Căng thẳng là vấn đề dễ dàng xảy ra khi chúng ta gặp áp lực, quá tải trong cuộc sống. Bệnh càng trở nên nặng nề khi bản thân ta có những suy nghĩ và quẩn quanh với những điều tiêu cực và làm phức tạp mọi việc. Những dấu hiệu cảnh báo dưới đây sẽ cho chúng ta biết mình đang bị stress nặng, từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và cách phòng tránh cho bản thân.
Stress nặng – Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh
Mục lục bài viết
- 1 Stress nặng – Những dấu hiệu cảnh báo
- 1.1 Đau đầu, đau nửa đầu, thường xuyên đau nhức toàn bộ cơ thể
- 1.2 Đầu óc trống rỗng
- 1.3 Rối loạn về giấc ngủ
- 1.4 Suy giảm hệ thống miễn dịch, dễ ốm
- 1.5 Khó làm chủ cảm xúc, dễ xúc động
- 1.6 Mất cảm hứng trong sinh hoạt tình dục
- 1.7 Tập trung kém, suy giảm trí nhớ
- 1.8 Rụng tóc
- 1.9 Rối loạn tiêu hóa, các bệnh về đường ruột
Stress nặng – Những dấu hiệu cảnh báo
Đây là một bệnh tâm lý xảy ra ở nhiều đối tượng kể cả trẻ em và người già. Không phải ai cũng có thể cảnh giác để điều trị sớm. Ta thường phát hiện và để tâm khi bản thân đã mang những triệu chứng thực thể hoặc đã mắc kèm theo các căn bệnh nguy hiểm khác gây ra những khó khăn nhất định cho công việc cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt khi mắc stress nặng là tiền đề cho nguy cơ mắc các chứng bệnh tâm lý dai dẳng và khó chữa như trầm cảm, rối loạn lo âu… Khi gặp bất cứ những triệu chứng, dấu hiệu dưới đây, hãy để tâm đến vấn đề cơ thể với stress nặng để đưa ra cách xử lý kịp thời cho bản thân và gia đình.
(Tìm hiểu về stress qua bài viết: Stress là gì, biểu hiện của stress)
Đau đầu, đau nửa đầu, thường xuyên đau nhức toàn bộ cơ thể
Thường xuyên có hiện tượng đau đầu, đau nhức toàn thân
Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo stress nặng cơ bản nhất bởi sự mệt mỏi không chỉ còn tồn tại ở những suy nghĩ và tinh thần mà đã chuyển thành các biểu hiện thực thể, gây áp lực cho chính cơ thể của người bệnh. Người bệnh sẽ cảm thấy xuất hiện những cơn đau đầu liên tục kèm theo các sợi dây thần kinh giật theo từng nhịp đập cơ thể. Cơn đau có thể xuất hiện trên đỉnh đầu, một bên hoặc hai bên đầu.
Đầu óc trống rỗng
Đầu óc trống rỗng là một trong những dấu hiệu cảnh báo stress nặng
Khi bị stress hầu hết người bệnh sẽ cảm thấy đầu óc trống rỗng, không còn hứng thú làm những việc mình yêu thích dù trước đó nó là đam mê. Bao trùm lên người bệnh là một chiếc hộp của sự u sầu. Hầu hết người bị stress sẽ không lưu tâm đươc tất cả mọi việc và rơi vào trạng thái trống rỗng với chính công việc, gia đình và người thân của mình. Trong truờng hợp này người bệnh thường khó chấp nhận những lời khuyên và giúp đỡ của gia đình, bạn bè bởi chính những quẩn quanh trong suy nghĩ tiêu cực đã đẩy bản thân vào những vấn đề tâm thần kinh chứ không còn là những lo lắng và suy nghĩ đơn thuần. Bất cứ khi nào thấy bản thân trống rỗng trong thời gian dài.
