói chung trước và trong khi mang thai.

Theo đó, các bà bầu nên bổ sung thêm nguồn thực phẩm đa dạng giàu chất đạm (trong các loại thịt và ngũ cốc), nhóm Vitamin và khoáng chất (Vitamin B6, B12 và axit folic),uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ, tránh những đồ uống gây kích thích.

Bổ sung dinh dưỡng và thực hiện lối sống lành mạnh 1

Sau khi sinh, nhiều mẹ thực hiện chế độ ăn kiêng nhưng không cần thiết phải kiêng khem quá đà. Nói chung, sinh thường chỉ cần kiêng những loại thức ăn gây lạnh bụng, khó tiêu hoặc mất sữa. Người sinh mổ thì phải tránh đồ tanh, đồ nếp, rau muống, trứng, thực phẩm đặc và nhiều đường. Những điều này sẽ được bác sỹ chỉ dẫn cụ thể nên chúng ta không cần quá lo lắng.

Tập thể dục và vận động nhẹ nhàng, ở trong nhà quá nhiều sẽ cơ thể bạn trì trệ hơn. Đồng thời, tránh quan hệ vợ chồng từ 2 – 4 tháng sau sinh tùy thuộc vào tình hình hồi phục của chị em. Quan hệ sớm vào thời kỳ này có thể khiến cho phụ nữ cảm thấy đau đớn và cuộc yêu không được như ý muốn, nhiều trường hợp còn gây ám ảnh cho chồng và vợ mỗi khi gần gũi nhau sau này.

Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho các mẹ bỉm sữa tham gia vào hoạt động sinh hoạt tập thể, thể thao lành mạnh, trò truyện với bạn bè để giúp cuộc sống hạnh phúc hơn.

Chia sẻ công việc

Sinh con đã khó, chăm con còn cực khổ hơn nhiều, vô vàn những việc không tên khiến phụ nữ thực sự căng thẳng và stress. Nhiều bà mẹ trẻ cảm thấy vô cùng áp lực trước việc chăm sóc con nhỏ, gia đình, nhà cửa. Đôi khi vì cố gắng gồng gánh để tự thân làm tất cả khiến họ không còn thời gian nghỉ ngơi và dành riêng cho mình.

Theo lời khuyên của TS.BS Nguyễn Kim Dung – khoa Sản – BV Đa khoa Nông nghiệp: sau khi sinh, người mẹ cũng có thể tách con khoảng một tuần để nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe và tinh thần, cố gắng tìm cho mình một giấc ngủ, tranh thủ ngủ lúc con đang ngủ để tránh mệt mỏi khi phải thức dậy nửa đêm để cho con bú.

Chia sẻ công việc 1

Vì thế bạn không cần quá “tham công tiếc việc”, đừng cố gắng để mọi thứ hoàn hảo. Thay vào đó nên tìm sự giúp đỡ từ người thân của mình và đón nhận sự giúp đỡ một cách thoải mái để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn trong giai đoạn nhạy cảm này.

Nếu gia đình bạn có điều kiện thì có thể tham khảo dịch vụ giúp việc theo giờ để đỡ đần các công việc nhà, giúp các bà mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc cho bản thân hơn.

Các chị em nên cố gắng mở lòng với người thân và bạn bè xung quanh. Nếu thắc mắc về việc chăm sóc con hãy tham khảo ý kiến của mẹ chồng, mẹ đẻ  hay chính những người bạn thân của mình để tìm được tiếng nói chung.

Ngoài ra, một trong những bí quyết phòng ngừa trầm cảm sau sinh đó là việc trò chuyện với con. Tâm sự với con ngay từ khi còn trong bụng không chỉ giúp cho tình cảm gắn bó hơn mà còn làm cho bạn cảm thấy thư giãn.

>>> Nguyên nhân nào gây ra chứng trầm cảm sau khi sinh?

Chồng cũng là bác sỹ tâm lý của bạn

Hiện nay, tâm lý trị liệu là phương pháp thường được áp dụng để điều trị bệnh trầm cảm. Vậy tại sao chúng ta không nghĩ rằng người chồng thực sự có thể trở thành bác sỹ tâm lý trong giai đoạn này. Tất nhiên, không phải là đợi đến lúc vợ có biểu hiện mới lo điều trị.

Là chồng, bạn nên gần gũi và chia sẽ những tâm tư và lo lắng của vợ từ thời kì mang bầu đến cả giai đoạn sau sinh. Luôn lắng nghe và thông cảm, giúp đỡ vợ những công việc nhà để vợ cảm thấy đước quan tâm và yêu thương hơn.

Rất nhiều ông chồng cho rằng, chỉ cần cho vợ một cuộc sống đầy đủ về vật chất là họ sẽ cảm thấy hạnh phúc. Ít ai biết rằng phụ nữ sau khi sinh họ rất nhạy cảm nên rất cần sự quan tâm và an ủi của chồng.

Đối với nhiều gia đình, có thể mối quan hệ xảy ra giữa mẹ chồng nàng dâu chẳng mấy tốt lành nhưng hơn ai hết người chồng phải là người cân bằng và đứng về phía vợ trong giai đoạn này, để giúp tạo niềm tin và chỗ dựa cho người phụ nữ. Đây là lúc họ cần được chia sẻ, động viên từ phía gia đình. Luôn tạo không khí vui vẻ để các bà mẹ cảm thấy rằng không còn có gì phải lo lắng.

