Stress mất ngủ – Xin hãy để tâm

    Theo báo cáo của tổ chức lao động quốc tế thì có đến 20% dân số trên thế giới có vấn đề về căng thẳng stress và có đến gần 50% trong số người gặp những rối loạn giấc ngủ, hầu hết là khó chìm vào giấc ngủ và mất ngủ. Hầu hết chúng ta đều chú trọng điều trị triệu chứng mất ngủ mà quên đi nguyên nhân sâu sa gây ra vấn đề này là những stress căng thẳng. Vì vậy khi bị rối loạn giấc ngủ hãy để tâm đến vấn đề stress của bản thân.

    stress mất ngủ xin hãy để tâmStress mất ngủ – Xin hãy để tâm

    Tại sao stress gây mất ngủ?

    Rối loạn giấc ngủ có nhiều dạng như khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, hay giật mình, nhiều lần tỉnh dậy khi ngủ và thường thì không thể ngủ lại được. Tại sao chúng ta bị mất ngủ và tại sao stress lại gây mất ngủ. Hầu hết người bệnh sẽ luôn có câu hỏi này thường trực để tìm ra nguyên nhân stress gây mất ngủ. Khi biết được những nguyên nhân gây ra vấn đề này thì việc tìm ra phương pháp để loại bỏ vấn đề mất ngủ khi bị stress.

    Stress gây ra vấn đề mất ngủ ở người bệnh và điều này cũng đúng ở trường hợp ngược lại. Nghiên cứu từ học viện Y học về giấc ngủ cho thấy stress có thể gây ra chứng mất ngủ. Những suy nghĩ lo âu quẩn quanh có thể gây ra những căng thẳng cho não bộ. là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ.

    stress mất ngủ xin hãy để tâm 2Nguyên nhân gây ra stress mất ngủ

    Khi bị stress cơ thể người bệnh sẽ xảy ra  sự thay đổi về cảm xúc, từ những thất bại trong công việc, căng thẳng lo âu do những xung đột trong đời sống gia đình, xã hội cũng khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất ngủ.

    Chúng ta thường tìm đến với bia rượu, caffeine để giải quyết vấn đề của bản thân nhưng những chất kích thích sẽ làm cho tình trạng căng thẳng trầm trọng hơn và chứng mất ngủ gia tăng. Trong một số trường hợp người bệnh thường tìm đến thuốc ngủ giải quyết vấn đề mất ngủ. Tuy nhiên điều này khiến hệ thần kinh bị suy yếu, tổn thương dễ làm cho stress càng trở nên nặng hơn.’

    >> Bạn nên hiểu rõ hơn về stress qua bài viết: Stress là gì? Cách nào để giảm stress

    Hậu quả khi bị stress mất ngủ

    Cho đến ngày nay thì cũng có không ít tài liệu khoa học nghiên cứu về hậu của của stress mất ngủ. Tuy cách thức mắc stress mất ngủ là khác nhau ở mỗi đối tượng bệnh nhân nhưng điểm chung là đều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Mất ngủ kèm theo stress của bản thân dễ dẫn đến suy kiệt bản thân. Tác hại của nó được thể hiện đầy đủ và rõ ràng như sau:

    • Dẫn đến hiện tượng suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) khẳng định rằng stress là mối đe dọa lớn đối với loài người trong thời đại mới này. Một giấc ngủ đủ sẽ giúp cơ thể và trí não được tái tạo và phục hồi. Tuy nhiên khi bị stress cộng với mất ngủ sẽ khiến cơ thể suy nhược, kiệt quệ giảm sức đề kháng, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm
    • Nguy cơ nhồi máu cơ tim: Người bị stress mất ngủ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn 6 lần người bình thường. Đây được coi là một trong những nguy cơ đặc biệt nguy hiểm của stress mất ngủ gây cho chúng ta.
    • Tâm trạng dễ nổi cáu: Khi mất ngủ cùng với tâm trạng lo lắng, căng thẳng người bệnh dễ thay đổi cảm xúc, đặc biệt là việc nổi cáu dù bất cứ lý do gì.
    • Nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn trầm cảm, các chứng rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách. Hậu quả nghiêm trọng nhất của các bệnh tâm lý này là trầm cảm dẫn đến tự sát.