Rối loạn về giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ
Cũng giống như những biểu hiện của rối loạn lo âu trầm cảm. Khi bị stress nặng người bệnh có xu hướng suy nghĩ lo lắng về những điều tiêu cực đẩy bản thân mình vào trạng thái không có lối thoát. Chính những suy nghĩ đó đã khiến người bệnh mắc những rối loạn trong cơ thể và một trong số đó là rối loạn về giấc ngủ. Bộ não của chúng ta có cơ chế tự lựa chọn suy nghĩ chiến đấu với vấn đề hoặc trốn chạy nó nên việc xảy ra những luồng mâu thuẫn từ chính suy nghĩ của bản thân gây ra trạng thái mất ngủ, khó ngủ cho người bệnh.
Suy giảm hệ thống miễn dịch, dễ ốm
Stress nặng làm suy giảm hệ thông miễn dịch của cơ thể. Như đã phân tích ở trên, khi người bệnh gặp những vấn đề về giấc ngủ thì sẽ là tiền đề sinh ra những bệnh nguy hiểm khác. Khi cơ thể bị quá tải, mệt mỏi trong thời gian dài mà không có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi thì việc suy giảm hệ miễn dịch là điều dễ hiểu. Đồng thời khi hệ thống miễn dịch không tốt cơ thể khó có thể đề kháng những tác nhân gây bệnh từ đó gây hiện tượng dễ ốm và mắc các bệnh nguy hiểm. N
Khó làm chủ cảm xúc, dễ xúc động
Khó làm chủ cảm xúc
Khi bị stress nặng nề, cơ thể sẽ bị kiệt sức đến mức ngay cả những điều nhỏ nhặt cũng khiến bản thân ức chế và xúc động vì nó. Từ những việc làm không vừa ý của người khác đến những tác nhân tác động từ bên ngoài đều khiến bản thân người bệnh khó điều khiển cảm xúc của mình. Đôi khi cũng do quá căng thẳng và mệt mỏi mà người bệnh chọn cách khóc, biểu lộ cảm xúc để có thể giúp giải tỏa một phần nào đó nỗi buồn.
Mất cảm hứng trong sinh hoạt tình dục
Mất cảm hứng trong sinh hoạt vợ chống
Nghiên cứu khoa học cho thấy khi bị căng thẳng stress sẽ dễ gây ra những rối loạn tâm sinh lý ở cả nam và nữ. Khi bị stress lượng adrenalin được tiết ra sẽ ngăn cản dòng máu đến các cơ quan sinh dục. Ở nam giới thì việc giảm testosteron gây ra rối loạn cương dương, suy giảm chức năng sinh dục hoặc không đạt được cực khoái. Ở nữ giới do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố estrogen gây mất dần ham muốn tình dục và tình trạng lãnh cảm khi quan hệ tình dục.
Tập trung kém, suy giảm trí nhớ
Tập trung kém và suy giảm trí nhớ không chỉ làm cuộc sống người bệnh bị đảo lộn mà còn gây không ít rắc rối trong công việc. Theo các chuyên gia thì việc suy giảm trí nhớ và mất tập trung là kết quả của stress nặng nề trong một thời gian kéo dài. Do vậy cần theo dõi các dấu hiệu ban đầu của stress để kịp thời xử lý và chủ động phòng tránh những hậu quả của căn bệnh này
Suy giảm trí nhớ , kém tập trung cũng là dấu hiệu stress nặng
Rụng tóc
Rụng tóc được coi là hiện tượng bình thường với tất cả mọi người vì khi nhũng tóc cũ rụng đi sẽ được thay thế bằng nang lông mới theo thời gian. Tuy nhiên khi căng thẳng stress nặng nề thì nó sẽ làm đẩy nhanh quả trình rụng tóc hơn nhiều lần mức bình thường và thường thì ít có những nang lông mới thay thế.