Chứng trầm cảm sau khi sinh sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời, vì thế người thân trong gia đình hãy luôn chú ý đến từng hành động nhỏ nhất của các bà mẹ bỉm sữa

]]>
https://benhlytramcam.vn/bi-quyet-phong-ngua-tram-cam-sau-sinh-515/feed/ 0
Nguyên nhân trầm cảm sau sinh là gì? https://benhlytramcam.vn/nguyen-nhan-tram-cam-sau-sinh-la-gi-471/ https://benhlytramcam.vn/nguyen-nhan-tram-cam-sau-sinh-la-gi-471/#respond Tue, 04 Sep 2018 02:58:31 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=471 Trầm cảm sau sinh là bệnh lý có liên quan tới những rối lọan cảm xúc, nhận thức và hành vi của phụ nữ,  trong đó hầu hết là những biểu hiện tiêu cực. Nguyên nhân trầm cảm sau sinh hiện nay chưa được xác định chính xác, nhưng bệnh được coi là có liên quan đến một số yếu tố sau đây:

 1

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Thay đổi hormone nội tiết:

Sự thay đổi nhanh chóng về hormone estrogen và progestrogen được cho là có ảnh hưởng lớn nhất đến chứng trầm cảm ở phụ nữ sau khi sinh. Nồng độ của những hormone này tụt giảm mạnh cùng những thay đổi về chức năng của hệ miễn dịch và huyết áp của người mẹ dẫn đến tình trạng thường xuyên mệt mỏi và u uất.

Người có tiền sử bệnh trầm cảm hoặc yếu tố di truyền:

Nếu phụ nữ trước thời gian mang thai đã từng có tiền sử bị trầm cảm hoặc các triệu trứng về thần kinh như rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc thì rất dễ mắc chứng trầm cảm sau khi sinh (nguy cơ tái phát lên đến 50%). Các triệu chứng ấy có thể quay lại và biểu hiện trầm trọng hơn ban đầu. Bởi lúc này những áp lực về việc làm mẹ và cuộc sống cũng như các mối quan hệ với những người xung quanh khiến nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm. Ngoài ra, tỷ lệ những người sử dụng thuốc chống trầm cảm trong thời gian thai kỳ có khả năng khiến trầm cảm quay lại đến 85%.

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh cũng có thể bắt nguồn từ vấn đề di truyền. Nếu trong gia đình bạn có bố hoặc mẹ đã từng gặp vấn đề và điều trị trầm cảm thì điều này cũng có thể ảnh hưởng đến bạn sau giai đoạn sinh nở.

Những sự kiện thay đổi trước và trong thời gian mang thai:

Sau khi sinh, nhiều chị em vô cùng lo lắng bởi sự thay đổi chóng mặt về cơ thể lẫn tâm sinh lý. Thân hình thừa cân, làn da thì xệ nhão với nhiều vết rạn cùng với đó đời sống vợ chồng cũng không như ý muốn khiến họ không hài lòng về bản thân, luôn thấy mình xấu xí và chẳng còn hấp dẫn trong mắt người chồng. Những bỡ ngỡ về cách chăm con, trách nhiệm làm mẹ có thể khiến họ áp lực nhất là những chị em lần đầu làm mẹ. Nhiều bà mẹ chia sẻ rằng họ rất sợ làm con đau, không biết cho bé tắm hay ru ngủ thế nào để bé không quấy khóc.Từ đó sinh ra những cảm xúc lo lắng, tủi thân nhất là nếu không được sự giúp đỡ của người trong gia đình.

Đặc biệt, những biến cố lớn trong cuộc đời in hằn sâu trong tâm trí có thể gây ra nhiều tổn thương thần kinh nặng nề cho thai phụ. Nếu họ phải trải qua một khoảng thời gian sinh nở khó khăn, đẻ non, thai lưu, gặp các vấn đề về kinh tế như thất nghiệp, nuôi con một mình hay ly hôn… thì nguy cơ trầm cảm rất cao

Mâu thuẫn gia đình, thiếu sự quan tâm từ người thân:

Khi trong gia đình các mối quan hệ không được thuận hòa, phụ nữ có xu hướng tự cách ly mình khỏi thế giới xung quanh. Nếu họ không nhận được sự giúp đỡ của bố mẹ, chồng hoặc bạn bè, hàng xóm thì thường buộc phải tự lực làm tất cả. Điều đó có thể gây ra những căng thẳng quá sức chịu đựng và nhiều bức xúc nhưng bản thân lại không dám nói ra khiến tình hình càng tồi tệ hơn.

Biểu hiện của chứng trầm cảm sau sinh 

Trầm cảm diễn tiến theo 3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng.

Những biểu hiện chủ yếu về mặt cảm xúc và nhận thức như: thường xuyên lo âu, căng thẳng, buồn rầu, cáu gắt. Người bệnh luôn cảm thấy tội lỗi và không hài lòng với cuộc sống hiện tại.

Những biểu hiện chủ yếu về hành vi: thay đổi thói quen ăn uống có thể ăn rất nhiều hoặc chán ăn, khó ngủ, ở cấp độ nặng họ có thể gây ra những hành động tiêu cực làm tổn thương và những người xung quanh. Thường có nghĩ đến cái chết hoặc có ý định tự sát.

Làm gì để giúp phụ nữ tránh khỏi giai đoạn trầm cảm sau sinh?

Làm gì để giúp phụ nữ tránh khỏi giai đoạn trầm cảm sau sinh? 1

Đầu tiên, các chị em phụ nữ và người thân trong gia đình phải luôn chuẩn bị trước kiến thức và học cách phòng ngừa trầm cảm sau khi sinh cho sản phụ. Rèn luyện ý chí và nghị lực trước khi chuẩn bị làm mẹ. Tìm hiểu sâu các kiến thức cần thiết về những gì người mẹ phải trải qua trong quá trình sinh nở, phải chăm sóc con thế nào…Vợ và chồng nên tham gia một khóa học tiền sản trước khi sinh như vậy sẽ tự tin hơn trong việc chăm sóc mẹ và con và biết cách phát hiện sớm những dấu hiệu khởi phát của chứng trầm cảm.

Thêm vào đó, phụ nữ cần được bồi bổ sức khỏe để tăng cường thể lực trước và trong giai đoạn mang bầu theo chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi khoa học.

