Dấu hiệu trầm cảm nhẹ thường dễ bị bỏ qua khiến cho bệnh tình triển biến thành trầm cảm nặng để lại hậu quả xấu thì người bệnh mới phát hiện ra. Việc điều trị trầm cảm sẽ rất dễ dàng nếu người bệnh hoặc gia đình phát hiện sớm được bệnh lý, giúp người bị trầm cảm nhanh chóng thoát khỏi chứng bệnh này.
Dưới đây là những dấu hiệu của người bị trầm cảm nhẹ. Nếu bản thân hoặc người nhà có những dấu hiệu này thì hãy suy nghĩ đến chứng trầm cảm nhé!
Mục lục bài viết
Triệu chứng đau nhức toàn thân
Đáng ngạc nhiên là có tới 83% các trường hợp mắc rối loạn tâm thần thường than phiền về các triệu chứng cơ thể có vẻ như chẳng liên quan gì tới thần kinh!
Trong khi những thay đổi về tâm trạng như buồn phiền, chán nản, lo âu… chúng ta thường ít để ý tới (vì suy nghĩ ai chẳng có lúc buồn, hoặc do hoàn cảnh, không phải bệnh!) – thì có những triệu chứng về mặt thực thể không thể phủ nhận như đau nhức cơ, khớp, rối loạn tiêu hóa, tức ngực, hồi hộp, mệt mỏi kéo dài…lại hiện hữu trong bệnh lý trầm cảm. Đa số khi gặp những triệu chứng trên bệnh nhân thường thăm khám ở các chuyên khoa khác nhau (cơ xương khớp, tiêu hóa, tim mạch, nội…) mà bác sỹ không tìm ra nguyên nhân gây đau, uống thuốc không khỏi. Do những triệu chứng phân tán về mặt thực thể và sự hiểu biết hạn chế nên trầm cảm rất dễ bị bỏ sót. Chỉ có 1/3 các trường hợp trầm cảm được chuẩn đoán đúng và điều trị đúng.
Do đó, nếu như có các biểu hiện thân thể kể trên, đã thăm khám nhiều lần mà không rõ nguyên nhân thì bạn có thể cần tới sự trợ giúp của bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần.
Khí sắc đặc trưng
Dấu hiệu đầu tiên và dễ dàng quan sát nhận thấy được chính là khí sắc của người bị trầm cảm nhẹ. Thường người mới bị bệnh sẽ có những khí sắc trầm. Nét mặt hay biểu cảm ủ rũ, buồn bã, chán chường và bi quan.
Người bệnh thường ít hoặc không biểu lộ rõ sự hân hoan hay vui mừng mà thay vào đó là sự buồn bã, chán chường, không cảm xúc, tách biệt mình với mọi người. Biểu hiện này thể hiện rõ khi tham gia các hoạt động chung, hoạt động nhóm.
Dễ dàng nổi giận và khó chịu
Trước đây người mắc chứng trầm cảm là con người hoạt bát vui vẻ, thì khi mắc trầm cảm họ sẽ có xu hướng dễ dàng cáu giận và khó chịu không chỉ với mọi người sự vật xung quanh mà ngay cả bản thân họ. Thậm chí họ còn hơi có khuynh hướng bạo lực. Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh ngày càng nặng hơn.
Để giải tỏa tâm lý này cách tốt nhất là người bệnh phải bình tĩnh với những xung đột xảy ra với người khác hay bản thân để tránh tình trạng xấu nhất rồi tìm cách giải quyết chúng một cách ổn thỏa. Với gia đình cần thường xuyên tâm sự giải tỏa các tâm lý cho người bệnh. Hãy gặp các tư vấn tâm lý để họ đưa ra những lời khuyên và cách xử lý cảm xúc lúc nóng giận hợp lý nhất.
Mất hứng thú với công việc
Nếu trước khi mắc chứng trầm cảm bạn rất yêu thích công việc của mình, luôn tìm thấy động lực để làm việc thì khi mắc trầm cảm điều đó sẽ ngược lại. Tự dưng bạn cảm thấy công việc của mình trở nên thật nặng nề, phức tạp và khó lòng có thể xử lý được chúng thì có nghĩa là bạn đã mắc chứng trầm cảm nhẹ rồi nhé.