Rối loạn tiêu hóa, các bệnh về đường ruột
Trục não – ruột
Người mắc những vấn đề căng thẳng stress thường có cảm giác cồn cào, bồn chồn trong bụng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa và thậm chí mắc một số bệnh về đường ruột như viêm đường ruột, viêm ruột kích thích, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày…Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho chứng minh đường ruột được coi là bộ não thứ 2 của chúng ta.
Những căng thẳng stress tác động tới hoạt động của đường ruột và làm mất cân bằn hệ khuẩn chí đường ruột, làm suy giảm số lượng những chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Những lợi khuẩn này được biết đến với nhiệm vụ tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh như GABA, serotonine (giúp tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc) và tăng cường bảo vệ hàng rào biểu mô ruột non. Khi hàng rào biểu mô ruột non khỏe mạnh sẽ ngăn các độc tố và vi khuẩn có hại xâm nhập và gây các phẩn ứng tâm thần kinh, stress nặng nề…
Chính vì vậy, bổ sung lợi khuẩn đường ruột là một biện pháp được các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần rất quan tâm để hỗ trợ giảm các triệu chứng stress, lo âu. Đây là một giải pháp mới được đánh giá rất cao bởi hiệu quả và tính an toàn, có thể sử dụng rộng rãi để ngăn chặn stress và các chứng rối loạn tâm thần kinh khác như lo âu, trầm cảm đang ngày càng phổ biến trong xã hội.
Bạn có thể lựa chọn bổ sung thêm probiotics, tuy nhiên cần lưu ý không phải bất cứ chế phẩm probiotics nào cũng có tác dụng giảm stress. Probiotics được sử dụng để giảm stress và các rối loạn tâm thần kinh là phải những chế phẩm được nghiên cứu và lựa chọn được những chủng lợi khuẩn có tác dụng nổi trội trên điều hòa dẫn truyền thông tin của trục não ruột. Chế phẩm probitoics đầu tiên trên thế giới được thiết kế cho mục đích giảm stress và các rối loạn tâm thần kinh có tên gọi là Ecologic Barrier ( Cerebio ) do các nhà khoa học của Wincolve – Hà Lan nghiên cứu thành công và hiện đang áp dụng rộng rãi tại 17 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Cerebio sản phẩm dùng cho người bị trầm cảm, căng thẳng ( stress ), mệt mỏi, lo lắng, đau đầu…
>> Lời khuyên cho người mắc stress
Nếu có những dấu hiệu trên hãy lưu tâm đến vấn đề stress của bản thân bởi stress nặng có thế đánh gục chúng ta bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Trong mọi hoàn cảnh hãy chuẩn bị cho bản thân, gia đình và người thân yêu những kiến thức về bệnh để xử lý căn nguyên của bệnh kịp thời
Theo Benhlytramcam.vn
Tôi phải làm sao
Căng thẳng mệt mỏi
Em cảm thấy đầu óc rối bời nhiều lúc tự đập đầu mình vào vật gì đó
Chào bạn,
Những triệu chứng như bạn mô tả kéo dài bao lâu rồi? Nếu chúng xuất hiện thường xuyên, hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục trên 2 tuần trở lên thì rất có thể bạn đã bị trầm cảm. Khi đó bạn cần thiết phải tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị.
Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
– Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
– Tập Yoga hoặc thiền.
– Nghe nhạc, đọc sách.
– Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
– Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Chồng em hay suy nghĩ tiêu cực, có hành động quá khích, mất kiểm soát hay mất ngủ là dấu hiệu stress phải không?
Chào bạn,
Trong trường hợp này bạn cần đưa chồng tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám. Những triệu chứng này có thể không chỉ là stress mà còn liên quan tới các rối loạn tâm thần khác như lo âu, trầm cảm.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Tôi dạo gần đây thi thoảng bị đau đầu nhói rồi hết đầu như bị căng đây có phải dấu hiệu của stress ko ạ?
Chào bạn,
Những triệu chứng bạn mô tả có thể là do stress cấp tính.
Để giảm bớt stress bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
– Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
– Tập Yoga hoặc thiền.
