Bệnh lý trầm cảm có nguy hiểm không?

    Trầm cảm một bệnh lý rất phổ biết, bất cứ ai cũng có thể mắc trầm cảm. Những hậu quả do trầm cảm gây ra có thể rất nghiêm trọng mà chúng ta không lường trước được. 

    Tìm hiểu rõ hơn: Trầm cảm là bệnh gì?

    Bệnh lý trầm cảm có nguy hiểm không? 1

    Trầm cảm là một trong những bệnh lý nguy hiểm

    Mất tập trung ảnh hưởng đến kết quả công việc

    Ở những người mang bệnh lý trầm cảm thường có những rối loạn suy nghĩ và rối loạn tư duy. Những luồng suy nghĩ khiến người bệnh không thể tập trung cho bất kỳ vấn đề gì.

    Mất tập trung ảnh hưởng đến kết quả công việc 1

    Mất tập trung gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc

    • Đối với người lớn việc mất tập trung sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc, ảnh hưởng đến công danh, sự nghiệp của bản thân, thậm chí gây nhiều rạn nứt trong gia đình.
    • Đối với học sinh, sinh viên: Việc mất tập trung sẽ ảnh hưởng đến mức độ tiếp thu trong học tập, kết quả học tập và những định hướng tương lai.

    Ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội

    Người bệnh luôn có xu hướng sống khép kín, không chủ động giao tiếp, không tìm kiếm những mối quan hệ mới để phát triển bản thân. Từ đó người bệnh tự cô lập bản thân trong chiếc hộp cho mình tạo ra, gây ra những hệ lụy không tốt trong những mối quan hệ xung quanh.

    Ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội 1

    Trầm cảm ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội

    Gia tăng các tệ nạn

    Các nhà khoa học cho biết tỷ lệ những người nghiện rượu và ma túy ngày càng tăng. Đặc biệt là trong nhóm đối tượng mắc bệnh lý trầm cảm. Có tới gần 1/3 số người bệnh thường sẽ tìm đến bia rượu, các chất kích thích để giải tỏa căng thẳng, quên đi nỗi buồn, và giúp người bệnh dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên hầu hết người bệnh sẽ cảm thấy tồi tệ khi thức dậy vì những suy nghĩ tiêu cực không mất đi mà còn trầm trọng hơn, kèm theo đó là các dấu hiệu đau đầu và đau mỏi xương khớp do rượu bia gây ra. Lâu dần vấn đề không còn là giải tỏa căng thẳng mà sẽ trở thành thói quen nghiện bia rượu. Điều này không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn ảnh hưởng xấu đến bệnh lý và hiệu quả điều trị bệnh. Đồng thời làm gia tăng những vấn đề phức tạp trong xã hội.

    Gia tăng các tệ nạn 1

    Bệnh lý trầm cảm gia tăng thói quen nghiện rượu bia và sử dụng chất kích thích

    Gia tăng các bệnh lý khác

    Do người bệnh có những rối loạn về giấc ngủ , tinh thần, đồng thời có những thói quen và lối sống không tốt cho bản thân nên sẽ có nguy cơ mắc nhiều các bệnh lý nguy hiểm. Một trong số đó là:

    Gia tăng các bệnh lý khác 1

    Bệnh lý trầm cảm gây gia tăng những căn bệnh nguy hiểm khác

    • Tiểu đường: trầm cảm làm thay đổi lối sống như giảm vận động, ngủ kém,  hút thuốc, tăng cân…có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Theo nghiên cứu, trầm cảm có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.
    • Tăng nguy cơ béo phì: Người mang bệnh lý trầm cảm thường ngồi một chỗ, ít vận động, và những rối loạn về ăn uống khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì. Các nhà khoa học đã khảo sát rằng 58% người mắc bệnh trầm cảm dễ bị béo phì. Đã sẵn mang bệnh lý trầm cảm, người bệnh còn phải đối mặt với áp lực về cân nặng khiến tình trạng bệnh còn trầm trọng hơn. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều vụ tự sát vì không chịu nổi áp lực do béo phì gây ra.
    • Bệnh về tim mạch: Cảm giác bồi hồi và lo lắng luôn bao trùm lên hầu hết người mắc bênh trầm cảm. Những cảm giác này gây rối loạn nhịp tim, viêm tim dẫn đến các cơn đau tim. Nếu trầm cảm ở mức nghiêm trọng có thể gây tử vong hoặc nhồi máu cơ tim.
    • Nhức đầu, đau lưng: Vấn đề đau đầu và đau lưng là những hậu quả của việc thường xuyên mất ngủ gây ra, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
    • Giảm ham muốn tình dục: Bệnh lý trầm cảm gây rối loạn giảm ham muốn tình dục ở cả 2 giới. Ở phụ nữ sau sinh cơ thể sẽ có sự sụt giảm nội tiết tố estrogen gây lãnh cảm, giảm ham muốn. Còn ở nam giới sẽ có những rối loạn về chức năng sinh lý, yếu hoặc mất khả năng cương cứng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh lý và hạnh phúc gia đình của người bệnh.
    • Các bệnh rối loạn tiêu hóa: Trầm cảm khiến cho người bệnh bị rối loạn về ăn uống, thèm ăn hoặc chán ăn là 2 thể thường thấy khi xuất hiện rối loạn. lâu dài khiến cơ thể bị suy nhược kèm theo những rối loạn về tiêu hóa. Người mang bệnh lý trầm cảm thường mắc các bệnh đường ruột như viêm ruột kích thích (IBS) và viêm đường ruột (IBD)…
    • Cảm lạnh và cúm: Liên tục bị stress căng thẳng khiến người bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch trong cơ thể, dễ mắc cảm lạnh và cúm hơn người bình thường, ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động hàng ngày của người bệnh