    stress mất ngủ xin hãy để tâm Nguy cơ mắc các bệnh tâm thần và tâm lý khác

    • Nguy cơ mắc béo phì và các bệnh nguy hiểm khác liên quanđến vấn đề rối loạn ăn uống
    • Nguy cơ mắc các vấn đề sinh lý như rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và rối loạn chức năng sinh dục ở nam giới đặc biệt là vấn đề bất lực, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tinh dục ở cả nam và nữ.
    • Nguy cơ mắc các vấn đề về da liễu và tóc như: Mụn trứng cá, bệnh vảy nến, á sừng, bệnh chàm, rụng tóc hoặc rụng tóc vĩnh viễn (Hói)
    • Các vấn đề về đường tiêu hóa . Các nhà khoa học đã chứng minh đường ruột là bộ não thứ 2 của chúng ta.  Chúng có quan hệ chặt chẽ với chức năng của bộ não thông qua trục não ruột. Khi bộ bão bị căng thẳng mệt mỏi thì cũng gia tăng nguy cơ bị vấn đề về đường tiêu hóa và ngược lại. Một số vấn đề về tiêu hóa người bệnh có nguy cơ bị mắc khi bị stress phải kể đến như : Đau dạ dày, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng, viêm ruột kích thích…

    >> Đọc bài sau để biết mình có bị stress hay không: Phát hiện sớm stress qua dấu hiệu cụ thể

    Cách để ngủ khi bị stress

    Stress có thể cản trở mọi mặt trong cuộc sống người bệnh. Một giấc ngủ sâu và khoa học được coi là một thần dược giúp vượt qua những lo âu, áp lực . Có nhiều phương pháp giúp người bệnh ngủ sâu hơn và giảm những căng thẳng mệt mỏi. Dưới đây là những cách giải tỏa stress và cải thiện giấc ngủ hiệu quả:

    Tìm hiểu nguyên nhân tại sao stress khiến bản thân mình mất ngủ

    Con người phản ứng với stress theo nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên rối loạn giấc ngủ, mất ngủ là một trong những đặc trưng của stress gây ra những bất tiện nhất định. Để giải tỏa stress thì việc tìm hiểu nguyên nhân tại sao stress lại gây bản thân mất ngủ là điều cần thiết. Đối với học sinh sinh viên thì nguyên nhân gây mất ngủ là việc bị stress do làm không tốt bài kiểm tra, áp lực học tập. Còn đối với nhân viên văn phòng thì nguyên nhân lại do áp lực công việc, áp lực tiền bạc và cuộc sống. Khi đã hiểu được nguyên nhân gây mất ngủ cho bản thân người bệnh có thể dần tháo gỡ từng nút vấn đề để thoát khỏi tình trạng này.

    Ghi lại những áp lực xảy ra hàng ngày và tìm cách giải quyết từng vấn đề

    Việc ghi lại những vấn đề gây cho bản thân mình những cẳng thẳng stress không chỉ giúp người bệnh kiểm soát được những căng thẳng mà còn giúp người bệnh giải quyết từng vấn đề đó một cách khoa học. Tự hỏi bản thân xem có vấn đề nào vượt ngoài tầm kiểm soát của mình không, nếu có thì hãy tháo gỡ, không nên nôm đồm khiến bản thân mệt mỏi gây mất ngủ, căng thẳng stress

    Lên kế hoạch cho ngày hôm sau

    stress mất ngủ xin hãy để tâmLên kế hoạch cho tương lai để tránh những vấn đề xấu nhất

    Chuẩn bị trước cho mình một lịch trình cụ thể giúp người bệnh chuẩn bị được tâm lý để ứng phó với mọi vấn đề dù là vấn đề xấu nhất. Khi giải quyết được vấn đề căng thẳng thì những triệu chứng rối loạn giấc ngủ cũng giảm thiểu dần.

