Tự test trầm cảm với bảng đánh giá PHQ-9

     

    Bảng câu hỏi đánh giá trầm cảm PHQ-9 do bác sỹ Spitzer, Williams và Kroenke thiết kế để sàng lọc và theo dõi đáp ứng điều trị trầm cảm. Điểm số PHQ-9 trên 10 có độ nhạy và độ đặc hiệu lên tới 88% với bệnh trầm cảm ở mức độ nặng.

    Bảng câu hỏi Patient Health Questionaire – 9 (PHQ-9)

    Tầm soát và đánh giá bệnh lý trầm cảm

    (Tích vào các ô trống tương ứng với câu trả lời của bạn)

    Trong vòng 2 tuần qua bạn có cảm thấy:

    2. Cảm thấy tâm trạng xuống dốc, buồn chán, thất vọng?

     

     

     

     

    3. Khó vào giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon, hoặc ngược lại ngủ quá nhiều?

     

     

     

     

    4. Cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng?

     

     

     

     

    5. Ăn không ngon, chán ăn hoặc ngược lại ăn quá nhiều?

     

     

     

     

    6. Cảm thấy bản thân mình không tốt, mình là người thất bại, hoặc tự đánh giá thấp chính mình, gia đình mình?

     

     

     

     

    7. Khó tập trung trong công việc, như lúc đọc báo hoặc xem ti vi?

     

     

     

     

    8. Đi lại hoặc nói chuyện chậm chạp, ủ rũ đến nỗi người khác cũng nhận thấy? Hoặc ngược lại, cảm thấy bồn chồn, sốt ruột không yên đến nỗi cứ liên tục đứng dậy đi làm việc này việc kia?

     

     

     

     

    9. Nghĩ rằng tốt hơn mình không nên sống nữa hoặc cố gắng tự làm tổn thương bản thân mình?

     

     

     

     


    Benhlytramcam.vn - 24 Tháng Mười Hai, 2020

    Bình luận về bài viết

    1. Bảo Anh đã bình luận

      Em có làm thử test trầm cảm với kiểm tra triệu chứng trầm cảm thì kết quả đều ra là có thể em đang bị trầm cảm nặng thì phải làm sao ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Thang PHQ-9 có độ nhạy rất cao đối với chứng trầm cảm nặng. Bạn nên báo với người thân để được hỗ trợ tìm kiếm một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám sớm nhé.
        Chúc bạn sớm lấy lại cân bằng,

    2. Thuý vy đã bình luận

      Xin chào ạ,
      Tình trạng của em kéo dài được hơn năm rồi kiểu tâm trạng thay đổi thất thường ạ khi đi học em luôn vui vẻ cười hoà đồng với bạn bè thầy cô nhưng khi về nhà em luôn nhốt mình trong phòng không muốn nói chuyện với ai em rất dễ khóc và khóc rất nhiều khi ở một mình em thấy bản thân thật kém cỏi vô dụng làm gì cũng không ra hồn và mỗi khi em khóc hay buồn em đều trấn an bản thân bằng việc làm đau bản thân mình vì làm thế em sẽ thấy nhẹ lòng hơn . Gần đây, em ngủ rất nhiều dù vậy mỗi khi tỉnh dậy vẫn thấy mệt chỉ muốn ngủ mãi và em ăn rất ít hầu như không bao giờ cảm thấy đói, em thấy ghê tởm bản thân lẫn người xung quanh không muốn ai chạm vào mình và em thực sự không muốn tồn tại nữa ạ.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,
        Trường hợp của em đang có dấu hiệu bị trầm cảm, em nên tìm một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được bác sĩ thăm khám, điều trị nhé.
        Chúc em mạnh khỏe,

    3. Cao thị nhật kệ đã bình luận

      E thấy gần đây mình có những dấu hiệu bất thường về tâm lý nên muốn tư vấn cụ thể hơn ạ.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Cụ thể bạn muốn tư vấn về khía cạnh nào? Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline 0981966152 để được giải đáp.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    4. Đỗ Khánh Linh đã bình luận

      em không biết liệu mình có đang bị trầm cảm ko? khi cãi nhau với mẹ e cảm thấy uất ức thì e sẽ tìm nơi kín khóc lớn, gào rú rồi lần mò vật sắc nhọn để làm đau bản thân, ban đầu thì chỉ làm đau, về sau nó phải chảy máu và đau xót e ms bắt đầu có thể bình tĩnh và làm việc khác, lần gần nhất là hnay và 5 tháng trước thì dù e đã rạch tay đến chảy máu nhưng em vẫn ko ngừng khóc lóc được ạ. Mà như bình thường thì e ko hề tách biệt bản thân và cũng được coi là hoà đồng, e tự làm bản thân đau nhưng ko gây ảnh hưởng đến người khác. Em có từng tưởng tưởng cái chết của bản thân nhưng e ko có gan làm đến mức ý

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những triệu chứng bạn mô tả gợi ý bạn có thể đang mắc trầm cảm. Nếu tình trạng trên xuất hiện hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục từ 2 tuần trở lên thì bạn cần tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tâm thần để thăm khám càng sớm càng tốt.
        Ngoài ra, có một số biện pháp bổ trợ có thể hữu ích cho bạn:
        – Chế độ ăn uống: cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường và dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Nên ăn nhiều trái cây tươi, bổ sung vitamin nhóm B, C.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Cerebio (Ecologic Barrier) uống mỗi ngày 1 gói vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
        – Đi ngủ đúng giờ, ăn đúng bữa. Nên tránh sử dụng điện thoại gần giờ đi ngủ để không bị xao nhãng dẫn tới khó ngủ.
        – Chọn 1 môn thể thao để tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày như đi bộ, yoga, thiền… Nên tập ngoài trời có không khí thoáng đãng sẽ giúp cho tinh thần thoải mái hơn.
        – Giao tiếp với người xung quanh: lúc này bạn có thể cảm thấy khó khăn hoặc thậm chí là sợ giao tiếp với những người xung quanh. Tuy nhiên, việc giao tiếp với mọi người có thể sẽ giúp bạn có cuộc sống tinh thần tích cực hơn. Hãy thử liên hệ và gặp gỡ một người bạn, người thân bạn cảm thấy tin tưởng để nói chuyện hoặc cùng đi ăn hoặc uống cà phê thư giãn.

        Chúc bạn sớm lấy lại cân bằng,

    5. phan mỹ cát tường đã bình luận

      ai có thể tư vấn dấu hiệu

    6. phan mỹ cát tường đã bình luận

      ai có thể tư vấn dấu hiện cho em với .

    7. Ngọc Nhi đã bình luận

      em đang có dấu hiệu của những bệnh tâm lý nhưng không dám nói với ai vì em biết họ sẽ nói là do em lười k chịu vận động rùi học nên mới mệt mỏi

    8. Lê Thị Lan đã bình luận

      Tư vấn

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc gọi hotline 0981966152 để được hỗ trợ nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    9. Lan hương đã bình luận

      Em thấy mình gần đây thường hay chán nản, buồn bã, không muốn làm việc gì? Ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bị cảm giác sợ hãi một điều gì đó và luôn luôn nghĩ mình là một người vô dụng không làm được việc gì? Em không biết mình phải làm gì đề giải thoát và nghĩ tích cực hơn nữa

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng của bạn gợi ý bạn đang bị rối loạn lo âu và trầm cảm. Nếu tình trạng mới xuất hiện trong một thời gian ngắn bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện tình trạng:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    10. Đặng Thị Thúy Anh đã bình luận

      Dạ năm nay em 14 tuổi và hiện tại là em thường xuyên khóc và hầu như là mỗi ngày em còn còn bị khó thở nữa thì liệu em có bệnh gì không ạ

    11. đỗ phương thảo đã bình luận

      suốt ngày kêu mệt ,ngày nào cũng không ăn gì, ngại ra ngoài , ít hoặc không giao tiếp , hay khóc một mình , thích ở một mình , khó ngủ , hay đập phá đồ, rất cáu gắt mà không có lý do

    12. Lê đình hoat đã bình luận

      Mình bị đầy bụng khó tiêu rồi suy nghĩ mất ngủ cơ thể mệt mỏi k sưc sống buồn chán có phải mình bị lại bênh k ah

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Nếu bạn đã từng bị trầm cảm thì những triệu chứng trên cho thấy rất có thể bạn đang bị tái phát trầm cảm. Bạn có thể sử dụng liệu pháp hỗ trợ để giảm trầm cảm như Cerebio liều 1-2 gói/ngày. Bên cạnh đó kết hợp thêm các biện pháp như:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        Sau 1-3 tháng, nếu tình trạng cải thiện được thì bạn duy trì thói quen lành mạnh để tránh tái phát bệnh. Trường hợp triệu chứng không cải thiện bạn nên tới gặp bác sỹ để thăm khám xem có cần sử dụng tới thuốc điều trị hay không.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    13. Nguyễn Thị Ngọc Hải đã bình luận

      Gần 1 tháng tới đây, em thấy mình có những dấu hiệu không được ổn định và khác với tính cách trước kia của em. Mong bác sĩ tư vấn em với ạ

    14. Đỗ anh phương đã bình luận

      Cần tư vấn về bệnh trầm cảm lo âu

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline 0981 966 152 để được hỗ trợ
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    15. Nguyễn A đã bình luận

      Em là nữ năm nay 15 tuổi. Có những chuyện không vui hoặc bị mọi người khinh thường vì em là 1 cô gái khác biệt không điệu không đẹp mà cũng không giỏi. Em không tích cách như mọi người nên ai cũng khinh em. Đến cha mẹ cũng luôn mắng bằng những lời tục tĩu, em thì không ngại những lời đó mà em luôn tức giận vì lúc nào cũng nói to để cho hàng xóm nghe thấy và mắng chửi em nơi đông người. Thực sự nhiều chuyện đã xảy ra nữa. Và những buồn và uất ức em sẽ bình tĩnh vào nơi bóng tối trong phòng em luôn khóc gào thét thầm, dùng móc quàn áo hay dây sạc đánh đày mình, đôi lúc em buồn em tự cấu mặt mình vò tóc và khóc. Em luôn muốn chết. Em ước gì khi chết mọi thứ liên quan đến em sẽ biến mất không ai biết. Khi em khóc trong bóng tối và tự làm đau mình, xé áo.. em cũng cười điên loạn. Và những lúc đó e cũng sẽ quẹt nước mắt ra ngoài thì lúc nào cũng cười cũng mạnh mẽ lắm.. Em ngủ nhiều, ăn cũng rất nhiều, em luôn muốn ở một mình mà không ai làm phiền cả. Cười rồi khóc và khóc cười. Và em luôn cảm thấy mình là thứ kinh tởm, gánh nặng của gia đình và xã hội. Không muốn hoạt động và đi học, làm việc. Em test trầm cảm thì em chỉ là trầm cảm vừa. Không biết làm thế nào, bác sĩ có thể giúp em không dù là một ít. Cảm ơn bác

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bất cứ ai cũng có thể có tâm trạng xấu trong một thời điểm nào đó, nguyên nhân có thể do căng thẳng, áp lực, thay đổi nội tiết tố (tuổi dậy thì, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh…), do bệnh tật…Khi những triệu chứng xuất hiện thường xuyên, kéo dài liên tục trên 2 tuần, hoặc chúng ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, học tập thì có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm.

        Trường hợp của bạn những triệu chứng khá rõ và bạn làm bài trắc nghiệm cho kết quả trầm cảm mức độ vừa thì cách tốt nhất là nên thăm khám trực tiếp tại chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được chẩn đoán và điều trị sớm.

        Nếu bạn chưa thể thăm khám ngay thì có thể áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    16. nguyễn ngọc kim huyền đã bình luận

      em làm bài test thì kết quả là trầm cảm nặng

    17. nguyễn ngọc kim huyền đã bình luận

      hãy cho em một lời khuyên thích hợp được không ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,
        Khi em làm bài test cho kết quả như là trầm cảm nặng thì có khả năng cao em thực sự mắc bệnh, vì độ nhạy của test PHQ-9 đối với trầm cảm nặng lên tới 88%. Tuy nhiên, kết quả bài test mang tính chất gợi ý, không chính xác 100% vì trong quá trình tự làm test có thể có nhiều yếu tố tác động làm sai nhiễu kết quả, và cũng có nhiều bệnh lý khác có thể cho biểu hiện tương tự như trầm cảm. Vậy nên em cần phải được thăm khám kĩ càng hơn với bác sỹ chuyên khoa. Em cần biết rằng trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do đó em nên sớm chia sẻ tình trạng của mình với ba mẹ hoặc người em cảm thấy tin tưởng nhất để được giúp đỡ nhé.
        Chúc em mạnh khỏe,

    18. võ anh kiệt đã bình luận

      tôi muốn trao đổi 1 số vấn đề. Mong có thể được hỗ trợ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline 0986316151 để được hỗ trợ nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    19. Nguyễn Trọng Toại đã bình luận

      Mình bị trầm cảm tự nói chuyện , tư vấn dùm mình !

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Trầm cảm là một bệnh lý cần được điều trị sớm. Mức độ nặng nhẹ, biểu hiện triệu chứng ở người bệnh rất phong phú, đa dạng, đáp ứng với thuốc hoặc phương pháp trị liệu khác cũng không giống nhau. Do vậy, trước tiên bạn cần tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị sớm.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    20. Phương nhung đã bình luận

      Làm sao để nhận biết rằng mình đã rơi vào trạng thái trầm cảm ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Trước hết thì trầm cảm là bệnh lý, không phải là “trạng thái”. Nếu là trạng thái, tức là cảm xúc buồn bã nhất thời thì bất cứ ai trong chúng ta cũng từng trải qua. Còn đối với bệnh lý trầm cảm, người bị bệnh sẽ không thoát khỏi được trạng thái buồn bã đó, những triệu chứng xuất hiện hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục từ 2 tuần trở lên mới gợi ý tới bệnh trầm cảm. Nếu bạn nghi ngờ mình có một số triệu chứng bệnh, bạn có thể làm bài trắc nghiệm ở trên để kiểm tra hoặc tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    21. Nguyễn Thùy Linh đã bình luận

      Em hiện còn là học sinh nhưng em bị trầm cảm em còn có lúc mất ý thức vậy có sao không

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Trầm cảm là một bệnh lý và hậu quả của trầm cảm có thể rất nghiêm trọng, do vậy bạn nên báo với cha mẹ để được hỗ trợ đưa tới cơ sở chuyên khoa thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh bạn có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

        • khánh linh đã bình luận

          tư vấn cho e vs ạ
          e luôn mất tự tin vào bản thân
          khi đến trường luôn nghĩ tất cả mn đag nhìn e
          mẹ kêu ik chs e luôn biện lý do để ở nhà và khó giao tiếp vs mn
          đôi lúc nghĩ cuộc sống khổ quá chết cho xong
          luôn nghĩ viễn vông và hay quên
          luôn cảm thấy mệt mỏi như ko có sức sống
          hay buồn khóc vu vơ mà ko có lý do
          luôn nghĩ mik vô dụng luôn tỏ ra mạnh mẽ những trong lòng lúc nào cũng buồn
          đôi lúc đang vui tự dưng cảm thấy trong người như lo sợ một việc gì đó
          và mất lòng tin vào tất cả mn
          học từng nào nhớ r lại quên đây có phải bệnh trầm cảm ko ạ
          hay buồn ngủ

          • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

            Chào bạn,

            Những triệu chứng như bạn mô tả kéo dài bao lâu rồi? Nếu chúng xuất hiện thường xuyên, hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục trên 2 tuần trở lên thì rất có thể bạn đã bị trầm cảm. Khi đó bạn cần thiết phải tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị.

            Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
            – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
            – Tập Yoga hoặc thiền.
            – Nghe nhạc, đọc sách.
            – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
            – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

            Chúc bạn mạnh khỏe,

    22. Nguyễn Thị Mai Linh đã bình luận

      Tôi có bị trầm cảm không

    23. Nguyễn Chí Thư đã bình luận

      Tại sao tôi cứ cảm thấy ghét gia đình và không muốn về nhà

    24. Nguyễn thị an đã bình luận

      Tôi đang nghi ngờ mình mắc chứng trầm cảm
      Mong được bác sĩ tư vấn ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bất cứ ai cũng có thể có tâm trạng xấu trong một thời điểm nào đó, nguyên nhân có thể do căng thẳng, áp lực, thay đổi nội tiết tố (tuổi dậy thì, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh…), do bệnh tật…Khi những triệu chứng xuất hiện thường xuyên, kéo dài liên tục trên 2 tuần, hoặc chúng ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, học tập thì chúng ta cần phải thăm khám để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm.

        Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    25. Nguyenhoa đã bình luận

      Sáng thì vui vẻ cười nói nhưng tối thì buồn bã khóc lóc nhớ lại những áp lực mà mình đang bị.Sợ hãi lo âu,nghĩ nhiều đặc biệt còn có suy nghĩ tử do áp lực từ ba mẹ và áp lực học tập thi cử thì đây là dấu hiệu trầm cảm phải không ạ hay dấu hiệu của bệnh khác.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bất cứ ai cũng có thể có tâm trạng xấu trong một thời điểm nào đó, nguyên nhân có thể do căng thẳng, áp lực, thay đổi nội tiết tố, do bệnh tật… Khi những triệu chứng xuất hiện thường xuyên, hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục trên 2 tuần, hoặc chúng ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, học tập thì chúng ta cần phải thăm khám để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm.

        Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    26. nguyễn thị phương trâm đã bình luận

      Làm sao để phát hiện mình có bị rối loạn phân ly hay không?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Rối loạn phân ly là một rối loạn tâm thần liên quan đến sự mất kết nối và ngắt quãng giữa những suy nghĩ, ký ức, môi trường xung quanh, hành động và đặc tính cá nhân. Những người bị rối loạn phân ly thoát ra khỏi tình trạng này bằng cách không tự chủ, có hại cho sức khoẻ và gây ảnh hưởng tới chức năng sống trong cuộc sống hàng ngày.
        Dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào các kiểu rối loạn phân ly, có thể bao gồm:
        – Mất trí nhớ (Amnesia) trong khoảng thời gian nhất định, liên quan đến sự kiện, con người, thông tin cá nhân.
        – Có cảm giác không lệ thuộc vào bản thân và cảm xúc của bản thân.
        – Nhận thức về những người và vật xung quanh bị biến dạng và không thật.
        – Có cảm giác mờ nhạt về nhận định.
        – Sự căng thẳng hay những vấn đề trong mối quan hệ, công việc hoặc các lĩnh vực quan trọng khác trong cuộc sống.
        – Mất khả năng đối phó khi xúc động hoặc căng thẳng.
        – Các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu, có ý nghĩ và hành vi tự tử.
        Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bạn cần tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    27. phan thi gai đã bình luận

      trầm cảm sau sinh

    28. Nguyen Nhi đã bình luận

      Mình muốn khám các bệnh về tâm thần như rối loạn lo âu, stress và trầm cảm ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Để khám sức khỏe tâm thần bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau nhé:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        – Bệnh viện đại học y dược TP.HCM
        – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
        – Bệnh viện 115
        – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        – Bệnh viện tâm thần trung ương
        – Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        – Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        – Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        – Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1
        Chúc bạn mạnh khỏe,

      • Nguyễn thị lệ tâm đã bình luận

        Dạo này em bị áp lực công việc.. hay suy nghĩ lung lung.. rất khó ngủ và e hay cáu gắt vô cớ.. rất dễ bực tức ạ. Và thường xuyên đau đầu.. luôn tự ti về bản thân mình.. những lúc buồn hay tức giận một chuyện gì đó e thường muốn làm đau bản thân mình em luôn có suy nghĩ phải lấy dao hoặc đập chén bát để rạch tay.. những lúc như vậy e cực kì muốn chết ạ… e phải làm sao đây
        E mệt mỏi vs cuộc sống quá ạ
        Ai đó giúp e với

        • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

          Chào bạn,

          Những triệu chứng bạn mô tả nếu kéo dài từ 2 tuần trở lên có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Trường hợp này bạn cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để kéo dài có thể xảy ra những hậu quả nghiêm trọng. Để khám sức khỏe tâm thần bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau nhé:

          Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
          – Bệnh viện đại học y dược TP.HCM
          – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
          – Bệnh viện 115
          – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

          Nếu ở Hà Nội :
          – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
          – Bệnh viện tâm thần trung ương
          – Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
          – Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
          – Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
          – Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

          Chúc bạn mạnh khỏe,

    29. Nguyễn Hà đã bình luận

      Nếu như biết được mình bị trầm cảm mức nghiêm trọng mà lại thấy vui thì có phải là trầm cảm không hay là bệnh tâm lý khác?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn biết mình bị trầm cảm nặng thông qua thăm khám hay qua cách nào? Bạn có thường xuyên cảm thấy vui vẻ không?
        Người bị trầm cảm có biểu hiện đặc trưng là tâm lý buồn bã, ủ rũ. Nếu bạn vẫn thường xuyên cảm thấy vui vẻ thì có thể bạn không mắc trầm cảm.
        Một trường hợp khác có thể gặp là rối loạn lưỡng cực (hay còn gọi là rối loạn hưng – trầm cảm), khi đó tình trạng tâm thần thay đổi thất thường khiến tâm trạng có thể đột ngột hưng phấn như phấn khích quá hoặc tăng động, nhiều lúc lại rơi vào trạng thái trầm buồn.
        Để chẩn đoán chính xác bệnh bạn cần thăm khám tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần nhé!
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    30. Hoàng Thị Hải Yến đã bình luận

      Em không biết là em có bị mắc trầm cảm hay không? Nhưng dạo gần đây em rất hay sợ một số chuyện mà chuyện đó là điều rất bình thường em gặp hằng ngày, không hiểu tại sao em lại sợ đến như vậy. Em còn rất hay buồn , ngồi một mình hay ngủ gật mệt mỏi. Đôi khi còn nghĩ mình sẽ chết. Mong bác sĩ cho lời khuyên ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Nếu những triệu chứng của bạn xuất hiện thường xuyên, hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục từ 2 tuần trở lên thì có thể gợi ý tới chứng rối loạn lo âu và trầm cảm. Khi đó, bạn cần thăm khám trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời, tránh kéo dài có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng nhé.

        Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Nếu sau 3 tháng tình trạng không cải thiện được tốt nhất bạn cần nói với người thân tình trạng của mình để được hỗ trợ tìm một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa thích hợp nhé!