Quan trọng hơn hết vẫn là suy nghĩ mang hướng tích cực và sự hỗ trợ lớn nhất từ người chồng để phụ nữ không nghĩ rằng việc làm mẹ là những trọng trách áp lực. Chúng ta không nên ôm đồm quá nhiều việc. Hãy cứ thoải mái đón nhận sự giúp đỡ của mọi người để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn cho riêng mình. Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, các gia đình nên tạo điều kiện cho chị em tham gia vào những hoạt động sinh hoạt tập thể, hoặc động xã hội lành mạnh hay trò chuyện với bạn bè  điều đó sẽ giúp họ cảm thấy hạnh phúc và được quan tâm giảm tránh nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

DS. Lan Hương

]]>
https://benhlytramcam.vn/nguyen-nhan-tram-cam-sau-sinh-la-gi-471/feed/ 0
Chia sẻ của mẹ Hà Dương về trầm cảm sau sinh! https://benhlytramcam.vn/chia-se-cua-me-ha-duong-ve-tram-cam-sau-sinh-650/ https://benhlytramcam.vn/chia-se-cua-me-ha-duong-ve-tram-cam-sau-sinh-650/#respond Thu, 30 Aug 2018 08:43:11 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=650

Trầm cảm không từ bỏ 1 ai, chẳng qua bạn có vượt qua được nó hay không mà thôi. Hãy ngưng chửi bới, trách móc người khác mà hãy giành thời gian quan tâm tới bản thân, quan tâm những người thân bên cạnh bởi rằng không biết một lúc nào đó chính bạn hoặc người thân của bạn cũng trở thành nạn nhân của căn bệnh này đó.

Vừa có vụ bà mẹ nhẫn tâm giết hại 2 đứa trẻ và tìm cách tự sát nhưng không thành mình đọc rất nhiều bài viết chửi bà mẹ ấy, dùng những câu mạt sát người khác và không tin vào căn bệnh trầm cảm. Mình vẫn câu nói cũ: bạn may mắn không bị trầm cảm thì cũng không nên chửi bới bởi rất có thể một lúc nào đó người thân của bạn hay chính bản thân bạn cũng không may là nạn nhân của nó.

Chia sẻ của mẹ Hà Dương về trầm cảm sau sinh! 1

Trầm cảm cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải cứ là phụ nữ sau sinh mới bị trầm cảm, đàn ông trầm cảm cũng nhiều lắm. Ai trầm cảm do tâm lí hay do sinh lí, tất cả đều nguy hiểm nếu không phát hiện ra kịp thời. Mình thấy có mom nói: trầm cảm sao không giết chết chồng mà lại giết con? Câu hỏi thực hài hước! Nếu mà lí trí được như vậy thì ai nói là trầm cảm???

Lại nói về việc mọi người bàn tán xôn xao về cảnh bà mẹ trẻ ngồi cạnh máy sưởi nhưng lại đặt em bé dưới đất rồi liên tục đánh, tát em bé. Có người chửi, có người đồng cảm, có người đay nghiến, có người giải thích rằng có lẽ do trầm cảm….

Vâng mình sẽ đặt giả thiết cho bà mẹ là trầm cảm dẫn tới những hành vi thương tâm như trên để chúng ta tìm hiểu. Bản thân mình là bà mẹ của 2 đứa trẻ. Tuy nhiên mình cũng là nạn nhân của trầm cảm sau sinh kéo dài tận 3 năm. Mình mới thoát khỏi nó được vài tháng đây thôi. Trước đây mình phải sử dụng thuốc theo pháp đồ điều trị của bệnh viện tâm thần TP HCM. Mình viết bài này dựa trên tất cả kiến thức đã thu thập được sau khi trải qua 3 năm chiến đấu với căn bệnh tưởng giả mà thật này.

5 điều chia sẻ

1. Các con số thống kê

Hiện nay trên thế giới thống kê có tận hơn 350 triệu người mắc bệnh, và con số này đang tăng lên một cách nhanh chóng. Tại việt nam trên 3% dân số đang mắc chứng bệnh này_ một con số không nhỏ đúng không ạ? Theo tiên đoán năm 2020 nó sẽ trở thành căn bệnh thứ 2 dẫn đến tàn tật trên thế giới..

2. Bệnh trầm cảm

Theo WHO “Trầm cảm là 1 rối loạn tâm lí phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung”

Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, làm suy giảm đáng kể khả năng học tập, làm việc hoặc khả năng đương đầu với cuộc sống hàng ngày. Nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn tới tư tử. Ở mức độ nhẹ có thể chữa trị không cần thuốc. Mức độ vừa và nặng người bệnh cần điều trị bằng thuốc kết hợp liệu pháp tâm lí.

3. Nguyên nhân gây trầm cảm

Các bác sỹ chưa làm rõ được nguyên nhân. Tuy nhiên các chuyên gia tổng hợp bênh do tác động của nhiều yếu tố như: văn hóa, quan hệ xã hội,di truyền, sang chấn tinh thần, tổn thương sinh học như não, thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh, mất cân bằng hoocmon, hay lo âu, căng thẳng stress kéo dài…..

4. Những biểu hiện của trầm cảm: 

Theo mình biết biểu hiện trầm cảm của mỗi người là không giống nhau, khi ngồi tâm sự cùng các bệnh nhân khác tại bệnh viện mình nhận ra rằng mỗi cá nhân có các biểu hiện hoàn toàn khác nhau, có trùng lặp 1 số các biểu hiện sau đây:

  • Tâm trạng buồn bã, chán nản,hay tủi thân, hay khóc
  • Giảm hứng thú trong các hoạt động kể cả những hoạt động đam mê
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Dễ bị kích động, hay bốc hỏa, nguời bồn chồn, bứt rứt khó chịu
  • Giảm cân hoặc tăng cân mất kiểm soát
  • Cảm giác vô dụng, tội lỗi hoặc có ảo giác
  • Mất tập trung, giảm khả năng suy nghĩ, giảm trí nhớ, không quyết đoán
  • Có ý nghĩ tiêu cực, nghĩ đến cái chết
  • Chán ăn, mệt mỏi, da xấu đi trầm trọng
  • Ngại giao tiếp hoặc lúc nào cũng muốn có người bên cạnh để nói chuyện
  • Tự nhiên trở lên bạo lực
  • Mệt mỏi, mất năng lượng

Khi xuất hiện một nửa trong số những biểu hiện trên các bạn nên đến trung tâm y tế để được thăm khám và chẩn đoán, can thiệp trước khi quá muộn.

