Thuốc chống trầm cảm có dùng được cho phụ nữ cho con bú?

    Trầm cảm là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng và phụ nữ sau sinh là một trong những đối tượng dễ mắc phải trầm cảm (chứng trầm cảm sau sinh). Một vấn đề được đặt ra là những người mẹ sau khi sinh liệu có thể sử dụng thuốc điều trị trầm cảm không, khi mà họ đang còn nuôi con bằng sữa mẹ?

    Thuốc chống trầm cảm có dùng được cho phụ nữ cho con bú? 1

    Trầm cảm sau sinh là chứng bệnh rất đáng lưu tâm

    Hầu hết các bà mẹ sau khi sinh đều trải qua hội chứng “baby blues”, là một trạng thái cảm xúc dễ thay đổi, dễ bị tổn thương, khóc lóc, buồn bã. Trạng thái này xuất hiện do có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố, miễn dịch của cơ thể, hoàn cảnh sống thay đổi…Hội chứng “baby blues” rất phổ biến và thường chỉ ảnh hưởng tới người mẹ trong một thời gian ngắn, xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 4 sau sinh và có thể tự biến mất sau 1-2 tuần. Nhưng nếu người phụ nữ lại không nhận được sự quan tâm, giúp đỡ thích hợp từ người chồng, từ gia đình, bị áp lực nuôi con, hoàn cảnh khó khăn…thì rất dễ dẫn tới chứng trầm cảm. Theo thống kê, có khoảng 14% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh.

    Hậu quả của trầm cảm sau sinh không chỉ khiến người mẹ mất khả năng gắn kết với đứa con mà thậm chí còn có thể dẫn tới những suy nghĩ, hành vi tiêu cực làm tổn hại bản thân và những người xung quanh. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đứa con của những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cũng bị ảnh hưởng tâm lý lâu dài. Như vậy, việc nhân rộng hiểu biết của cộng đồng về chứng bệnh này là vô cùng cần thiết để kịp thời can thiệp, giúp đỡ những trường hợp mắc trầm cảm sau sinh.

    Thuốc chống trầm cảm có ảnh hưởng tới em bé bú sữa không?

    Có 2 phương pháp chính trong điều trị trầm cảm đó là tâm lý trị liệu và sử dụng thuốc. Mặc dù phương pháp điều trị tâm lý cũng được chứng minh là có hiệu quả, tuy nhiên việc áp dụng trong thực tế lại gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, lựa chọn sử dụng thuốc cần được cân nhắc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú cũng không đơn giản, chúng ta cần phải xem xét nhiều yếu tố. Một trong những băn khoăn lớn nhất của các bà mẹ đó là con của họ liệu có bị ảnh hưởng gì bởi thuốc chống trầm cảm trong thời gian bú sữa mẹ hay không.

    Các nghiên cứu đã được tiến hành chủ yếu xem xét ảnh hưởng của nhóm thuốc chống trầm cảm mới là SSRIs và SNRIs. Phần lớn thuốc chống trầm cảm này đều bài tiết qua sữa mẹ nhưng với nồng độ rất thấp, đa số điều dưới 10% so với liều người mẹ sử dụng. Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, ngưỡng giới hạn dưới 10% được coi là có thể chấp nhận.

    Theo dữ liệu nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và thực hành lâm sàng đưa ra lời khuyên:

    • Thuốc chống trầm cảm ưu tiên lựa chọn đối với phụ nữ cho con bú là Sertraline Paroxetine vì lượng thuốc bài tiết qua sữa mẹ và hấp thu vào trẻ sơ sinh thấp nhất trong số các thuốc chống trầm cảm hiện có, được coi là an toàn đối với trẻ bú mẹ.
    • Thuốc không nên dùng: Fluoxetin, Citalopram, Venlafaxine
    Tên thuốc Số cặp mẹ/con được nghiên cứu Liều lượng trẻ sơ sinh tuyệt đối (mg / d) Liều trẻ sơ sinh tương đối (%) Nồng độ huyết tương trẻ sơ sinh tuyệt đối (ng / ml) Nồng độ huyết tương trẻ sơ sinh tương đối (%)
    SSRIs (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin)
    Citalopram 8012 0.14 3-10 Không đủ điều kiện Lên đến 10
    Escitalopram 12 0.04 3-6 < 5 < 4
    Fluoxetine 149 0.14 <12 Lên đến 100 Lên đến 80
    Fluvoxamine 12 0.12 <2 Không phát hiện
    Paroxetine 119 0.03 0.5-3 Không phát hiện
    Sertraline 145 0.04 0.5-3 Không phát hiện
    Thuốc chống trầm cảm khác
    Venlafaxine 23 0.50 6-9 Lên đến 40 Lên đến 30
    Duloxetine 6 <0,03 <1 Không phát hiện
    Reboxetine 4 0.03 1-3 <5 <2
    Bupropion11 20 0.20 2 Không phát hiện
    Mirtazapine 11 0.04 0.5-3 0.2 <1