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    31. Nguyễn Nhạc Phương Nhi đã bình luận

      Kết quả bài test của bạn:
      Điểm trầm cảm của bạn: 30 –
      Bạn đang trầm cảm rất nặng
      Điểm stress của bạn: 30 – Bạn đang bị stress nặng
      Điểm âu lo của bạn: 32 – Bạn đang rất lo âu
      kết quả kiểm tra bài test như vậy có nặng không bác sĩ làm sao để em có thể khắc phục và em có cần đi khám tâm lý không ạ.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,
        Khi em làm bài test cho kết quả stress, lo âu và trầm cảm nặng thì có khả năng cao em thực sự mắc bệnh. Tuy nhiên, kết quả bài test mang tính chất gợi ý, không chính xác 100% vì trong quá trình tự làm test có thể có nhiều yếu tố tác động làm sai nhiễu kết quả, và cũng có nhiều bệnh lý khác có thể cho biểu hiện tương tự như trầm cảm. Vậy nên em cần phải được thăm khám kĩ càng hơn với bác sỹ chuyên khoa. Em cần biết rằng trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do đó em nên sớm chia sẻ tình trạng của mình với người thân để được giúp đỡ tìm một cơ sở khám chữa bệnh phù hợp nhé.
        Chúc em mạnh khỏe,

    32. Em không chắc em có bị trầm cảm hay không ? Em sợ đám đông hay chổ đông người ,em ngại tiếp xúc dù là bạn bè hay gia đình, em luôn mệt mỏi, hay quên và luôn cảm thấy bản thân mình vô dung, em luôn cảm thấy mọi người điều tránh xa em, em luôn ra ngoài đường với một tính cách khác , em che giấu cảm xúc giống như là tạo 1 vỏ bọc cho bản thân mình nhưng khi về nhà em thấy mình lại trở nên vô dụng, em đã từng đi làm nhưng rồi em lại nghĩ , em chưa từng đi khám bệnh , em luôn có tư tưởng muốn chết từ hồi em học lớp 4 bây giờ em đã học đại học năm 3. Nhiều lần em muốn chết thì em lại nghĩ cố gắng vì mẹ sống thêm 1 chút nữa. Dù mẹ em không quan tâm và hiểu em nhưng em vẫn thương mẹ nhất trong 1 đại gia đình lớn. Không biết là em có phải bị trầm cảm hay chỉ bị rối loạn tâm lý thôi ạ ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Bạn nên tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám chẩn đoán chính xác và điều trị càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh bạn có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    33. Vince đã bình luận

      Chào Bác Sĩ. Em năm nay 26 tuổi và đang sinh sống tại nước ngoài. Em đang nhận thức rằng mình đang vướng phải trầm cảm bởi vì cơ thể và tinh thần em đang càng lúc xấu đi, ngủ bao nhiêu đi nữa thì dậy em vẫn không thấy hồi sức trở lại, em bắt đầu không làm chủ được suy nghĩ của mình khi những cảm giác tiêu cực kéo đến. Đầu óc em lúc nào trong trong trạng thái căng cứng. Những lúc như thế em nghe được những tiếng nói phát ra trong đầu mình rằng chỉ có chết mới chấm dứt những đau đớn này, em rối loạn giấc ngủ một cách bất thường và những cơn đau đầu triền miên làm cho em bắt đầu không tỉnh táo được. Điều tồi tệ nhất là em luôn có những suy nghĩ giết chết bản thân mình vì cảm giác bản thân không còn có thể làm được điều gì có ích. Và không thể tìm thấy được một mục đích nào để bản thân mình có thể bám víu vào, tồi tệ nhất là những giấc mơ em đã nhìn thấy những người xung quanh chỉ trích mình, trong sự tuyệt vọng em nhìn thấy mình tự sát bằng cách treo cổ và giật mình thức dậy thì thấy mình đang khóc trong vô thức. Suy nghĩ tự sát đó đang một lớn dần trong con người em và em lo sợ một lúc nào đó em sẽ không còn tự chủ được để rồi nó sẽ xảy ra. Xin hỏi, có cách nào cứu chữa không ạ ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Qua những gì mô tả thì rất có thể bạn đang mắc trầm cảm. Trầm cảm được ví như những hạt mầm đen tối, một khi đã cắm rễ vào trong não bộ thì sẽ liên tục sinh sôi phát triển, rất khó để bạn có thể tự mình thoát khỏi mà không có sự trợ giúp. Cách tốt nhất là hãy tìm một chuyên gia tâm lý hoặc bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé. Theo nghiên cứu hiện nay có tới 80% bệnh nhân trầm cảm đáp ứng tốt với thuốc điều trị và khi đó người bệnh sẽ trở lại với cuộc sống bình thường, vui vẻ, lạc quan, làm việc và học tập tốt hơn.
        Đây là một căn bệnh nên đừng ngại tới gặp bác sỹ để được chữa trị bạn nhé!

        Thân ái,

        • Vince đã bình luận

          Vậy em cần đến đâu ở SG để khám và trị liệu ạ ?

          • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

            Chào bạn,

            Gửi bạn một số các địa chỉ thăm khám tại thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể tham khảo:
            -Bệnh viện đại học y dược TP.HCM
            -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
            -Bệnh viện nguyễn tri phương
            -Bệnh viện 115
            -Bệnh viện FV (Ths, Bs. Lê Đình Phương – khoa nội tổng quát và y học gia đình)
            -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

            Chúc bạn mạnh khỏe,

    34. Nguyễn Diệu đã bình luận

      Chào chuyên gia, em năm nay 27 tuổi, em làm bài test và có kết quả trầm cảm nặng, mong chuyên gia tư vấn giúp em ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,
        Khi em làm bài test cho kết quả như là trầm cảm nặng thì có khả năng cao em thực sự mắc bệnh, vì độ nhạy của test PHQ-9 đối với trầm cảm nặng lên tới 88%. Tuy nhiên, kết quả bài test mang tính chất gợi ý, không chính xác 100% vì trong quá trình tự làm test có thể có nhiều yếu tố tác động làm sai nhiễu kết quả, và cũng có nhiều bệnh lý khác có thể cho biểu hiện tương tự như trầm cảm. Vậy nên em cần phải được thăm khám kĩ càng hơn với bác sỹ chuyên khoa. Em cần biết rằng trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do đó em nên sớm chia sẻ tình trạng của mình với người thân để được giúp đỡ tìm một cơ sở khám chữa bệnh phù hợp nhé.
        Chúc em mạnh khỏe,

    35. Đặng Thị Trang đã bình luận

      Chi phí khám trầm cảm trong khoảng tầm bao nhiêu tiền ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Để chẩn đoán bệnh trầm cảm bạn cần trả phí khám bệnh và các chi phí xét nghiệm liên quan nhé. Tùy thuộc vào xét nghiệm bạn được chỉ định thì số tiền chi trả khác nhau. Phí khám thường dao động từ 150.000-350.000/lượt tùy cơ sở.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    36. Lê Thị Thu Thủy đã bình luận

      Tôi thật sự bế tắc và bất lực trong cuộc hôn nhân của m. Chúng tôi ko thể có con. Và nguyên nhân đến từ anh ấy. Nhưng đó ko phải là điều khó khăn nhất. Giữa chúng tôi có những mâu thuẫn ko thể giải quyết. Nếu như tôi ko chấp nhận việc sống chung mà ko tôn trọng bạn đời, thường xuyên chửi bới tục tiễu xúc phạm danh dự nhau thì chồng tôi coi đó là chuyện bình thường. Quan hệ với nhà chồng ko tốt, chồng tôi luôn đứng về phía gd anh ta, và sẵn sàng bỏ mặc tôi bất cứ lúc nào.. tôi thực sự rất mệt mỏi, và muốn sớm kết thúc chuyện này.. tôi đã cố gắng để nói chuyện với chồng. Tôi hi vọng a ấy sẽ thay đổi. Nhưng những căng thẳng cứ kéo dài liên tiếp khiến sự rạn nứt giữa cả 2 ngày càng lớn thêm. Tôi ko biết còn cơ hội nào để cứu vãn cuộc hôn nhân này hay ko. Xin dc chia sẻ .

    37. hành đã bình luận

      chào bác sĩ ko hiểu sao tôi dạo nay hay suy nghĩ lung tung và quan trọng hóa vấn thi thoảng nằm ngủ suy nghĩ về mọi chuyện lại khóc, dễ để ý đến các lời nói xúc phạm, ko ít lần nghĩ đến cái chết nhưng lại tự trấn an bản thân , vậy bác sĩ cho tôi hỏi tôi có bị bệnh trầm cảm ko ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng bạn mô tả nếu đã kéo dài từ 2 tuần trở lên có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    38. Hà Thị Thuần đã bình luận

      Tôi thường xuyên mệt mỏi, đau nhức toàn thân, mất năng lượng mất hứng thú với mọi việc, dễ nổi nóng, dễ khóc

    39. Huệ đã bình luận

      Tôi muốn điều trị trầm cảm

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Để điều trị trầm cảm bạn cần trực tiếp thăm khám tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh bạn có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    40. Ngô Thị Lý đã bình luận

      Chào bác sĩ. E đang mang bầu bé thứ 2. Và bé đầu của e đc 1 tuổi rui.từ lúc sinh bé đầu cho tới nay e hay suy nghĩ mình là người k tốt, k làm được gì. Và hay mất kiểm soát cảm xúc đặc biệt là những lúc chồng e làm e buồn.những lúc như vậy e lại hay nghĩ tới cái chết. Và e lại hay khóc vào buổi tối, không ai làm gì e cũng tự khóc. Mong bác sĩ tư vấn giúp e ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Trường hợp của bạn có thể đã bị trầm cảm từ sau sinh và kéo dài tới thời điểm hiện tại khi đang mang thai bé thứ 2. Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn tác động tới thai nhi và em bé sau sinh. Chính vì vậy, bạn nên sớm chia sẻ tình trạng của mình với chồng để được hỗ trợ tìm một địa chỉ thăm khám thích hợp. Một số địa chỉ bạn có thể tham khảo:
        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        – Bệnh viện đại học y dược
        – Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        – Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        – Bệnh viện tâm thần trung ương
        – Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        – Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        – Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        – Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    41. Khanh đã bình luận

      Chào bác sĩ. Tâm trạng em rất thất thường và dễ khóc, đặc biệt là mỗi khi cười, đang cười có thể chuyển sang khóc ngay lập tức mà không có lí do. Em thích ở một mình, không thích tiếng ồn hoặc có nhiều người xung quanh, cũng không thích ánh sáng. Độ hai tháng nay bắt đầu có khuynh hướng tạo ra các vết thương cho mình, dù chỉ là bấm móng tay vào cánh tay thôi nhưng hình như chúng càng ngày sâu thì phải, một số vết để lại sẹo, nhưng khi em thấy đau thì tâm trạng kìm nén cũng đỡ hơn một chút. Đôi khi em cũng nghĩ đến việc tự tử nhưng vẫn là sợ chết nên suy nghĩ ấy chỉ thoáng qua thôi. Em hay thức dậy giữa giấc nhưng vẫn ngủ lại được và rất hay mơ. Em có thử nói chuyện với mẹ nhưng mẹ gạt đi và bảo em càng ngày càng giống đứa tự kỷ (ồ nhưng tự kỷ là bệnh bâtm sinh mà nhỉ). Mọi người nói em hay ngẩn người. À em thường xuyên nghe thấy nhịp tim của mình. Em nghĩ em chỉ hơi nhạy cảm một chút thôi? Liệu có phải em bị trầm cảm không ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Do hiểu biết không đúng nên nhiều người hay sử dụng từ “tự kỉ” để chỉ những người hay buồn bã, điều này hoàn toàn không đúng. Những triệu chứng hiện tại của bạn như tự làm tổn hại bản thân, suy nghĩ tới tự tử là khá nghiêm trọng, do vậy bạn nên tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé!
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    42. Jenn đã bình luận

      Chào bác sĩ, em làm test trầm cảm thì cho kết quả trầm cảm mức độ vừa, còn các lần khác cho kết quả trầm cảm nặng. Em có nguy cơ bị trầm cảm không ạ? Em cảm thấy chán nản việc học tập, không tập trung, luôn cảm thấy mình thật vô dụng, hay cáu gắt, dễ khóc, ngủ ít hơn và ăn ít hơn trước. Dạo đây em còn nghĩ tới cái chết. Em nghĩ rằng mọi việc tồi tệ xảy ra với những người em yêu quý là do em mà ra. Em không biết mình phải làm sao nữa. Bác sĩ giúp em với ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,
        Khi em làm bài test cho kết quả như là trầm cảm nặng thì có khả năng cao em thực sự mắc bệnh, vì độ nhạy của test PHQ-9 đối với trầm cảm nặng lên tới 88%. Tuy nhiên, kết quả bài test mang tính chất gợi ý, không chính xác 100% vì trong quá trình tự làm test có thể có nhiều yếu tố tác động làm sai nhiễu kết quả, và cũng có nhiều bệnh lý khác có thể cho biểu hiện tương tự như trầm cảm. Vậy nên em cần phải được thăm khám kĩ càng hơn với bác sỹ chuyên khoa. Em cần biết rằng trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do đó em nên sớm chia sẻ tình trạng của mình với ba mẹ hoặc người em cảm thấy tin tưởng nhất để được giúp đỡ nhé.
        Chúc em mạnh khỏe,

    43. Chi đã bình luận

      Chào bác sĩ. Cháu hiện nay đang học cấp 3, sau khi làm bài test thì cháu có kết quả là trầm cảm nặng. Cháu cũng không quá ngạc nhiên bởi vì cháu đã nghi ngờ từ rất lâu rồi. Căn bệnh trầm cảm này có thể nói là đã sống với cháu qua nhiều năm dần từ mức độ nhẹ đến nặng. Từ lúc lên cấp 2, cháu đã có những biểu hiện đôi khi ngồi nghĩ vẩn vơ rồi khóc không lí do, không kiểm soát được. Lúc đầu cháu nghĩ mình chỉ bị dễ xúc động thôi khi mà có những thứ nhỏ nhặt trong cuộc sống cũng đủ khiến cháu khóc không kiềm chế được như là 1 lời trách móc của bố mẹ hay trêu đùa thái quá từ bạn bè. Từ lúc đó cháu đã tập sống mà kiềm chế cảm xúc nhất có thể, cố không bật khóc nức nở trước 1 lời mắng dù chỉ là nhẹ nhất từ bố mẹ. Những lúc đã ngồi một mình rồi và để nó ào ra ngoài thì cháu cảm thấy rất khổ sở chỉ ước mình không có cảm xúc. Sau đó là cháu đã tập cố đóng cảm xúc lại không để bộc lộ quá nhiều và tập trung nhất có thể để không nghĩ đến những điều dễ khiến bản thân òa khóc. Đó mới là những thời gian đầu, sau đó bắt đầu nặng, cháu cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, nhất là tinh thần khi mà suy nghĩ về cái chết dần thường xuyên hơn. Khi cháu thất bại một cái gì đó cũng đủ cho cháu cảm giác chán nản hay nói đúng hơn là chán sống. Cháu hành động như một bóng ma trong gia đình và tất nhiên cũng dễ cáu gắt nếu không kiềm chế được cơn xúc động. Cháu cảm thấy thích ban đêm hơn hẳn ban ngày và đặc biệt hay thức khuya vì đó mới là khoảng thời gian cháu có thể tự do giải phóng các cảm xúc của mình. Các ý niệm về cái chết càng ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn bao giờ hết đến nỗi cháu không còn nhận thức được mình có còn muốn sống hay không. Cháu đã thực sự muốn tâm sự với ai đó những không có đủ tự tin hay tin tưởng bất cứ ai kể cả là gia đình mình – một trong những nguyên nhân chính khiến cháu có những biểu hiện chán nản này. Bạn bè là điều duy nhất có thể làm sao nhãng cháu khỏi những cảm xúc tiêu cực đó, ít nhất cháu vẫn có thể được cười đùa hồn nhiên quên đi vấn đề bản thân. Nhưng khi về đến nhà là những vấn đề đó lại quay lại, cháu lại cảm thấy trống rỗng, chán nản. Nhất là trong thời gian nghỉ dịch bệnh như bây giờ ở nhà hơn tháng trời không được tiếp xúc với bạn bè. Những ngày tháng này làm triệu chứng của cháu ngày càng nặng và dễ thấy hơn. Có lần đang ngồi ăn cơm với gia đình, cháu lỡ nghỉ vu vơ rồi lại nghĩ đến cái chết rằng có thể nào gia đình này sẽ hạnh phúc hơn nhiều nếu không có cháu. Và như thế, nước mắt cháu trào ra liên tục không ngừng nghỉ, cháu khóc nức nở trong lúc đang ăn, nhà cháu thì bối rối và dường như lúc nào cũng tự mặc định cho mọi biểu hiện của cháu. Ai cũng chỉ nói chả ai làm gì hết mà cháu lại khóc, hay cảm thấy thực sự khó chịu khi tưởng là cháu khóc chỉ vì hôm nay cơm không ngon. Lúc đó cháu chẳng biết làm gì ngoài cố kiềm những giọt nước mắt lại. Đã có 2 ngày cháu bị như vậy còn những hôm sau cháu cẩn thận hơn giữ cho suy nghĩ trống rỗng ăn xong thì nhanh chóng dọn dẹp và chạy về tự nhốt trong phòng. Còn chưa kể đến là cháu rất chán ăn hay thậm chí là không có sự thèm ăn. Mỗi bữa cháu chỉ ăn để không bị đói. những cảm xúc tiêu cực thì cứ vẩn vương trong đầu khi mà bố mẹ cháu cũng gây áp lực về việc học hành khi nghỉ dịch như thế này. Cháu luôn tự hỏi liệu cháu có thể sống sót qua mùa nghỉ dịch này hay không (không phải vì corona) khi mà cháu luôn chỉ muốn được thoát khỏi căn nhà này hay có thể nói là cuộc sống này. Dù nhiều lúc cháu đã có ý định muốn được đi khám tâm lí nhưng lại ngần ngại khi mà cháu không đủ tin tưởng để tâm sự với ai trong gia đình. Cháu nên làm thế nào đây ạ?

      • Em oi,
        Không biết e có đọc đc comment này của chị ko, hiện tại em đã ổn chưa? Em có ở sài gòn ko? nếu em đọc được em có thể liên hệ qua email của chị, chị sẽ giúp em nói chuyện với gia đình và đưa em đi khám. Đừng dại dột suy nghĩ gì bậy bạ nhé. Thương em <3

    44. Trang đã bình luận

      Chào bác sĩ tôi cảm thấy chán nản với tất cả mọi thứ không có hứng thứ với việc gì không muốn trò chuyện với người trong gia đình và ghét tiếp xúc thân thể với người khác nhất là người khác giới vì tôi thấy rất khó chịu gò bó nhiều khi còn muốn tự tử để không cảm thấy khó chịu nữa

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Triệu chứng bạn mô tả nếu đã kéo dài liên tục từ 2 tuần trở lên thì có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, bạn nên sớm tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám và điều trị.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    45. Hoàng thị diệp đã bình luận

      Chào bác sĩ. Tôi bị rối loạn lo âu,.Dạo gần đây tôi cứ bị ám ảnh về bệnh tật. Luôn nghĩ mình bị bệnh này bệnh khác. Đặc biệt bây giờ tôi cứ nghĩ mình bị bệnh dại, nhìn đâu, làm gì tôi cũng sợ có virus dại ở đó. Tôi rất sợ mình mắc bệnh dại mặc dù đã tiêm đầy đủ vacxin. Bây giờ cho tôi hỏi đã tiêm vacxin ngừa dại thì có uống được thuốc chống lo âu Zoloft không ạ,.Tôi rất lo lắng mong,căng thẳng mong BS tư vấn giúp tôi.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Zoloft không phải là thuốc chống lo âu. Đây là loại thuốc thuộc nhóm SSRI, sử dụng trong điều trị một số rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm. Loại thuốc này bạn phải sử dụng theo sự kê đơn của bác sỹ, không được tùy ý sử dụng.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    46. Ngọc Lan đã bình luận

      Chào bác sĩ ạ,khoảng một tuần trở lại đây thì e luôn cảm tháy khó chịu,bực bội,ấm ức,chỉ một hành động nhỏ hay là một lời nói thôi cũng khiến e trở nên bực tức và khóc nhưng e vẫn kiềm chế k để người khác biết. E luôn cảm thấy bản thân mình thất bại,luôn làm người khác thất vọng,chính bản thân e cũng cảm thấy thất vọng. E khó diễn đạt được những gì e muốn nói hoặc suy nghĩ. Luôn cảm thấy cô độc,không có ai ở bên,không ai cần mình,không có ai lắng nghe,không có ai an toàn để chia sẻ. Nhưng e lại cảm thấy thoải mái khi được ở một mình như vậy. E không muốn người khác thấy bản thân mình khóc,luôn để ý đến lời nói của mọi người,đặc biệt là những lời chê bai,e luôn nghĩ đến nó dù với họ,đó chỉ là một câu đùa bâng khuân,nhưng nó khiến e suy nghĩ rất nhiều và bản thân e lại cảm thấy tổn thương về điều đó. Cảm giác như mọi người không cần mình,mình sinh ra để làm gì,cuộc sống này thật quá bất công,những lời phán xét sẽ in sâu trong lòng e,hay chỉ cần ánh mắt mà họ dành cho e,nó khiến bản thân e cảm thấy mình như là đồ thừa,không đáng chân trọng. Dạo gần đây thì suy nghĩ muốn chết của e lại trở lại, và còn mãnh liệt hơn. Em luôn nghĩ đến cách tự tử và tưởng tượng về nó. Khi có người bên cạnh,e vẫn cố thể hiện bản thân bình thường,nhưng khi ở một mình,e khóc rất nhiều,nhưng lại thấy thoải mái về điều đó,cảm giác có thể yên tâm làm những gì mình muốn. Em cảm thấy thoải mái hơn chút khi ở xa gia đình,mặc dù họ k đưa ra sự ép buộc,ràng buộc nào đến cho e. Nhưng e lại thuộc kiểu người khá tình cảm nên e luôn mong được ở bên cạnh họ,e luôn là kiểu “người cuối cùng rời khỏi bữa tiệc”,e luôn đợi đến khi cả nhà đi ngủ thì e mới có thể lên phòng ngủ. Mong muốn được chết của e ngày càng tăng,và chỉ cần nghĩ đến nếu mình chết là bản thân e lại cảm thấy thật nhẹ nhõm,thoải mái và hài lòng.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, bản thân bạn ngay lúc này cũng có thể cảm nhận được những ảnh hưởng của bệnh đối với bản thân như: làm suy giảm khả năng giao tiếp, học tập, làm việc, cảm xúc thất thường, đặc biệt nguy hiểm là ý nghĩ tự sát xuất hiện mặc dù bạn chưa có hành động cụ thể. Tuy nhiên, về lâu dài bệnh có thể ảnh hưởng nặng hơn, do đó bạn cần phải thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh bạn có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    47. An Hảo đã bình luận

      Khoảng thời gian gần đây gia đình em xảy ra một số trục trặc lớn. Nhưng em không có cảm giác gì hết, gần như là không suy nghĩ về việc trục trặc ấy mà cứ loại bỏ nó ra khỏi suy nghĩ. Đồng thời cũng không suy nghĩ về bất cứ việc gì khác, nếu có cũng là em tự ép bản thân mình suy nghĩ , lúc nào cũng có cảm giác bản thân mình trống rỗng và cũng không có mục đích sống. Nhưng kết quả của bài test lại là trầm cảm nặng. Cho em hỏi là em có khả năng bị trầm cảm không ạ ?? Em xin cảm ơn ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,
        Khi em làm bài test cho kết quả như là trầm cảm nặng thì có khả năng cao em thực sự mắc bệnh, vì độ nhạy cảu test PHQ-9 đối với trầm cảm nặng lên tới 88% (cần chú ý khi làm bài test là các triệu chứng phải kéo dài liên tục ít nhất 2 tuần). Tuy nhiên, kết quả bài test mang tính chất gợi ý, không chính xác 100% vì trong quá trình tự làm test có thể có nhiều yếu tố tác động làm sai nhiễu kết quả, và cũng có nhiều bệnh lý khác có thể cho biểu hiện tương tự như trầm cảm. Vậy nên em cần phải được thăm khám kĩ càng hơn với bác sỹ chuyên khoa. Em cần biết rằng trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do đó em nên sớm chia sẻ tình trạng của mình với ba mẹ hoặc người em cảm thấy tin tưởng nhất để được giúp đỡ nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    48. Ngân đã bình luận

      Tôi rất cần một lời khuyên, nhưng tôi không thể chia sẻ tâm sự của mình cho người thân….