Lưu ý: các biểu hiện đó xuất hiện rất nhanh chóng, chỉ từ 2 tuần sau diễn biến bệnh sẽ càng trầm trọng 1 cách nhanh chóng.

5. Trầm cảm là bệnh lý xã hội, không từ bỏ 1 ai

Trầm cảm không từ bỏ 1 ai, chẳng qua bạn có vượt qua được nó hay không mà thôi. Hãy ngưng chửi bới, trách móc người khác mà hãy giành thời gian quan tâm tới bản thân, quan tâm những người thân bên cạnh bởi rằng không biết một lúc nào đó chính bạn hoặc người thân của bạn cũng trở thành nạn nhân của căn bệnh này đó.

Chuyện của mình

Chuyện của mình 1

Như trong trường hợp của mình thì nguyên nhân được xác định là sau sinh sự thay đổi hoocmon, nội tiết sụt giảm cộng thêm sang chấn về tinh thần (do bố mình mất đột ngột), ngoài ra con mình là bé cưc kì khó nuôi (khi các bạn sinh con ra mà cách ngày đi viện 1 lần, bé không bú mẹ trực tiếp mà phải vắt ra dùng xi lanh bơm từng giọt vào miệng có khi cả tiếng mới được 50ml mà chỉ cần mẹ bế thay đổi tư thế bé lại phun như vòi rồng, rồi em bé lại 20-21 tháng không mở miệng nói từ nào… các bạn sẽ hiểu cảm giác của mình); nguyên nhân khác do mình xa quê không có bạn bè lại ít người thân bên cạnh để chia sẻ…

Bởi vậy khi bạn may mắn không bị trầm cảm thì cũng vui lòng đừng ném đá người khác là bị điên. Đúng! Họ có thể có hành động mất kiểm soát bởi họ bị bệnh. Nhưng đó là 1 căn bệnh, cần được điều trị. Không phải tự nhiên có người mong ngóng từng ngày được gặp con nhưng chỉ sau 1 vài tháng lại có thể nhẫn tâm đánh đập, thậm chí giết chết con mình. Sự hoang tưởng, ảo giác khi bệnh là cực kì đáng sợ. Bản thân mình cũng từng mua cả đống thuốc ngủ về uống bởi lúc đó mình rất đau đầu, người mệt mỏi đi khám xét nghiệm cả mấy bệnh viện không ra bệnh, đêm thì mất ngủ, ngày thì tay chân thậm chí mất kiểm soát và cảm giác như lúc nào cũng có con gì nó bò trong xương tủy và đang từng ngày từng giờ đục khoét bên trong vậy. Mình thấy bất lực, thấy khổ sở nên chỉ muốn uống thật nhiều thuốc vào để ngủ 1 giấc dài không cần phải tỉnh lại nữa. Khi mình tính uống thì con mình bật khóc, mình đã như 1 con thú hoang xông lên bóp cổ chính đứa con của mình. Cũng may hành động được dừng lại đúng lúc nên không xảy ra sự việc nào đáng tiếc. Mình lao khỏi nhà và đến thẳng bệnh viện tâm thần TP.HCM lúc nửa đêm để được khám bệnh. Bác sỹ nói do mình phát hiện sớm và đáp ứng thuốc tốt nên khả năng hồi phục sẽ nhanh. Tuy nhiên nó cứ tái phát kéo dài tận 3 năm mới chấm dứt. Trong thời gian đó quả thực là khó khăn nhưng chỉ cần có niềm tin, có niềm vui, có đam mê, có người giãi bày tâm sự thì vượt qua nó là điều sớm hay muộn.

Lời khuyên: Bởi vậy mình khuyên các bạn, nhất là các bạn đang bầu bí, hay đang có ý định sinh con hãy tự trang bị cho mình một nguồn kiến thức về sức khỏe và sinh sản thật phong phú; một nguồn kinh nghiệm chăm sóc con cái khoa học, thực tế và phù hợp điều kiện, hoàn cảnh của mình. Nếu có thể hãy tham gia các lớp tiền sản, cùng người thân chia sẻ mọi vấn đề, mọi thắc mắc dù là nhỏ nhất. Và nên tìm hiểu về các căn bệnh của cả mẹ và bé. Mình không nói các bạn phải làm bác sỹ, tuy nhiên phải có nguồn kiến thức cơ bản. Hãy tham gia các hội, kết bạn cùng mọi người để học hỏi kinh nghiệm (học có chọn lọc và khoa học nhé). Hãy tập thể dục như yoga chẳng hạn. Và quan trọng là giữ cho bản thân mình luôn thoải mái, khỏe mạnh. Bởi bầu có vất vả 1 thì sau sinh còn vất vả gấp 10.

Chia sẻ của Hà Dương (Phú Dương)

Facebook: Hà Dương

]]>
https://benhlytramcam.vn/chia-se-cua-me-ha-duong-ve-tram-cam-sau-sinh-650/feed/ 0
Trầm cảm sau sinh https://benhlytramcam.vn/tram-cam-sau-sinh-562/ https://benhlytramcam.vn/tram-cam-sau-sinh-562/#comments Tue, 28 Aug 2018 01:34:39 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=562 Trầm cảm sau sinh (PPD)  là một phức hợp những thay đổi về thể chất, cảm xúc và hành vi xảy ra ở người phụ nữ sau khi sinh con. Theo DSM-5, một hướng dẫn được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn tâm thần, trầm cảm sau sinh là một dạng trầm cảm nặng khi khởi phát trong vòng 4 tuần đầu sau khi sinh. Chẩn đoán trầm cảm sau sinh không chỉ dựa trên độ dài về thời gian kể từ khi sinh đến khi khởi phát bệnh mà còn dựa trên mức độ nặng của trầm cảm.

