Nguyên nhân và giải pháp cho chứng trầm cảm tuổi teen

    Cuộc sống hiện đại kéo theo nhiều áp lực khiến con người chúng ta dễ bị căng thẳng, stress, từ đó dễ dẫn tới chứng trầm cảm. Đáng chú ý nhất là chứng trầm cảm ở tuổi teen – độ tuổi đang phát triển tâm sinh lý. Ở độ tuổi này các em chưa làm chủ được suy nghĩ cũng như hành động của bản thân, dễ ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng của chứng trầm cảm tuổi teen và giải pháp nào hiệu quả ngăn ngừa chứng bệnh này? Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây.

    Nguyên nhân và giải pháp cho chứng trầm cảm tuổi teen 1

    Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trầm cảm tuổi teen

    Không có nguyên nhân chính xác gây nên chứng trầm cảm tuổi teen, trầm cảm có thể do nhiều yếu tố tạo thành bao gồm:

    Yếu tố sinh học:

    Ở người bị mắc trầm cảm não bộ có sự khác biệt vật lý với những người không bị, những thay đổi ở não bộ không hẳn là nguyên nhân gây nên trầm cảm nhưng cũng là yếu tố xác định nguyên nhân trầm cảm

    Các yếu tố kích thích:

    Ở tuổi teen, là độ tuổi các em đang phát triển sinh lý nên các hormon thay đổi, sự thay đổi này khiến các em rất nhạy cảm với các vấn đề xung quanh, các em có chiều hướng bi quan, suy nghĩ tiêu cực

    Các dẫn truyền thần kinh:

    Các chất dẫn truyền thần kinh là các chất hóa học nội sinh của não, có tác dụng dẫn truyền tín hiệu từ các nơ ron thần kinh đến tế bào. Các chất dẫn truyền này liên kết với tâm trạng, khi các chất hóa học này thay đổi nó sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta và là một trong những yếu tố gây nên trầm cảm ở tuổi teen

    Các điều kiện cuộc sống:

    Điều kiện cuộc sống thiếu thốn, các áp lực về tình thần từ người lớn cũng khiến các em tuổi thiếu niên (tuổi teen) bị trầm cảm

    Những chấn thương tâm lý từ nhỏ:

    Các sự kiện thời thơ ấu khiến các em ám ảnh chẳng hạn như mất cha, mất mẹ, bạo hành… gây ra những tổn thương tâm lý khiến các em dễ bị trầm cảm

    Lối sống không lành mạnh:

    Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trầm cảm tuổi teen 1

    Lười vận động, nghiện điện tử, sử dụng bia rượu, thuốc lá ảnh hưởng không tốt đến não bộ và là nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm tuổi teen

    Suy nghĩ tiêu cực:

    Ở tuổi thiếu niên các em chưa thể suy nghĩ chín chắn nên dễ bị những suy nghĩ tiêu cực tác động, những thất bại trong học tập và cuộc sống làm các em cảm thấy buồn chán, tuyệt vọng. Các em không thể tìm được giải pháp tích cực cho bản thân nên mãi luẩn quẩn trong sự chán chường, lâu dần sẽ dẫn đến trầm cảm

    >> Xem chi tiết với bài viết: Nguyên nhân nào gây ra bệnh trầm cảm?

    Một số triệu chứng cơ bản của trầm cảm tuổi teen

    Trầm cảm tuổi teen bao gồm các triệu chứng:

    • Thường xuyên khóc, buồn phiền
    • Luôn cảm thấy cuộc sống vô vọng
    • Cơ thể thiếu sức sống, cảm thấy chán chường
    • Khả năng giao tiếp kém, dần tự cô lập bản thân
    • Luôn có cảm giác tội lỗi đeo bám
    • Dễ kích đông, giận dữ
    • Học hành sa sút, thường xuyên vắng học
    • Thay đổi thói quen sinh hoạt, đặc biệt là việc ăn uống ngủ nghỉ
    • Không tập trung được trong  bất cứ công việc được
    • Hay nói về việc bỏ nhà ra đi hoặc cố tình bỏ nhà ra đi
    • Có những hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc có biểu hiện hành vi tự tử
    • Lạm dụng rượu và ma túy
    • Mất quan tâm, mất niềm vui trong các hoạt động bình thường.
    • Thay đổi khẩu vị, có thể tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân hoặc giảm cảm giác thèm ăn mà mất trọng lượng
    • Kích động hoặc bồn chồn, ví dụ, tay vắt hoặc không có khả năng để ngồi yên.
    • Mệt mỏi và mất năng lượng – ngay cả các nhiệm vụ nhỏ có thể dường như đòi hỏi rất nhiều nỗ lực.
    • Có hành vi gây rối, đặc biệt ở bé trai.
    • Lo lắng, bận tâm với hình ảnh cơ thể và mối quan tâm về hiệu suất, đặc biệt là ở trẻ em gái.