    Bảng: Nồng độ thuốc trong sữa mẹ và  nồng độ thuốc chống trầm cảm trong huyết thanh trẻ sơ sinh sau khi bú sữa mẹ

    Với phụ nữ sau sinh mắc trầm cảm nên đọc bài viết: Phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh

    Các khuyến cáo trong điều trị trầm cảm ở phụ nữ cho con bú

    Mặc dù chúng ta có những nghiên cứu về thuốc chống trầm cảm sử dụng trên phụ nữ cho con bú nhưng dữ liệu còn giới hạn, chưa có nghiên cứu để theo dõi, đánh giá đủ lớn và lâu dài. Do đó, việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm cho phụ nữ cho con bú vẫn cần thận trọng và dưới đây là các quy tắc được đề xuất:

    1. Lựa chọn điều trị cần được phân tích lợi ích so với rủi ro: nguy cơ nếu không được điều trị; nguy cơ và lợi ích của việc điều trị; nguy cơ và lợi ích từ việc cho bú sữa mẹ.
    2. Cung cấp cho bệnh nhân đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh và rủi ro / lợi ích của các phương pháp điều trị để bệnh nhân đưa ra quyết định.
    3. Các liệu pháp không dùng thuốc, chẳng hạn như tâm lý trị liệu nên được coi là lựa chọn đầu tay để điều trị trầm cảm sau sinh mức độ nhẹ đến trung bình.
    4. Thuốc chống trầm cảm (đơn độc hoặc kết hợp với liệu pháp không dùng thuốc) nên được xem xét cho những phụ nữ bị trầm cảm ở mức độ từ trung bình đến nặng hoặc không tiếp nhận điều trị tâm lý.
    5. Việc lựa chọn thuốc chống trầm cảm cụ thể nên dựa trên các yếu tố lâm sàng, đặc biệt là các phương pháp điều trị hiệu quả trước đó.
    6. Sertraline hoặc Paroxetine là lựa chọn đầu tay cho những trường hợp phụ nữ mắc trầm cảm lần đầu tiên.
    7. Thuốc chống trầm cảm nên được bắt đầu ở liều thấp nhất có hiệu quả và tăng dần.
    8. Đơn trị liệu được ưu tiên.
    9. Cần theo dõi tình trạng lâm sàng của bà mẹ và trẻ sơ sinh, đặc biệt là đối với trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
    10. Không nhất thiết phải theo dõi nồng độ thuốc trong máu trẻ sơ sinh.

    Các khuyến cáo trong điều trị trầm cảm ở phụ nữ cho con bú 1

    Có biện pháp bổ trợ nào an toàn không?

    Như đã đề cập, sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú là biện pháp cuối cùng nếu như các phương pháp trị liệu khác không đem lại hiệu quả. Ngoài tâm lý trị liệu, hiện nay chúng ta còn có thêm một lựa chọn khác đó là sử dụng các men vi sinh chứa các chủng probiotics đặc biệt có tác động trên sức khỏe tâm thần (còn gọi là psybiotics).

    Chúng ta vẫn thường quen sử dụng men vi sinh (probiotics) cho các vấn đề ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các nhà nghiên cứu nhận thấy một số chủng vi khuẩn có lợi ở đường ruột có thể tác động tích cực lên chức năng của não bộ thông qua nhiều cơ chế như qua dây thần kinh phế vị, tăng tổng hợp tryptophan là tiền chất của các chất dẫn truyền thần kinh, tăng cường chức năng hàng rào biểu mô ruột non, giảm các yếu tố gây viêm thần kinh…Trên cơ sở đó, người ta đã tạo ra một hỗn hợp các chủng lợi khuẩn có tác động nổi bật trên chức năng não bộ gọi là Ecologic Barrier. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy khi bổ sung hỗn hợp lợi khuẩn Ecologic Barrier này, các triệu chứng lo âu, trầm cảm ở mức độ vừa và nhẹ được cải thiện rất tốt. Hơn thế nữa, lợi khuẩn đường ruột lại là chế phẩm an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú nên đây có thể là một lựa chọn tốt cho các bà mẹ để giúp giảm các triệu chứng rối loạn lo âu, trầm cảm trước và sau sinh.