    49. Hiếu đã bình luận

      có thể cho tôi số điện thoại tư vấn về cách dạy con 14 tuổi có các vấn đề về tâm lý, tự kỷ, trầm cảm không ạ? xin cảm ơn!

    50. Nguyễn Thị Thùy Vy đã bình luận

      Em đã thử làm các bài test trắc nghiệm trầm cảm và đều cho kết quả trầm cảm, em mong mọi người có thể tư vấn cho em

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,
        Khi em làm bài test cho kết quả như là trầm cảm nặng thì có khả năng cao em thực sự mắc bệnh, vì độ nhạy của test PHQ-9 đối với trầm cảm nặng lên tới 88%. Tuy nhiên, kết quả bài test mang tính chất gợi ý, không chính xác 100% vì trong quá trình tự làm test có thể có nhiều yếu tố tác động làm sai nhiễu kết quả, và cũng có nhiều bệnh lý khác có thể cho biểu hiện tương tự như trầm cảm. Vậy nên em cần phải được thăm khám kĩ càng hơn với bác sỹ chuyên khoa. Em cần biết rằng trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do đó em nên sớm chia sẻ tình trạng của mình với ba mẹ hoặc người em cảm thấy tin tưởng nhất để được giúp đỡ nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    51. Nguyễn Hoàng Long đã bình luận

      Chào bác sĩ em năm nay em 20 tuổi em đang là sinh viên
      Cuộc sông lúc trước thì bình thường nhưng sau 1 hôm em chóng mặt choáng váng tất cả mọi thứ bị thay đổi . Em ko xác định được mình là ai mình có phải bạn của người này không . Mình đã làm điều này chưa hay chưa làm . Mình có bị bệnh này không . Em lúc nào cũng nghĩ mình quên cái này quên cái nọ . Em nhiều lúc luôn tự hỏi mình sinh ra để làm gì sống để làm gì phải làm như nào để thực hiện được việc sống . Em còn rất sợ khi ở 1 mình .Em luôn tự thuyêt phục mình phải cố gắng vượt qua điều này . Điểm quan trọng nhất em ko biết đâu là thực đâu là mơ đây có phải thực không . Em ko hề dùng chất kích thích hay gì cả em không hiểu sao em như này .
      Bác sĩ có thể tư vấn giúp em được không ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Triệu chứng bạn mô tả rõ nhất là trí nhớ sa sút – đây là một triệu chứng về mặt thực thể. Ngoài ra, bạn có cảm giác mơ hồ giữa thực tế và tưởng tượng, điều này có thể xảy ra trong một số trường hợp như bị hoang tưởng, ám thị (tức là khi bạn có xu hướng tin vào những điều bạn liên tục tự nhủ với bản thân). Những triệu chứng trên không liên quan gì tới việc dùng chất kích thích thì đó là một dấu hiệu gợi ý tới bệnh lý thuộc sức khỏe tâm thần. Để xác định chính xác vấn đề đang gặp phải, tốt nhất bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám kĩ càng và từ đó có hướng can thiệp kịp thời nhé!
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    52. Phạm Thị Hiền đã bình luận

      Chào bác sĩ. Năm nay tôi 23 tuổi, hiện tại đang đi làm.
      Trước mặt mọi người tôi là một người hay cười, hay nói, lúc nào cũng tràn đầy năng lượng. Tôi luôn cố gắng để mỗi ngày trôi qua đều thật vui vẻ. Nhưng mỗi khi ở một mình tôi lại cảm thấy có chút mệt mỏi, cảm thấy đấy là con người tôi đang cố trở thành thôi.
      Tôi luôn để ý đến việc người ta nhìn mình thế nào, người ta nghĩ mình thế nào. Vậy nên lúc nào cũng cố gắng hoàn hảo nhất.
      Tôi sợ cô đơn, sợ cảm giác một mình. Tôi luôn tìm kiếm cho mình một điểm tự nào đó, một người nào đó để tâm sự, để cho bản thân không cảm thấy bị lẻ loi. Chính vì vậy khi người đó xa cách tôi một chút tôi sẽ lập tức cảm thấy bị tổn thương, cảm thấy mình bị bỏ rơi. Tôi sẽ luôn tự hỏi “tại sao lại như vậy? “, “mình đã làm gì sai hay có cái gì không tốt? ” Khi đặt sự tin tưởng vào một ai rồi, tôi chỉ muốn họ xoay quanh tôi thôi.
      Ở chỗ làm của tôi có 2 người làm cùng. Nếu cả 3 cùng trò chuyện thì không sao. Nhưng nếu như 2 người kia chỉ nói chuyện với nhau, tôi sẽ cảm thấy khó chịu, cảm thấy mình bị cho ra rìa, những lúc vậy rất muốn khóc. Nhưng rồi tự cố tìm kiếm một thứ gì đố để làm điểm tựa, rồi làm ra vẻ mình không để tâm, mình cũng đang rất vui.
      Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi được không ạ? Xin cảm ơn!

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những vấn đề bạn đang gặp phải hoàn toàn là do cách suy nghĩ, nhìn nhận sự việc của chính bản thân. Tình trạng này chưa nghiêm trọng tới mức thành bệnh lý. Bạn có thể tới gặp một chuyên gia tâm lý hoặc tham gia các khóa tu thiền để hiểu rõ bản thân, từ đó sẽ có cái nhìn cân bằng hơn với mọi thứ xung quanh.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    53. Đoàn Mạnh Hùng đã bình luận

      Chào bs. Tôi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Thường xuyên mất ngủ trong gần 1 năm qua. Nếu ko dùng thuốc ngủ thì chỉ ngủ đc vài tiếng mỗi ngày, cứ 2 3h sáng mới chợp mắt đc chỉ ngủ được đến 4 hoặc 5h sáng là tỉnh giấc. Ko tập trung đc trong công việc, chán nản mọi thứ. Thường xuyên bị đau nửa đầu từ gáy cho đến trán. Tất cả mọi thứ đầu trống rỗng. Và thường xuyên có suy nghĩ mình sẽ mất đi tất cả những người mình thương yêu. Trước đây năm 2015!tôi đã có thời kỳ ngủ rất ít 1 ngày chỉ ngủ 1 đến 2h đồng hồ. Là thời gian chăm sóc bố tôi bệnh ung thư giai đoạn cuối. 4 tháng liền chăm sóc bố thời gian ngủ của tôi như vậy còn lại là thức để chăm bố và làm việc. Và tg gần đây ngoài những biểu hiện trên tôi thường xuyên cáu bẳn lầm lỳ cũng như có tâm trạng tuyệt vọng. Ko biết tôi có phải mắc chứng trầm cảm ko?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do đó bạn cần phải thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh bạn có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    54. Nguyễn Bích Ngọc đã bình luận

      Em đã gặp những giấc mơ rất dài, phiêu lưu, cảm giác rất chân thực ngay cả lúc tỉnh dậy (thường là những giấc mơ chạy) màu giấc mơ khá u ám. Hiện tượng này xảy đến giờ cũng được gần 1 năm. Bên cạnh đấy thì ngàng càng rõ hơn là tím em khá nhói, bàn tay nhiều lúc k còn sức lực gì cả. Suy nghĩ nhiều miên man

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Giấc mơ là một hiện tượng bình thường bất cứ ai cũng có thể gặp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các nhà khoa học cho rằng giấc mơ phản ánh trạng thái tâm lý của con người. Trong giấc mơ bạn thấy mình chạy trốn, không có hành vi phản kháng, điều đó có thể phản ánh tâm lý lo sợ, trốn tránh trước những áp lực trong cuộc sống.
        Nếu thực sự bạn đang có một hoặc một số vấn đề gây ra căng thẳng ở cuộc sống thực, hãy đưa ra biện pháp để giải quyết từng bước vấn đề. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn mà bạn cảm thấy không thể tự mình vượt qua thì có thể cân nhắc tới việc tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sỹ tâm lý. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý không nên xem phim hoặc đọc những nội dung có tính chất bạo lực, kinh dị, nằm ngủ nơi thoáng khí để hạn chế ảnh hưởng của giấc mơ.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    55. Nguyễn văn Chung đã bình luận

      Sai câu hỏi cua em không hiện lên nhi

    56. Lâm Nhã Trúc đã bình luận

      em muốn tư vấn tâm lý ạ. em cảm thấy bế tắc và đã cố gắng tự tử ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Không rõ tình trạng của bạn diễn ra lâu chưa? Trường hợp đã từng cố gắng tự tử thì có thể bạn đang mắc trầm cảm nặng. Khi bạn đã gửi câu hỏi lên đây tư vấn, nghĩa là chính bản thân bạn đang cố gắng và mong tìm cách thoát khỏi tình trạng này. Việc trao đổi thông qua email sẽ không hữu ích bằng việc bạn tới thăm khám và gặp trực tiếp bác sỹ, do đó bạn nên thử tìm tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần nhé. Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:
        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        – Bệnh viện đại học y dược
        – Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        – Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        – Bệnh viện tâm thần trung ương
        – Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        – Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        – Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        – Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    57. Ẩn danh đã bình luận

      Chào bác sĩ,
      Cháu đang học lớp 10 và đã làm bài test có kết quả là dấu hiệu stress nặng… Nhưng nhờ bác sĩ tư vấn ạ
      Những biểu hiện của stress và việc khóc đã bắt đầu từ lâu rồi nhưng đối với cháu, nó luôn xuất hiện rồi hết, liên tục như vòng tuần hoàn. Nó sẽ xuất hiện khi cháu chợt nghĩ đến, đặc biệt là lúc buồn. Vì vậy cháu không chắc là có bị stress nặng không.
      Đây là những biểu hiện hay xuất hiện và gần đây của cháu:
      _Cháu đã từng nghĩ đến việc kết thúc mình và mình sẽ kết thúc bằng cách nào, rồi mọi người sẽ có cảm xúc thế nào mỗi khi cháu buồn… nhưng khóc xong rồi lại thôi, suy nghĩ đó lắng xuống và cháu vẫn trở lại bình thường.
      _Dường như hơn 50% các ngày thì cháu luôn hết năng lượng, mệt mỏi, dù cháu luôn phải biểu hiện ngược lại khi đối diện với người khác.
      _ Gần đây cháu thấy buổi sáng thì mệt mỏi nhưng ban đêm lại là một khung giờ rất tuyệt vời, không muốn ngủ.
      _Cháu hay cáu gắt và khó chịu với em trai cháu dù là việc nhỏ, nhưng cháu vẫn không ghét em cháu.
      _Đặc biệt là dạo gần đây cháu thấy mình di chuyển chậm chạp, ù lì hơn rất nhiều với trước và cháu còn thích ngủ. ( Liệu có phải như mẹ cháu nói là cháu đang quá lười biếng?).
      _Còn trong việc xử lí tình huống, đưa ra quyết định thì cháu không có chủ kiến vững chắc, quyết đoán mà gặp khó khăn khi suy nghĩ.
      _Hiện tại, cháu luôn cảm thấy tự ti, thất vọng về bản thân và hay tự khiển trách mình. Cháu luôn im lặng, chỉ phát tiếng nói trong suy nghĩ nhưng lại không nói ra được vì cứ sợ nếu như mình lại sai… rồi làm người khác thấy phiền vì mình hoặc họ sẽ suy nghĩ khác về mình. Cháu thật sự rất chú ý đến suy nghĩ người khác khi giao tiếp và điều đó làm cháu khó giao tiếp.
      _Dạo gần đây cháu như mất hứng thú vào việc học tập dù trước đó vẫn thấy vui khi làm bài tập. Và cháu cũng dần không thích vẽ nữa dù cháu rất hay vẽ vì nó cho cháu không gian suy nghĩ sáng tạo riêng.
      _Cháu thường xuyên vô cảm, chán nản với việc xảy ra xung quanh mình và dần thấy vô cảm luôn với những lời khiển trách hay là lời khen. ( Liệu có phải là cháu là loại người sống vô tâm như mẹ cháu nói?)
      _Cháu cũng thấy trí nhớ và khả năng tập trung không như trước: cháu hay quên và không đọc nhanh được.
      _Vì khó giao tiếp nên cháu không muốn tiếp xúc với ai, tự cô lập mình…nhưng nghĩ lại thì không có ai để thấu hiểu, để sẽ chia được (dù là mẹ) và cháu không thích cảm giác cô đơn, chỉ còn một mình như vậy.

      Xin bác sĩ cho cháu biết rằng cháu có bị bệnh stress hay bệnh khác không ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào cháu,
        Trong số những biểu hiện cháu mô tả có một vài biểu hiện gợi ý tới bệnh lý trầm cảm, nếu như chúng đã kéo dài liên tục từ 2 tuần trở lên. Trường hợp này, cháu cần thiết phải nói với phụ huynh để được giúp đỡ tìm kiếm một chuyên gia tâm lý hoặc bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám kĩ càng hơn nhé.
        Chúc cháu sớm lấy lại cân bằng,

    58. hồng phúc đã bình luận

      cho e hỏi tình trạng của e có phải là bị trầm cảm k ạ tính tình e rất dễ thay đổi hay cáu gắt có khi tự suy nghĩ lung tung r khóc 1 mình cứ ai nói động nhẹ là khóc…cứ có cảm giác tủi thân,dạo này e k thích ra ngoài đi chơi cùng bạn bè hay gia đình e thích nằm ở nhà xem đt hay chơi game thôi ạ…người yêu chở thì mới đi mà k thích đi nhìu ng chỉ thích đi 2 đứa thôi.e bị tình trạng này lâu r ạ khoảng 1 năm hơn r,lúc đầu thì thỉnh thoảng mới cáu gắt thôi còn h là ai làm gì e nhìn cũng thấy khó chịu bực bội thậm chí là k muốn nhìn mặt ai luôn

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những triệu chứng của bạn mô tả chưa đủ để chúng tôi đưa ra kết luận bạn có mắc trầm cảm hay không, nhưng đó là biểu hiện cho thấy trạng thái sức khỏe tinh thần của bạn không được tốt.
        Bạn hãy thử làm bài trắc nghiệm theo đường link để kiểm tra: Test trầm cảm (lưu ý các triệu chứng phải kéo dài ít nhất 2 tuần liên tục). Trong trường hợp bài trắc nghiệm cho kết quả trầm cảm vừa hoặc nặng thì bạn nên sớm tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    59. tuyết nhung đã bình luận

      đầu giờ chiều gọi em hỗ trợ ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi trực tiếp, hoặc liên hệ hotline 0981 966 152 trong giờ hành chính để được tư vấn sớm nhất nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    60. quỳnh trâm đã bình luận

      e sinh con được 1năm rôi khoảng mây thang nay e cảm thay mêt mỏi khó chiu nghĩ về chuyện cũ .nghĩ về me ck va ck nhiêu luk muôn lm mk đau muon tu tu muôn gi.t me ck

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Sau sinh người phụ nữ phải đối mặt với nhiều áp lực từ chăm sóc con cái, ngoại hình, kiêng cữ… Cùng với đó là sự thay đổi sinh lý khiến cho các bà mẹ sau sinh rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Nhất là khi không nhận được sự cảm thông chia sẻ từ người thân thì càng dễ dẫn tới nguy cơ mắc trầm cảm. Bệnh lý trầm cảm có thể thúc đẩy bạn tới những suy nghĩ tiêu cực như tự làm hại mình hoặc những người xung quanh. Để thoát khỏi tình trạng trên bạn nên sớm tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa thích hợp nhé. Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        – Bệnh viện đại học y dược
        – Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        – Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        – Bệnh viện tâm thần trung ương
        – Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        – Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        – Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        – Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Mỗi người đều có quyền được tự do sống và được hạnh phúc. Làm tổn thương mình và người khác là những ý nghĩ tiêu cực do căn bệnh trầm cảm thúc đẩy mà thôi bạn nhé. Hy vọng sau khi điều trị bạn có thể tìm lại được bình tĩnh để đối mặt với chuyện cũ, xây dựng lại mối quan hệ hoặc có thể lựa chọn con đường mới. Đó hoàn toàn là quyết định của bạn, vì cuộc sống hạnh phúc của bản thân và con.

        Chúc bạn mọi điều tốt lành,

    61. phạm ngọc anh đã bình luận

      Làm sao để biết tôi đang bị trầm cảm.
      Tôi bị chó cắn 3 tháng, liệu tôi có chết không?

    62. Kocoten đã bình luận

      Hơn hai tuần nay e mệt mỏi lo âu tối nào cũng khóc không làm j được cả có lúc còn cảm thấy mình sống trên đời này để làm gì nữa

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,

        Những triệu chứng em mô tả nếu đã kéo dài trên 2 tuần thì có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do đó em cần phải thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh em có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc em mạnh khỏe,

      • abc đã bình luận

        em đang thắc mắc không biết mình bị trầm cảm hay không hoặc bị ở mức độ nào , e đã bị những áp lực về mọi phía gia đình, học tập, bạn bè nên e cảm thấy mệt mỏi và buồn phiền em nhạy cảm chỉ cần nhớ về những chuyện đó e đã có thể khóc ăn nhiều đi và bi tăng cân đã có nhiều lần tự rạch tay và muốn bản thân mình bị laem đang thắc mắc không biết mình bị trầm cảm hay không hoặc bị ở mức độ nào , e đã bị những áp lực về mọi phía gia đình, học tập, bạn bè nên e cảm thấy mệt mỏi và buồn phiền em nhạy cảm chỉ cần nhớ về những chuyện đó e đã có thể khóc ăn nhiều đi và bi tăng cân đã có nhiều lần tự rạch tay và muốn bản thân mình bị làm sao đó để được mọi người xung quanh quan tâm thi them đang thắc mắc không biết mình bị trầm cảm hay không hoặc bị ở mức độ nào , e đã bị những áp lực về mọi phía gia đình, học tập, bạn bè nên e cảm thấy mệt mỏi và buồn phiền em nhạy cảm chỉ cần nhớ về những chuyện đó e đã có thể khóc ăn nhiều đi và bi tăng cân đã có nhiều lần tự rạch tay và muốn bản thân mình bị laem đang thắc mắc không biết mình bị trầm cảm hay không hoặc bị ở mức độ nào , e đã bị những áp lực về mọi phía gia đình, học tập, bạn bè nên e cảm thấy mệt mỏi và buồn phiền em nhạy cảm chỉ cần nhớ về những chuyện đó e đã có thể khóc ăn nhiều đi và bi tăng cân đã có nhiều lần tự rạch tay và muốn bản thân mình bị làm sao đó để được mọi người xung quanh quan tâm e còn hay bị ám ảnh những câu khiến em tổn thương nghĩ lại xng giật mình và khóc cảm thấy mệt mỏi và buồn phiền e đã nhiều lần tìm cách tự tử e cung rất dễ cáu gắt vs mọi người xung quanh và giờ giấc ngủ cũng bị thay đổi nhiều lúc nghĩ về tương lai mình chẳng có cái gì thì mình sống làm gì cho khổ bố mẹ . những triệu chứng đã xuất hiện đc gần nửa năm rồi ạ

        • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

          Chào em,

          Những triệu chứng em mô tả có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do đó em cần phải thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh em có thể tham khảo:

          Ở thành phố Hồ Chí Minh :
          -Bệnh viện đại học y dược
          -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
          -Bệnh viện nguyễn tri phương
          – Bệnh viện 115
          -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

          Ở Hà Nội :
          -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
          -Bệnh viện tâm thần trung ương
          -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
          -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
          -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
          -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

          Chúc em mạnh khỏe,

    63. Hoàng mến đã bình luận

      Em mệt mỏi. Hay cáu gắt la mắng con dù là chuyện nhỏ. Và có những câu nói hết sức bình thường cũng khiến em suy nghĩ và khóc lóc. Em luôn nghĩ về những uất ức của mình. Và cũng nghĩ mình vô dụng. Kg muốn nghĩ đến nhưng những ý nghĩ tiêu cực thỉnh thoảng lại hiện lên trong đầu. Muốn ra khỏi nhà để thay đổi không khí nhưng ra ngoài em cũng kg thấy vui vẻ hơn. Khi em im lặng kg muốn nói chuyện thì chồng lại nói ,lúc nào cũng sưng cái mặt lên. Em càng kg muốn nói. Em nhiều lần có ý nghĩ chết đi là hết kg phải áp lực, và từng rạch nên tay của mình để thoát khỏi cảm giác căng thẳng

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng bạn mô tả nếu đã kéo dài trên 2 tuần thì đó có thể là dấu hiệu gợi ý bệnh lý trầm cảm. Trầm cảm là bệnh lý thực sự nguy hiểm, do vậy bạn nên sớm tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    64. Nguyễn thị thu Giang đã bình luận

      Hãy giúp em Điều trị bệnh tâm lí

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,

        Em cần tới trực tiếp cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám và điều trị bệnh nhé. Một số địa chỉ em có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc em mạnh khỏe,

    65. Nhược Ngoãn đã bình luận

      Trong một năm tôi tăng hai mươi mấy kg.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Tăng cân quá nhanh cũng là một tình trạng không tốt đối với sức khỏe, có thể do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tác dụng phụ của thuốc hoặc một số bệnh lý như lo âu, trầm cảm, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý nội tiết…
        Tùy theo nguyên nhân cụ thể mà có cách điều chỉnh lại chế độ ăn, vận động hoặc điều trị bệnh lý để lấy lại chỉ số cân nặng bình thường, cải thiện sức khỏe bạn nhé!
        Chúc bạn luôn mạnh khỏe,

    66. Thành đã bình luận

      Minh muốn khám, muốn gặp bác sĩ tâm lý

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Chúng tôi gửi bạn một số địa chỉ thăm khám sức khỏe tâm thần để bạn tham khảo nhé:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    67. Diễm đã bình luận

      Làm sao để vượt qua nỗi ám ảnh khi con suýt bị hiếp dâm lần 2

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bạn có thể kể rõ hơn những triệu chứng của bạn hiện tại không? Sự việc trên đã diễn ra bao lâu rồi?
        Khi trải qua một sự kiện gây sốc, một người có thể xuất hiện những ám ảnh dưới dạng ác mộng, hồi tưởng, cảm giác tội lỗi, hoảng sợ, tủi nhục…kéo dài nhiều tháng, nhiều năm sau đó. Tình trạng trên gọi là Rối loạn stress sau sang chấn. Cách tốt nhất để vượt qua ám ảnh này là bạn nên nói chuyện với bác sỹ hoặc chuyên gia trị liệu tâm lý nhé. Chia sẻ với người thân, bạn bè cũng là một cách hỗ trợ hữu ích trong quá trình điều trị.

