Bệnh trầm cảm có chữa khỏi hoàn toàn được không?

    Cháu chào bác sỹ !

    Cháu thấy em gái cháu có một số biểu hiện của bệnh trầm cảm sau một thời gian du học bên Úc về. Em thường xuyên ủ rũ và buồn chán, cơ thể gầy gò xanh xao và sụt cân thấy rõ. Em cháu không chủ động níu chuyện với bất cứ ai, chỉ hỏi gì đáp đấy hời hợt. Em cháu ngồi trong phòng cả ngày, thậm chí còn không chịu xuống ăn cơm, không ai có thể thuyết phục được. Ngoài ra em còn có biểu hiện mất ngủ, liên tục kêu đau đầu mệt mỏi. Cháu và gia đình có lên mạng tìm hiểu thì đây là dấu hiệu của bệnh lý trầm cảm nên rất lo lắng. Cháu muốn hỏi bác sĩ bệnh lý trầm cảm của em cháu có chữa khỏi được không? Và cháu và gia đình phải làm như thế nào để giúp em cháu vượt qua căn bệnh này ạ. Cháu xin cảm ơn Bác sỹ ạ !

    Trả lời:

    Trước tiên tôi xin chia sẻ những lo lắng với bạn và gia đình. Hành động và suy nghĩ của em bạn là những dấu hiệu của bệnh lý trầm cảm. Nguyên nhân có thể là do thay đổi môi trường sống, áp lực công việc, stress căng thẳng trong thời gian dài hoặc một chấn động tâm lý. Đây là một bệnh lý có thể chữa khỏi (cũng giống như các bệnh lý thông thường khác) nên bạn cần chủ động trò chuyện, giải thích và đưa em tới gặp bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Cách chữa bệnh trầm cảm không chỉ cần kết hợp nhiều phương pháp mà còn phụ thuộc vào bản thân bệnh nhân có hợp tác, kiên trì tuân thủ theo phác đồ điều trị đã được đưa ra hay không. Một số cách điều trị bệnh lý trầm cảm phổ biến:

    • Dùng thuốc Tây Y: Có tới 80% bệnh nhân trầm cảm đáp ứng tốt với các thuốc điều trị, vì vậy bạn nên lạc quan hơn. Sau khi sử dụng thuốc, em bạn sẽ trở lại vui vẻ, hạnh phúc bình thường. Tuy nhiên, trầm cảm là một bệnh mạn tính và có khả năng bị tái phát nên đòi hỏi điều trị lâu dài, không chỉ nhằm mục tiêu giúp cho bệnh nhân hết triệu chứng mà còn ngăn chặn tái phát bệnh. Quá trình điều trị trầm cảm với thuốc được chia thành 3 giai đoạn:
    1. Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn điều trị đầu tiên, mục tiêu là đem lại sự “bình phục” bệnh và giúp người  bệnh không còn triệu chứng.
    2. Giai đoạn 2: Giai đoạn này kéo dài khoảng 20 tuần sau kỳ “bình phục” bệnh, mục tiêu là duy trì sự “bình phục” và ngăn ngừa sự tái phát.
    3. Giai đoạn 3: Bác sĩ sẽ quyết định bạn cần được tiếp tục điều trị nữa hay ngưng để đề phòng tái diễn cơn trầm cảm.
    • Gặp gỡ các chuyên gia tâm lý : Ở những bệnh nhân có mức độ bệnh nhẹ thì có thể tìm giải pháp gặp gỡ các chuyên gia tâm lý, tháo gỡ những vấn đề người bệnh đang mắc phải. Sẽ tốt hơn khi có người luôn lắng nghe và chia sẻ giúp người bệnh ổn định về tâm lý và thể chất, tạo cho người bệnh sự vững tin và loại bỏ cảm giác cô đơn lạc lõng một mình.
    • Sử dụng probiotics (men vi sinh) hỗ trợ: Một số chủng vi sinh vật trong lòng ruột có thể tác động tích cực lên chức năng não bộ thông qua trục não – ruột. Chính vì vậy mà hiện nay, bổ sung probiotics là một trong những lựa chọn an toàn để ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng đối với các dạng trầm cảm mức độ nhẹ và vừa. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm probiotics khác nhau và đa phần chúng được sử dụng để hỗ trợ cho tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…). Do đó bạn cần lưu ý lựa chọn đúng các chế phẩm được thiết kế chuyên biệt để có tác dụng đích trên trục não ruột thì mới đạt được hiệu quả tốt. Bạn có thể tham khảo một sản phẩm probiotics có tác dụng trên trục não ruột là CereBio Ecologic® Barrier

    Một số những lưu ý trong quá trình điều trị bệnh:

    • Trong quá trình đang điều trị bệnh, bệnh nhân không được đưa ra quyết định có tính chất ảnh hưởng đến tương lai. Điều này mang lại nhiều hệ lụy không tốt cho sự nghiệp và thăng tiến của bệnh nhân.
    • Luyện tập thể dục – thể thao hàng ngày, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất ngủ kéo dài, để làm được điều này người bệnh cần phải điều chỉnh giấc ngủ khoa học, thay đổi bản thân để có lối sống lành mạnh hơn.
    • Luôn tin vào bản thân mình. Thường thì điều này không dễ dàng với người bệnh, tuy nhiên người thân, gia đình và bạn bè hoàn toàn có thể trấn an bệnh nhân, giúp bệnh nhân có tâm lý thoải mái, tin tưởng vào bản thân, tự tin hơn trong cuộc. Điều này là quan trọng trong quá trính điều trị bệnh lý trầm cảm.
    • Không uống bia, rượu với bất kì lí do nào, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh của bệnh nhân.
    • Không ngưng thuốc đang dùng hoặc tự ý tiếp tục dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.

    Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu nguời bệnh hợp tác, kiên trì và tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ. Nếu điều trị theo đúng phác đồ em trai bạn vẫn có thể học tập, làm việc bình thường.

    Bạn và gia đình cũng không nên lo lắng quá, luôn giữ tinh thần lạc quan thoải mái để giúp em trai bạn vượt qua căn bệnh này.

    Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

    Chuyên gia tư vấn - 27 Tháng Mười Hai, 2020
    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!