– Nghe nhạc, đọc sách.
– Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
– Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Cho em hỏi, mỗi khi người khác nhìn vào mình thì hay bị rối loạn run ở đầu là bệnh gì vậy ạ
Chào bạn,
Triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới chứng rối loạn lo âu. Để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời bạn nên thăm khám ở cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần nhé.
Bên cạnh đó, để giảm bớt lo âu bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
– Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
– Tập Yoga hoặc thiền.
– Nghe nhạc, đọc sách.
– Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
– Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Mình bị trầm cảm
Chào bạn,
Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do vậy khi có những biểu hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh bạn nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh bạn có thể tham khảo:
Ở thành phố Hồ Chí Minh :
-Bệnh viện đại học y dược
-Bệnh viện tâm thần TP.HCM
-Bệnh viện nguyễn tri phương
– Bệnh viện 115
-Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.
Ở Hà Nội :
-Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
-Bệnh viện tâm thần trung ương
-Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
-Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
-Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
-Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Tôi có biểu hiện không biết giao tiêsp với người đối diện như thế nào ? luôn không nhớ được nội dung dự viêc khi vừa nói chuyện xong hay lo lắng ? xin bác sĩ tư vấn đó là bịnh lý gỉ ? Cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn,
Không biết những triệu chứng kể trên đã diễn ra bao lâu rồi? Triệu chứng của bạn là mất tập trung, giảm trí nhớ và lo lắng quá mức, nếu kéo dài trên 2 tuần có thể gợi ý tới rối loạn lo âu. Để chẩn đoán chính xác bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám sớm nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Dạo gần đây chồng em làm việc khá là nhiều, gần như là liên tục do công ty thiếu người mà bộ phận của chồng em chưa tuyển thêm người được. Anh ấy làm một ngày cả tăng ca lên đến 12 tiếng, dạo gần đây em mới phát hiện ra là chồng em bắt đầu có suy nghĩ hướng tiêu cực mỗi lần cãi vã với em, đồng thời anh ấy nói anh ấy sợ người khác nhìn thấy anh ấy rồi sợ anh ấy, hay suy nghĩ quá lên dù đôi khi sự việc không hề tiến triển đến mức đó. Vì anh ấy là người khá nhảy cảm và trầm tính, sống khá khép mình nên em không thể đưa anh ấy đến bác sĩ tâm lý được. Mong rằng bác sĩ có thể tư vấn cho em về trường hợp của chồng em. Em cảm ơn ạ.
Chào bạn,
Trường hợp của chồng bạn có thể do áp lực công việc trong thời gian dài dẫn tới trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn nên dành thời gian nói chuyện với chồng nhiều hơn để giải tỏa bớt áp lực tâm lý, tránh tranh cãi khi nói chuyện. Đồng thời nên chủ động hỗ trợ chồng trong công việc nhà để chồng có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Bạn có thể đề nghị chồng cùng mình thường xuyên chạy bộ, hoặc học yoga, thiền, đọc sách… Ngoài ra có thể sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm stress, lo âu, trầm cảm như Cerebio (Ecologic Barrier). Liều dùng 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
Hi vọng chồng bạn sẽ sớm lấy lại cân bằng.
tÔI CÓ MỘT SỐ DẤU HIỆU CỦA BỆNH TRẦM CẢM. MUỐN ĐƯỢC TƯ VÁN
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline 0903294739 để được hỗ trợ.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Bác si cho em hỏi về căn bênh về tâm lý
Biểu hiện khi căng thẳng quá thì cơ thể tự nhiên không còn sức và kềm theo tê có nhũng suy nghĩ sợ hãi không kiểm soát được cảm súc
Hay quên học không nhớ gì
Tâm trạng hay thất thường cấu gắt
Có khi vì một câu nói suy nghĩ mãi tâm trạng xuất hiện ý nghĩ tổn thương…
Chào bạn,
Những triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới chứng rối loạn lo âu. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,