        Việc bạn từng suýt bị hiếp dâm tới 2 lần cho thấy môi trường sống hoặc làm việc của bạn không tốt, dễ để kẻ xấu có cơ hội thực hiện ý đồ. Bạn nên chủ động tìm cách bảo vệ mình như tránh tới những nơi vắng vẻ một mình hay đi cùng người không đáng tin. Lên tiếng cũng là một cách tốt để mọi người xung quanh và pháp luật có thể bảo vệ bạn nhé.

        Chúc bạn luôn mạnh khỏe,

    68. Tần Hàn đã bình luận

      nếu như cảm thấy có bệnh, muốn tự vượt qua thì phải làm thế nào?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Trường hợp của bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp dưới đây xem tình hình có cải thiện không nhé:
        – Tích cực vận động: bạn có thể bắt đầu với những hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập yoga… Nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp tinh thần thư thái hơn
        – Ghi chép lại các hoạt động thường ngày vào một cuốn sổ. Đề ra những mục tiêu nhỏ bạn muốn thực hiện được hàng ngày, khi hoàn thành được mục tiêu và xem lại cháu sẽ cảm thấy có động lực hơn.
        – Chia sẻ, nói chuyện với một vài người bạn mà bạn cảm thấy tin tưởng
        – Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá, cần sa

        Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng trầm cảm không chỉ là trạng thái tâm trạng chán nản nhất thời mà đây thực sự là một bệnh lý. Chính vì vậy trong trường hợp bạn đã áp dụng các phương pháp trên mà không cải thiện, hoặc có dấu hiệu bệnh nặng hơn thì nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    69. Cúc đã bình luận

      Tôi muốn tư vấn về điều trị trầm cảm

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến nhất và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Có nhiều phương pháp điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm nhưng trong đó thì sử dụng thuốc và tâm lý trị liệu là 2 phương pháp được dùng phổ biến nhất. Phương pháp điều trị với thuốc cho đáp ứng điều trị rất cao, với trên 80% bệnh nhân nên đây cũng là một lựa chọn đầu tay cho các bác sỹ trong điều trị trầm cảm. Lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào, điều trị trong bao lâu tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, không ai giống ai nên bạn cần trực tiếp tới bệnh viện để thăm khám nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    70. Stab Your Self đã bình luận

      sao mình đã thử tất cả các bài test trầm cảm mà cái nào cũng nói mình bị trầm cảm khá nặng mặc dù mình tự thấy là vấn đề của mình cũng chả có gì mấy nghiêm trọng và không gọi là trầm cảm được 🙂

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bảng câu hỏi đánh giá trầm cảm PHQ-9 do bác sỹ Spitzer, Williams và Kroenke thiết kế để sàng lọc và theo dõi đáp ứng điều trị trầm cảm. Điểm số PHQ-9 trên 10 có độ nhạy và độ đặc hiệu lên tới 88% với bệnh trầm cảm ở mức độ nặng. Tất cả các bài test trầm cảm đều không thể chính xác 100%. Tuy nhiên, đây là công cụ sàng lọc gợi ý người bệnh nên thăm khám bác sỹ để kiểm tra.
        Thân ái,

    71. em thấy mệt mỏi, thường xuyên mơ thấy cái chết. thường nửa đêm sẽ dậy rồi trằn trọc ms ngủ tiếp đc. khó thở , đau quặn, bh dù buồn hay khó chịu cx 0 tek khóc nổi, chán nản, tuyệt vọng , có lúc còn than vãn hay nói chuyện 1 mình trong phòng, khóc nhiều và sợ mk 0 còn t/c để thể hiện c/x nx. giúp em.

    72. Huyền đã bình luận

      Dạo gần đây em gặp một vấn đề không biết bản thân có bị trầm cảm không nên cần được tư vấn ạ
      Chuyện là khi ở một mình em luôn cảm thấy bản thân khá là bất ổn, cứ suy nghĩ về chuyện quá khứ, đôi lúc lại làm việc không xác định, hay khóc, muốn thay đổi bản thân mình trở nên tồi tệ hơn, và cả tự xác nữa. Nhưng khi đối mặt với người thân hay bạn bừ điều rất bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra cả.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,

        Những triệu chứng em mô tả nếu đã kéo dài trên 2 tuần thì có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do đó em cần phải thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh em có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc em mạnh khỏe,

    73. Linh Linh đã bình luận

      Em hay buồn ngủ, khó tập trung làm việc. Cảm giác mình vô dụng làm cho em buồn phiền, suy nghĩ và nói những lời tiêu cực. Em tự phê bình mình 1 cách thái quá và cho rằng mọi người “ghét” mình. Em bị như vậy khoảng 1 lần/tuần. Sau khi cơn phiền muộn qua đi, ở trạng thái bình thường, tính em khá dịu dàng. Em có bị trầm cảm ko BS?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Không biết tình trạng của bạn đã diễn ra được bao lâu rồi? Những triệu chứng của bạn mô tả chưa đủ để chúng tôi đưa ra kết luận cụ thể về tình trạng của bạn, nhưng đó là biểu hiện cho thấy trạng thái sức khỏe tinh thần của bạn không được tốt.
        Bạn hãy thử làm bài trắc nghiệm ở trên để kiểm tra mức độ trầm cảm. Trong trường hợp bài trắc nghiệm cho kết quả trầm cảm vừa hoặc nặng thì bạn nên sớm tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    74. mong bác sĩ tư vấn sớm giúp e ạ

    75. Nguyên Hồng Nhung đã bình luận

      tôi muốn biết mình có mắc bệnh trầm cảm không

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn làm bài test ở trên để đánh giá sơ bộ nguy cơ mắc trầm cảm. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác thì bạn vẫn cần tới gặp bác sỹ chuyên khoa nhé.
        Thân ái,

    76. Huỳnh thị quynh như đã bình luận

      E là 1 ít nói vô 1 môi trường đông người 5 tháng vẫn ko hòa hợp năng động được . tam trạng thì ai nói nặng tủi than khóc thay đổi thất thường . lau nghĩ đến cái chết hoặc làm đau bản thân . Tâm trạng ko ổn địh dễ nổi nóng

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,
        Với những gì mô tả ở trên rất có thể em đang mắc trầm cảm nặng. Em nên chia sẻ tình trạng hiện tại của mình với cha mẹ, hoặc người mà bạn cảm thấy tin tưởng nhất để trợ giúp tìm một địa chỉ thăm khám thích hợp. Một số địa chỉ thăm khám em có thể tham khảo:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc em mạnh khỏe,

    77. Trong hơn 2 tuần vừa rồi em luôn cảm thấy thất vọng, chán nản, thậm chí đôi khi chỉ thấy đau khổ và áp lực. Mỗi buổi sáng thức dậy em đều thấy tim có cảm giác nhói, như có gì đè nặng lên vậy. Em khóc rất nhiều, không muốn ăn và cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa mấy. Em còn cảm thấy có xu hướng làm đau bản thân như cấu, xé da thịt. Mong bác sĩ tư vấn về tình trạng của em ạ. Em cảm ơn.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,
        Với những gì mô tả ở trên rất có thể em đang mắc trầm cảm nặng. Khi em đã tự mình cố gắng mà không thể thoát khỏi bóng đen mang tên trầm cảm thì hãy để những người có chuyên môn giúp cho mình nhé. Em nên chia sẻ tình trạng hiện tại của mình với cha mẹ, hoặc người mà bạn cảm thấy tin tưởng nhất để trợ giúp tìm một địa chỉ thăm khám thích hợp. Một số địa chỉ thăm khám em có thể tham khảo:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc em mạnh khỏe,

    78. Dạo gần đây tôi hay cảm thấy mệt mỏi ngay cả sở thích của mình và với những điều xung quanhtôi cũng mất dần hứng thú, tôi rất muốn chia sẻ sự mệt mỏi và sự thất vọng, chán nản với cha mẹ và người thân nhưng không thể nói được, tôi rất thích nơi đông người, ồn ào và kết bạn nhưng lại thích ở 1 mình, ghét nói chuyện, street rất nặng do gia đình, bạn bè, học tập và với mọi người xung quanh tôi. Cách đây 3,4 năm tôi nghĩ mình bị bệnh tự ngược đãi bản thân dù bây giờ ko còn những hàng động này nữa nhưng trong suy nghĩ tôi rất muốn ngược đãi bản thân mình để giải tỏa căng thẳng. Tôi cảm thấy không có ý nghĩa gì để sống và rất muốn tự tử, tôi đã lên suy nghĩ trước về việc đó nhưng chưa đủ can đảm. Vậy theo bác sĩ tôi có bị trầm cảm ko

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Qua những gì mô tả thì rất có thể bạn đang mắc trầm cảm. Trầm cảm được ví như những hạt mầm đen tối, một khi đã cắm rễ vào trong não bộ thì sẽ liên tục sinh sôi phát triển, rất khó để bạn có thể tự mình thoát khỏi mà không có sự trợ giúp. Cách tốt nhất là hãy tìm một chuyên gia tâm lý hoặc bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé. Theo nghiên cứu hiện nay có tới 80% bệnh nhân trầm cảm đáp ứng tốt với thuốc điều trị và khi đó người bệnh sẽ trở lại với cuộc sống bình thường, vui vẻ, lạc quan, làm việc và học tập tốt hơn.
        Đây là một căn bệnh nên đừng ngại tới gặp bác sỹ để được chữa trị bạn nhé!

        Thân ái,

    79. Phan Tiểu Mẫn đã bình luận

      1 tháng nay em cảm thấy chán nản,chẳng muốn làm việc gì cả,ăn cái gì cũng ko thẤY ngon miệng, lúc nào cũng buồn, nhìu lúc em suy nghĩ ko bt mik sống trên đời này làm gì nữa rồi em muốn chết đi cho x,dễ nóng hơn trước, lâu lâu tự nhiên nhứt đầu chóng mặt.nhìu lúc khó thở nữa.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,

        Những triệu chứng em mô tả nếu đã kéo dài trên 2 tuần thì có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn em cần được thăm khám kĩ càng hơn. Em có thể tới một trong số các địa chỉ thăm khám bệnh trầm cảm để kiểm tra:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc em mạnh khỏe,

    80. Nguyễn Thành vinh đã bình luận

      Chắc em bi năng rồi. E k muốn đi đâu cả. Muốn ở 1mk. E sợ mn biết lắm. Mắc công phiền..

    81. em muốn tư vấn ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi trực tiếp, hoặc liên hệ hotline 0981 966 152 để được tư vấn sớm nhất nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    82. Le mai nha yen đã bình luận

      E cảm thấy rất bùn cÔ đơn và lẻ loi ko ai hỉu mình hết hay cáo rất với ng thÂN . mún ở trong phòng một mjk nhất có đôi lúc mún ket thuc bản thân mình cảm thấy mjk vo dụng chẳng lm dk gì .đêm thì ko pt nghỉ gì màk ko thể nào ngủ được.

    83. cháu chào bác sĩ. Năm nay cháu năm cuối cấp là lớp 9. Cháu cảm thấy mình càng ngày mệt mỏi. thường xuyên làm tổn hại đến bản thân. khi nào khó chịu là bắt đầu tức ngực và phải đợi 1 lúc mới thở đc, rồi cháu khi thấy quá mệt thì dùng kéo rạch tay mình sẽ thấy đỡ hơn. Cháu thường xuyên như vậy, sợ hãi và tuyệt vọng. bác sĩ tư ván cho cháu với.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,

        Những triệu chứng em mô tả nếu đã kéo dài trên 2 tuần thì có thể gợi ý tới bệnh lý rối loạn lo âu và trầm cảm.
        Trầm cảm là một bệnh lý thực sự nguy hiểm, vậy nên em hãy nói với cha mẹ hoặc người lớn mà em cảm thấy tin tưởng nhất để được hỗ trợ tìm kiếm nơi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, không nên để tình trạng kéo dài nhé.

        Chúc em mạnh khỏe,

    84. E thg xuyên ủ rũ mệt mỏi hay cáu gắt và nổi nóng phản ứng thái quá đầu óc lúc nào cx căg thg và áp lực rất nhiều hay suy nghĩ về những vc mk làm và bật khóc có chiều hg cô lập bản thân vs mọi ng khi đến chỗ lạ thì sẽ khó thở k thể tiếp xúc vs ng lạ nếu k có ng quen hay có suy nghĩ tự sát và lên kế hoạch cho vc đó hay lm bản thân bị thg mn ng thg nói e vô cảm hay ở 1 mk và suy nghĩ về quá khứ e sợ mk bị trầm cảm nhưng k dám nói ra vì mn sẽ k tin có lần e nói vs bạn nhưg nó nói vs e là m mà bị trầm cảm á t k tin nên e cx k dám nói cho ai e mog bác sĩ tư vấn cho e

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,

        Những triệu chứng em mô tả nếu đã kéo dài trên 2 tuần thì có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn em cần được thăm khám kĩ càng hơn.
        Trầm cảm là một bệnh lý thực sự nguy hiểm, vậy nên em hãy nói với cha mẹ hoặc người lớn mà em cảm thấy tin tưởng nhất để được hỗ trợ tìm kiếm nơi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, không nên để tình trạng kéo dài nhé.

        Chúc em mạnh khỏe,

    85. Dương đã bình luận

      Em hiện tại đang học lớp 10. Nhiều lúc em nói với gia đình là mình bị trầm cảm nhưng họ luôn nghĩ em chỉ ảo tưởng có khi còn chửi em. Em thường nghĩ đến việc chết. Dạo gần đây còn tự rạch tay mình . Hầu như là mỗi ngày một đường. Rạch nhiều đến mức quen rồi ko cảm thấy đau nữa . Em cũng đã thử nghĩ tích cực nhưng ko thể.E ko thể trông mong gì ở gia đình rồi nên xin mọi người cho e lời khuyên. Nếu có thể xin chỉ nhắn bằng email thôi e sợ nói chuyện trực tiếp với ngày khác.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,

        Do những hiểu biết không đầy đủ mà trong xã hội còn có nhiều người chưa hiểu được trầm cảm thực sự là một bệnh lý, dẫn tới người bệnh không được giúp đỡ một cách kịp thời. Nhưng cùng với sự tiến bộ trong văn hóa cũng như truyền thông thì hiện nay mọi người cũng đã có nhận thức rõ hơn, vì vậy chắc chắn rằng em không đơn độc nhé. Có rất nhiều bác sỹ, chuyên gia và những tình nguyện viên đang nỗ lực để trợ giúp cho người bệnh trầm cảm và tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này.

        Trước mắt, không biết em có thể chia sẻ một số nguyên nhân mà em nghĩ có thể đã thúc đẩy em rơi vào trạng thái trầm cảm cho chúng tôi biết không? Một ngày của em thường diễn ra như thế nào? Chúng tôi có thể đưa ra một số tư vấn để giúp em gỡ rối dần những khúc mắc, nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.

        Còn nếu em có điều kiện để thăm khám được thì sẽ tốt hơn rất nhiều, em thử nói chuyện với người lớn khác như ông bà hoặc chú bác nào đó để họ hỗ trợ tìm một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần xem sao nhé.

        Thân ái,

      • tôi đag rơi vào tình trạng giống bạn, nên cx hiểu và cảm thông. Có j cho mk xin thông tin email của bạn đc k?

    86. Nguyễn Thùy Dương đã bình luận

      Một khoảng thời gian dài em sống trong buồn phiền, chán nản. Gần đây khi bị mất một khoản tiền không nhỏ, em luôn trong trạng thái đau đớn, khóc nhiều, nghĩ cách làm hại bản thân. Tủi thân khi ở một mình. Mong được tư vấn

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,

        Những triệu chứng em mô tả nếu đã kéo dài trên 2 tuần thì có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn em cần được thăm khám kĩ càng hơn.
        Trầm cảm là một bệnh lý thực sự nguy hiểm, vậy nên em hãy thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, không nên để tình trạng kéo dài nhé.

        Chúc em mạnh khỏe,

    87. Trần Anh Thư đã bình luận

      xin chào bác sĩ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi trực tiếp, hoặc liên hệ hotline 0981 966 152 để được tư vấn sớm nhất nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    88. em bị áp lực về gia đình và điểm số , e cảm thấy rất mệt mỏi ,e ko có hứng để học em và e cũng chán nản với việc học , e khóc rất nhiều , mặc dù e ko muốn khóc nhưng mõi lần ngồi thẩn thờ thì e lại phát khóc , e khóc rất nhiều , em không thể nói với ai về tình trạng của mình , sau khi làm bài test kết quả bảo em có thể trầm cảm khá nặng , đó có phải sự thật ? hay e chỉ quá lo âu cho việc học giảm sút của mình và sự ồn ào trong gia đình ? thật sự e ko muốn nói với gai đình về tình trạng của mình hiện tại

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,
        Không biết tình trạng trên của em đã diễn ra trong bao lâu rồi? Khi em làm bài test cho kết quả như là trầm cảm nặng thì có khả năng cao em thực sự mắc bệnh, vì độ nhạy cảu test PHQ-9 đối với trầm cảm nặng lên tới 88%. Tuy nhiên, kết quả bài test mang tính chất gợi ý, không chính xác 100% vì trong quá trình tự làm test có thể có nhiều yếu tố tác động làm sai nhiễu kết quả, và cũng có nhiều bệnh lý khác có thể cho biểu hiện tương tự như trầm cảm. Vậy nên em cần phải được thăm khám kĩ càng hơn với bác sỹ chuyên khoa. Em cần biết rằng trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do đó em nên sớm chia sẻ tình trạng của mình với ba mẹ hoặc người em cảm thấy tin tưởng nhất để được giúp đỡ nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    89. bác sĩ ơi, cháu cảm thấy tình trạng mk ngày càng tội tệ. Cảm giác như cháu đag dần mất hết c/ x, cơ thể mệt mỏi, 0 tek khóc mặc dù rất muốn khóc, đêm thì cứ nửa đêm thì tỉnh dậy r 0 ngủ đc, k hiểu vì sao, bác sĩ giúp đỡ cháu với .

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn đã thăm khám và điều trị ở đâu chưa? Trầm cảm là một bệnh lý, cần được điều trị cụ thể nên bạn hãy tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám. Khi đó các bác sỹ mới có thể giúp đỡ được cho bạn nhé.
        Thân ái,

    90. Thu Hà đã bình luận

      Em bị trầm cảm & rối loạn lo âu. Mong được tư vấn điều trị

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Rối loạn lo âu và trầm cảm là hai rối loạn tâm thần phổ biến nhất và thường song hành với nhau. Có nhiều phương pháp điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm nhưng trong đó thì sử dụng thuốc và tâm lý trị liệu là 2 phương pháp được dùng phổ biến nhất. Phương pháp điều trị với thuốc cho đáp ứng điều trị rất cao, với trên 80% bệnh nhân nên đây cũng là một lựa chọn đầu tay cho các bác sỹ trong điều trị trầm cảm. Lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào, điều trị trong bao lâu tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, không ai giống ai nên bạn cần trực tiếp tới bệnh viện để thăm khám nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    91. Thu Hà đã bình luận

      Em bị trầm cảm, rối loạn lo âu.

    92. Hoài An đã bình luận

      Thưa bác sĩ, cháu không biết bản thân bắt đầu có những cảm xúc tiêu cực từ khi nào, nhưng khi tần suất mệt mỏi chán nản trở nên dày đặc hơn theo như cháu để ý có lẽ cũng gần 1 năm rồi. Lúc trước cháu ăn nhiều, nhưng dạo này ăn rất ít, có khi bỏ bữa tối. Nếu sáng dậy sớm thì cũng không ăn sáng ngay mà khoảng 10, 11 giờ mới ăn, không phải cháu muốn nhịn mà là do không đói và cũng không muốn ăn lắm. Chuyên ngành cháu đang theo học là Ngôn ngữ Anh, cháu yêu thích và đam mê môn tiếng Anh nhưng từ khoảng giữa năm 2 cháu cũng không còn hứng thú như trước, nhiều khi còn cúp học, học cứ bình bình không tệ nhưng cũng không xuất sắc. Cháu cũng không có ước mơ hoài bão gì, không biết bản thân muốn làm nghề gì. Ở trường lớp hay ở ngoài cháu vẫn có thể cười nói, nhưng về nhà là cháu chán nản, nhiều khi gần về tới nhà là cháu thở dài, hoặc đi chậm lại không muốn về. Cháu bất mãn với gia đình rất nhiều, hầu như không có bất kỳ hi vọng nào. Đây là nguyên nhân chính. Cháu không có quan hệ tốt với ba cháu, cháu cũng chán ghét họ hàng đặc biệt là bên nội vì rất nhiều lý do, cháu cực kỳ ghét Tết, ghét bất kỳ ngày lễ nào mà phải sum họp họ hàng. Mẹ cháu thuộc kiểu người cam chịu nên cũng không thể nào ra mặt giúp cháu. Cháu có chuyện buồn đều không thể chia sẻ với cha mẹ vì đều là chuyện gia đình, cháu cũng không thể kể chuyện không hay ho gì trong gia đình cho bạn bè nên cứ giữ mãi trong lòng. Đa số thời gian ở nhà cháu đều ở một mình, không muốn ở cùng ai, nhiều khi đang ngồi không có chuyện gì cũng có thể khóc ngay lập tức, thấy buồn và mờ mịt về cuộc sống, cháu ghen tị với gia đình hạnh phúc của người khác. Khoảng 1 tháng nay, hầu như ngày nào cháu cũng nghĩ tới chuyện tự sát, cứ có ai nói chuyện tương lai với cháu là cháu chỉ cười cười, tự nghĩ không biết có ngày đó không. Cháu đã lên mạng tìm hiểu và làm vài bài test của nhiều trang và kết quả đều là trầm cảm nặng. Cháu chỉ sợ có khi nào cháu tự làm quá cảm xúc của bản thân nên nhầm lẫn với trầm cảm chăng? Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên, cháu xin cảm ơn ạ.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Thang PHQ-9 có độ nhạy lên tới 88% đối với trầm cảm nặng, vì vậy khi làm bài test cho kết quả như trên bạn nên đi thăm khám kiểm tra kĩ càng hơn. Kết quả bài test mang tính chất gợi ý, không chính xác 100% vì có nhiều bệnh lý khác cũng có thể cho biểu hiện tương tự như trầm cảm. Vậy nên việc thăm khám để kiểm tra là rất cần thiết bạn nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    93. Duong nhu đã bình luận

      Chào bác sĩ ạ,em trai con năm nay 27 tuổi,em con mới đi nhật về,dạo gần đây em con có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm,em cách li với tất cả mọi người,không tiếp xúc nói chuyện với ai cả,người thân trong gia đình e cũng không nói chuyện,thui thủi một mình,1 ngày e chỉ ăn cơm 1 lần,thời gian còn lại e đi ngủ.e có những cử chỉ thất thường hay lắc lắc đầu,như mơ hồ,gia đình con đang rất lo,mong bác sĩ cho con lời khuyên và phương pháp điều trị hiệu quả nhất để em con sớm trở lại bình thường.
      Con xin chân thành cảm ơn quý bác sĩ nhiều ạ.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến nhất và rất dễ gặp sau những biến cố hoặc thay đổi môi trường sống. Trong giới du học sinh và những người làm việc ở nước ngoài thì bệnh lý trầm cảm cũng khá thường gặp.
        Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh trầm cảm nhưng trong đó thì sử dụng thuốc và tâm lý trị liệu là 2 phương pháp được dùng phổ biến nhất. Phương pháp điều trị với thuốc cho đáp ứng điều trị rất cao, với trên 80% bệnh nhân nên đây cũng là một lựa chọn đầu tay cho các bác sỹ trong điều trị trầm cảm. Lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào, điều trị trong bao lâu tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, không ai giống ai. Vậy nên, gia đình em cần sớm đưa em tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám kiểm tra và tìm phương pháp điều trị phù hợp.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    94. Quỳnh đã bình luận

      Đầu tôi luôn quanh quẩn những suy nghĩ tiêu cực , buồn bã , thấy lạc lõng , chỉ muốn khóc

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Không biết tình trạng của bạn đã diễn ra bao lâu rồi? Nếu tình trạng trên đã kéo dài trên 2 tuần bạn nên sớm tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám, kiểm tra nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    95. Bệnh viện nào khám và phát hiện sớm bệnh trầm cảm tại tp hcm ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bạn có thể tham khảo môt số địa chỉ thăm khám sau ở Thành phố Hồ Chí Minh :
        – Bệnh viện đại học y dược
        – Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        – Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        – Bệnh viện FV
        – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    96. bố mẹ 0 bt tôi bị trầm cảm, mà nếu có bố mẹ cx 0 tin, tôi phải làm sao?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Ngoài bố mẹ ra bạn có người nào cảm thấy tin tưởng để có thể nói tình trạng của mình để được giúp đỡ không? Bạn nên thử một lần nói chuyện với bố mẹ nhé, có thể bố mẹ bạn chưa được biết những thông tin về bệnh lý trầm cảm. Khi được đề cập tới có thể họ chưa hiểu, nhưng sẽ tìm hiểu thêm. Với những nỗ lực của các nhà chuyên môn và cộng đồng thì bệnh lý trầm cảm ngày nay đã được biết đến rộng rãi và có cái nhìn chính xác hơn trước đây. Hi vọng sau khi tìm hiểu những thông tin đó, bố mẹ bạn sẽ kịp thời phát hiện và giúp đỡ bạn điều trị.
        Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo một số biện pháp để giúp mình vượt qua tình trạng trầm cảm như:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Chia sẻ và nói chuyện với người thân để giải tỏa bớt những lo lắng, muộn phiền trong lòng

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    97. E sinh đc 2 tuần. Ngay khi sau sinh e bị chán ăn. K ăn đc gì. Ngủ rất ít. dễ khóc,suy nghĩ nhiều đến đau đầu. Chán nản mệt mỏi k muốn nuôi con. V ê có bị trầm cảm k bác

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Sau khi sinh phụ nữ có 1 giai đoạn gọi là “baby blues”, khi đó người phụ nữ rất nhạy cảm, dễ thay đổi cảm xúc, dễ bị tổn thương và thường kéo dài từ vài giờ cho tới 1-2 tuần sau sinh.
        Những triệu chứng bạn mô tả như thay đổi cảm giác ngon miệng, khó ngủ, dễ thay đổi cảm xúc…là những triệu chứng thường gặp sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu triệu chứng của bạn kéo dài qua 2 tuần, hoặc có kèm theo các triệu chứng trầm cảm nặng như tâm trạng chán nản, mất sự hài lòng , cảm giác vô giá trị, vô vọng và bất lực ; suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử hoặc tổn thương một ai đó, thì bạn nên tới gặp bác sỹ để thăm khám và điều trị.