Trầm cảm khiến cho việc chán nản với công việc trở nên thường xuyên hơn, khiến người bệnh dễ dẫn đến làm hòng, làm sai và kết quả là tâm trạng buồn bực tự cáu gắt với chính bản thân thậm chí người bệnh có thể ngồi khóc lóc một mình.
Tâm lý tuyệt vọng
Tự trách bản thân rồi dẫn đến tuyệt vọng là triệu chứng rõ nét của trầm cảm. Đây là một trong những triệu chứng tồi tệ nhất. Dù người mắc trầm cảm nhẹ hay nặng thì đều có triệu chứng này là điển hình. Người bệnh thường tự hủy hoại tâm trạng của bản thân, phê bình chính mình và không còn tự tin vào bản thân. Thay cho những suy nghĩ tích cực thì người bệnh lại có xu hướng vùi dập và phủ nhận mọi thứ, suy nghĩ luẩn quẩn trong chính sự tuyệt vọng của bản thân. Chính vì lý do này mà rất nhiều người bệnh mặc dù biết bản thân mình đang có bệnh nhưng không mong muốn được điều trị vì họ luôn nghĩ rằng không thể điều trị được.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng chính sự tuyệt vọng này đã khiến cho bệnh tình của người bệnh ngày càng trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn. Bệnh càng lâu thì sự tuyệt vọng càng lớn.
Cân nặng thay đổi rõ nét
Chế độ ăn uống dinh dưỡng bị rối loạn là điều có thể xảy ra với người bị trầm cảm. Có trường hợp thì đột nhiên bỏ ăn uống, họ có thể không ăn bất cứ thứ gì trong nhiều ngày, nhìn thấy thức ăn là họ thấy chán nản việc ăn uống trở nên khó khăn với họ bởi họ đã không còn hứng thú với việc ăn uống. Cũng có trường hợp bỗng nhiên họ ăn dữ dội hơn bình thường rất nhiều, cái gì họ cũng có thể ăn.
Theo nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí “American Journal ò Clinical Nutrition” thì việc ăn các thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrate sẽ giúp đẩy nhanh tạm thời quá trình tổng hợp hormone hạnh phúc serotonin trong não bộ. Chính vì vậy không ít trường hợp bị trầm cảm nhưng họ lại ăn rất nhiều để nhằm tự cải thiện tâm trạng cho bản thân dù vô thức hay có ý thức.
Mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ
Trầm cảm tác động xấu đến giấc ngủ của người bệnh. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí ”Dialogues in Clinical Neuroscience” vào năm 2008, chỉ ra rằng có khoảng 3/4 người mắc trầm cảm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
“Sự sợ hãi, lo lắng và suy tư liên tục sẽ dẫn đến việc khó ngủ hoặc mất ngủ” và tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ như bị ác mộng, mộng du sẽ trầm trọng theo mức độ bị bệnh. Ngoài việc khó ngủ, mất ngủ thì xu hướng ngủ quá nhiều cũng xảy ra tới 40 người trẻ tuổi mắc trầm cảm.
Mất tập trung, suy giảm trí nhớ
Khó tập trung suy nghĩ, suy giảm trí nhớ, rồi dần mất niềm tin, hy vọng vào công việc và cuộc sống, dừng các hoạch định tương lai và hay nghĩ ngợi về cái chết.
Mệt mỏi, stress
Người bị trầm cảm đã bị rối loạn giấc ngủ lại thêm chứng mệt mỏi hành hạ khiến họ càng mệt mỏi trầm trọng hơn. Khoảng 90% người bị trầm cảm cơ thể họ luôn hoạt động trong trạng thái căng thẳng liên tục chính vì vậy người bệnh đều than phiền cơ thể mệt mỏi uể oải rất khó chịu. Một số trường hợp khác sự mệt mỏi này thể hiện qua các hoạt động đi lại và cử chỉ hay nói lắp.
