Stress sau sinh và những dấu hiệu cảnh báo

    Khoảng 9% phụ nữ có những rối loạn stress sau sinh con. Thông thường phụ nữ sau sinh thường có tâm lý nhạy cảm cộng với sức khỏe bị giảm đi đáng kể sẽ dễ dàng xuất hiện những lo lắng, mệt mỏi. Đây cũng là ngọn nguồn gây ra những căng thẳng và stress cho người phụ nữ. Cùng benhlytramcam.vn tìm hiểu về stress sau sinh và những dấu hiệu cảnh báo bệnh nhé.

    Stress sau sinh và những dấu hiệu cảnh báoStress sau sinh và những dấu hiệu cảnh báo

    Hiểu về stress sau sinh

    Những ngày gần đây trên các phương tiện truyền thông có đưa nhiều thông tin về một người mẹ trẻ giết chết con mình và đang được tiến hành kiểm tra về các vấn đề tâm lý. Tất cả chúng ta lúc này mới nhận ra sự nguy hiểm và mất kiểm soát của các bệnh tâm lý. Một trong những vấn đề tiền tâm lý có thể kể đến là những căng thẳng stress.

    Với những bà mẹ sau sinh dù đã được chuẩn bị tâm lý kỹ càng về cả tâm lý và kiến thức nền của việc chăm sóc trẻ nhưng khi đối diện với việc phải chăm sóc một đứa trẻ người phụ nữ không thể tránh khỏi những áp lực, áp lực này sẽ càng ngày một lớn phụ thuộc vào tâm sinh lý của đứa trẻ. Nếu trẻ ngủ ngoan thì mẹ cũng có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng cho cơ thể sau lần vượt cạn. Còn nếu trẻ bất thường không chịu ăn ngủ sẽ dẫn đến lo lắng, suy nghĩ cho người mẹ. Đồng thời việc một mình chăm sóc con mà không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào của chồng và người thân cũng là nguyên nhân gây gia tăng stress căng thẳng sau sinh.

    stress sau sinh những dấu hiêuStress sau sinh gây ra cho người phụ nữ nhiều mệt mỏi về thể chất và tinh thần

    Nghiên cứu khoa học cho thấy, có đến 30 đến 90% phụ nữ sau sinh mắc các bệnh liên quan đến cảm xúc, họ dễ buồn hơn và dễ dao động hơn. Có tới khoảng 20% bị trầm cảm sau sinh nguy hiểm, số còn lại thì phải chịu những áp lực con cái gia đình, áp lực bản thân gây ra những stress sau khi sinh nở. Tại sao lại có áp lực về bản thân. Bởi sau khi sinh các hormone nội tiết tố nữ bị sụt giảm trầm trọng khiến người phụ nữ nhạy cảm với tất cả mọi vấn đề, gây ra những luồng suy nghĩ tiêu cực, không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe của bản thân mà còn có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con trẻ.

    >> Có thể bạn muốn đọc: Trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

    Biểu hiện của stress sau sinh

    Stress sau sinh gây ra cho người phụ nữ những khó khăn trong cuộc sống. Không chỉ gây ra những triệu chứng tâm lý mà stress còn gây ra những triệu chứng thể chất gây khó chịu nhất định. Chúng ta thường để tâm vấn đề stress của mẹ bầu sau sinh khi nó đã có những hệ lụy gây hại cho cả mẹ và bé. Nếu bệnh nhẹ thì sẽ ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của người phụ nữ, ảnh hưởng đến chồng và thai nhi không được chăm sóc tốt. Nếu bệnh nặng người phụ nữ sẽ có ý nghĩ tự tử để thoát khỏi vấn đề stress sau sinh của bản thân hoặc làm hại con, xuất hiện những rối loạn lo âu hoang tưởng và gia tăng mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm. Một số triệu chứng của stress sau sinh cần phải để tâm:

    Suy nhược cơ thể

    stress sau sinh những dấu hiêuSuy nhược cơ thể là dấu hiệu nhận biết phụ nữ bị stress sau sinh

    Nhiều sản phụ cảm thấy tâm trạng bất an, đau khổ bao trùm lên cuộc sống của mình mà không thể thoát ra được, tất nhiên hầu hết những vấn đề này đều không rõ được gây ra bở lý do cụ thể nào cả. Người phụ nữ dễ dàng rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên cả về suy nghĩ và thể chất. Lâu dần sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể trầm trọng. Suy nhược cơ thể cũng có thể được coi là một trong những dấu hiệu đầu tiên để phát hiện stress ở các sản phụ. Khi thấy người thai phụ luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn vô cớ hãy để tâm đến vấn đề stress sau sinh.