Trầm cảm sau sinh 1

Trầm cảm sau sinh khởi phát trong vòng 4 tuần sau sinh

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh liên quan tới những thay đổi về hóa học, xã hội và tâm lý liên quan tới việc sinh con. Thuật ngữ này dùng để mô tả hàng loạt những thay đổi về thực thể và cảm xúc mà nhiều bà mẹ vừa sinh con trải qua. Tin tốt là trầm cảm sau sinh có thể điều trị được bằng thuốc và tâm lý trị liệu.

Những thay đổi về phương diện hóa học gồm việc giảm nhanh chóng các hormone sau sinh. Mối liên quan thực sự giữa sụt giảm nồng độ hormone và trầm cảm vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng điều mà chúng ta đã biết là nồng độ estrogen và progesterone – hai hormone sinh sản của phụ nữ – tăng gấp 10 lần trong giai đoạn mang thai. Sau đó chúng giảm mạnh sau sinh. Chỉ 3 ngày sau khi sinh, nồng độ của các hormone này đã quay về mức như trước khi mang thai. Cùng với những thay đổi về hormone, những thay đổi về xã hội và tâm lý liên quan tới việc có con làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Triệu chứng của trầm cảm sau sinh như thế nào?

Triệu chứng của trầm cảm sau sinh như thế nào? 1

Mệt mỏi chán nản là triệu chứng của trầm cảm sau sinh

Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh tương tự như những điều xảy ra bình thường sau khi sinh con, gồm khó ngủ, thay đổi cảm giác ngon miệng, mệt mỏi quá mức, giảm ham muốn tình dục và thay đổi tâm trạng thường xuyên. Tuy nhiên cũng có những triệu chứng đi kèm của trầm cảm nặng gồm tâm trạng chán nản, mất sự hài lòng , cảm giác vô giá trị, vô vọng và bất lực ; suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử hoặc tổn thương một ai đó.

Các yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sinh là gì?

Có một số các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh , gồm:

  • Tiền sử trầm cảm trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai
  • Tuổi khi mang thai – càng trẻ càng có nguy cơ trầm cảm sau sinh cao hơn.
  • Mâu thuẫn về việc mang thai
  • Số con – bạn càng có nhiều con thì dường như bạn càng dễ trầm cả hơn trong lần mang thai kế tiếp
  • Có tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn tiền kinh nguyệt
  • Có sự hỗ trợ xã hội hạn chế
  • Sống đơn thân
  • Xung đột hôn nhân

Trầm cảm sau sinh có thường gặp không?

Hầu hết các bà mẹ mới sinh đều trải qua hội chứng “ baby blues” – trạng thái khóc lóc, ủ rũ- sau khi sinh. Khoảng 1/10 bà mẹ sẽ phát triển thành trầm cảm nặng hơn, kéo dài hơn sau khi sinh. Khoảng 1/1000 bà mẹ sẽ phát triển thành một dạng trầm trọng hơn gọi là rối loạn tâm thần sau sinh.

Có các dạng nào của trầm cảm sau sinh?

Có 3 dạng thay đổi tâm trạng mà người phụ nữ có thể gặp sau sinh:

  • Hội chứng “baby blues,” xảy ra ở hầu hết phụ nữ trong những ngày sau sinh và được coi là bình thường. Một bà mẹ mới sinh con có thay đổi tâm trạng đột ngột như có lúc cảm thấy rất vui sau đó lại cảm thấy rất buồn. Cô ta có thể khóc không vì lý do gì và cảm thấy mất kiên nhẫn, nóng nẩy, lo lắng, cô độc và buồn bã. Hội chứng Baby blues có thể kéo dài chỉ vài giờ hoặc 1-2 tuần sau sinh  và không cần phải điều trị bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Thông thường việc tham gia vào một nhóm hỗ trợ của các bà mẹ mới sinh con hoặc chia sẻ  với các bà mẹ khác sẽ giải quyết được tình trạng này.
  • Trầm cảm sau sinh (PPD)  có thể xảy ra sau vài ngày hoặc thậm chí vài tháng sau sinh. PPD có thể xảy ra saukhi sinh bất kể đứa con nào mà không phải chỉ với đứa con đầu tiên. Bà mẹ có thể có các cảm giác tương tự như hội chứng Baby blues – buồn chán, thất vọng, lo lắng, nóng nảy nhưng cô ta sẽ cảm thấy các triệu chứng này trầm trọng hơn rất nhiều so với hội chứng baby blues. PPD thường khiến bà mẹ không làm được những việc cần làm hàng ngày và khi các chức năng bị ảnh hưởng , bà mẹ cần sự tư vấn của bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nếu không được điều trị các triệu chứng có thể nặng hơn. Và PPD mặc dù là một tình trạng nặng nề nhưng hoàn toàn có thể điều trị được bằng thuốc và tư vấn trị liệu.
  • Rối loạn tâm thần sau sinh là một bệnh lý tâm thần rất nặng nề có thể ảnh hưởng tới các bà mẹ mới sinh con. Bệnh này có thể xảy ra rất nhanh, thường trong vòng 3 tháng đầu sau sinh. Bà mẹ có thể mất  liên lạc với thực tế, ảo giác thính giác (nghe thấy những điều không thực sự xảy ra, giống như có người nói chuyện) và ảo tưởng (tin tưởng mạnh mẽ vào những thứ không  thực sự hợp lý ). Ảo giác nhìn (nhìn thấy thứ không có thật) ít gặp hơn. Các triệu chứng khác như mất ngủ , cảm thấy bị kích động và giận dữ, bồn chồn và có những hành vi và cảm giác lạ. Những phụ nữ mắc rối loạn tâm thần sau sinh cần phải được điều trị ngay lập tức và phần lớn cần điều trị bằng thuốc. Đối khi cần phải điều trị nội trú bởi vị họ có nguy cơ làm tổn thương tới mình hoặc người khác.