Psychobiotics – Giải pháp cho người bị trầm cảm
Giữa não bộ và đường ruột tồn tại một mối liên kết chặt chẽ với nhau thông qua 400-600 triệu tế bào thần kinh. Chính vì vậy, khi bị lo âu, trầm cảm thì chức năng đường ruột có thể bị ảnh hưởng dẫn tới các triệu chứng như: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, chán ăn hoặc ăn nhiều không kiểm soát…Ngược lại, chức năng đường ruột không tốt có thể tác động xấu lên não bộ, gây ra rối loạn lo âu, trầm cảm.
Tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY
Các nghiên cứu chỉ ra hai bệnh lý này thường mắc kèm với nhau. Có tới 50-90% bệnh nhân IBS (hội chứng ruột kích thích), 34% bệnh nhân loét đại tràng và 52% bệnh nhân khó tiêu chức năng bị mắc kèm ít nhất 1 rối loạn tâm thần như lo âu hoặc trầm cảm.
Dựa trên những hiểu biết ngày càng rõ hơn về mối tương tác giữa não bộ và đường ruột mà hiện nay các nhà khoa học đã phát triển được phương pháp điều trị trầm cảm, lo âu bằng cách sử dụng những chủng Psychobiotics – tức là những chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt có khả năng cải thiện trạng thái tâm lý thông qua tương tác của trục Não – Ruột. Hiện nay, việc sử dụng Psychobiotics trong hỗ trợ cho các bệnh nhân bị trầm cảm đã được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng, một trong những sản phẩm thuộc nhóm này bạn có thể tham khảo là Ecologic Barrier ( Cerebio )
Cerebio là công thức chứa hỗn hợp các chủng probiotic được thiết kế dành cho người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress), đau đầu, trầm cảm, hay người bị viêm đường ruột kích thích (IBS), viêm đường ruột (IBD). Ecologic Barrier ( Cerebio ) được nghiên cứu và phát triển bởi Winclove B.V, một trong các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu – phát triển và sản xuất các chế phẩm sinh học probiotic, có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan.
Benhlytramcam.vn
Chào bác sĩ, e bị mất ngủ hơn tháng nay, hay bị hoa mắt chóng mặt. Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, hay bị hụt hơi. Đang sử dụng thuốc bên bv tâm thần chỉ định đc 1 tháng nhưng cứ luôn bất an sợ bị lệ thuộc vào thuốc và sợ ko ngủ đc. Cho e hỏi dấu hiệu bệnh của e là gì ạ
Chào bạn,
Những triệu chứng của bạn có thể gợi ý tới bệnh rối loạn lo âu. Bạn có thể gửi lại đơn thuốc để chúng tôi tư vấn cho bạn được kĩ càng hơn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Tại sao khi e ở một mình suy nghĩ tiêu cực của e ngày càng nhiều vậy ạ
Chào bạn,
Bất cứ ai cũng có thể có tâm trạng xấu trong một thời điểm nào đó, nguyên nhân có thể do căng thẳng, áp lực, thay đổi nội tiết tố, do bệnh tật… Khi những triệu chứng xuất hiện thường xuyên, hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục trên 2 tuần, hoặc chúng ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, học tập thì chúng ta cần phải thăm khám để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm.
Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
– Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
– Tập Yoga hoặc thiền.
– Nghe nhạc, đọc sách.
– Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
– Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Trông người cảm thấy khó chịu mệt muốn ở 1 mình không muốn tiếp xúc vs ai hay nổi giận
Tại sao trước mặt mọi người lại tỏ ra vui vẻ năng động trong khi đang rất buồn và mệt mỏi . Khi về nhà lại im lặng không muốn nói chuyện với bất kì ai cảm thấy chán chường tuyệt vọng
Không thể cười khi có người, thích ở một mình, mệt mỏi, có ý định tự tử, không tiếp xúc với người khác
Em hay bị nhứt đầu một lúc em vui một lát sao em không biết lý do tại sao em khóc nữa
Tôi tưởng tượng mình trong một hoàn cảnh nào đó xong nói chuyện trong hoàn cảnh đó? Tôi có bị thần kinh kh
Chào bạn,
Triệu chứng bạn mô tả chưa cụ thể. Tình trạng này của bạn diễn ra có thường xuyên không? Bạn thường tượng tượng ra hoàn cảnh như thế nào?
