Bệnh trầm cảm là một chứng bệnh phổ biến có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được quan tâm điều trị. Trầm cảm có nhiều cấp độ khác nhau, tương ứng với các biểu hiện nặng hay nhẹ của triệu chứng.
Các giai đoạn của trầm cảm được phân loại dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm các triệu chứng bạn gặp phải, mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của chúng. Một số loại bệnh trầm cảm nhất định cũng có thể gây tăng đột biến tạm thời về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Mục lục bài viết
1. Giai đoạn trầm cảm nhẹ hay còn gọi là trầm cảm cấp độ 1
Trầm cảm nhẹ thường xuất hiện với cảm giác buồn bã tạm thời. Các triệu chứng có thể xảy ra trong nhiều ngày và đủ để làm ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường của bạn. Bạn có thể gặp một số trong các triệu chứng dưới đây:
- khó chịu hoặc tức giận
- cảm giác tội lỗi và tuyệt vọng
- tự ti
- mất hứng thú với các hoạt động mà bạn từng thích
- khó tập trung tại nơi làm việc
- thiếu động lực
- không muốn giao tiếp với người khác
- buồn ngủ ban ngày hoặc mất ngủ
- mệt mỏi
- thay đổi cảm giác thèm ăn
- thay đổi cân nặng
Những triệu chứng về mặt tâm lý ở giai đoạn này thường nhẹ và ít được để ý. Đặc biệt, bạn có thể cảm thấy những triệu chứng về mặt thực thể như các cơn đau nhức khắp cơ thể, đau khớp, hồi hộp, mệt tim, khó thở…Điều này có thể làm bạn nghĩ rằng mình đang mắc phải bệnh gì đó ở thân thể và đi thăm khám bác sỹ nhiều lần nhưng lại không tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Thực ra, đó là những biểu hiện của chứng trầm cảm.
Trầm cảm nhẹ có thể được kiểm soát được mà không cần dùng thuốc, nhờ việc điều chỉnh lối sống, biện pháp đối thoại hoặc các sản phẩm hỗ trợ như thảo dược, men vi sinh chống trầm cảm (Ecologic Barrier). Tuy nhiên, nếu không can thiệp thì trầm cảm nhẹ sẽ không tự biến mất và có thể tiến triển sang các dạng nặng hơn.
Nếu các triệu chứng kéo dài, xuất hiện trung bình 4 ngày mỗi tuần liên tục trong vòng 2 năm thì có thể bạn đang mắc chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng (dysthymia). Khi đó, có thể bạn cần phải nhờ tới sự trợ giúp của bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần.
>> Xem chi tiết: “Chứng trầm cảm nhẹ”
2. Giai đoạn trầm cảm vừa hay trầm cảm giai đoạn 2
Trầm cảm vừa có những triệu chứng tương tự như trầm cảm nhẹ nhưng mức độ nặng hơn. Ngoài ra, trầm cảm vừa phải có thể gây ra:
- Dễ bị tổn thương lòng tự trọng
- Giảm khả năng làm việc
- Cảm thấy bản thân vô giá trị
- Nhạy cảm
- Lo lắng thái quá
Sự khác biệt lớn nhất so với trầm cảm nhẹ là các triệu chứng của trầm cảm vừa đủ nghiêm trọng để gây ra các vấn đề trong công việc, khả năng chăm sóc gia đình và giao tiếp xã hội. Do đó mà trầm cảm vừa cũng dễ chẩn đoán hơn.
Liệu pháp tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như sertraline (Zoloft) hoặc paroxetine (Paxil), có thể được sử dụng để điều trị trầm cảm vừa.
3. Giai đoạn trầm cảm nặng không kèm theo loạn thần
Trầm cảm nặng có các triệu chứng nghiêm trọng và đáng chú ý, thậm chí người thân của bệnh nhân cũng có thể phát hiện ra. Người bệnh ở giai đoạn này thường có biểu hiện:
- Buồn bã kéo dài
- Chậm chạp hoặc dễ kích động
- Luôn mất tự tin
- Cảm thấy mình vô dụng hoặc thấy có tội lỗi
- Tự làm tổn thương bản thân hoặc người xung quanh
- Trầm trọng hơn, người bệnh có thể có suy nghĩ muốn tự tử hoặc hành vi tự tử.