Các triệu chứng lo âu hoặc do rối loạn lo âu hay ám ảnh cưỡng chế tăng lên cùng với trầm cảm sau sinh có đúng không?

Các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế rất hiếm khi xảy ra mới ở giai đoạn sau sinh (chỉ khoảng 1-3% phụ nữ sau sinh ). Ám ảnh thưởng liên quan tới mỗi quan tâm về sức khỏe của đứa con hoặc cảm giác sợ hãi vô cớ về việc làm hại đứa trẻ. Triệu chứng của rối loạn ám ảnh-cưỡng chế khá hiếm trong thời kỳ hậu sản (chỉ khoảng 1-3%) Rối loạn tâm thần hoảng loạn có thể xảy ra. Cả 2 tình trạng này thường tồn tại cùng với trầm cảm..

Lời khuyên để đối phó với tình trạng sau sinh

Lời khuyên để đối phó với tình trạng sau sinh 1

Tương tác chia sẻ với chồng để vượt qua trầm cảm sau sinh 

  • Hãy yêu cầu sự giúp đỡ- hãy để người khác biết họ cần giúp đỡ bạn.
  • Hãy thực tế về những mong đợi của bạn về chính bạn và con bạn..
  • Luyện tập trong giới hạn mà bác sĩ cho phép, đi bộ, ra ngoài để thư giãn
  • Sãn sàng đón nhận một số ngày tốt và một số ngày không tốt về tâm trạng
  • Tuân thủ một chế độ ăn hợp lý, tránh đồ uống có cồn và caféin.
  • Tăng cường mối quan hệ với chồng bạn – dành nhiều thời gian cho nhau hơn..
  • Giữ tương tác với gia đình và bạn bè của bạn – tránh không tự cô lập mình.
  • Hạn chế người đến thăm khi bạn mới về nhà
  • Ngủ hoặc nghỉ ngơi khi con bạn ngủ!

Trầm cảm sau sinh được điều trị như thế nào?

Trầm cảm sau sinh được điều trị khác nhau phụ thuộc dạng và mức độ nặng của bệnh. Các lựa chọn điều trị gồm thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm và trị liệu tâm lý.

Bạn cần biết

  • Trầm cảm sau sinh có thể ảnh hưởng đến cả người chồng (ít nhất 50%) và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm lý của em bé. Do đó, đừng ngần ngại điều trị càng sớm càng tốt để bảo vệ mình và gia đình.
  • Một số thuốc chống trầm cảm chọn lọc thì khá an toàn cho người mẹ mới sinh và đang cho con bú. Thầy thuốc của bạn sẽ chọn một loại thuốc phù hợp nhất cho bạn và an toàn cho em bé đang bú mẹ.

Khi nào cần thăm khám và điều trị bởi bác sĩ?

Khi nào cần thăm khám và điều trị bởi bác sĩ? 1

Tìm đến bác sĩ để điều trị trầm cảm khi triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần

Trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Bà mẹ mới sinh sẽ cần tới tham khám bác sĩ khi:

  • Các triệu chứng tồn tại dai dẳng trên 2 tuần
  • Không thể làm các hoạt động bình thường
  • Không thể giải quyết. đối phó với các tình huống thường nhật
  • Có ý nghĩ làm tổn thương bản thân hoặc con
  • Cảm thấy thực sự lo lắng, sợ hãi và hoảng loạn hầu như cả ngày.

BS. Lê Đình Phương

Trưởng khoa nội tổng quát và YHGĐ – Bệnh viện FV

]]>
https://benhlytramcam.vn/tram-cam-sau-sinh-562/feed/ 13
Chứng trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu? https://benhlytramcam.vn/chung-tram-cam-sau-sinh-keo-dai-bao-lau-416/ https://benhlytramcam.vn/chung-tram-cam-sau-sinh-keo-dai-bao-lau-416/#comments Mon, 27 Aug 2018 02:36:20 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=416 Trầm cảm sau sinh là những rối loạn cảm xúc khiến phụ nữ rơi vào trạng thái thường xuyên mệt mỏi, lo lắng, buồn rầu và có thể gây ra những hành vi tiêu cực. Rất nhiều người nhất là những chị em lần đầu làm mẹ lo lắng về vấn đề này đặc biệt là thắc mắc chứng trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?

Chứng trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu? 1

Đối tượng có khả năng bị trầm cảm sau khi sinh

Chứng bệnh này được coi là có liên quan đến sự rối loạn hormone nội tiết tố của người mẹ. Estrogen và progestrogen tụt giảm mạnh nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và tổn thương cho hệ thần kinh. Cùng với đó, thay đổi về thể tích máu, huyết áp khiến cảm xúc thay đổi. Những khó khăn khi lần đầu làm mẹ và rắc rối trong quan hệ vợ chồng cũng khiến căng thẳng ấy nặng nề hơn.

Trầm cảm sau khi sinh là một dạng bệnh lý về cảm xúc, các biểu hiện ban đầu của bệnh thường không được những mọi người trong gia đình lưu tâm tới. Chỉ đến khi bệnh trở nên trầm trọng hơn người ta mới nghĩ lại về những dấu hiệu gợi báo ban đầu.

(Hiểu về trầm cảm sau sinh với bài viết: Trầm cảm sau sinh là gì? Nguyên nhân điều trị)

Vậy ai là những người dễ mắc chứng trầm cảm sau khi sinh? Những người dễ mắc trầm cảm sau sinh là:

  • Những phụ nữ mang thai khi tuổi đời còn quá nhỏ (thường là dưới 18 tuổi)
  • Những người phụ nữ sau khi sinh bị thiếu dinh dưỡng, thiếu ngủ
  • Những bà mẹ có thời gian mang thai không như ý muốn: thai lưu, sẩy thai, thai bị dị tật, tách mẹ và con…
  • Những người chịu áp lực về việc chăm sóc con, thất nghiệp, bị bệnh hiểm nghèo…
  • Những người thường xuyên có mâu thẫn với người thân trong gia đình nhất là mỗi quan hệ mẹ chồng nàng dâu, thiếu sự đồng cảm và giúp đỡ của chồng.
  • Tiền sử trong gia đình có thành viên từng bị trầm cảm, các bệnh liên quan về tâm thần từ giai đoạn trước.