        Chúc bạn và bé mạnh khỏe,

    98. kết quả tôi bị trầm cảm nặng nhưng k muốn ns cho bố mẹ . phải làm sao

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Không biết năm nay bạn bao nhiêu tuổi rồi? Trường hợp bạn trên 18 tuổi và có thể tự chủ về kinh tế thì có thể tự mình thăm khám và điều trị.
        Tuy nhiên, bạn cần hiểu trầm cảm là một bệnh lý chứ không chỉ là cảm xúc buồn bã, hoặc thể hiện sự yếu đuối của mỗi người. Trong quá trình điều trị, rất có thể sẽ có lúc bạn cần tới sự giúp đỡ của những người xung quanh. Chúng tôi chưa rõ lý do vì sao bạn không muốn nói chuyện này với cha mẹ: vì thiếu tin tưởng, hay sợ cha mẹ lo lắng? Bạn có thể nói rõ hơn lý do để chúng tôi có thể giúp đỡ bạn tìm ra giải pháp hợp lý nhé.

        Thân ái,

    99. mấy năm gần đây, e, hay gặp tình trạng khó thoát li bản thân, cơ thể suy nhược nặng, đầu óc gần như chán nản, khó tập trung, ít tiếp xúc và lười nói hẳn ra. rất nhiều lần tự bật khóc hay có ý định hành hạ bản thân, cáu gắt, hoảng loạng và lo sợ dù lhoong biết vấn đề đang nghĩ đến là gì. thường hay tự nói chuyện với bản thân. hầu như ngày nào lúc đêm về tâm trạng tụt dốc nặng , hay khóc không ngừng,, phải mất vài giờ đồng hộ mới ngủ được, giấc ngủ hay gặp ác mộng gây phản ứng sợ hãi thấp thỏm cho ngày hom sau

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,

        Những triệu chứng em mô tả nếu đã kéo dài trên 2 tuần thì có thể gợi ý tới bệnh lý rối loạn lo âu. Để được chẩn đoán chính xác em nên tới gặp bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần nhé. Một số địa chỉ thăm khám bệnh trầm cảm em có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc em mạnh khỏe,

    100. Mình bây giờ cảm thấy rất chán nản,không hứng thú trong công việc học tập.Bạn có thể giúp mình đc ko.Cảm ơn bạn nhé

    101. Dạo gần đây.. Em cảm thấy áp lực lắm. Đủ mọi phía , từ gia đình đến công việc, cả chuyện tình cảm nữa. Em có cảm giác mọi thứ đang cố dồn em vào chân tường. Em không còn hứng thú với bất cứ điều gì nữa, cũng không thiết tha gì .. Chỉ muốn được bình yên thôi. Đôi lúc em tự làm đau mình, em hay suy nghĩ tiêu cực . Em đói nhưng không muốn ăn . Vui buồn thất thường , cũng không muốn gặp một ai hết.. Em đôi khi không muốn sống nữa , nhưng lại nghĩ ba mẹ sẽ thế nào vì em là con một. Nhưng em thật sự mệt mỏi ghê.. Em cũng không biết mình bị gì nữa

    102. phong thi ngoc phuong đã bình luận

      trầm cảm nặng

    103. Minh Thu đã bình luận

      em suy nghĩ mọi việc theo chiều hướng tiêu cực hơn người khác, thường xuyên buồn bã, chán và lười biếng hơn trước. Thích nghe nhạc 1 mình hoặc đi ngoài đường 1 mình, K muốn giao tiếp nhiều, gần đây đến bạn bè thân em cũng không muốn liên lạc, phòng em đông người nhưng em thường k nói chuyện cùng họ mà chỉ nằm lướt mạng hoặc nghe nhạc 1 mình. Bản thân em luôn cảm thấy tự ti, thấy mình thất bại, em k có ước mơ gì, K có một điểm nào tốt, K thể làm việc gì tốt, hiện tại công việc của em là trái nghề và nó không ổn định, em thường xuyên thấy mình đang bị áp lực vì em nghĩ tới mức thu nhập của bản thân khi em làm theo đúng ngành của mình, em hay so sánh mình với người khác. Có lúc sẽ cảm thấy thèm ăn và ăn nhiều nhưng mấy ngày gần đây lại chán ăn. Khi đến nơi làm việc thì em vẫn cười nói bình thường nhưng đêm khi nằm 1 mình thì em k thích xem những thứ hài hước, rất dễ khóc và hay 1 mình nghĩ linh tinh rồi tự khóc 1 mình. Em chưa nghĩ tới việc sẽ tự tử ở thời điểm em viết comment này, nhưng em đã 1 vài lần nghĩ đến việc nếu như mẹ em mất thì em sẽ tự tử theo, và có nghĩ mình sẽ tự tử theo cách như thế nào. Em bị phụ thuộc vào mẹ, và mục đích sống hiện tại chủ yếu là vì còn mẹ, nên em luôn nghĩ khi không còn chỗ dựa này thì em sẽ không còn niềm vui nào để tiếp tục. Tâm trạng em không ổn định, có lúc em nghĩ muốn chăm sóc bản thân thật tốt để sống độc lập và tốt hơn, nhưng có lúc lại k để ý bệnh của mình (nghĩ rằng bệnh cùng lắm thì chết và thấy việc chết đi k quá đáng sợ ), em không có cảm xúc và không nghĩ tới việc yêu đương với ai cả. Em thấy rằng bản thân hình như có vấn đề về tâm lý, em đã tìm hiểu về cách khắc phục nó nhưng em k làm theo được, K nghĩ tích cực lên được chút nào cả. Như vậy là trầm cảm hay tự kỷ hay rối loạn gì vậy ạ, và nếu đi khám thì em phải làm như thế nào ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,

        Những triệu chứng em mô tả nếu đã kéo dài trên 2 tuần thì có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Để được chẩn đoán chính xác em nên tới gặp bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần nhé. Một số địa chỉ thăm khám bệnh trầm cảm em có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Em tới một trong các địa chỉ trên và đăng kí khám chuyên khoa sức khỏe tâm thần. Tại đây, bác sỹ có thể cho em làm một số xét nghiệm và hỏi em các câu hỏi để chấn đoán bệnh, sau đó sẽ tư vấn cho em hướng điều trị thích hợp.
        Thời gian rảnh rỗi em đừng nên lướt web quá nhiều. Hãy thử chạy bộ hoặc tập yoga, bất cứ môn thể thao nào em cảm thấy thích, quan sát cuộc sống xung quanh và đọc thêm một số cuốn sách để thư giãn, hoặc tìm hiểu rõ hơn về bệnh trầm cảm cũng như cách khắc phục nó. Một cuốn sách gợi ý em có thể tham khảo là cuốn “Đừng để trầm cảm tấn công bạn”.

        Chúc em mạnh khỏe và sớm vượt qua nhé!

    104. Nguyễn khả vân đã bình luận

      Em năm nay 21 tuổi. Em có các triệu chứng thường xuyên đau đầu hoặc đau nửa đầu, ngủ mỗi ngày đều nằm mơ, đa số là mơ những giấc mơ không có ý nghĩa, em hay bị mất ngủ và đôi khi lại ngủ quá nhiều, thức dậy luôn cảm thấy người mệt mỏi. Em không chịu được quá nhiều tiếng ồn, em dễ nóng giận và dễ bị xúc động, khi lo nghĩ hoặc áp lực về việc gì thì em thường bị đau thắt hoặc đau nhói lồng ngực, kèm theo ho liên tục, làm cơ thể mệt mỏi không có tinh thần. Đôi khi tự dưng hoa mắt chóng mặt, mờ mắt, đặc biệt thường xuyên run tay chân. Ăn uống thường không ngon miệng, đôi lúc lại ăn quá nhiều. Khả năng tập trung và trí nhớ giảm xúc, em thường hay quên những việc gần đây. triệu chứng bệnh của em kéo dài từ lúc em 15 tuổi cho đến bây giờ. Lúc đầu em nghĩ mình bị những bệnh lý bình thường nên không quan tâm lắm, còn về mặt cảm xúc em cứ nghĩ là do tính cách của bản thân mình trầm lặng hơn so với mọi người. Em không biết hiện tại em đang bị suy nhược thần kinh hay là triệu chứng trầm cảm kéo dài, mong chuyên gia tư vấn giúp em với ạ!

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Về bản chất thì suy nhược thần kinh không phải bệnh lý mà là một tập hợp các biểu hiện triệu chứng liên quan tới các rối loạn tâm – thần kinh như lo âu hoặc trầm cảm. Những gì bạn mô tả cho thấy rất có thể bạn đang bị rối loạn lo âu. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

      • Nguyễn văn Chung đã bình luận

        Giống mình qua

    105. Em cần sự giúp đỡ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể, hoặc liên hệ hotline 0981 966 152 để được hỗ trợ.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    106. Bao Ngoc đã bình luận

      Chào bác sĩ
      Dạo gần đây con rất hay suy nghĩ đến chuyện tự tử , con kh còn hứng thú với chuyện gì nữa , cảm giác lạc lõng giữa cuộc sống con có cảm giác ai cũng quay lưng về phía mình , tất cả mọi dồn ép con , con kh thể thoát ra khỏi cái suy nghĩ của bản thân , con kh tập trung đc vào việc gì và thường xuyên đau đầu , con cảm thấy bản thân cô đơn và kh còn ai bên cạnh .

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới chứng rối loạn lo âu và trầm cảm. Để thoát khỏi tình trạng trên bạn cần có sự trợ giúp từ bác sỹ hoặc chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt nhé. Bạn nên chia sẻ tình trạng hiện tại của mình với cha mẹ, hoặc người mà bạn cảm thấy tin tưởng nhất để trợ giúp tìm một địa chỉ thăm khám thích hợp. Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    107. Anh thư đã bình luận

      Qua bài test kết quả của cháu là trầm cảm nặng…cháu phải làm gì ạ ?cháu đã nghe nhiều lời khuyên của mọi người nhưng dường như nó k có tác dụng..Cháu luôn cảm thấy bản thân tệ hại đến mức chỉ muốn chết đi cho nhẹ ngừoi..cháu nghĩ đó là sự giải thoát duy nhất…cháu phải làm gì ạ ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Với những gì bạn mô tả ở trên rất có thể bạn đang mắc trầm cảm nặng. Khi bạn đã tự mình cố gắng mà không thể thoát khỏi bóng đen mang tên trầm cảm thì hãy để những người có chuyên môn giúp cho bạn nhé. Bạn nên chia sẻ tình trạng hiện tại của mình với cha mẹ, hoặc người mà bạn cảm thấy tin tưởng nhất để trợ giúp tìm một địa chỉ thăm khám thích hợp. Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc bạn mạnh khỏe,

        • Vũ Linh Chi đã bình luận

          thăm khám bệnh trầm cảm hết bao nhiêu tiền đee e chuẩn bị ạ

          • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

            Chào bạn,
            Chi phí khám bệnh tùy thuộc vào cơ sở bạn khám (bệnh viện tư, phòng mạch/ phòng khám tâm lý) và các loại xét nghiệm cụ thể bác sỹ cho bạn sử dụng. Thông thường bạn khám ở viện công thì chi phí khám và xét nghiệm máu không tới 1 triệu đồng bạn nhé.
            Chúc bạn mạnh khỏe

    108. Hùynh thế hằng đã bình luận

      Bsi cho e hỏi ạ,e có tất cả các triệu chứg của bệnh trầm cảm,và cũg đã từg dùg thuốc ngủ để kết thúc mọi thứ…nhưg đã trãi qua thời kì khó khăn đó…nhưg khoảg 1 năm trở lại đây e pắt đầu trở lại trạg thái ban đầu,ăn ít,sụt 2 cân trog vòg khoảg 1thág, k thèm ăn,trog đầu lun trốg rỗng,và giờ muốn tự làm đau bản thân,
      Theo tình trạg e như thế,e có nên uốg thuốc k ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Trầm cảm là một bệnh mạn tính có tính chất tái phát. Trường hợp bạn có các biểu hiện tái phát bệnh thì nên tới gặp bác sỹ để thăm khám và tiếp tục điều trị càng sớm càng tốt nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    109. Lê Thị Duyên đã bình luận

      Chào bác sĩ.toi là le thị duyên.nam nay tôi 26 tuổi.gan đây tôi cảm thấy buồn chán . luôn thất vọng về cuộc sống . cảm giác mệt mỏi.toi mới sang Singapore làm được 3thang nhưng hầu như tôi không bao giờ nhớ nhà hoặc nho con của tôi ở nhà.toi cũng không muốn gọi điện cho người thân.toi chỉ làm việc và lên các trang mạng tìm niềm vui cho bản thân.mac du tôi rất yêu họ.toi thường rất khó ngủ . tôi cảm giác không muốn chia sẻ . không muốn nói chuyện.bac sĩ có thể cho tôi biết về tình trạng của tôi không ạ.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Không biết tình trạng của bạn đã diễn ra được bao lâu rồi? Những triệu chứng của bạn mô tả chưa đủ để chúng tôi đưa ra kết luận cụ thể về tình trạng của bạn, nhưng đó là biểu hiện cho thấy trạng thái sức khỏe tinh thần của bạn không được tốt. Có rất nhiều người khi phải thay đổi môi trường sống, học tập hoặc làm việc ở nước ngoài có thể bị stress, lo lắng và lâu dần dẫn tới trầm cảm.
        Bạn hãy thử làm bài trắc nghiệm ở trên để kiểm tra mức độ trầm cảm. Trong trường hợp bài trắc nghiệm cho kết quả trầm cảm vừa hoặc nặng thì bạn nên sớm tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    110. Băng băng đã bình luận

      Con có một người bạn. Bạn ấy ở trong lớp khá “im” ai nói chuyện với bạn ấy thì bạn ấy chỉ trả lời đôi câu rồi “ĩm” luôn. Trong lớp khá thụ động mỗi lần thầy cô kêu lên Phát biểu hay gì là bạn ấy trả lời xong là run đến đổ mồ hôi. Bạn bè xung quanh chỉ nghĩ là vì bạn ấy hướng nội ngại giao tiếp hay ít nói thôi…Con muốn hỏi là bạn ấy có bệnh trầm cảm hay bệnh tâm lí gì khác không ạ? Và làm cách nào để khắc phục căn bệnh đó ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào cháu,

        Qua những gì cháu mô tả thì bạn của cháu có biểu hiện giao tiếp kém và sợ phải phát biểu trước đám đông. Đây có thể là biểu hiện cho việc thiếu kĩ năng giao tiếp, thiếu tự tin; nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu gợi ý các bệnh về tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm.
        Trong trường hợp cháu muốn tìm hiểu cách để giúp đỡ bạn mình thì hãy thường xuyên nói chuyện với bạn hơn và thử trao đổi với bố mẹ của bạn để họ lưu ý thêm các biểu hiện triệu chứng khác.
        Để điều trị trầm cảm có nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu…Quan trọng là bạn ấy cần phải được thăm khám trực tiếp với người có chuyên môn nhé!

        Chúc cháu mạnh khỏe,

    111. Phạm Hương đã bình luận

      Sau khi làm test PHQ – 9, tôi thấy kết quả mình có thể bị trầm cảm mức độ vừa. Xin cho tôi lời khuyên

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Trong trường hợp bạn test trầm cảm qua bài trắc nghiệm PHQ-9 có kết quả trầm cảm mức độ vừa thì bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé.
        Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        – Bệnh viện đại học y dược
        – Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        – Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        – Bệnh viện tâm thần trung ương
        – Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        – Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        – Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        – Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    112. Phạm Hương đã bình luận

      tôi nghĩ mình cần giúp đỡ

    113. Nguyễn thị thu Huyền đã bình luận

      Em test bài trên tượng trềm cảm nặng em phải làm gì

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Trong trường hợp bạn test trầm cảm qua bài trắc nghiệm PHQ-9 có kết quả trầm cảm nặng thì bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé.
        Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        – Bệnh viện đại học y dược
        – Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        – Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        – Bệnh viện tâm thần trung ương
        – Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        – Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        – Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        – Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    114. Đỗ Hạ Băng đã bình luận

      Con hiện là HS THPT nhưng mà 3-4 năm gần đây con luôn muốn tìm đến cái chết để giải quyết vấn đề. Năm lớp 8 thì mỗi khi buồn thì con thường tự làm bản thân mình đau như rạch tay và đôi lúc cũng muốn tìm đến cái chết. Nhưng bề ngoài con lúc nào cũng hoạt bát vui vẻ năng nổ lúc nào cũng ‘điên điên khùng khùng” nên con không rõ mình có bị trầm cảm hay không? Con từng làm nhiều bài test nhưng kết quả là con đang bị trầm cảm nặng… Liệu con có đang bị trầm cảm không ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào cháu,

        Những triệu chứng của cháu cho thấy có thể cháu đang bị trầm cảm nặng. Cháu nên báo cho cha mẹ biết về tình trạng của mình để được trợ giúp tìm một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé.
        Một số địa chỉ thăm khám cháu có thể tham khảo:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        – Bệnh viện đại học y dược
        – Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        – Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        – Bệnh viện tâm thần trung ương
        – Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        – Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        – Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        – Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc bạn mạnh khỏe,

        • Đỗ Hạ Băng đã bình luận

          Nếu như con không điều trị thì có sao không ạ?

          • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

            Chào cháu,

            Trầm cảm được ví như những hạt mầm đen tối, một khi đã cắm rễ vào trong não bộ thì sẽ liên tục sinh sôi phát triển và dần nhấn chìm chúng ta. Ngày nay, trầm cảm được nhìn nhận là căn bệnh nguy hiểm và có sức tàn phá nặng nề. Nó không chỉ làm cho chúng ta buồn chán. mất khả năng lao động mà còn có thể dẫ tới những hậu quả nghiêm trọng hơn như tự sát, hoặc gây tổn thương cho những người xung quanh.
            Cháu nên chia sẻ tình trạng của mình với người thân để được trợ giúp tìm một cơ sở khám chữa bệnh phù hợp nhé.