    Có biện pháp bổ trợ nào an toàn không? 1

    Ecologic Barrier là công thức chứa các chủng lợi khuẩn có tác động nổi bật trên chức năng não bộ

    Ngoài ra, một số phương pháp như thiền, yoga, hoạt động thể thao, tham gia hội nhóm cũng là những biện pháp hữu ích bạn có thể thử.

    DS. Hoàng Hải

    Hiệu đính: BS. Lê Đình Phương

    Trưởng khoa nội tổng quát & YHGĐ – Bệnh viện FV

    Nguồn tham khảo: Jan Oystein Berle, Olav Spigset. Antidepressant Use During Breastfeeding. Curr Womens Health Rev. 2011 Feb; 7(1): 28–34.

    Benhlytramcam.vn - 24 Tháng Ba, 2022

    Bình luận về bài viết

    1. Đặng Thị Tố My đã bình luận

      E moi sinh con duoc gan 2th, ma bi trâm cảm tái phat lại, đua con truoc e bi trâm cam, gio e đang cho con bu mẹ, vay e co uong thuoc đuoc khong

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Trước tiên bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám, kiểm tra mức độ bệnh. Trường hợp trầm cảm nặng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống trầm cảm cho bạn sử dụng. Một số loại thuốc chống trầm cảm được coi là an toàn khi dùng cho con bú, bạn chú ý dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ thì có thể yên tâm.
        Trường hợp mức độ trầm cảm nhẹ đến vừa, bác sĩ chưa kê đơn thuốc chống trầm cảm, bạn có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm trầm cảm như Cerebio, sản phẩm sử dụng an toàn cho phụ nữ cho con bú.
        Bên cạnh đó, bạn cũng cần chia sẻ bớt gánh nặng chăm sóc con và công việc nhà cho người thân để giảm tải áp lực, có chế độ ăn uống và tập luyện thể dục hàng ngày nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    2. ma kham đã bình luận

      Bac sy khong kham muc do nang nhe cua toi ma Cho toi thuoc uong toi nen uong khong

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Không biết bạn đã thăm khám ở chuyên khoa nào? Thông thường khi thăm khám bác sỹ đã phải nắm được tình trạng cụ thể của bệnh nhân thì mới có thể kê đơn thuốc phù hợp. Bạn mô tả rõ hơn tình trạng của mình và gửi lại cho chúng tôi đơn thuốc để được tư vấn kĩ hơn nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    3. Hường đã bình luận

      Con tôi mới sinh em bé được 6 tuần tuổi. Bs có cho uống Zoloft 50 mg, sáng 1 viên, tối 0,5 viên. Xin hỏi với liều như vậy con tôi có cho em bé bú mẹ được không? Xin cảm ơn.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Zoloft có thành phần là sertraline. Đây là loại thuốc chống trầm cảm được ưu tiên sử dụng cho phụ nữ cho con bú vì theo các dữ liệu nghiên cứu lượng thuốc bài tiết qua sữa mẹ rất nhỏ. Hiện nay, chưa có bất cứ báo cáo nào về phản ứng có hại của setraline trên trẻ bú sữa mẹ. Như vậy bạn có thể uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ và cho bé bú bình thường.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

        • NGUYỄN HOÀI THƯƠNG đã bình luận

          chào bs, em đi khám bệnh thì dc bs cho toa mua thuốc stasamin 1200mg , lúc đi khám em quên mất ko nói vẫn còn cho bé bú. hiện tại em đi làm từ 7h30- 17h, ko ở nhà, em định lúc đó mình uống thuốc, có dc ko ạ, vid chiều em mới về nhà, con em mới bú ạ, như vậy có ảnh hưởng gì ko bs, cảm ơn bs trả lời ạ

          • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

            Chào bạn,
            Em bé của bạn được bao nhiêu tháng tuổi rồi?
            Piracetam có bài tiết qua sữa mẹ, vì vậy theo khuyến cáo nên ngừng cho con bú khi đang sử dụng loại thuốc này. Trong trường hợp này bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sỹ để cân nhắc giữa lợi ích của việc điều trị với lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu bé đã trên 6 tháng tuổi có thể cân nhắc ngừng cho bú mẹ. Trường hợp dưới 6 tháng tuổi có thể cân nhắc ngừng điều trị với piracetam và thay thế bằng thuốc khác để em bé được hưởng lợi ích từ sữa mẹ 6 tháng đầu đời nhé.
            Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!