Hộp thuốc này giá bao nhiêu?
Chào bạn,
Cerebio (Ecologic Barrier) có giá bán 660.000/hộp 30 gói. Bạn có thể mua Cerebio bằng hình thức đặt mua Online hoặc mua trực tiếp tại hệ thống nhà thuốc. Chi tiết bạn vui lòng tham khảo trong hướng dẫn sau: HƯỚNG DẪN MUA CEREBIO. Hotline hỗ trợ: 0981966152.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Em đang mang bầu có dùng được thuốc này ko ạ
Chào bạn!
CEREBIO dùng được cho phụ nữ mang thai bạn nhé!
Cerebio là sản phẩm chứa 8 chủng probiotics chọn lọc tác dụng đích trên trục não – ruột. Những probiotics này có tác dụng điều chỉnh dẫn truyền thông tin trục não ruột, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng lo âu, trầm cảm như buồn bã, cáu giận, kích động, đau đầu, mệt mỏi, đặc biệt là các triệu chứng tiêu hóa mắc kèm ở người bị rối loạn lo âu.
Điểm đặc biệt là Cerebio sử dụng an toàn, không gây tác dụng phụ trên gan, thận và thần kinh như các thuốc điều trị khác. Bạn nên sử dụng Cerebio với liều 1 gói/ngày, uống khi đói (tốt nhất là buổi sáng khi ngủ dậy hoặc tối trước khi đi ngủ), liên tục trong 1-3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Chúc bạn mạnh khỏe,
e muốn tư vấn về bệnh trầm cảm ạ
Thưa bác sĩ cháu tên là nguyễn xuân quyết thắng cháu dạo này có một cái suy nghĩ lạ vd như là bị động là gì chủ động là gì phía trước là gì phía sau là gì thành công là gì mặc dù cháu cũng biết nó nhưng cháu lại có một suy nghĩ là nghĩ sâu xa về nó mà biết rằng cháu đã biết nó là gì cứ nghĩ về nó thì cháu lại đặt câu hỏi để cho cháu trả lời xong nhưng cháu vẫn nghĩ về nó đôi lúc cháu có tự nhủ với bản thân cháu Nhưng kết quả hiệu nghiệm được ba giờ rồi cháu lại có suy nghĩ như z tiếp nữa
Chào cháu,
Không biết cháu có các triệu chứng khác như hay lo lắng, sợ hãi, dễ cáu gắt kích động hoặc các triệu chứng cơ thể như đau nhức, khó thở, hồi hộp, rối loạn tiêu hóa…không? Nếu có thì cháu nên tới bệnh viện thăm khám tổng quát trước, khi không tìm được bệnh thực thể thì hãy khám chuyên khoa sức khỏe tâm thần. Trường hợp không có những triệu chứng trên thì cháu không cần lo lắng nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe,
Tôi cảm giác muốn bạo lực và có những hành vi điên rồ
Da cho em hoi suy nghi nhiêu khoc nho tung dot nuoc măt thi co sao không a
Cháu chào bác sĩ, cháu năm nay lên lớp 11,( cháu học ở lớp chọn top đầu), từ bé đến năm lớp 9, tinh thần cháu rất ổn định, đến khi thi váo lớp 10, điểm của cháu khá cao( >40) cháu tự thấy thỏa mãn, nhưng bố cháu lại so sánh với các bạn của cháu, dùng những ngôn ngữ để đả kích , cháu thấy thất vọng, và bị sỉ nhục , bị phủ nhận cố gắng , năm lớp 10 cháu rất cố gắng, nhưng bố cháu luôn phủ nhận và lấy chuyện cũ ra để mắng cháu, đến cuối lớp 10, cháu mất đi hứng thú học hành, cháu từng chia sẻ với mẹ nhưng hầu như không có tác dụng, cháu vẫn học tử tể, nhưng là vì bố mẹ. Mỗi