    >> Để hiểu hơn về các triệu chứng chung của người mắc trầm cảm hãy đọc bài viết: 10 triệu chứng điển hình của người mắc trầm cảm

    Giải pháp nào hiệu quả ngăn ngừa chứng trầm cảm tuổi teen

    Để ngăn ngừa chứng trầm cảm tuổi teen cần có sự hợp sức giữa gia đình và nhà trường. Các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo cần quan tâm, chia sẻ với các em để sớm nhận ra các dấu hiệu của trầm cảm, từ đó có phương pháp phòng tránh cũng như điều trị thích hợp.

    • Cha mẹ cần tạo cho trẻ một lối sống lành mạnh, khoa học: Giúp trẻ có một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học, thường xuyên vận đông, tập thể dục, thể thao, tránh những thói quen không tốt như thức quá khuya, chơi điện tử quá nhiều..
    • Thường xuyên tâm sự, chia sẻ với các em, đưa ra những lời khuyên hoặc giúp các em giải quyết những khúc mắc trong cuộc sống
    • Không nên tạo áp lực quá nặng về việc học hành, điểm số cho các em
    • Nghiêm cấm trẻ lạm dụng rượu bia, thuốc lá, các loại chất kích thích,…
    • Giúp trẻ luôn có tâm trạng thoải mái bằng cách cổ vũ trẻ tham gia các hoạt động yêu thích hoặc du lịch, nghỉ ngơi sau mỗi kỳ học,…

    Giải pháp nào hiệu quả ngăn ngừa chứng trầm cảm tuổi teen 1

    Ngoài ra có thể sử dụng probiotics để ngăn ngừa chứng trầm cảm tuổi teen. Probiotics là vi sinh vật sống khi bổ sung với số lượng vừa đủ sẽ có lợi cho sức khoẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bên cạnh tác dụng giữ cho đường ruột khỏe mạnh thì việc cung cấp cho cơ thể một chế độ ăn giàu probiotic có thể giúp chống lại trầm cảm.

    Probiotics được cho là có tác động tích cực trên thần kinh trung ương nhờ khả năng giúp tăng cường tính toàn vẹn của hàng rào biểu mô ruột non, qua đó ngăn chặn các nội độc tố đi vào máu dẫn đến tình trạng viêm thần kinh. Bên cạnh đó, probiotics còn sản xuất ra trytophan – là chất cần thiết để tạo ra serotonin – một loại hormon “hạnh phúc” bị suy giảm trong trầm cảm. Dựa trên cơ chế tác dụng chính của probiotics lên thần kinh trung ương, các nhà nghiên cứu của Winclove (Hà Lan) đã tập trung phát triển công thức probiotic bao gồm các chủng lợi khuẩn đặc biệt nhằm có tác dụng tăng cường chức năng bảo vệ của hàng rào biểu mô ruột và điều hòa đáp ứng miễn dịch nhằm ngăn chặn tình trạng viêm thần kinh xảy ra. Công thức đặc biệt này có tên gọi là Ecologic Barrier. Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy tác động tích cực của Ecologic Barrier trên chức năng não bộ, bao gồm giảm các triệu chứng trầm cảm, buồn bã, cải thiện khả năng ghi nhớ sau stress. Hiện nay, Ecologic Barrier được ứng dụng để góp phần ngăn ngừa và giúp giảm triệu chứng trầm cảm trên nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2018, Ecologic Barrier đã chính thức có mặt tại Việt Nam với tên thương mại là Cerebio

    Theo benhlytramcam.vn

    Nguyễn Hà - 20 Tháng Hai, 2021

    Bình luận về bài viết

    1. vu trinh đã bình luận

      thua bac si ,con trai em nam.nay 17 tuoi ,chau hay co trieu chung buon ma em co hoi tao sao thi chau cung noi la thay buon.nhung khong biet tai sao ,nhung luc nao cung thay buon va nhieu khi co y dinh tu tu nen chau muon.choi game de cho het buon ,vay cho em.hoim co phai chau bi benh tram cam khong

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Tâm trạng buồn bã và ý nghĩ tự tử là 2 trong số những dấu hiệu gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Để được chẩn đoán chính xác bạn nên đưa con tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    2. Nguyễn Thị Bảo Vân đã bình luận

      cháu 13 tuổi, trong những nguyên nhân trên cháu trúng hết không sót một cái nào, nhưng khi đọc đến cách khắc phục cháu hơi thất vọng bởi trong gđ cháu, không ai lắng nghe tiếng lòng của cháu, cháu viết rất nhiều nhật kí và hầu hết đều buồn, không nói ra thì ôm ấp tổn thương, nói ra thì không ai nghe, không ai hiểu, cháu cũng không trông chờ gì ở bố mẹ và gđ. Khi nhớ lại những khoảnh khắc ấm áp của mình và gđ cháu lại càng hụt hẫng và tuyệt vọng hơn bởi cứ như gđ này là gđ giả tạo, cháu từng nghĩ mk không thực sự là co ruột của bố mẹ!
      Mong nhận được lời khuyên , cháu mong lấy được phương pháp nào mà chính bản thân cháu tự giải quyết được chứ không liên quan tới bất kì ai trong gđ.