            Thân ái,

    115. Nguyễn thị Anh Khuyên đã bình luận

      Con năm nay 18 tuổi,con gặp vấn đề stress trong học tập và những tác động khác làm cho con cảm thấy mệt mỏi mỗi ngày, con không thể ngủ được con tìm đến thực phẩm chức năng có thể cứu rỗi con, con còn sử dụng để chữa chứng khó ngủ chưa thể bỏ được. Con cảm thấy càng ngày càng thấy mệt chán nản nhiều lúc muốn tự vẫn kết thúc cuộc đời mình, nhiều lần dùng dao lam rạch vào da thịt bởi khi làm như vậy con cảm thấy nhẹ nhàng và thích thú. Tương lai trong như một màn đen bao phủ con không đủ tự tin làm mọi việc. Vậy con có bị trầm cảm không? Nên điều trị thế nào

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào cháu,

        Những triệu chứng của cháu cho thấy có thể cháu đang bị trầm cảm nặng. Cháu nên báo cho cha mẹ biết về tình trạng của mình để được trợ giúp tìm một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé.
        Một số địa chỉ thăm khám cháu có thể tham khảo:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        – Bệnh viện đại học y dược
        – Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        – Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        – Bệnh viện tâm thần trung ương
        – Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        – Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        – Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        – Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    116. Linh đã bình luận

      Cháu chào bác sĩ
      Bạn cháu năm nay 24 tuổi bạn cháu có thời gian xa gia đình đi học 2 năm trong thời gian đó bạn bè ít liên lạc vì ở lứa tuổi phải lo cho cs nên hầu như ai cũng bận rộn có thể thấy như bạn cháu thiếu đi sự quan tâm tình yêu thươnv và ở xa 1m cũng bị áp lực về cuộc sống như trang trải học hành rồi nhưng chuyện tc bạn bè ở trường chưa tốt bởi vậy bạn cháu có 1 thời gian bỏ làm và lười đi học bạn cháu dành nhiều thời gian trên mạng xã hội ko nói chuyện với ai nhiều mà chỉ xem những bài bói tarot hay cung hoangg đạo hay những thứ bói toán khác … bạn cháu có những giấc mơ xấu và thỉnh thoảng hay bị bóng đè bạn cháu lười ăn hơn và thường nhịn đói và bây giờ bạn cháu theo đạo phật nên việc ăn uống càng khó khăn và kiêng cữ nhiều hơn. Bạn cháu gầy đi và thường hoài nghi bạn bè hoặc ng thân bạn cháu rất ít tâm sự thật với ai và thường viết tâm sự 1 mình và tự 1 mình cảm nhận. Bạn cháu bây giờ ko tin ai ngoài bản thân mình, lúc nào cũng sợ người khác hãm hại và tin rằng họ đag hãm hại mình. Có đôi lần bạn cháu nói rằng muốn chết đi nhưng cháu ko biết nói chuyện thế nào ngoài an ủi và ở bên bạn cháu nhưng thật thì bạn cháu vẫn chưa đủ tin tưởng nơi cháu. Cháu biết đc những chuyện này là do tình cờ cháu đến chơi và khi bạn cháu đi tắm đã vô tình đọc đc những dòng hay đoạn vắn ngắn viết cho riêng mình. Cháu thực sự thấy rất đau lòng vì bạn cháu trở nên như vậy và cháu cùng với gia đình đag cố gắng giúp bạn nhueng thật sự vẫn chưa tìm đc cách nào tốt hơn. Cháu mong có thể nhận đc sự tư vấn và câu trả lời thật lòng cũng như nhiệt huyết từ yêu nghề của bác sĩ . Cháu cảm ơn

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Qua những triệu chứng bạn mô tả thì rất có thể bạn của bạn đang bị trầm cảm. Đây là bệnh lý về mặt sức khỏe tâm thần có thể hủy hoại cuộc sống, làm mất khả năng lao động, thậm chí dẫn tới hành vi tự sát. Trường hợp này gia đình cần đưa bạn đó tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
        Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:
        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        – Bệnh viện đại học y dược TP.HCM
        – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
        – Bệnh viện 115
        – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        – Bệnh viện tâm thần trung ương
        – Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        – Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        – Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        – Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    117. BBH đã bình luận

      Cháu năm nay lên lớp 8, dạo gần đây cháu cáu gắt hơn bình thường, khó chịu với các thành viên trong gia đình và bạn bè trên lớp. Nhiều lúc cháu cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, khó chịu trong người dù đã ngủ đủ giấc. Cháu rất áp lực về việc học hành, vì chị cháu thi đỗ đại học danh giá nên gia đình đặt nặng vào cháu rất nhiều. Cháu có 1 e trai nhưng cháu gần như có rất nhiều ác cảm với nó, nó còn là cháu đích tôn nên nhiều lúc cháu cảm thấy mình không công bằng với cả chị và em. Cháu rất dễ nổi giận dù chỉ là việc nhỏ bé và thỉnh thoảng hay khóc 1 mình. Cháu đã thử test rất nhiều bài và đều ở mức trầm cảm nặng. Nhiều lúc cháu cảm thấy rất suy sụp và có ý định tự sát nhưng lại không dám. Cháu ảnh hưởng tính cách có lẽ cũng bởi ảnh hưởng từ gia đình. Bố cháu từ nhỏ đã đánh cháu rất nhiều và cháu phải chứng kiến rất nhiều lần bố đánh chị cháu nên tất cả bố cháu đều quy ra bằng đòn roi và những lời dọa nạt. Cháu rất sợ và cảm thấy không muốn cố gắng nữa. Kể cả việc học, cháu không tập trung được và chỉ muốn nhốt mình ttong phòng. Ở lớp cháu khá vui vẻ, hòa đồng nhưng khi về nhà cháu chỉ muốn nhốt mình trong phòng. Nói thẳng ra thì cháu không muốn về nhà. Cháu biết là mọi người vẫn yêu thương cháu nhưng những biện pháp mà gia đình dạy dỗ chỉ làm cháu suy sụp hơn rất nhiều. Bởi vậy cháu luôn tự hỏi ngày mai mình phải làm gì, tại sao mình không có hứng thú làm việc gì. Cháu như vậy cũng mới khoảng 1 tháng nay nhưng cháu thật sự rất mệt mỏi rồi ạ

    118. Trần văn kiên đã bình luận

      Cảm thấy cô đơn giữa cuộc đời

    119. Lê Thủy Anh đã bình luận

      Xin chào bác sĩ. Năm nay tôi 24 tuổi. Vì một số chuyện đã xảy ra, tôi thấy mình hay lên xuống thất thường với cảm xúc tiêu cực, ăn uống không điều độ và cũng đã từng nghĩ đến ý định tự sát. Biểu hiện chán nản với mọi thứ, không có nguồn động lực. Mệt mỏi và chán ăn, ăn ít, có khi ăn nhiều hơn so với thông thường. Trở nên khép kín với người lạ, sợ người lạ. Tôi cũng hay cảm thấy mất hết sức lực và không thể làm gì, không thể tập trung vào công việc hay bất cứ điều gì khác. Cũng hay bị khó ngủ về đêm, hoặc có thể ngủ rất nhiều. Tính tôi cũng trở nên nhạy cảm và cáu gắt hơn rất nhiều. Cô đơn, cảm thấy cô độc. Tôi cũng đã test thử bài ktra và đc cho bt là mức độ trầm cảm khá nặng. Bản thân tôi trc kia vài năm cũng đã rơi vào những trạng thái trên và tôi cũng đoán là mình bị trầm cảm. Nhưng nó đã ổn định hơn. Nhưng tầm tháng 3 trở lại đây thì các biểu hiện lại bắt đầu xuất hiện và theo tôi thấy còn tệ hơn trước. Tuy nhiên mấy ngày trước tôi đã ổn hơn và các biểu hiện không còn rõ ràng nữa.Bạn bè nói tôi có thể bị stress quá độ, tôi cũng đã thử nghĩ như vậy. Xin bác sĩ có thể chẩn đoán lại các biểu hiện của tôi được không ạ? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bất cứ ai cũng có thể có tâm trạng xấu trong một thời điểm nào đó, nguyên nhân có thể do căng thẳng, áp lực, thay đổi nội tiết tố, do bệnh tật… Khi những triệu chứng xuất hiện thường xuyên, hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục trên 2 tuần, hoặc chúng ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, học tập thì chúng ta cần phải thăm khám để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm.

        Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    120. Hương đã bình luận

      Cần tư vấn tâm lý

    121. Ẩn danh đã bình luận

      E thấy rất trống rỗng, luôn cảm thấy rất mệt mỏi, ngủ rất sâu và rất nhiều. E thường xuyên suy nghĩ về lí do mình cần sống, nhưng ch 1 lần nào nghĩ đến tự sát, e luôn cố gắng vui vẻ và đồng, hòa nhập vào cuộc sống thường ngày, nhưng mỗi khi như vậy e lại rất mệt mỏi. Gđ e k hẳn luôn vui vẻ nhưng vẫn đầy đủ về vật chất và tinh thần. Thế nhưng e lại có các triệu chứng như trầm cảm? E có thật là trầm cảm k ạ?(triệu chứng của e kéo dài khoảng 2 năm hơn r ạ)

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Nếu những triệu chứng của bạn xuất hiện thường xuyên, hầu như mỗi ngày thì có thể gợi ý tới bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác bạn cần thăm khám trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    122. Thanh Phương đã bình luận

      Em 15t.E đã ktra 3 ài test về trầm cảm nhưng tất cả đều cho kết quả là trầm cảm nạng hoặc nghiêm trọng.Em ko muốn bố mẹ biết .Em phải làm sao ạ??
      CẢm ơn

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,
        Khi em làm bài test cho kết quả như là trầm cảm nặng thì có khả năng cao em thực sự mắc bệnh, vì độ nhạy của test PHQ-9 đối với trầm cảm nặng lên tới 88%. Tuy nhiên, kết quả bài test mang tính chất gợi ý, không chính xác 100% vì trong quá trình tự làm test có thể có nhiều yếu tố tác động làm sai nhiễu kết quả, và cũng có nhiều bệnh lý khác có thể cho biểu hiện tương tự như trầm cảm. Vậy nên em cần phải được thăm khám kĩ càng hơn với bác sỹ chuyên khoa. Em cần biết rằng trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do đó em nên sớm chia sẻ tình trạng của mình với ba mẹ hoặc người em cảm thấy tin tưởng nhất để được giúp đỡ nhé.
        Chúc em mạnh khỏe,

    123. Nguyễn Thị Thu đã bình luận

      Thưa bác sĩ, gần đây tôi phát hiện bản thân trở nên trầm lặng, có cảm giác buồn và luôn nghĩ tới cái chết. Xin hỏi có phải tôi mắc phải bệnh trầm cảm không ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Nếu những triệu chứng của bạn xuất hiện thường xuyên, hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục từ 2 tuần trở lên thì có thể gợi ý tới bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác bạn cần thăm khám trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    124. Yasumi đã bình luận

      Em năm nay 17 tuổi, năm tới đây thi đại học ạ.
      Trong nhiều năm, không chỉ gần đây, mà em liên tục tìm cách tự sát/có suy nghĩ tự sát thường trực và mất ngủ khá là nhiều, cá nhân em đã tìm hiểu qua nhiều tài liệu bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh về các triệu chứng như có hành động/suy nghĩ tự sát (suicide thoughts/behavior), chán nản và luôn cảm thấy trống rỗng (constant feels of loneliness), có nhiều khó khăn trong kiềm chế cảm xúc/cảm xúc bất bình ổn (mood swings), có hành động tự hại (cắt, cắn bản thân) (self-destructive behavior),rối loạn ăn uống (eating disorder) và lên cơn hoảng (panic attack). Với những triệu chứng trên và qua một số vài bài test của Psycom cũng như là PHQ như trên hiện tại em đã được kết quả sơ bộ là Rối loạn Nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder). Liệu bác sĩ có thể đề xuất những nơi nào ở Hà Nội để chuẩn đoán bệnh lí cụ thể này không ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn có thể thăm khám tại Bệnh viện tâm thần trung ương hoặc Viện sức khỏe tâm thần – BV Bạch Mai nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    125. Lê Nhựt Nhi đã bình luận

      Em bị mất thăng bằng trong cuộc sống, chán nãn mọi thứ, tâm trạng dễ thay đổi, lúc vui buồn nóng giận, không thích tiếp xúc với mọi người, lười giao tiếp hơn

    126. Trí đã bình luận

      Cảm giác trống rỗng và nỗi buồn là cảm xúc hầu hết trong cả cuộc đời tôi.đến lúc nhận ra mình bị trầm cảm thì sự muốn thoát ra đôi lúc làm tôi vô cùng đau khổ,một sự kìm kẹp.nỗi đau này tôi mong sẽ biến mất mãi mãi

    127. Phương Thảo đã bình luận

      Cháu năm nay 12. Vào 1 buổi tối cháu nghe anh cháu nói về trầm cảm và cháu nghĩ lại bố mẹ cháu cũng nói rất nhiều với từ trầm cảm này, cháu nghĩ cái từ trầm cảm này có gì hay mà sao ai cũng nói đến nó vậy. Thế là cháu quyết định lên google tìm từ trầm cảm xem, khi cháu vào trang này cháu cảm thấy những biểu hiện trầm cảm rất giống với các biểu hiện của cháu và khi cháu nghĩ lại thì cháu giật mình vì phát hiện được cháu có những biểu hiện này từ lúc lớp 2. Sau một hồi đọc lại các câu hỏi của trang này thì cháu biết cháu bị như thế này là do bố, mẹ, chị.
      Trước khi sinh cháu ra mẹ cháu đã có kế hoạch sinh 2 trai, 2 gái mẹ cháu đã sinh 2 chị sau đó đến anh rồi mẹ nghĩ lần này sẽ là con trai nhưng buồn thay mẹ lại sinh ra con gái và người ấy chính là cháu lúc sinh chau ra mẹ cháu rất buồn, khóc rất nhiều và định bỏ cháu ra ngoài đường nhưng lại rất may khi mẹ nghĩ dù gì cũng là con mình sinh ra nên thôi không bỏ cháu nữa. Rồi mẹ lại có bầu 1 lần nữa rất may đây là con trai và còn là sinh đôi nữa nên sáng nào mẹ cũng tới bàn phật để cảm ơn nhưng vào 1 ngày mẹ lai bị sảy thai vì bưng vác đồ nặng và ngã cầu thang nhưng rất may vẫn còn giữ lại được 1 đứa. Cháu rất vui cho đến cái ngày nó lên mẫu giáo, nó luôn giành đồ chơi của cháu và khi cháu mách bố mẹ thì cháu nhận lại được 1 câu làm chị thì phải biết nhường em chứ. Và cứ thế nó cứ tiếp tục bày trò và tất cả cái gì của cháu đều thuộc về nó. Mẹ cháu rất thích con trai nên rất yêu quý anh và đứa em, anh cháu lại là cháu đích tôn và học giỏi nên càng được yêu thương hơn. Cả anh và em cháu rất ghét cháu nên luôn bày trò để cháu bị bố mẹ mắng. Có lần mẹ cháu nói cho cháu 50k nếu cháu đồng ý rửa chén giúp anh trong vòng 1 tuần vì anh bận ôn thi và cứ nói như thế trong nhiều tháng liền với những công việc khác nhau. Cháu cảm thấy trong mắt mẹ, cháu chỉ nghĩ đến tiền nhưng sự thật người luôn nghĩ đến tiền không phải là cháu mà chính là anh cháu. Trước giờ cháu chưa đua đòi thứ gì nhưng khi cháu xin bố mẹ mua cho cuốn sách tiếng anh 300k để học nhưng lại không cho, mẹ cháu giấu bố cho tiền để mua sách nhưng mẹ cứ dặn đi dặn lại là phải học cho hết đừng mua sách về để rồi không học cứ như là mẹ rất tiếc tiền khi đưa cho mình . Nhưng khi anh cháu xin thứ gì bố mẹ đều cho và không nói gì, bố mẹ đã cho anh cháu mua đàn và một dàn máy tính đời mới, 1 chiếc điện thoại iPhone 8. Khi cháu bị bệnh hay có việc gì thì chị đều là người chăm sóc nhưng mỗi lần như vậy chị đều than là tại sao số tôi lại khổ như vậy nhưng trong khi chị lại có 1 người chồng tốt, 1 đứa con trai giỏi vậy thì chẳng phải cháu là gánh nặng cho chị sao?
      Những câu hỏi như tại sao mình lại được sinh ra trong thế giới này? Hay là mình chết đi để trút bỏ được những gánh nặng này?..v..v… khiến cháu ngày càng stress và muốn tìm đến cái chết, ăn cơm ít đi mặc dù rất thèm, buổi tối thì khó ngủ và dạo gần đây thì có lúc không ngủ và thức đến sáng, có lúc thức đến 2 giờ sáng mới ngủ nhưng khi dậy thì khoảng 12h. Vì cháu là 1 người rất tin chuyện tâm linh nên khi muốn tìm đến cái chết thì vừa sợ chết vừa muốn chết, rất may mắn vì sự sợ chết cháu lớn hơn muốn chết và tự tử một chút nên cháu mới sống được tới tận bây giờ. Nhưng sau khi cháu nói chuyện cháu bị trầm cảm với gia đình thì không ai tin cháu và còn mắng cháu mặc dù những câu mắng ấy không liên quan gì đến chuyện trầm cảm nhưng khiến cháu cảm thấy cháu như là 1 phần bị thừa thãi trong gia đình.
      Cháu mong chuyên gia tư vấn đọc và cho cháu ý kiến.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào cháu,

        Cảm ơn cháu đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Thời thơ ấu hầu như ai cũng từng có một lúc nào đó có những cảm xúc tương tự như những cảm xúc mà cháu trải qua, cảm thấy bị đối xử bất công, cảm thấy mọi người không thật yêu quý mình…Rất tiếc là trong trường hợp của cháu cảm xúc tiêu cực đã bị đẩy đi quá xa, có thể là do cách ứng xử chưa thực sự khéo léo, phù hợp của người lớn khiến cháu cảm thấy tổn thương.

        Nhưng cháu gái à, qua những gì cháu kể thì tôi nghĩ rằng mọi người trong gia đình vẫn yêu quý cháu đấy. Chẳng phải mặc dù có cằn nhằn nhưng chị gái vẫn là người chăm sóc mỗi khi cháu ốm đau hay sao? Cháu cảm thấy chị cháu rất hạnh phúc và may mắn khi có gia đình yên ấm, đó là những gì bên ngoài mà cháu nhìn thấy nhưng biết đâu đó thực tế chị cháu cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề của bản thân và khiến chị cháu stress, không thể chia sẻ với ai? Người lớn có rất nhiều vấn đề để lo nghĩ, nên đôi khi họ có buột miệng than vãn thì cháu cũng đừng nghĩ rằng do bản thân mình là gánh nặng nhé. Chắc chắn rằng mọi người trong gia đình vẫn yêu thương cháu rất nhiều. Trên hết, hãy sống là chính bản thân cháu, đừng vì bất cứ ai hay bất cứ lý do gì để đánh mất đi bản thân.

        Mặc dù vậy thì có vẻ như trạng thái ức chế tinh thần của cháu đã diễn ra trong thời gian quá dài, do đó có thể đã gây ra một số thương tổn về mặt tâm lý. Để những tổn thương ấy được hồi phục nhanh chóng cháu cần có sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý. Cháu hãy nói chuyện với một người lớn mà cháu cảm thấy tin tưởng nhất về tình trạng của mình, hãy mô tả chính xác những triệu chứng cháu đang trải qua như mất ngủ, chán ăn, ý nghĩ tự tử. Nếu cảm thấy quá khó khăn để trao đổi bằng lời nói, cháu có thể viết ra giấy hoặc gửi tin nhắn nhé.

        Chúc cháu mạnh khỏe và mọi điều tốt đẹp!

    128. Lê thị thu trang đã bình luận

      Cháu năm nay 15 tuổi, 1 tháng trở lại đây cháu bắt đầu ngủ không sâu giấc nhiều hôm ngủ được 2-3 tiếng, cảm thấy chán ăn,k tập trung vào mọi việc, khi k làm việc luôn cảm thấy lo lắng,buồn bã,lúc lo lắng thì luôn khó thở, nhiều lúc cảm thấy bản thân có lỗi với gia đình. Đôi khi còn làm những việc mà mình k có suy nghĩ khi làm việc đó, nhiêif lúc còn cáu giận vô cớ với những người xung quanh. 1 vài lần còn có suy nghĩ tự tử nữa. Hiện tại cháu còn cảm thấy sợ mặc dù k có nguyên nhân. Cháu mong bác sĩ sẽ giúp cháu.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới chứng rối loạn lo âu và trầm cảm. Để thoát khỏi tình trạng trên bạn cần có sự trợ giúp từ bác sỹ hoặc chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt nhé. Bạn nên chia sẻ tình trạng hiện tại của mình với cha mẹ, hoặc người mà bạn cảm thấy tin tưởng nhất để trợ giúp tìm một địa chỉ thăm khám thích hợp. Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    129. Đan Thy đã bình luận

      Cháu năm nay 16 tuổi, sắp tơi sẽ lên lớp 11. Hè năm nay gia đình cháu trải qua biến cố, buộc cháu phải thay đổi cách sống, cách chi tiêu… vốn dĩ cháu là đứa khá là thấu hiểu, biết suy nghĩ nhưng lại suy nghĩ quá nhiều. Cháu đang dần trở nên nhạy cảm hơn, bi quan hơn, luôn thất vọng về bản thân và mất đi niềm tin. Đam mê theo đuổi duy nhất của cháu, cháu cũng từ bỏ. Vốn hứng thú với 1 thứ gì đó, nay củng không còn. Là 1 đứa thích xem phim ngược tâm, luôn cắm đầu vào đt nhưng giờ phim hay mấy cũng không muốn xem, cầm đt trên tay mà không biết phải làm gì. Luôn trong tình trạng chán nản, lo nghĩ nhiều. Cháu thích ngủ, nhưng tối đến khi cất đt thì phải 2-3 tiếng sau mới ngủ được, mỗi lần ngủ kể cả ngủ trưa luôn ngủ sâu đến nỗi không phân biệt được thực và mơ. Thường thì hè cháu sẽ ăn thoải mái, cái gì cũng ăn được nhưng nay nhìn thôi cũng không muốn ăn, vì sợ bố mẹ lo nên cũng chỉ ăn đối phó. Cháu luôn phải hùa theo mọi người để vui vẻ, không thể tự khiến bản thân phấn chấn. Ở 1 mình sẽ hay suy nghĩ xa xôi về tương lai. Vào năm học cháu sợ sẽ áp lực suy sụp hơn vì bố mẹ cháu rất khó. Sẽ tốt hơn nếu có người để tâm sự nhưng cháu không phải người có thể dễ dàng nói ra nỗi lòng mình, đã vậy không biết họ có muốn lắng nghe và chia sẻ cùng mình hay không. Bác có thể cho cháu lời khuyên để cải thiện tình hình hiện giờ không ạ. Cháu cảm ơn bác nhiều.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Nếu những triệu chứng của bạn xuất hiện thường xuyên, hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục từ 2 tuần trở lên thì có thể gợi ý tới chứng rối loạn lo âu và trầm cảm. Khi đó, bạn cần thăm khám trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời, tránh kéo dài có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng nhé.

        Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Nếu sau 3 tháng tình trạng không cải thiện được tốt nhất bạn cần nói với cha mẹ tình trạng của mình để được hỗ trợ tìm một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa thích hợp nhé!