lần bị bố cháu mắng chửi thậm tệ, cháu thường im lặng nhưng sau đó, cháu thấy thất vọng rồi chán nản ( bố cháu rất độc miệng) , cháu từng nghĩ đến tự tử, lần đầu là sau khi đi học về, bố cháu mệt và mắng cháu rất nhiều, tối hôm đấy cháu đứng trên lầu 2 và nghĩ rằng nhảy xuống là ổn rồi, nhưng cháu không dứt khoát được. Lần tiếp, cháu do vô tình không lễ phép với mẹ, bố cháu đánh cháu, và muốn đuổi cháu đi, cháu xin lỗi mẹ, đến chiều khi đi học, cháu nghĩ hay để ô tô đâm nhỉ, có lẽ bố mẹ cháu sẽ thấy bớt gánh nặng? Nhưng chỉ nghĩ thôi, lần gần đây nhất là khi nghỉ hè, bố cháu luôn khắt khe với những thứ nhỏ nhặt, mẹ cháu cũng rất khó chịu về điều này, cháu có chị và em nhỏ, không hiểu sao nhưng bố cháu rất hay mắng cháu vì bực với chị cả và em út, cháu dần xa cách với em bé, hôm đấy cũng vậy, cháu thấy vô lý nhưng chẳng dám phản đối, cháu đi mua thuốc ngủ, nhưng chị bán thuốc không đồng ý bán , cháu mua 20 liều thuốc say xe, giã nhỏ nhưng đến buổi chiều , bà cháu ốm, mẹ cháu bảo cháu lên chăm sóc cho bà, cháu đi lên ngoại trong 1 tháng, cháu thấy rất thoải mái, nhưng khi về, bố cháu nói mày không muốn về thì tao chuyển hộ khẩu mày lên đấy. 3 tháng gần đây, cháu gần như không học, cháu chơi game, thỉnh thoảng ngồi ngẩn người rất lâu , sau khi bị mắng, cháu thấy buồn, nhiều khi tâm trạng sa sút, thất vọng, muốn khóc một cách vô cớ, cháu rất muốn khóc nhưng lịch học dày đặc , những khi ở nhà thì không có không gian riêng tư, cháu không dám. Cháu hay thức khuya, nhiều khi là ngồi khóc mà chẳng biết tại sao, nhưng lại thấy buồn rất nhiều, cháu ăn ít cơm nhưng lại bỏ rất nhiều tiền mua đồ ăn vặt, cháu chơi game như một cách giải tỏa và cháu gần như nghiện game. Gần đây, cháu thấy mệt mỏi, tâm trạng dễ kích động, dễ khóc vô cớ, chán học, được nghỉ thì cháu giả vờ đi học, đi khỏi nhà thì cháu thấy thoải mái và không muốn về, cháu rất sợ bố mẹ cháu. Cháu từng nghĩ những hành động tìm chết trước đấy của mình rất trẻ con và buồn cười, nhưng nhiều khi lại thấy cứ thế mà biến mất , bố mẹ cháu không phải.nhìn thấy cháu cũng dễ chịu hơn, cháu ko chia se với bạn bè, ở lớp các bạn bảo cháu năng động vui vẻ, cháu thấy rất buồn và thấy mình dối trá. Cháu biết rằng ya nghĩ của cháu đôi khi rất trẻ con và ích kỉ, nhưng cháu không ngừng được, cháu sợ hãi những suy nghĩ tiêu cực lúc rảnh rỗi, và cháu thấy mình hay có hành vi quá khích , nổi nóng, dễ khóc. Cháu hi vọng rằng các bác sĩ sẽ trả lời và cho cháu lời khuyên thích hợp ạ
Chào cháu,
Tôi nghĩ rằng cha mẹ cháu rất yêu thương cháu, nhưng chỉ là cách yêu thương đó có phần không đúng đắn khiến cho cháu cảm thấy áp lực và bị tổn thương. Thực tế thì phần lớn các ông bố bà mẹ đều mong mỏi con mình có kết quả học tập tốt để sau này có thể có địa vị vững chắc trong xã hội, tôi tin rằng những lời nói của cha cháu cũng chỉ nhằm mục đích muốn cháu cố gắng hơn.