    Tập luyện thể dục thể thao

    Các nghiên cứu chứng minh rằng việc luyện tập thể dục thể thao góp phần quan trọng để giảm những căng thẳng stress. Ngoài ra khi tập thể dục giúp giải phóng các hormone gây căng thẳng giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại tinh thần và sức khỏe sau những căng thẳng mệt mỏi, đặc biệt là giúp người bệnh cải thiện được những rối loạn về giấc ngủ hiệu quả.

    Tập đi ngủ và thức dậy đúng 1 trình tự nhất định

    Đặt ra giờ đi ngủ cố định hằng đêm và thức dậy mỗi sáng. Việc duy trì thói quen đều đặn giúp người bệnh rèn luyện giấc ngủ khoa học, giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn bởi lúc này những thói quen lập trình sẵn sẽ rèn luyện cho bộ não giờ giấc nghỉ ngơi và thư giãn. Cố gắng giành ra 7 đến 8 tiếng để ngủ ban đêm. Đây là khoảng thời gian tối ưu để cơ thể phục hồi những chấn thương tâm lý.

    Nghe một bài hát nhẹ nhàng

    Một bài hát nhẹ nhàng hoặc bài hát không lời giúp trí não được thư giãn đồng thời các cơ cũng được dãn ra. Người bệnh sẽ giảm đáng kể cảm giác stress và dễ đi vào giấc ngủ hơn.Thể loại âm nhạc giúp con người ta giảm căng thẳng có thể kể đến là nhạc Baroque, nhạc giao hưởng không lời hoặc những bài hát âm điệu nhẹ nhàng, có ca từ vui, không sầu tư ẩm đạm.Không chỉ giúp giải tỏa stress mang âm nhạc còn mang đến cho chúng ta sự phấn chấn trong tinh thần

    Ăn uống khoa học

    Việc no quá hoặc quá đói cũng có thể gây mất ngủ cho người bệnh đặc biệt là thời kỳ bị stress căng thẳng. Vì vậy ăn vừa đủ no và lành manh, khoa học giúp người bệnh thoải mái nhất để đi vào giấc ngủ. từ đó cũng giảm vấn đề stress của bản thân.

    >> Có thể muốn đọc thêm rất có ích cho người bị stess: Mắc stress nên ăn gì, kiêng gì?

    Bổ sung chủng Probiotics chuyên biệt giúp giảm stress

    Các nghiên cứu cho thấy, stress tác động tới hoạt động của đường ruột và làm mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột tại đây. Những vi khuẩn có lợi, đặc biệt là hai chủng Bifidobacterium và Lactobaccillus bị sụt giảm số lượng đáng kể. Những lợi khuẩn này đóng vai trò sản xuất các acid béo để tổng hợp nên các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, GABA. Quan trọng hơn nữa, những lợi khuẩn này còn giúp bảo vệ hàng rào biểu mô ruột non, ngăn chặn các độc tố và vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào dòng máu gây ra các phản ứng viêm thần kinh – tác nhân dẫn tới stress.

    stress mất ngủ xin hãy để tâmCác chủng Probiotic chuyên biệt được chứng minh tác động đích giúp giảm căng thẳng mệt mỏi

    Việc bổ sung probiotics chứa các lợi khuẩn trên được chứng minh là có tác dụng cải thiện tâm trạng, cải thiện trí nhớ và hành vi của những người bị stress, lo âu, trầm cảm. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý rằng, không phải bất cứ loại probiotic nào cũng có tác dụng giảm stress mà chỉ có những chủng probiotic đặc thù (còn gọi là psychobiotic) mới có tác dụng này. Vì vậy người sử dụng cần lưu ý khi tìm mua các chế phẩm probiotic bổ sung để tránh nhầm lẫn với các loại men vi sinh dùng cho đường tiêu hóa thông dụng.

    Theo Benhlytramcam.vn

    huynguyen - 11 Tháng Mười Một, 2019

    Bình luận về bài viết

    1. vũ thị hà đã bình luận

      Stress mất ngủ

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!