Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm

    Sử dụng thuốc chống trầm cảm là phương pháp hiệu quả để điều trị trầm cảm mức độ nặng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm lại là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bệnh nhân ngừng thuốc.

    Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm 1

    Những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc chống trầm cảm

    Mỗi người có cơ địa và phản ứng với thuốc khác nhau, nhưng có một vài tác dụng phụ điển hình khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, bao gồm:

    • Buồn nôn
    • Rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy…)
    • Tăng cân
    • Giảm ham muốn tình dục
    • Mệt mỏi
    • Khó ngủ
    • Khô miệng
    • Giảm thị lực
    • Chóng mặt
    • Tăng ý định tự tử

    Khi sử dụng thuốc, bạn có thể gặp một hoặc một số tác dụng không mong muốn kể trên, với mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Cũng có trường hợp không gặp tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm. Thông thường, tác dụng phụ của thuốc có thể giảm hoặc biến mất sau khoảng vài tuần sử dụng.

    Xử trí khi gặp tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

    Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn dễ dung nạp các tác dụng không mong muốn của thuốc hơn. Dưới đây mà một số cách chung mà bạn có thể thực hiện để giảm tác dụng phụ của thuốc:

    • Ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên hơn trong ngày để hỗ trợ tiêu hóa.
    • Uống nhiều nước .
    • Hạn chế ăn đồ ngọt và chất béo bão hòa
    • Ăn nhiều rau và trái cây.
    • Ghi nhật ký thực phẩm để bạn có thể xem liệu thứ bạn đang ăn có làm tăng tác dụng phụ của bạn hay không.
    • Thực hành các phương pháp thư giãn, như hít thở sâu hoặc yoga
    • Tập thể dục thường xuyên

    Cách xử trí riêng cho những tác dụng phụ gặp phải:

    Rối loạn tiêu hóa:

    Tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, khó tiêu…có thể xuất hiện ngay hoặc một thời gian dài sau khi sử dụng thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có thể tác động tới hệ khuẩn chí đường ruột, gây mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột dẫn tới những rối loạn kể trên. Vốn dĩ hệ khuẩn chí đường ruột của người bị bệnh trầm cảm cũng đã có những xáo trộn so với người khỏe mạnh, với sự sụt giảm đáng kể của các chủng lợi khuẩn có lợi như Bifidobacterium, Lactobacilli và cũng thường hay gặp các vấn đề liên quan tới rối loạn tiêu hóa. Khi sử dụng thuốc, tình trạng rối loạn này có thể trầm trọng hơn. Để khắc phục tình trạng trên bạn có thể bổ sung thêm men vi sinh chuyên biệt, có bổ sung những chủng lợi khuẩn thiếu hụt ở người bị trầm cảm như Cerebio (Ecologic Barrier). Việc bổ sung đúng chủng loại lợi khuẩn với lượng đủ cũng được chứng minh có thể giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm, lo âu và do đó giúp tăng hiệu quả trị bệnh.

    Rối loạn tiêu hóa: 1

    Sử dụng probiotics phù hợp có thể hạn chế rối loạn tiêu hóa và tăng tác dụng của thuốc chống trầm cảm

    Bên cạnh đó, nếu tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy quá nặng có thể sử dụng thuốc làm mềm phân hoặc thuốc cầm tiêu chảy theo đơn của bác sỹ. Chế độ ăn với các thực phẩm dễ tiêu, nhiều rau củ cũng có thể giúp giảm rối loạn tiêu hóa.

    Buồn nôn

    Bạn có thể hạn chế buồn nôn bằng cách ngậm thêm kẹo ngọt. Ngoài ra, bạn có thể hỏi bác sỹ về việc chuyển thời gian uống thuốc sang buổi tối, hoặc các dạng thuốc chống trầm cảm giải phóng chậm để giảm buồn nôn do thuốc.