Chứng trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?

Trầm cảm sau khi sinh thường là một triệu chứng mang tính chất tạm thời nó sẽ qua đi trong vòng một vài tháng đầu tiên. Nhiều chị em cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ và nói ra cảm xúc của mình hoặc không nhận được sự quan tâm của người thân nên khiến cho bệnh tình trở nên dai dẳng hơn, thậm chí có thể không tự hết nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Theo một thống kê cho thấy tỷ lệ phụ nữ mắc trầm cảm khoảng 3 tháng đầu sau khi sinh chiếm 15%. Những người bị trầm cảm trong 12 tháng sau khi sinh là 15 -25%.

Chứng trầm cảm sau khi sinh có thể chia làm 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: 

Đây là giai đoạn đầu nên những biểu hiện của người bệnh thường không nhiều, họ thấy không còn hứng thú với những gì trước đây mình thích như món ăn từng yêu thích, chương trình ti vi hay xem trước kia…Họ sẽ cho rằng mình không phải đang mắc bệnh, nhưng luôn thấy cuộc sống nhạt nhẽo, có thể buồn vui thát thường, dễ cáu gắt, khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, có người sẽ chán ăn hoặc ăn rất nhiều. Họ chỉ cảm thấy thoải mái khi được ở một mình.

Những biểu hiện này kéo dài và dần biến mất sau khoảng 2 tuần mà thường không cần điều trị gì đặc biệt, chỉ cần tới sự quan tâm, an ủi của người thân thì cảm xúc sẽ nhanh chóng quay về trạng thái bình thường.

Chứng trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu? 1

Giai đoạn 2:

Ở trạng thái này, những cảm xúc tiêu cực diễn ra thường xuyên hơn, cơ thể hoàn toàn trì trệ do việc hạn chế tiết hormone serotonin (hormone hạnh phuc) gây ra. Bạn sẽ cảm thấy cuộc đời thật tồi tệ và không muốn làm gì hết.

Giai đoạn 3:

Đây có thể coi là giai đoạn nặng nhất khi người bệnh hoàn toàn mất phương hướng, sức khỏe và thể chất suy  kiệt. Họ có thể gây ra những hành vi tiêu cực cho bản thân và những người xung quanh. Điều suy nghĩ duy nhất của họ là ý định kết thúc cuộc đời để được giải thoát (theo thống kê, gần 50% người mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ tự sát). Chính vì điều này đã gây ra không ít những nỗi đau mất mát cho nhiều bệnh nhân và gia đình.

>> Chi tiết: Triệu chứng người mắc trầm cảm sau sinh

Điều trị bệnh trầm cảm sau sinh như thế nào?

Hiện nay, bệnh trầm cảm thường được điều trị theo 2 phương pháp chính đó là sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý, tùy vào trường hợp mà bác sỹ sẽ chỉ định phác đồ điều trị mang tính chất đơn lẻ hoặc hỗ trợ theo nhóm kết hợp cả 2 phương pháp này.

Tâm lý trị liệu

Điều trị bệnh trầm cảm sau sinh như thế nào? 1

Phương pháp này có thể thực hiện từ các cuộc nói chuyện với chuyên gia tâm lý để tư vấn và chia sẻ những vấn đề khiến bạn bị trầm mặc. Liệu pháp nói là rất phù hợp cho bà mẹ sau sinh vì không cần sử dụng đến thuốc, người ta có thể kết hợp cả thiền định, thở dưỡng sinh hay âm nhạc thư giãn để giúp người bệnh cải thiện nhận thức, cảm xúc và hành vi của mình.

Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc phổ biến thường được dùng để chống trầm cảm như: Sertraline, Escitalopram, Duloxeton, Citalopram…Đây là các chất ức chế Serotonin có chọn lọc (SSRI). Những loại thuốc này cần một thời gian đủ dài từ 4 – 6 tuần để phát huy hiệu quả.

Đối với những bà mẹ đang cho con bú, khi bắt đầu điều trị nên có sự cân nhắn giữa việc sử dụng thuốc và những tác dụng có thể gây ảnh hưởng tới bé. Ngoài ra, sử dụng thuốc có thể gây ra một vài tác dụng không mong muốn như: chóng mắt, buồn nôn, đau đầu, khó ngủ. Do đó nếu vẫn đang cho con bú thì bạn cần phải có sự theo dõi thường xuyên của bác sỹ chuyên khoa.

Thực chất, trầm cảm sau sinh đơn giản là một biến chứng của sinh nở và trong nhiều trường hợp nó có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy khi có những dấu hiệu của trầm cảm, các mẹ nên chia sẻ cùng người thân và tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Điều trị kịp thời mới là điều quan trọng nhất để kiểm soát các triệu chứng giúp bạn và bé yêu luôn khỏe mạnh.

Nên xem: Probiotics – Giải pháp mới trong việc điều trị bệnh trầm cảm

]]>
https://benhlytramcam.vn/chung-tram-cam-sau-sinh-keo-dai-bao-lau-416/feed/ 4
Sau sinh nếu có triệu chứng này hãy nghĩ đến trầm cảm! https://benhlytramcam.vn/trieu-chung-tram-cam-sau-sinh-380/ https://benhlytramcam.vn/trieu-chung-tram-cam-sau-sinh-380/#respond Mon, 27 Aug 2018 02:24:13 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=380 Phụ nữ có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm sau sinh. Nguyên nhân là do sự suy giảm nội tiết tố nữ estrogen kết hợp với các áp lực từ phía con cái, gia đình, tài chính… Phụ nữ sau khi sinh nếu có những triệu chứng này thì hãy nghĩ đến trầm cảm.