    3. Lê Linh đã bình luận

      Cháu chào bác sĩ ạ…Cháu năm nay 14 tuổi. Vì một lý do nào đó nên cháu bị bắt nạt ở trường cũ. Sau khi chuyển qua trường mới thì ban đầu cháu vẫn thấy bình thường, nhưng có một số lần các bạn nói đùa với cháu là cháu hôi hám hay những thứ đại loại như vậy, biết là đùa nhưng cháu vẫn thấy bận tâm về vấn đề ấy và thậm chí là khóc rất nhiều. Cháu luôn sợ ánh mắt mà mọi người nhìn vào, luôn đổ mồ hôi và sợ hãi mỗi lần cháu tới nơi đông người. Cháu đôi khi tức giận cả ngày mà không rõ nguyên nhân vì sao. Và đôi khi cháu cũng tự làm đau mình hoặc suy nghĩ vấn đề tự tử. Cháu không với hứng thú với những việc đi chơi hoặc thậm chí cháu chỉ muốn ở một mình. Cháu đã tâm sự với bố mẹ cháu nhưng họ đều bảo cháu rằng do cháu nghĩ nhiều hoặc suy nghĩ lung tung. Bây giờ cháu phải làm sao để nói với bố mẹ rằng cháu thực sự có những triệu chứng của trầm cảm và rất cần được đưa đi khám tâm lý đây ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Qua những triệu chứng bạn mô tả có thể bạn đang mắc rối loạn lo âu ám ảnh sợ xã hội, tuy nhiên để chẩn đoán chính xác vẫn cần thăm khám trực tiếp. Trên thực tế, có rất nhiều bậc phụ huynh không nhận biết được các vấn đề tâm lý của con. Nếu bạn đã trao đổi với bố mẹ mà không nhận được sự hỗ trợ, bạn có thể liên lạc với một trong các cơ quan mà chúng tôi đã đề cập tới trong bài viết để được giúp đỡ nhé!
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    4. Nguyễn Lê đã bình luận

      Cháu năm nay 16 tuổi
      Gia đình cháu không được trọn vẹn, khả năng của cháu có hạn nhưng mẹ cháu luôn muốn cháu giỏi như các bạn khác
      cháu hiện tại đang rất áp lực và mệt mỏi, đôi lúc cháu nói chuyện với mẹ thì bà ấy luôn hét vào mặt cháu bảo học đi học đi khiến cháu luôn gồng mình và sợ hãi
      Dạo gần đây cháu luôn căng thẳng, đễ cáu gắt và không thể tập trung làm gì
      Khi cháu đến kì kinh nguyệt thì nhạy cảm hơn bình thường nên dễ cáu lắm. Xảy ra cãi nhau vì chuyện nhỏ nhặt với anh trai thì mẹ cháu không chịu hiểu cho, luôn nói nặng lời
      Bây giờ cháu cảm thấy rất mệt, cháu muốn hỏi là giờ cháu bị gì rồi ạ
      Cháu luôn căng thẳng và sợ hãi lắm ạ, sợ làm sai, dễ kích động …

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào cháu,

        Với những triệu chứng cháu mô tả thì chưa đủ để kết luận cháu có mắc bệnh lý tâm thần nào hay không. Tuy nhiên, tình trạng hiện tại của cháu không được ổn và cần tìm cách khắc phục sớm, tránh để kéo dài có thể dẫn tới những hậu quả tiêu cực.
        Áp đặt con cái trong chuyện học hành là một sai lầm phổ biến của nhiều bậc phụ huynh hiện nay, mẹ cháu cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Thực ra, cháu nên hiểu và thông cảm với mẹ rằng đó là mẹ muốn tốt hơn cho cháu, mặc dù điều đó có thể không đúng. Để giải quyết vấn đề cháu cần nói chuyện một cách chân thành và thẳng thắn với mẹ, thể hiện quyết tâm sẽ cố gắng hết sức học tập tốt và mong mẹ có thể để mình tự lập. Cháu nên chia sẻ với mẹ khi mẹ gây áp lực như vậy cháu cảm giác sợ hãi, căng thẳng và mất tập trung, khiến cho tình hình tệ đi. Tôi tin rằng mẹ cháu sẽ để ý hơn và có cách tiếp cận khác giúp cháu học tập tốt hơn thay vì quát mắng.
        Trong trường hợp không thoát được khỏi cảm giác lo âu, sợ hãi thì cháu nên nói với mẹ để được đưa tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám kiểm tra nhé.

        Chúc cháu mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!