    Trầm cảm không chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mà còn làm nặng thêm tình trạng bệnh và tăng nguy cơ tử vong ở các bệnh lý như tim mạch…

    Tự tử hoặc giết người

    Trầm cảm được coi là một bệnh lý nguy hiểm vì những con số thống kê về số người chết vì tự tử do các rối loạn về tâm thần ngày càng cao.

    • Theo các trung tâm nghiên cứu về bênh các bệnh liên quan đến tâm thần học thì ngày càng có nhiều những trường hợp tự tử do bệnh lý trầm cảm. Ước tính trên toàn cầu có khoảng gần 3000 người tự tử mỗi ngày và 70% trong số đó liên quan đến trầm cảm.
    • Tại Viện tâm thần Trung Ương ( Bệnh viện Bạch Mai) đã thống kê trong số 200 bệnh nhân đến khám bệnh tâm thần thì có 1/4 số người khám và điều trị bệnh lý trầm cảm. Năm 2016, số lượng bệnh nhân điều trị bệnh lý trầm cảm ở đây lên đến con số 19.000. Và theo thống kê trên cả nước, mỗi năm có tới 36.000 đến 40.000 người tự sát do bệnh lý trầm cảm.

    Tự tử hoặc giết người 1

    Hàng năm có rất nhiều trường hợp tự tử do căn bệnh trầm cảm

    Nguyên nhân dẫn tới tự sát là do bệnh nhân trầm cảm muốn giải thoát mình khỏi mọi sự đau khổ hiện hữu. Thậm chí một số trường hợp còn dẫn tới hành vi làm tổn thương người khác để trả thù hoặc tự vệ.

    Trầm cảm được ví như phần nổi của tảng băng chìm bởi theo các con số tính toán, chỉ có 1/3 các trường hợp trầm cảm là được phát hiện và điều trị đúng. Như vậy chúng ta cần nâng cao hơn nữa nhận thức đúng đắn về trầm cảm để có thể phát hiện, xử trí kịp thời không chỉ cho bản thân mà còn cho những người xung quanh.

    Trầm cảm là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm với những hậu quả và hệ lụy nghiêm trọng. Bệnh càng được phát hiện sớm càng dễ điều trị và khả năng khỏi bệnh càng cao. Vậy nên mỗi chúng ta hãy điều chỉnh thói quen, lối sống một cách khoa học để phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm này nhé.

    >>Xem thêm: Test trầm cảm để đánh giá mức độ bệnh

    Benhlytramcam.vn

    Benhlytramcam.vn - 18 Tháng Mười Hai, 2018

    Bình luận về bài viết

    1. Nguyễn Thiên Thiên đã bình luận

      E có tâm trạng luôn luôn buồn bã mà không có lý do,sợ giao tiếp với đám đông,thích ở 1 mình,sợ ánh sáng chỉ thích ở trong bóng tối,không có hứng thú với bất cứ công việc hay đam mê sở thích nào e chỉ ăn và sống cho qua ngày,cơ thể và tinh thần e luôn luôn mệt mỏi e đã có suy nghĩ tự sát,xin bác sỹ tư vấn cách chữa cho e ạ,e bị trầm cảm nặng rồi phải k ạ,e thực sự cần bs cứu giúp e với,e cảm ơn bs nhiều ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Theo những gì mô tả thì rất có thể bạn đang bị trầm cảm nặng. Đây là một bệnh lý thuộc về sức khỏe tâm thần rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chữa trị. Có nhiều phương pháp điều trị, trong đó thì sử dụng thuốc và tâm lý trị liệu là 2 phương pháp được dùng phổ biến nhất. Phương pháp điều trị bằng thuốc cho đáp ứng tốt với trên 80% bệnh nhân nên đây cũng là một lựa chọn đầu tay cho các bác sỹ trong điều trị trầm cảm. Khi được điều trị đúng thì bệnh nhân vui vẻ, tích cực và trở lại cuộc sống bình thường như trước. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào, thuốc gì còn tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, không ai giống ai nên bạn cần trực tiếp tới bệnh viện để thăm khám nhé. Một só địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    2. Nguyễn Thiên Thiên đã bình luận

      Mình cần sự tư vấn

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi trực tiếp hoặc gọi số hotline 0981 96 152/ 0903 294 739 để được hỗ trợ.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!