    Các vấn đề tình dục

    Quan hệ tình dục ngay trước khi bạn dùng thuốc chống trầm cảm, khi nồng độ thuốc thấp nhất và ảnh hưởng của thuốc là thấp nhất. Bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ điều trị về những biện pháp khác có thể giúp ích, như liệu pháp estrogen hoặc thuốc điều trị rối loạn cương dương.

    Các tác dụng phụ khác

    Mệt mỏi: nếu bị mệt, bạn nên uống thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn cũng nên có một giấc ngủ ngắn trong ngày để cơ thể hồi phục.

    Chóng mặt: hãy di chuyển chậm, tránh đứng lên đột ngột khiến bạn bị choáng và có thể ngã. Uống thuốc chống trầm cảm trước khi đi ngủ để hạn chế tình trạng này.

    Khó ngủ: Uống thuốc chống trầm cảm vào buổi sáng thay vì gần giờ đi ngủ, tránh sử dụng caffein và các chất kích thích. Nếu tình trạng mất ngủ nghiêm trọng, bạn nên trao đổi với bác sỹ về loại thuốc để giúp bạn ngủ ngon hơn.

    Khô miệng: mang theo bình nước để bổ sung khi cần, bạn có thể nhai kẹo cao su để tăng tiết nước bọt nhiều hơn.

    Mờ mắt: sử dụng nước nhỏ mắt để duy trì độ ẩm cho mắt.

    Tăng ý định tự sát: đây là một trong  những tác dụng không mong muốn nguy hiểm nhất của thuốc chống trầm cảm. Nếu có thể, bạn nên chia sẻ tình trạng của mình với người thân để có người đồng hành giúp đỡ, giám sát trong quá trình điều trị. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy có vấn đề bất ổn hoặc có ý nghĩ tự sát, hãy liên hệ ngay với bác sỹ điều trị của mình.

    Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm rất thường gặp trong một vài tuần đầu tiên sử dụng thuốc. Nếu bạn gặp phải tác dụng phụ, tuyệt đối không ngừng thuốc mà hãy áp dụng các biện pháp kể trên để đối phó với các triệu chứng khó chịu hoặc trao đổi với bác sỹ để được tư vấn. Việc ngưng thuốc đột ngột có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng và khó điều trị hơn.

    DS. Minh Tâm

    Chuyên gia tư vấn - 19 Tháng Hai, 2021

    Bình luận về bài viết

    1. Hoàng thị thu thuỷ đã bình luận

      Dạ chào bác sĩ. Cho em hỏi? Con em bây giờ là 28 tháng tuổi( hơn 2tuổi) lúc trước bé vẫn sinh hoạt bình thường, vẫn vui vẽ hoạt bác, nhưng kể từ ngày 2 vk ck em ly hôn e dọn ra ngoài ở được 3 ngày thì bé có chịu chướng buồn, không chịu đi học chỉ muốn ở với mẹ, và khóc. Cứ nhắc tới đi học thì bé lại khóc, cô giáo báo lại bé đi học có trạng thái buồn không chơi với bạn nên em cảm thấy rất lo. Vậy bây giờ e nên lm gì để bé có thể cải thiện hơn

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Theo những gì bạn mô tả có thể bé bị tổn thương tâm lý do cha mẹ ly hôn và bị thay đổi môi trường sống. Trước hết bạn cần dành thời gian ở bên chăm sóc con nhiều hơn, có thể cho bé thường xuyên gặp bố để bé cảm thấy không bị bỏ rơi. Không nên nhắc tới sự việc chia ly hoặc tổn thương, sự việc mâu thuẫn của người lớn trước mặt trẻ. Bạn có thể dần dần nói cho bé hiểu là bố và mẹ vẫn là bố mẹ của bé nhưng đang ở hai nơi khác nhau để bé dễ chấp nhận hơn.
        Nếu bé có xu hướng bị tổn thương tâm lý nặng với biểu hiện như lầm lì, dễ cáu gắt, kích động thì nên đưa con tới cơ sở chuyên khoa tâm lý để được kiểm tra.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!