Triệu chứng cơ thể xuất hiện hầu như thường xuyên ở giai đoạn này. Người bị bệnh trầm cảm ở giai đoạn này thường có 3 triệu chứng điển hình của giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa, cộng thêm ít nhất 4 triệu chứng nặng khác. Thời gian có các triệu chứng phải kéo dài ít nhất 2 tuần, nếu có triệu chứng đặc biệt không cần đến 2 tuần; ít có khả năng hoạt động xã hội, nghề nghiệp và công việc gia đình.
4. Trầm cảm nặng kèm theo loạn thần
Người bệnh trầm cảm có kèm theo triệu chứng hoang tưởng, xuất hiện ảo giác chẳng hạn như nghe thấy tiếng nói, âm thanh lạ, tưởng tượng ra có tai họa sắp xảy ra…
Trầm cảm nặng hoặc trầm cảm kèm theo loạn thần đòi hỏi phải có sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt. Khi có những biểu hiện loạn thần hoặc hành vi tự làm tổn thương, ý nghĩ tự sát người bệnh cần được thăm khám với bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt. Bác sỹ có thể sẽ sử dụng thuốc hoặc phối hợp với tâm lý trị liệu, sốc điện để giúp cho bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.
>> Xem chi tiết: “Trầm cảm nặng”
5. Các dạng trầm cảm khác
Các triệu chứng chính của trầm cảm không rõ ràng, nhưng có những triệu chứng cụt và rất khó chẩn đoán như căng thẳng, lo buồn, chán nản và thêm các triệu chứng đau hoặc mệt mỏi dai dẳng có nguyên nhân thực tổn hay còn gọi là “trầm cảm ẩn”.
Nên làm gì khi có biểu hiện trầm cảm?
Điều đầu tiên bạn cần chia sẻ tình trạng của mình với người thân hoặc bác sỹ, chuyên gia sức khỏe tâm thần để được giúp đỡ. Nên nhớ đây đơn giản là một tình trạng bệnh lý mà bạn không thể tự hết hay có thể tự vượt qua bằng ý chí.
Khi được chuẩn đoán đúng bạn sẽ được tiếp cận với các biện pháp điều trị giúp bản thân thoát khỏi chứng trầm cảm và trở lại với cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.
>> Làm bài test để biết được mức độ trầm cảm cùa mình
Theo benhlytramcam.vn
Em cảm thấy mk thay đổi so với trước đây dễ cáu gắt dễ rơi nước mắt
Cháu đang bị trầm cảm giai đoạn 3 và kem theo loạn thần. Và mấy cái liệt kê của giai đoạn 1 và 2 cháu đều có. Giai đoạn 3 và loạn thần cháu có đầy đủ. Liệu có cách nào tham vấn hay uống thuốc để chữa được không ạ ? Cảm xúc cháu giờ hỗn loạn lắm ạ, cháu tiêu cực và muốn tự tử thật ạ .
Chào bạn,
Trường hợp này bạn cần tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé.
Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:
Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
– Bệnh viện đại học y dược TP.HCM
– Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
– Bệnh viện 115
– Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.
Nếu ở Hà Nội :
– Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
– Bệnh viện tâm thần trung ương
– Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
– Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
– Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
– Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1
Chúc bạn mạnh khỏe,
cháu muốn hỏi chút về tình trạng của vợ cháu
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể, hoặc liên hệ hotline 0981 966 152 để được hỗ trợ.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Em hình như bị trầm cảm giai đoạn 2, nhưng em lại không thể nói với ai bởi dường như em thấy không ai lắng nghe em cả. Em thật sự dường như thấy mệt mỏi từng ngày muốn buông bỏ vì em nghĩ bệnh sẽ tự biến mất nhưng dường như nó lại không hết mà em ngày càng chán nản hơn. Em phải làm gì bây giờ ạ?
Chào bạn,
Trầm cảm là bệnh nguy hiểm chứ không đơn thuần là cảm giác buồn chán có thể tự biến mất. Để giải quyết vấn đề bạn cần đi khám và điều trị sớm nhé.
Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:
Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
– Bệnh viện đại học y dược TP.HCM
– Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
– Bệnh viện 115
– Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.
Nếu ở Hà Nội :
– Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
– Bệnh viện tâm thần trung ương
– Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
– Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
– Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
– Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1
Chúc bạn mạnh khỏe,