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    130. Trâm Võ đã bình luận

      Chào bác sĩ,em năm nay 21 tuổi,tâm lý của em bắt đầu thay đổi từ khi em 12 tuổi, khi có nhiều thứ xảy ra khiến bản thân em không thể thích ứng ngay được.Em dần dần ít nói hơn,có tính ích kỷ,tự ái và chiếm hữu cực cao,em cảm thấy những tính cách đó khiến em thoải mái hơn và sống “dễ thở” hơn,em thường không thích nơi đông người,những lần gặp bạn bè thường có cảm giác mình bị bỏ rơi,cảm giác mình bất tài,luôn là người thất bại ngày nào em cũng nghĩ tới,tâm trạng lúc nào cũng cáu gắt vì những chuyện nhỏ.9 năm nay em sống với tâm trạng này trở thành thói quen,em cũng không quá quan tâm,nhưng thời gian gần đây em bắt đầu thấy mình thay đổi khá rõ khiến cho người xung quanh khó chịu.Một vài lần em cầm dao nhọn muốn đâm vào người khác nhưng chỉ một lúc,nhiều lần đặt những câu hỏi và có hành động khó hiểu nhưng không ảnh hưởng nhiều tới người khác.Bác sĩ tư vấn giúp em,em cám ơn.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Nếu những triệu chứng của bạn xuất hiện thường xuyên, hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục từ 2 tuần trở lên thì có thể gợi ý tới chứng rối loạn lo âu và trầm cảm khá nặng. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác bạn cần thăm khám trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt, tránh kéo dài có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    131. Trang đã bình luận

      Mình có thể tâm sự với bác sĩ không ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn có thể để lại câu hỏi để được tư vấn nhé.
        Thân ái,

        • Trần thị diên đã bình luận

          Chào bác sĩ . Tôi là nữ 21tuoi , có 2 con . Gần đây tôi hay bị quên hoặc nhớ nhầm sự việc vừa xảy ra.vi dụ mẹ dặn tôi lấy cái A nhung tôi lại lấy cái B trong khi A,B hoàn toàn khác nhau . Mà chỉ sau it phút mà tôi lại nhầm 2 sự vật. Hoặc co lúc tôi quên hoàn toàn điều người khác dặn mk làm . Và k có chút gợi nhớ lại .nhưng k phải tất cả mọi việc tôi đều quên. Có nhiều việc tôi lại rất nhớ. Nhiều việc tôi nghĩ k cần thiết nhưng tôi lại rất nhớ rõ. Gần đay tâm trạng của tôi chán nản và tự nhiên cảm thấy buồn. K muôn nói chuyện với ai. Nếu ai hỏi gì thì tôi cũng trả lời cho qua. Tôi luôn buồn, chán nản trong khi mọi việc đều bình thường k ai làm gì để tôi buồn . Tôi không có động lực , hứng thú làm mất kì công việc gì. Tôi hay bị đau mỏi vai gáy. Kéo lên đau đầu dữ dội, xin bác sĩ tư vấn giúp tôi về trí nhớ rối loại hay quên ,luôn cảm giác buồn chán và tôi bị đau đầu mỏi cổ

          • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

            Chào bạn,
            Bạn đang có một số dấu hiệu gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Bạn nên tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám và điều trị sớm nhé. Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:

            Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
            -Bệnh viện đại học y dược
            -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
            -Bệnh viện nguyễn tri phương
            – Bệnh viện 115
            -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

            Nếu ở Hà Nội :
            -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
            -Bệnh viện tâm thần trung ương
            -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
            -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
            -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
            -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

            Chúc bạn mạnh khỏe,

    132. Phạm Ngọc Thạch đã bình luận

      Cháu năm nay 16 tuổi, cháu trải đời từ lúc 10 tuổi do bố vs mẹ người đi một đường, cháu sống với bà nội do môi trường sống với cô chú áp lực nên cháu sinh ra tính dễ cáu gắt. Sau quãng thời gian đó cháu đánh mất bản thân từng là con ngoan trò giỏi, ăn chơi có hút thuốc và đánh nhau ở trường, cháu bỗng trở nên hung hăng, tức giận thất thường, và đôi khi lại mềm yếu thất thường. Mẹ cháu biết được nên rước cháu về ở vs ba dượng, môi trường càng áp lực hơn khi ngày nào cháu cũng chứng kiến cảnh ba dượng chửi mẹ cháu, mắng nhiết mẹ lẫn cháu. Môi trường áp lực trầm trọng, cháu cảm thấy không thoải mái, mẹ cháu lại không ngó ngàng gì cháu và thường xuyên để cháu ở nhà vs ba dượng, và ba dượng thường xuyên chửi mẹ trước mặt cháu, từ đó trạng thái cáu gắt hung hăng trở thành cảm giác thất vọng ạ, cháu cứ cảm thấy nặng nề trong người và không muốn về nhà, cũng không muốn gặp mặt ai. Sau đó mẹ và cháu ra ở riêng từ bỏ ba dượng, cháu sống chung với chị họ, chị họ cháu là người nóng tính và thường xuyên cáu gắt với cháu, cháu làm sai điều gì là mắng cháu nhưng cháu lại không quyền nói lại được do đang sống ở nhà chị, nên càng ngày áp lực càng gia tăng với cháu, mẹ cháu luôn nói chuyện vui vẻ và giỡn với chị, riêng cháu thì mẹ thường không ngó ngàng gì đễn cháu giỡn với mẹ thì mẹ bực với cháu. Cháu thường ủ rũ chán nản và không muốn nói chuyện ở nhà, thậm chi không muốn mở miệng, cháu luôn hoạt động vui vẻ ở trường nhưng cứ mỗi lần suy nghĩ về nhà là cháu lại lo âu, chán nản, cháu không muốn về nhà, về nhà là thấy mẹ vs chị vui đùa với nhau trong khi cháu lại luôn trầm lại một góc, cháu thật sự rất muốn vui đùa cùng nhưng nó luôn có cảm giác chán nản trong cháu, cảm giác tuyệt vọng và ức chế khiến cháu nản chí và không muốn về nhà nữa. Cháu hiện còn học và đi làm, cháu còn có mẹ, cháu không muốn bản thân bị gục ngã bởi vấn đề tâm lý này. Bác sĩ có thể giúp cháu xem phải tràm cảm không ạ, cháu vẫn ăn ngủ bth và không có dấu hiệu ngán ăn hay mất ngủ nào hết, chỉ là chuỗi cảm giác chán nản liên tiếp khi về nhà mà thôi, nó kéo dài hơn 3 tháng nay rồi. Cháu nói mà mẹ không tin nói rằng cháu bịa chuyện và không muốn vui vẻ với gia đình. Cháu thật sự bế tắc, bác sĩ hãy giúp cháu

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào cháu,

        Thực sự thì những gì cháu đã và đang trải qua là điều rất khó khăn và không nhiều bạn cùng tuổi với cháu bây giờ có thể vượt qua. Nhưng cháu đã làm được, điều đó cho thấy cháu rất mạnh mẽ, kiên cường. Sự gồng gắng quá mức đến một thời điểm nào đó sẽ khiến cháu cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, nếu cháu không sớm thoát khỏi trạng thái tinh thần bị ức chế thì lâu dần có thể dẫn tới bệnh trầm cảm. Thông qua những triệu chứng như cháu mô tả thì chưa đủ để biết được cháu có mắc bệnh trầm cảm hay không. Cách tốt nhất để kiểm tra đó là cháu hãy thử làm bài test theo đường link: Thang PHQ-9 kiểm tra trầm cảm. Nếu tổng điểm của bài test ở mức độ trầm cảm nặng thì cháu nên sớm tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị nhé.

        Thân ái,

    133. Nguyen Thu đã bình luận

      Em năm nay 21 tuổi. Em thường rơi vào trạng thái hoang mang và lo lắng không lý do hầu như là mỗi ngày. Em gần như không tìm thấy được sự hứng thú trong học tập và công việc. Những thú vui trước đây cũng hầu như biến mất. Tình trạng này đã kéo dài được nửa năm nhưng em cảm nhận được mọi việc trở nên trầm trọng hơn trong khoảng 2 tháng trở lại đây. Em thường khóc vô cớ và không thể khiến bản thân suy nghĩ tích cực khi gặp vấn đề trong cuộc sống. Em đang là sinh viên năm cuối và những áp lực từ trường học, gia đình và công việc ập đến cùng lúc khiến bản thân em không thể thoát ra được những suy nghĩ tích cực. Em luôn cảm thấy mịt mù khi nghĩ về tương lai và cảm thấy bản thân luôn là kẻ thất bại so với người khác. Phải làm sao để em thoát ra được tình trạng này ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn đang có một số triệu chứng gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Trầm cảm được ví như những hạt mầm đen tối, một khi đã cắm rễ vào trong não bộ thì sẽ liên tục sinh sôi phát triển, rất khó để bạn có thể tự mình thoát khỏi mà không có sự trợ giúp. Cách tốt nhất là hãy tìm một chuyên gia tâm lý hoặc bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé.
        Thân ái,

    134. Duyenanne đã bình luận

      Chào bác sĩ. Năm nay cháu 16 tuổi. Mấy tháng gần đây cháu cảm thấy người mình như bị rút hết năng lượng, rất dễ cáu giận, không muốn làm bất cứ việc gì, đi đứng hoạt động rất chậm chạp đến nỗi người xung quanh đều than phiền, cháu còn hay bị đau đầu nữa. Khi đi học thì vẫn cười nói bình thường nhưng về nhà lại chỉ muốn nhốt mình trong phòng, không muốn tiếp xúc với ai hết. Có hôm cháu thèm ăn rất nhiều thứ nhưng có hôm chỉ ăn đúng 1 gói mì và chỉ uống nước thôi. Vài hôm trước cháu vừa có mâu thuẫn với người nhà trong lúc nóng giận cháu đã nghĩ đến cái chết nhưng sau khi bình tĩnh lại thì không còn ý nghĩ muốn chết nữa. Đến một hôm người nhà thấy cháu cũng có khác lạ nên hỏi liệu cháu có bị trầm cảm không. Lúc này cháu mới lên mạng tìm hiểu và test vài bài test tất cả đều nói có thể cháu bị trầm cảm. Vậy cháu có thật bị trầm cảm không, cháu rất hoang mang.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng bạn mô tả cho thấy rất có thể bạn đang bị trầm cảm. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám càng sớm càng tốt nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    135. Kim Cương đã bình luận

      Chào chuyên gia. Thời gian này tôi cảm nhận mình có những suy nghĩ và hành động khác lạ. Có những lúc tức giận tôi ko nhìn nhận được sự việc, không kiểm soát được hành vi. Cụ thể xảy ra sau khi tôi sinh em bé, nay bé được 2 tuổi. Và tôi đã nghe nhiều bạn bẹ nói về sự thay đổi tính tình của mình. Mong sớm được tư vấn. Cảm ơn nhiều

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Sau sinh người phụ nữ phải đối mặt với nhiều áp lực từ chăm sóc con cái, ngoại hình, kiêng cữ…Cùng với đó là sự thay đổi sinh lý khiến cho các bà mẹ sau sinh rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Khi bạn cảm nhận rõ tính tình thay đổi, thường xuyên cáu giận và mất kiểm soát cảm xúc và đã kéo dài tới 2 năm thì bạn nên khám chuyên khoa sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt. Khi thăm khám bác sỹ sẽ đánh giá được tình trạng hiện tại của bạn và có biện pháp xử trí thích hợp.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    136. Hứa Nhật Đoan đã bình luận

      Cháu đang ở trong tình trạng đêm mất ngủ nhưng ngày lại ngủ rất nhiều, thường mơ thấy ác mộng. Cháu cảm thấy mỗi buổi sáng thức dậy, mỗi thời gian qua đi như một cực hình, rất đáng sợ. Thường lo lắng, tim đập mạnh và buồn nôn mỗi khi giao tiếp với người khác hoặc khi ở trước nhiều người. Luôn mệt mỏi và chán nản khi làm bất cứ việc gì dù chơi hay học. Không thể tập trung vào việc học tập. Chây lười trong việc hoàn thành bài vở. Cháu còn thường nghĩ đến cái chết, nghĩ rằng mình rất vô dụng. Là đồ bỏ đi. Buồn rất nhiều, dễ cáu giận, dễ khóc. Mọi người đều mắng cháu mỗi khi cháu nói như vậy và bảo cháu phải cố gắng vượt qua. Nhưng cháu cảm giác là mình không thể nào vượt qua, không thể làm gì được.
      Cháu còn cảm thấy thích thú mỗi khi mình bị thương, hoặc khi cháu đập phá một vật gì đó.
      Cháu cũng đang khóc trong khi viết những dòng này.
      Xin cho cháu hỏi thực ra tình trạng của cháu thế nào.? Cháu bị bệnh gì.? Có phải là theo phong trào hoặc tự tưởng tượng như người khác nói.?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những biểu hiện triệu chứng như bạn mô tả gợi ý tới bệnh lý rối loạn lo âu và trầm cảm. Đây là bệnh lý có thực chứ không phải là tưởng tượng, và hậu quả của bệnh rất nghiêm trọng. Trầm cảm trước hết khiến người bệnh mất khả năng lao động, học tập, ảnh hưởng tới sức khỏe và xa hơn nữa là có thể dẫn tới hành vi tự sát. Do đó bạn nên tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm – thần kinh để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    137. Mẫn My đã bình luận

      Từ năm ngoái em cũng nghi bản thân mình mắc bệnh thế này. Tình trạng của em khéo dài tư tháng 6 tháng 7 năm ngoái cho đến hiện tại. Em đọc dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Em tự tử cũng 2 lần và nhiều lần nghĩ đến con đường tiêu cực thế này. Nhưng em luôn phủ nhân bản thân mình không mắc phải bệnh này. Hôm nay em làm bài test này cũng 3 4 lần và cả test ở trang khác. Một bài khác thì bệnh này đạt tận 82 điểm còn ở bài này thì tất cả em nhận được là em bị trầm cảm nặng. Em cảm thấy hoang mang lắm

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Tất cả những dấu hiệu đều cho thấy bạn đang mắc trầm cảm nặng và chúng tôi khuyên bạn hãy tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để điều trị càng sớm càng tốt, vì tình trạng của bạn rất có thể sẽ gây hại cho chính bản thân mình. Người bệnh trầm cảm thường có xu hướng phủ nhận mình mắc bệnh, theo các bác sỹ thì lý do xuất phát từ tâm lý xấu hổ, mặc cảm. Tuy nhiên, với những nỗ lực trong truyền thông để khẳng định đây là một bệnh lý thì xã hội hiện nay đã có cái nhìn đúng đắn hơn. Bạn hãy chia sẻ tình trạng hiện tại với một người bạn cảm thấy tin tưởng nhất để được hỗ trợ tìm nơi khám chữa bệnh thích hợp. Trên hết là sức khỏe của bản thân cực kì quan trọng, kể cả khi mọi người chưa hiểu hết về bệnh thì bạn hãy chủ động, cùng với sự tư vấn từ bác sỹ để giúp mình vượt qua căn bệnh này nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    138. Phạm Quỳnh Anh đã bình luận

      Chào bác sĩ, cháu làm bài test thì kết quả ra là trầm cảm khá nặng. Năm nay cháu chuẩn bị lên lớp 8, cháu cảm thấy mình luôn luôn mệt mỏi, buồn bã, cô đơn mặc dù có rất nhiều bạn, đôi lúc cảm thấy thất vọng về mình, luôn cố gắng làm tổn thương bản thân mình nhưng không thể, mấy ngày nay cháu đang ngủ tự dưng thức giấc. Mong bác sĩ tư vấn cho cháu ạ.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bài test PHQ-9 có giá trị sàng lọc rất cao đối với trầm cảm mức độ nặng. Nếu bạn đã kiểm tra có kết quả như trên thì nên trao đổi với cha mẹ để được đưa tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần thăm khám nhé. Bạn vẫn cần kiểm tra lại và làm thêm một số xét nghiệm để loại trừ những bệnh lý khiến bạn có biểu hiện giống với trầm cảm, chẳng hạn bệnh lý tuyến giáp, viêm gan C…
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    139. Ánh đã bình luận

      em mới 17 tuổi, bác sĩ cho em hỏi liệu có thể bị trầm cảm không ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Trầm cảm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trong thời gian gần đây bệnh có xu hướng gia tăng ở giới trẻ. Do vậy nếu có những biểu hiện bệnh lý bạn nên nói với người thân để giúp mình tìm kiếm một cơ sở thăm khám và điều trị bệnh thích hợp nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    140. Cù Thị Kỳ Duyên đã bình luận

      Cháu cảm giác luôn rất buồn,tâm trạng u sầu và rất nhiều lần hay khoc luôn sợ trước đám đông nên hay dành thời gian nhiều trên Internet,đôi khi hay mất bình tĩnh lắm.Cháu sợ nếu nói mọi người trong nhà sẽ không ai tin cháu.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những biểu hiện triệu chứng của bạn cho thấy rất có thể bạn đăng mắc bệnh lý trầm cảm. Đây là loại bệnh lý diễn tiến âm thầm nhưng rất nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị sớm, nếu không có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy bạn hãy nói cho gia đình biết vấn đề của mình để được giúp đỡ, hãy bắt đầu từ người mà bạn thấy tin tưởng nhất và bạn nghĩ có khả năng thông cảm với mình trước nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    141. Nguyễn Thị Mỹ đã bình luận

      E thường có ý định tự sát, nhốt mình trong phòng từ ngày này sang ngày khác, không giao tiếp vs mn, k hứng thú làm bất cứ cái gì thậm chí bước chân ra khỏi phòng cũng k muốn.
      E quen bạn trai 3 năm cả 2 cùng lo lắng tương lai tiết kiệm để vun vén sau này. Thực sự quá kỳ vọng vào ty này, a cũng là người đầu tiên e yêu lâu và sâu đậm. Nhưng bọn e cãi nhau liên tục, có lúc e cãi tức quá bị ngơ ngơ như tâm thần cả người run rẩy, có lúc cầm dao lên chĩa vào người a và đuổi a đi. Em là sinh viên, mới 21 tuổi nhưng e luôn tự kiếm tiền, tiết kiệm tiền cho a ,cũng k đòi hỏi gì. Nhưng a liên tục cãi nhau hơn thua đúng sai vs e lúc e mất binh tĩnh như v mk a cứ xl rồi lần ts lại tiếp tục. Nhiều lúc e khó khăn a cũng chưa bh cho e 1đ nào chứ đừng nói chủ động mua quà cho e.E mệt mỏi quá r. Tại s e thương a như v mk a k nhường nhịn k thương e 1 chút. E muôn dừng lại nhưng cũng k thiết tha bất cứ thứ gì nữa.
      E sắp ra trường rồi áp lực nghề nghiệp tùe gđ xã hội, e cùng a lên kế hoạch mở tiệm nhỏ đó cũng là ước mơ của e. Khi mọi thứ sắp hoàn thành thì lại tiêp tục cãi nhau. E 21 tuổi mà a đối xử như 30 tuổi v. K có gì gọi là thấy thương e nhường e.
      H tình cảm hay công việc đều k suôn sẻ. E mất định hướng sống và mệt mỏi quá r. Chắc phải đi thôi.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Thật khó khăn cho bạn khi phải đối diện với quá nhiều vấn đề cùng một lúc. Những vấn đề trong tình cảm, công việc đã khiến cho bạn stress trong thời gian dài và rất có thể bạn đang bị trầm cảm. Tình trạng của bạn hiện tại khá nghiêm trọng và bạn nên tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    142. My Trà đã bình luận

      Em bị gần 5 năm rồi, chưa đi khám. Test trầm cảm thì đúng hết…

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Thang điểm PHQ-9 có giá trị sàng lọc rất cao đối với trầm cảm nặng. Đây là bệnh lý có thể gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng nên bạn hãy thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

        • My Trà đã bình luận

          Người nhà không tin thì em phải thế nào… Bất lực lắm ạ.

          • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

            Chào bạn,
            Thực tế thì có rất nhiều người chưa được biết hoặc chưa thực sự hiểu biết về bệnh lý trầm cảm. Họ thường nhầm lẫn bệnh lý này với những cảm xúc buồn bã, ủ dột và không biết đây là căn bệnh có thật, cần phải điều trị. Bạn có thể đề cập trực tiếp với gia đình rằng bạn đang bị bệnh cần điều trị thay vì chỉ kể ra những biểu hiện triệu chứng. Nếu tự chủ về tài chính bạn cũng có thể tự thăm khám, khi có kết quả thăm khám rồi có lẽ người nhà bạn sẽ được thuyết phục và giúp đỡ bạn trong vấn đề điều trị.
            Chúc bạn mạnh khỏe,

    143. Khanhan đã bình luận

      E luôn cảm thấy lo sợ không kiểm soát được khi đi học hoặc chỉ một vấn đề nhỏ, thấy tự ti ít giao tiếp chỉ muốn ở nhà và e cũng đã nói vs gd nhưng chị e khuyên e nên mở lòng và tự tin hơn nhưng thật sự e không thể làm được lại càng sợ hơn ạ. Mong bs giúp e bây h phải lm sao ạ.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Khả năng giao tiếp, tự tin trước mọi người ở một số người có thể là thiên bẩm nhưng những người bình thường cũng có thể cải thiện dần bằng cách rèn luyện. Bạn có thể thử tham gia một số khóa học về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình để trau dồi thêm.

        Tuy nhiên, nếu bạn có biểu hiện lo lắng thái quá trong những tình huống sinh hoạt bình thường như bạn mô tả thì đây có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu và bạn cần được thăm khám bởi bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý. Nếu bạn đang là học sinh – sinh viên thì rối loạn lo âu sẽ ảnh hưởng rất lớn và cản trở tương lai của bạn. Thậm chí về lâu dài có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, do đó cần phải được can thiệp càng sớm càng tốt nhé!

        Thân ái,

    144. VÕ NGUYÊN THANH THỦY đã bình luận

      Em không muốn tiếp xúc vói nhiều người, luôn lo sợ khi tiếp xúc với mọi người. Em luôn luôn lo lắng về mọi việc em không muốn đi làm,không muốn nghe điện thoại, không muốn ra khỏi nhà, luôn cảm thấy tự ti.Em chỉ luôn muốn ở 1 mình ,nhiều khi em không thể kiềm chế được bản thân nóng nảy khó chịu ,mong bác sĩ giúp em.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn đang có một số triệu chứng của rối loạn lo âu – trầm cảm. Bạn nên tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám xác định, từ đó mới có hướng điều trị thích hợp. Một số địa chỉ khám chữa bệnh bạn có thể tham khảo:
        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    145. Phạm Thanh Hoài đã bình luận

      Đầu óc cháu lúc nào cũng thấy trống rỗng ,đôi khi ko thể kiểm soát d loi nói của mình ,luôn bị động , ngại nói chuyện ,cháu phải làm j bây h ạ.Gia đình cháu bố bị tâm thần ,nhưng từ khi rất nhỏ cháu đã ko sống cùng bố ,mẹ con cháu về nhà ngoại sống ,chị cháu lúc vừa mới sinh đã bị động kinh càng lớn càng thay đổi tính cách trở nên điên dại ,thấy c rất tội nhưng cháu rất bị stress vì những lần c cháu lên cơn .vì c cháu bị bệnh nên luôn quan tâm chú ý tới c cháu thường xuyên , khi nhỏ cháu chưa hiểu bit về điều đos thấy rất ghen tị ,rồi những định kiến xã hội nữa ,cháu thấy rất bí bách ,cô đơn lạc lõng .Năm lớp 11 c cháu đã xé quyển từ điển tiếng anh cháu rất quý nhưng mẹ cháu c cho qua chuyện đó ,cháu rất bực ,bao đè nén trong lòng và lúc nào mẹ cháu cũng bảo c bị bệnh thế phải thương c nhưng con người sẽ có sức chịu đựng ,quá rồi nó sẽ trào ra .Bây h cháu phải làm sao đây ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào cháu,

        Sống chung và chăm sóc cho người bị bệnh tâm lý rất khó khăn và đòi hỏi sự yêu thương, nhẫn nại. Tôi rất thông cảm với hoàn cảnh của cháu và gia đình, việc cháu cảm thấy áp lực là việc rất bình thường, dễ hiểu. Cháu hãy thử mở lòng mình ra và yêu thương nhiều hơn nhé. Hãy nghĩ rằng mình rất may mắn vì khỏe mạnh hơn chị. Cháu thử nghĩ xem, nếu mẹ cháu trách mắng chị vì việc làm hư hỏng đồ vật cháu yêu thích thì kết quả có thay đổi được gì không? Đồ của cháu cũng đã hỏng không thể lành lại, hơn nữa đó không phải là điều mà chị cháu muốn. Tất cả chỉ có thể trách căn bệnh quái ác.