Tôi thật sự hiểu những gì cháu đang phải trải qua, nhưng đừng oán trách bố mẹ nhé – vì điều này sẽ gây tổn thương cho cả chính bản thân cháu và họ. Điều cháu cần làm là hãy tìm cho mình những việc có ích mà cháu thực sự yêu thích, niềm đam mê để theo đuổi. Điểm số, công việc ổn định, mức lương cao…không phải là những thứ đem lại hạnh phúc mà chỉ là một loại thước đo phiến diện. Thay vì đặt mục tiêu điểm số, cháu hãy nghĩ rằng việc đến trường học tập sẽ trang bị cho cháu những kiến thức để sau này khi tìm thấy đam mê của mình cháu sẽ có đủ khả năng để theo đuổi nó. Hãy dành thời gian hợp lý cho những buổi đi chơi với các bạn, cho các sở thích cá nhân.
Nếu cảm thấy quá khó khăn trong việc tự vượt qua những suy nghĩ tiêu cực, cháu hãy nói với người lớn (bà hoặc mẹ) để giúp mình tìm một bác sỹ tâm lý trợ giúp cháu nhé.
Thân ái,
Cháu chào nhà tư vấn tâm lý.Cháu là Dũng,cháu là Việt kiều ở CH Séc.Cháu điều trị bệnh trầm cảm đã 10 năm.Cháu luôn có cảm giác mệt mỏi,khó chịu,buồn chán,tuyệt vọng,thiếu năng lượng động lực sống.Cháu có chữa bằng thuốc Tây.Gần đây cháu có tìm được nhiều phương pháp đối trị với bệnh của cháu,tất cả đều cho kết quả như nhau là rất thành công vào lúc đầu,nhưng sau một thời gian ngắn thì không còn tác dụng nữa,giống như kiểu uống thuốc rồi cơ thể quen thuốc rồi kháng thuốc vậy.Xin nhà tư vấn giúp cháu biết rõ đó là dấu hiệu tâm lý gì,và làm thế nào để điều trị nó.Xin cám ơn ạ.
Chào bạn,
Những biểu hiện bạn mô tả như mệt mỏi, buồn chán, mất đi ý chí nghị lực…đều là những biểu hiện triệu chứng của bệnh lý trầm cảm. Nếu bạn điều trị với nhiều phương pháp mà triệu chứng không giảm thì có thể trường hợp của bạn đã bị trầm cảm đề kháng điều trị. Nghĩa là những phương pháp điều trị bạn đang áp dụng chưa đủ để giúp bạn vượt qua trầm cảm. Khi đó bạn sẽ cần tới những phương pháp điều trị mới.
Thực tế thì tỉ lệ bệnh nhân trầm cảm không đáp ứng điều trị không phải nhiều, chỉ chiếm khoảng 20% và để điều trị được thì một số biện pháp sau có thể được áp dụng:
– Điều chỉnh thuốc (thay đổi thuốc hoặc tăng liều): bạn đang được điều trị phối hợp 2 loại thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm SSRI và TCA, cùng với 1 thuốc điều trị rối loạn cảm xúc. Lưu ý là cần có thời gian tối thiểu 6 tuần để thuốc phát huy tác dụng. Trường hợp không hiệu quả bác sỹ sẽ xem xét lại và điều chỉnh loại thuốc cũng như liều dùng. Với mỗi đợt điều chỉnh như vậy cần có thời gian để có được đáp ứng tốt. Do đó bạn hãy kiên trì tái khám thường xuyên nhé.