(Tìm hiểu rõ: Trầm cảm sau sinh là gì?)

Sau sinh nếu có triệu chứng này hãy nghĩ đến trầm cảm

                                      Bệnh trầm cảm sau sinh là một bệnh lý nguy hiểm

Phụ nữ luôn xứng đáng được hưởng những điều tuyệt vời nhất, hơn nữa em bé cũng xứng đáng có được người mẹ khỏe mạnh và hạnh phúc. Do vậy sau khi sinh nếu hiểu được những biểu hiện của trầm cảm không những ngăn chặn được nhiều những hậu quả nghiêm trọng mà còn giúp cho người phụ nữ và em bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Một số những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ sau sinh:

Luôn có cảm giác buồn chán kéo dài sau sinh

Trong những tuần đầu thì người phụ nữ luôn có cảm giác buồn chán, bứt rứt và lo lắng. Một số trường hợp họ khóc nhiều và khó chìm vào giấc ngủ. Đây là biểu hiện tâm lý hoàn toàn bình thường sau khi sinh, các triệu chứng này là do cơ thể suy nhược và stress khi mới làm mẹ. Tuy nhiên nếu tình trạng này khéo dài hơn 2 tuần thì khả năng bị trầm cảm sau đó là điều tất yếu.

Sau sinh nếu có triệu chứng này hãy nghĩ đến trầm cảm
Luôn có cảm giác buồn chán cũng là triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh

Luôn có cảm giác tiêu cực kéo dài

Trong những tuần đầu tiên sau khi sinh hầu hết phụ nữ đều xảy ra hội chứng “baby blues” (hội chứng buồn chán sau sinh). Nếu tình trạng này không được cải thiện, kèm theo những cảm giác tiêu cực kéo dài thì hãy nghĩ đến chứng trầm cảm sau sinh

Cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ sẽ có những mệt mỏi và suy nhược, cần phải có thời gian hồi phục,Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài không thuyên giảm sau khi đã nghỉ ngơi thì có thể đó là triệu chứng của trầm cảm

triệu chứng trầm cảm sau sinh4

                 Phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh luôn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược

Tâm trạng thay đổi thất thường

Sau khi sinh, người phụ nữ sẽ có nhiều sự mệt mỏi do chưa thích ứng với bổn phận mới, em bé cũng chưa ăn ngủ vào nề nếp cộng với đó là sự thay đổi về nội tiết tố nữ gây ra những tâm trạng bất thường, phụ nữ sau sinh dễ cáu gắt, không làm chủ được cảm xúc. Đây là những biểu hiện của chứng trầm cảm sau sinh. Nếu tình trạng bệnh kéo dài dễ gây ra những hậu quả và hệ lụy nghiêm trọng cho bản thân và em bé

Khó khăn để gắn kết với con

Đối với phụ nữ việc gắn kết với con qua sợ dây tình cảm là một điều hiển nhiên. Tuy vậy ở phụ nữ mắc trầm cảm thì đây lại là một chuyện hết sức khó khăn. Sau vài tuần tình trạng vẫn không được cải thiện thì phải tìm gặp bác sĩ tâm lý để giải tỏa, đồng thời tìm hiểu ra những nguyên nhân để tìm cách khắc phục tình trạng này. Sự gắn kết với con rất quan trọng, không những giúp con trẻ có thể lớn lên trong tình yêu thương mà còn tránh được những hệ lụy nghiêm trọng do bệnh lý trầm cảm gây ra.

triệu chứng trầm cảm sau sinh                                                       Việc gắn kết với con là điều khó khăn với phụ nữ trầm cảm sau sinh

Rối loạn ăn uống

Chứng trầm cảm thường khiến cho phụ nữ sau sinh chán ăn hoặc ăn nhiều hơn so với bình thường. Những thay đổi về hormone và tâm sinh lý khiến người phụ nữ sau sinh có thể bị rối loạn ăn uống, đây được coi là điều bình thường nhưng nếu có rối loạn này đi kèm với các triệu chứng mất ngủ, lo âu căng thẳng thì không nên xem thường, rất có thể đây là một dấu hiệu cảnh bảo bệnh lý trầm cảm.

Mất đi những hứng thú

Việc mất đi hứng thú với những sở thích của mình là biểu hiện trầm cảm không chỉ đúng với những người bình thường mà còn đúng với phụ nữ sau sinh. Nếu phụ nữ sau sinh không còn quan tâm, hứng thú với những hoạt động hoặc những hình mẫu mà trước khi mang thai họ vẫn thích, cùng với đó là mất đi niềm vui sum họp gia dình, gặp gỡ bạn bè thì cần xem xét đến dấu hiệu bệnh lý trầm cảm.

Xem thêm: Thực hiện bài Test nhanh để biết mức độ trầm cảm của mình

Có những ý nghĩ tự làm hại mình và làm hại em bé

Đây là biểu hiện tâm lý nghiêm trọng nhất của phụ nữ sau sinh mắc trầm cảm. Trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều những trường hợp người mẹ sau sinh bị trầm cảm đã sát hại bản thân hoặc đứa con của mình. Điều đáng buồn hơn là con số này càng ngày càng tăng. Trong trường hợp này nếu phát hiện trầm cảm của người mẹ cần theo dõi biểu hiện, tâm lý có thể tách người mẹ ra khỏi con mình nếu cần thiết để tránh gây ra những hậu quả không lường.

triệu chứng trầm cảm sau sinh

                            Có ý định làm hại bé là triệu chứng trầm cảm sau sinh

Dưới đây là dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ sau sinh, bệnh lý mang nhiều nguy hiểm cho bản thân người phụ nữ và em bé khi được sinh ra. Do vậy sự chăm sóc động viên, gần gũi của gia đình là yếu tố quan trọng để phòng và tránh các hậu quả nghiêm trọng.

Tìm hiểu tiếp cách điều trị trong bài: Điều trị trầm cảm sau sinh

Benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/trieu-chung-tram-cam-sau-sinh-380/feed/ 0