        Đôi khi việc này có thể gây ra áp lực rất lớn với cháu, thỉnh thoảng cháu có thể cho phép mình nghỉ ngơi và suy nghĩ cho bản thân, làm những gì mình muốn. Những chuyện khó chịu cháu có thể tâm sự với một ai đó thân thiết, người cháu tin tưởng, hoặc thử viết những cảm xúc của mình ra nhật kí xem sao nhé.

        Việc stress kéo dài cũng rất đáng lo ngại vì nó có thể gây ra những bệnh tâm lý nặng hơn. Do vậy mà nếu tự bản thân không thể điều chỉnh được cháu hãy nói với mẹ để tìm một bác sỹ chuyên khoa giúp cho mình.

        Thân ái,

    146. Trâm đã bình luận

      Tôi dạo gần đây là cảm giác mệt mỏi , sáng dậy tôi gần như kh muốn xuống giường tôi chỉ có thể nhìn lên trần nhà tôi muốn chết đi

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Theo những gì bạn mô tả thì rất có thể bạn đang ở trong trạng thái bị trầm cảm nặng. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    147. Chào Bs, Em làm bài test mức độ trầm cảm của em khá nặng. Tâm lý em ko ổn định trong 3 tháng nay. Có lúc em vui nhưng rồi đột ngột buồn chán và cảm thấy bản thân bất lực ko muốn làm gì chỉ muốn nhốt mình trong phòng. Tim em đập rất nhanh mỗi khi em lo sợ( em đã bị bạn trai mình nhiều lần đánh đập đe doạ giết em trong 6 tháng) bây giờ em có cảm giác em rất nhạy cảm và dễ khóc. Em đã từng khóc gào thét ko ngừng được trong 1h đồng hồ, lo sợ thì hai tay em bấm cấu chặt vào đùi đến giờ vẫn còn để lại sẹo, em từng tuyệt vọng đến mức muốn tự tử. Mong Bs cho em lời khuyên với ạ.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Có thể bạn đang bị rối loạn lo âu và trầm cảm do những tổn thương về tâm lý, bị đe dọa trong thời gian dài. Trường hợp này trước tiên bạn cần thoát khỏi sự đe dọa bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp của người thân và luật pháp. Sau đó bạn nên tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám và điều trị sớm nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    148. Huỳnh văn hùng đã bình luận

      Ko còn hứng thú gì với cuộc sống, luôn nghĩ đến tiêu cực nhất là nghĩ về sự sống chết.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Theo những gì bạn mô tả thì rất có thể bạn đang ở trong trạng thái bị trầm cảm nặng. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    149. Lê văn hùng đã bình luận

      Mấy tháng gần đây tôi có triệu chứng chản nản dường như k muốn tiếp xúc nhiều với xã hội như trước nữa không ăn nói hoạt bát như trước thường xuyên mất ngủ suy nghĩ lung tung không muốn ăn cảm thấy tồi tệ.
      Xin hỏi bác sĩ tôi bị làm sao ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tình trạng stress nhưng để chẩn đoán chính xác và tìm hiểu nguyên nhân bạn nên tới gặp một chuyên gia tâm lý nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    150. Quang vũ đã bình luận

      Chào chuyen gia .mình có người nhà chi gái mình trước co bị trầm cảm và su dung thuốc một thoi gian cũng tốt hon nhiều nhung giờ lại thấy có dấu hiệu của hưng cảm .nói nhiều hay nổi cáu và nghĩ mình giỏi .mua sắm không phù hop gio noi chi uống thuốc chi nhất quyết không uông noi không co bênh .và giờ lúc nào cũng nói chúa ban ơn cho chúa chữa cho khỏi moi bênh tật gia đình thi xào xáo vợ chồng hay nói nhau ..chồng cũng mêt moi ,cư nôi nhũng cái xấu của chồng từ truóc ra nói ..và bắt chồng phai theo ý mình .xin hoi bác si giờ gia đình phải nên làm sao và làm cách nào thuyết phục để chị chịu uóng thuốc …xin chan thành cam on bac si

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Trường hợp bệnh nhân không hợp tác thì các bác sỹ hầu như rất khó giúp đỡ. Cách duy nhất là gia đình phải kiên nhẫn với người bệnh và tìm cách từ từ thuyết phục. Trường hợp có những biểu hiện như tự làm hại hoặc làm hại người khác có thể cần ép buộc người bệnh tới bệnh viện để được điều trị.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    151. mmm đã bình luận

      chào chuyên gia e thấy bản thân có 1 số triệu chứng khá đặc biệt như luôn cho rằng bản thân bị mọi người cô lập và thường ủ rủ mất năng lượng e ko hề muốn di chuyển chỉ muốn nằm một chỗ cảm xúc thất thường đặc biệt thích khóc và cười vô căn cứ e đễ bị tức dận chỉ cần một hành động nhỏ hay một câu nói cũng có thể lm cho e muốn giết họ căm ghét họ gần đây e thường tức dận nhiều hơn cảm giác như ko lm chủ bản thân muốn hét lên và đập đồ về độ tin tưởng thì lúc e lên lp 7 gặp một vài chuyện nên hiện tại đối với e bạn bè là hư danh bạn bè chỉ lợi dụng bản thân để lấy thứ gọ muốn còn về người thân càng khồng e chẳng hề yêu thích gì người thân e thậm chí e còn mong họ chết đi để bản thân giải thoát ở trên lớp e vẫn kìm chế và chẳng hề lộ ra bản chất chỉ nói ít vầ thể lực mệt nhọc thì bản thân cư xử bình thường còn về nhà e ko kìm chế đc bản thân suy nghĩ tiêu cực quá độ đặc biệt ko nói gì hết trừ những từ vâng không … e thường đặt ra câu hỏi cho bản thân như ý do mk tồn tại , hay tai sao mình phải sống , chết đi sẽ như thế nào … nhưng e rất it khi suy nghĩ đến việc lm bản thân bị thương mà chỉ muốn làm người khác bị thương về học lực của em cung ko kém về tập trung lúc làm những việc như vẽ tranh và đọc truyện e làm từ sáng đến tối và suốt ngày thì các việc khác e chẳng để vào đâu cả lúc e nấu mì thì bỏ đá vào tô mì cốc nước thì bỏ không e vẫn ko phát hiện e có ý xem thường người khác và xem người khác giống như thành phần nguy hiểm đễ hoảng sợ và giật mình về ăn uống e rất kém ăn và không muốn ăn 2 năm nay cân nặng của em ko tăng lên và không giảm xuống
      cuộc sống của e gắn liền với hai vai diễn trên lớp và ở nhà
      mong bác sĩ giúp em

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Theo những gì bạn mô tả thì rất có thể bạn đang ở trong trạng thái bị trầm cảm. Đây là một bệnh lý cần được phát hiện và điều trị sớm. Bạn nên trao đổi với cha mẹ để họ giúp bạn tìm một cơ sở khám chữa bệnh phù hợp nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    152. Nguyen thi huyen đã bình luận

      Chào bác sĩ!
      Mấy tháng nay lúc nào trong người em cũng cảm thấy mệt mỏi, ngủ k sâu hay giật mình dậy, ăn cảm thấy k ngon và k thích các sở thích trước đây. Có khi k muốn nói hay làm gì hết chỉ muốn ở 1 mình và tự khóc chỉ muốn kết thúc sự sống càng nhanh càng tốt thưa bác sĩ. Có phải em đang bị trầm cảm không dù đã đi khám sức khoẻ k bị bệnh

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn cần phải tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám càng sớm càng tốt nhé. Khám sức khỏe tổng quát thông thường bạn sẽ không được kiểm tra các vấn đề tâm lý.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    153. Phạm Thị Tú Trinh đã bình luận

      Theo các bài test thì kết quả tôi đều nhận được là Trầm cảm ở mức độ nặng. Nhưng tôi không tin vào điều đó, làm thế nào để tôi có 1 kết quả chính xác hơn.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Khi bạn quyết định làm bài test trầm cảm thì chắc hẳn bạn cũng cảm thấy bản thân mình có một số biểu hiện nào đó đúng không? Bảng câu hỏi đánh giá trầm cảm PHQ-9 do bác sỹ Spitzer, Williams và Kroenke thiết kế để sàng lọc và theo dõi đáp ứng điều trị trầm cảm. Điểm số PHQ-9 trên 10 có độ nhạy và độ đặc hiệu lên tới 88% với bệnh trầm cảm ở mức độ nặng. Như vậy thì giá trị sàng lọc của thang điểm này rất cao.
        Tuy nhiên cũng có một số bệnh lý có biểu hiện tương tự và dễ nhầm lẫn với trầm cảm như bệnh tuyến giáp, viêm gan C. Do vậy mà để chẩn đoán chính xác bạn nên trực tiếp tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    154. Lê Thị Yến đã bình luận

      Mình luôn có cảm giác chán nản và mệt mỏi. Khó ngủ. Luôn nghỉ mọi thứ theo chiều hướng tiêu cực. Cảm thấy áp lực cuộc sống rất áp lực. Nhiều việc ko theo mình mong muốn và dự định. Tư vấn giúp mình

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những biểu hiện bạn mô tả có thể gợi ý tới tình trạng stress. Bạn nên tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám nhé. Một số địa chỉ bạn có thể tham khảo:
        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    155. Nguyễn Thị Ngát đã bình luận

      Rối loạn lo âu lan tỏa

    156. Trần Thị Thu Trúc đã bình luận

      chào chuyên gia.
      em muốn hỏi là chi phí khám và điều trị trầm cảm có cao không ?. Và điều trị tâm lý có ở các bệnh viện công không ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Các bệnh viện công trên toàn quốc có chuyên khoa tâm bệnh/ sức khỏe tâm thần đều có khám và điều trị tâm lý. Chi phí điều trị trầm cảm phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như liệu pháp điều trị. Với thuốc uống thường chi phí không cao, trung bình từ vài chục tới vài trăm ngàn mỗi tháng. Đối với liệu pháp tâm lý hoặc nếu cần nhập viện thì chi phí có thể tốn kém hơn. Bạn nên tới trực tiếp bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

      • Người nào đó đã bình luận

        Cháu năm nay chuẩn bị lên lớp 8, cháu cảm thấy có biểu hiện trầm cảm, bị lừa dối, chê bai ,nói xấu rất nhiều, cháu luôn cười nhẹ lúc đó nhưng cháu muốn chết thật nhanh luôn đi cho rồi, cháu cảm thấy mình thật là vô dụng đến bạn trung thành ngoài đời cũng chẳng có, cháu có cảm giác mình thật cô đơn và đau đớn bắt đầu từ lớp 3,sau khi mẹ cháu mất ,Cháu ít tiếp xúc với mọi người kể cả gia đình và bạn bè nhưng chỉ có duy nhất một chỗ cháu có thể cảm nhận niềm vui nho nhỏ qua chiếc máy điện thoại, bạn bè ở đó hiểu cháu và chia sẻ với cháu nhưng hôm nay, gia đình cháu không cho cháu chơi máy nữa vì lực học hành thực sự cháu đau đớn lắm cháu cảm thấy muốn gào khóc, muốn tự sát hoặc hại đến bản thâ mình,cháu quá mệt mỏi rồi

        • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

          Chào cháu,
          Những biểu hiện cháu mô tả có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Cháu nên chia sẻ tình trạng của mình với bố mẹ để được đưa tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần thăm khám kịp thời. Việc sử dụng điện thoại và mạng xã hội đôi khi có thể làm giảm thời gian tương tác với mọi người xung quanh, dẫn tới việc cháu sẽ càng bị cô lập và rơi vào trạng thái trầm cảm nặng hơn. Cháu nên gặp chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt nhé.
          Chúc cháu mạnh khỏe,

    157. Em luôn bị ám ảnh cảm giác bị lừa dối ở quá khứ, hiện tại em lúc nào cũng hoài nghi khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. Em thật sự không thể đặt niềm tin vào bất cứ ai. Em rất nhạy cảm và dễ khóc, em hay suy nghĩ tiêu cực và rất nhiều lần nghĩ đến việc tự tử. Em cảm thấy bản thân lúc nào cũng người thua cuộc, em luôn có suy nghĩ là e tồn tại để làm gì. Em không thể tự giải quyết những vấn đề của mình dù là chuyện nhỏ. Đã nhiều lần e tìm người để chia sẻ nhưng có cảm giác như không ai muốn lắng nghe. Em không biết e phải làm gì khi trong đầu mình cứ có những suy nghĩ tiêu cực như vậy và dù em có cố gắng thoát ra vẫn không được. Em đã tìm đến bài test này và kết quả là trầm cảm khá nặng. Mặc dù e có cố tạo những niềm vui cho mình thì cũng chỉ vui trong khoảng tgian ngắn, sau đó e lại trở về với tâm trạng ủ rũ. 2 tuần gần đây, tình trạng này của em càng lúc nặng hơn. Em thật sự rất mệt mỏi. Bác sĩ có thể cho e xin lời khuyên để e có những suy nghĩ cũng như lối sống tích cực hơn được không ạ? Em cám ơn.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những triệu chứng bạn mô tả và kết quả bài test cho thấy có khả năng bạn đang bị trầm cảm mức độ nặng. Trầm cảm được ví như những hạt giống màu đen, khi đã gieo rắc vào tâm hồn thì nó bén rễ và liên tục sinh sôi, tạo ra những ý nghĩ tiêu cực và dần dần nhấn chìm bạn. Rất khó để tự thân bạn có thể thoát ra khỏi tình trạng trên. Lời khuyên của chúng tôi cho bạn là bạn cần tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe thâm thần để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Một số địa chỉ bạn có thể tham khảo:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    158. yen đã bình luận

      trầm cảm nên khám ở đâu

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ dưới đây để thăm khám nhé:
        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc cháu mạnh khỏe,

    159. Uyển Nhi đã bình luận

      đã lâu rồi, con không còn muốn nói chuyện hay tiếp xúc nhiều với mọi người, giấc ngủ của con cũng không ôn định, chán ăn, suy nghĩ tiêu cực mọi chuyện, bác sĩ tư vấn cho con được không ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào cháu,
        Cháu năm nay bao nhiêu tuổi? Tình trạng của cháu có thể gợi ý tới chứng bệnh trầm cảm, tuy nhiên cháu cần phải trực tiếp tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và xác định chính xác mức độ bệnh, từ đó mới có hướng điều trị thích hợp. Nếu cháu đã thăm khám rồi có thể gửi cho chúng tôi kết quả và đơn thuốc đã/đang sử dụng để được tư vấn kĩ càng hơn.
        Chúc cháu mạnh khỏe,

        • Uyển Nhi đã bình luận

          năm nay con 17

          • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

            Chào cháu,
            Cháu đã thăm khám ở đâu chưa? Như đã trả lời cháu ở câu hỏi trước thì cháu đang có một số triệu chứng gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Cháu cần sự trợ giúp từ bác sỹ hoặc chuyên gia tâm lý để lấy lại trạng thái tinh thần khỏe mạnh. Do đó cháu nên nói chuyện với cha mẹ, người thân để giúp đỡ mình tìm nơi khám chữa bệnh thích hợp nhé.
            Chúc cháu mạnh khỏe,

    160. Nguyễn Thị Ngọc Lan đã bình luận

      Mình bị mất ngủ triền miên. Mong được điều trị để khỏi bệnh

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn đã thăm khám ở đâu chưa và ngoài vấn đề mất ngủ bạn còn có biểu hiện triệu chứng gì khác nữa không?

    161. Nguyễn Thị Ngọc Lan đã bình luận

      Tôi muốn được tư vấn về bệnh mất ngủ, trầm cảm

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào Lan,
        Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về website. Bạn có thể nói rõ hơn tình trạng của mình để chúng tôi có thông tin tư vấn cho bạn nhé:
        – Bạn đã từng thăm khám ở đâu chưa? Kết quả thăm khám như thế nào?
        – Bạn đã làm bài test PHQ-9 trên đây chưa? Kết quả test của bạn là bao nhiêu điểm?
        – Bạn có những biểu hiện triệu chứng như thế nào?

    162. Bùi Thị Lan Phương đã bình luận

      Dạo gần đây em có biểu hiện của việc lo lắng thái quá và sợ hãi đủ điều, em thậm chí không muốn ở nhà hoặc giao tiếp với bất kì ai. Đã rất nhiều lần em nghĩ đến việc tự tử rồi. và có 1 lần em đã mua thuốc về uống để tự tử từ hồi em còn đi học ạ. bây giờ cảm giác đó lại y như hồi ấy thậm chí nó còn thôi thúc việc em tự tử, em nghĩ đến việc ấy gần như suốt quãng thời gian sau Tết đến nay rồi. Thật sự em rất mệt mỏi, không phải vì công việc mà từ chính căn nhà em đang ở, ai cũng khuyên em nên sống xa gia đình đi, nhưng em không thể, không phải em không dám đi mà vì có nhiều nguyên nhân khiến em không đi được nên em ở lại và ngày nào em cũng phải nếm chịu cảm giác bực tức buồn bã tuyệt vọng. Ngày trước sở thích của em là nấu ăn và chơi game, em nấu ăn rất ngon và chơi game cũng tốt nhưng bây giờ em bị cấm chơi game, nấu ăn thì không ai ăn hoặc không thích món em nấu nên em cũng chán hẳn và không nấu gì nữa. cứ thế mãi em chẳng còn muốn làm gì. nhiều khi em nghĩ mình bị điên vì cứ hay nghĩ tới cảnh mình ra đường xe tông chết hay đi nhảy sông nhảy lầu chết. em quá tuyệt vọng rồi bác sĩ ơi. Công việc của em thì cần sự tập trung và chính xác cao, nếu cứ thế này mãi có lẽ công ty cũng không muốn nhận em làm việc. em không biết mình nên làm gì bây giờ vì niềm vui duy nhất của em thì cũng đã bị cấm đoán rồi…

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bạn có từng nghĩ tới việc sẽ gặp bác sỹ để thăm khám và tìm biện pháp để vượt qua tình trạng này chưa? Những biểu hiện triệu chứng của bạn thực sự rất đáng lo vì nó cho thấy bạn có thể đang mắc trầm cảm mức độ nặng. Bệnh trầm cảm hoàn toàn không phải do bản thân bạn yếu đuối hay không có ý chí, nó gây ra bởi sự thiếu hụt một vài chất dẫn truyền thần kinh ở não bộ. Bạn rất khó có thể tự mình vượt qua, do đó hãy nhờ cậy những người có chuyên môn trong vấn đề này nhé. Một số cơ sở khám chữa bệnh bạn có thể tham khảo:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Nếu có thể hãy chia sẻ và nhờ sự giúp đỡ của người thân. Nhưng nếu khó khăn trong việc chia sẻ bạn hãy hoàn toàn có thể tự mình thăm khám, vì bạn đã có công việc và độc lập về mặt tài chính mà.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    163. ChuKha đã bình luận

      Thời gian gần đây, e thường xuyên nghĩ tự sát và vô thức có hành động tự tổn thương bản thân khi gặp vấn đề khó khăn hoặc thất vọng. E từng làm test 5 lần trước đây và kết quả đều là trầm cảm nặng. Xin cho e một lời khuyên.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những triệu chứng bạn mô tả rất đặc trưng cho bệnh lý trầm cảm. Khi trong đầu bạn bắt đầu xuất hiện các ý nghĩ tiêu cực, muốn tự sát thì không thể coi thường được. Bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, nghĩa là bạn ý thức được tình trạng của mình và mong muốn thoát khỏi nó. Vậy nên đừng chần chừ, hãy tìm đến một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm – thần kinh để được thăm khám và điều trị nhé.

        Bên cạnh đó, một số biện pháp sau có thể giúp ích cho bạn:
        – Vận động hợp lý (như đi bộ, bơi, tập yoga, thiền…) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tham gia các hội nhóm giúp đỡ người trầm cảm.
        – Sử dụng probiotics đặc biệt có tác động trên thần kinh trung ương (còn gọi là psychobiotics), chẳng hạn Ecologic Barrier để giúp giảm các triệu chứng rối loạn lo âu, trầm cảm. Đây là biện pháp an toàn bạn có thể sử dụng khi chưa thể thăm khám và điều trị với thuốc cụ thể. Bạn có thể uống mỗi ngày 1 gói vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
        Lưu ý, tất cả những biện pháp trên chỉ mang tính chất hỗ trợ. Hãy thăm khám với bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần trong thời gian sớm nhất có thể.
        Số điện thoại của chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn: 0981 966 152 / 0903 294 739.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    164. Mạnh chinh đã bình luận

      Con gái mình 12t bị RLCX f93.8 . Đã điều trị mấy tháng nay chưa khỏi . Hàng ngày cháu chẳng muốn chơi với người lạ. Chỉ thích chơi với chú chó thích soi gương thỉnh thoảng lại múa hát. Mua sắm vô tội vạ nghĩ ra cái gì là đòi cái đó. Có lúc gào góc đập phá chửi bới đòi 1 cái gì đó khoảng 30 rồi mới thôi. Bác sỹ cho em hỏi triệu chứng như thế là bị thế nào. Lúc cháu gào khóc đập phá suy nghĩ rồn tấp kia là hưng cảm hay trầm cảm ạ cảm ơn bác sỹ.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bé nhà bạn được chẩn đoán mắc rối loạn cảm xúc hành vi hay còn được gọi là rối loạn cảm xúc nặng. Khi bị bệnh này, bé không làm chủ được cảm xúc của mình, khi trầm buồn (khóc lóc, không muốn giao tiếp với người khác), khi bị hưng cảm (có thể vui vẻ múa hát hoặc kích động, cáu giận). Biểu hiện gào khóc, đập phá, chửi bới xuất hiện khi bé đang ở trong một cơn kích động, giận dữ – là mặt hưng cảm.

        Nguyên nhân của rối loạn cảm xúc ở trẻ chủ yếu là do gen và yếu tố môi trường (gia đình, xã hội). Đây là một bệnh lý khó chữa, bạn nên đưa con tới thăm khám và điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tâm thần. Bên cạnh đó bạn cũng không nên đặt quá nhiều áp lực hay kỳ vọng lên con, chỉ cần cần tạo cho con môi trường sống an toàn, hạnh phúc. Một điều không kém phần quan trọng bên cạnh các phương pháp trị liệu đó là cha mẹ và người thân luôn quan tâm, gần gũi, yêu thương trẻ, luôn ở bên để động viên, an ủi, khích lệ để giúp trẻ cân bằng lại cảm xúc.

        Chúc bạn và gia đình mọi điều tốt lành!

    165. Thảo Trang đã bình luận

      Dạo gần 1 tháng trở về đây em thấy mình có dấu hiệu mệt mỏi, tâm trạng chán nản, không tập trung làm việc được. Em có kiểm tra bằng bài test trầm cảm thì thấy kết quả là bị trầm cảm nhẹ. Vậy bác sĩ cho em xin lời khuyên làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này. Em cảm ơn ạ.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn đã kiểm tra bài test cho kết quả mắc trầm cảm nhẹ nghĩa là bạn đang có một số triệu chứng của trầm cảm. Tuy nhiên, bảng test trầm cảm mang tính chất tương đối vì có một số bệnh lý nguy hiểm khác cũng có biểu hiện tương tự như trầm cảm như bệnh lý tuyến giáp, viêm gan virus, lao… Do đó để chẩn đoán xác định bạn cần tới thăm khám trực tiếp với bác sỹ. Khi có kết quả thăm khám bạn có thể liên lạc lại, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!