– Tư vấn tâm lý: các phương pháp điều trị tâm lý như liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp chấp nhận và cam kết, điều trị tâm lý giao tiếp,…Phương pháp bạn áp dụng theo giáo lý nhà phật bản chất cũng là một liệu pháp tâm lý, tuy nhiên có thể chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Bạn có thể thử một số biện pháp trị liệu tâm lý khác.
– Một số phương pháp khác: ECT (sốc điện), kích thích từ xuyên sọ, kích thích thần kinh phế vị.
Để lựa chọn phương pháp điều trị nào theo chúng tôi bạn cần có sự trợ giúp của một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong điều trị trầm cảm.
Về phía bản thân bạn cũng cần tự mình thực hiện một số điều để giúp tình trạng cải thiện tốt hơn:
– Tích cực vận động: bạn có thể bắt đầu với những hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập yoga…
– Tuân thủ chặt chẽ điều trị: bạn có thể ghi lên 1 cuốn lịch các buổi hẹn khám bác sỹ, ngày giờ uống thuốc, các hoạt động cần làm để không bỏ sót.
– Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như rượu, cần sa.
– Viết nhật kí để ghi lại những suy nghĩ của mình
Trên hết thì bạn nên tìm kiếm một bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần giàu kinh nghiệm và điều trị theo đúng hướng dẫn nhé.
Chúc bạn sớm bình phục!
một ngày đi học cứ như bị đè nén ấy, mình luôn có suy nghĩ tiêu cực về mọi người xung quanh, thậm chí là ác cảm. mình cứ nghĩ rằng họ không thích mình, mình kém cỏi, mình chả có mặt nào tốt. đi học không hiểu bài thì mình hỏi nhỏ kế bên nhưng nó lúc nào cũng bảo mình ngu, mình đần. nhưng thật sự bản chất trước dó lực mình cũng ok chứ không đến nỗi tệ. nhưng giờ thì mọi thứ như rối tung lên hết ấy. mình không thể xếp nó vào lại quỹ đạo ban đầu. câu cú, lời nói, suy nghĩ hành động của mình đều lộn xộn cả. ban đầu là 1 đứa năng động, cởi mở, nhưng từ khi mình đi học thì mình càng thu mình lại, mình chẳng còn xíu tự tin. mình có tâm sự với mọi người, nhưng tất cả bọn họ đều không hiểu mình. họ không hiểu gì cả……….
Chào em,
Không biết năm nay em bao nhiêu tuổi? Qua những gì em mô tả chúng tôi thấy em đang có một số biểu hiện của trầm cảm. Thực tế thì trầm cảm cũng phổ biến ở trong học sinh, sinh viên và nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do áp lực học tập, bắt nạt học đường, sự thay đổi môi trường học tập (chuyển trường, chuyển cấp), thay đổi sinh lý tuổi dậy thì, khó khăn trong cuộc sống…Khi rơi vào trầm cảm, có một loạt các chất hóa học gây độc cho não bộ được tạo ra khiến cho em có những suy nghĩ tiêu cực về các vấn đề xung quanh (ví dụ trong tình huống em kể có thể là câu nói đùa của bạn), cảm thấy mình vô dụng, thiếu tự tin. Và đặc biệt, điều này sẽ khiến em mất năng lượng (mệt mỏi), không tập trung học tập được, kết quả học ngày càng sa sút, mất dần khả năng giao tiếp với người khác.
Mắc trầm cảm hoàn toàn không thể hiện em là một người yếu đuối. Đó chính xác là một căn bệnh về mặt sức khỏe tâm thần cần được chữa trị. Em nên nói chuyện với ba mẹ, hoặc người mà em cảm thấy tin tưởng nhất để giúp tìm một bác sỹ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Hoặc nếu đã độc lập về tài chính em có thể tự mình đi thăm khám tại bệnh viện có chuyên khoa sức khỏe tâm thần. Khi được điều trị đúng em sẽ trở lại cuộc sống trước kia, vui vẻ, tự tin, và học tập tốt.
Nếu cần hỗ trợ thêm em có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0981 966 152/ 0903 294 739.
Thân ái,