    Luôn trong trạng thái lo lắng đến ám ảnh

    Những sản phụ sau sinh thường có nhiều suy nghĩ lo lắng hơn người bình thường. Những lo lắng về sức khỏe của bản thân sau lần vượt cạn, lo lắng về sức khỏe của con kèm với đó là những cơn đau đầu, đau cơ khiến những lo lắng về sức khỏe bản thân càng bị đẩy lên cao. Những lo lắng sẽ dần biến thành những ám ảnh của người sản phụ. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của vấn đề stress sau sinh nguy hiểm.

    Mất tập trung và khó thư giãn

    Một trong những dấu hiệu khác cũng như là khó khăn của người phụ nữ sau sinh đó là tình trạng mất tập trung trong mọi vấn đề, không chỉ trong công việc mà việc giải trí đối với họ cũng không được trọn ven. Sau sinh người phụ nữ hầu như phải ngồi một chỗ nên gây ra cho họ những điều sự bí bách khiến tâm trạng cũng không thể thoải mái và tập trung làm điều gì cả. Một bản nhạc có thể có tác dụng thư giãn và tăng độ tập trung đối với người bình thường nhưng lại vô dụng với phụ nữ sau sinh. Vậy nên người chồng hãy trò chuyện với vợ, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống gia đình để người vợ có thể thoải mái và thư giãn nhất.

    Rối loạn giấc ngủ

    stress sau sinh những dấu hiêuLuôn xuất hiện những rối loạn về giấc ngủ sau 8 tuần khi sinh

    Người sản phụ dù rất muốn ngủ nhưng không thể ngủ ngay cả khi em bé ngủ rất ngon. Đây là một trong những dấu hiệu của stress sau sinh. Hầu hết những bà mẹ gặp tình trạng này đều cho biết bản thân luôn cảm thấy thao thức, bồn chồn khó đi vào giấc ngủ, họ thường có khuynh hướng thức để kiểm tra xem con ngủ có ngon không hay có điều gì bất thường không hay một số thì không thể nào đi vào được giấc ngủ dù cũng không quan tâm đến giấc ngủ của con. Theo thống kê của các nhà khoa học hiện tượng rối loạn giấc ngủ thường xảy ra 8 tuần sau khi sinh. Đây cũng là là nguyên nhân làm gia tăng vấn đề stress và các bệnh tâm lý nguy hiểm khác.

    Mất hứng thú tình dục

    Do sự sụt giảm giảm đột ngột của nội tiết tố estrogen khiến người sản phụ dễ rơi vào vấn đề lãnh cảm, mất hứng thú trong chuyện quan hệ tình dục tạo ra khoảng cách lớn giữa vợ và chồng. Cũng có nhiều lý do cho rằng lý do này do những lo lắng bộn bề về chuyện nuôi con và kinh tế cho con cái. Dù lý do là như thế nào thì những dấu hiệu này về lâu dài sẽ gây ra những rắc rối cho cuộc sống vợ chồng của người bệnh.

    Có suy nghĩ tự tử

    stress sau sinh những dấu hiêuSuy nghĩ tự tử luôn thường trực với người phụ nữ

    Có rất nhiều trường hợp người phụ nữ luôn suy nghĩ và ám ảnh về việc bản thân mình là mối nguy hại cho gia đình nên luôn có cảm giác tội lỗi. Ý nghĩ tự tử cũng từ đó mà xuất hiện. Nếu thấy người sản phụ có những hành vi tự làm hại bản thân mình hoặc làm hại những người xung quanh thì cần chú ý đến vấn đề tâm lý của họ và xử lý kịp thời.

    Khó gắn kết với con

    stress sau sinh những dấu hiêuKhó khăn trong việc gắn kết với con

    Với tình yêu con vô biên của người phụ nữ thì có con là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời họ. Tuy nhiên với áp lực cao của cuộc sống hiện đại có không ít những sản phụ có những suy nghĩ khó gắn kết với con, áp lực nguồn lực kinh tế trong vấn đề nuôi con. Sau vài tuần mà sợi dây tình cảm này không được khắc phục thì cần tìm gặp bác sĩ tâm lý để giải tỏa đồng thời tìm ra những nguyên nhân khắc phục nó. Sự gắn kết với con rất quan trọng, không những giúp con trẻ có thể lớn lên trong tình yêu thương mà còn tránh được những hệ lụy nghiêm trọng do vấn đề stress sau sinh gây ra.

    Rối loạn ăn uống

    Stress thường khiến cho phụ nữ sau sinh chán ăn hoặc ăn nhiều hơn so với bình thường. Những thay đổi về hormone và tâm sinh lý khiến người phụ nữ sau sinh có thể bị rối loạn ăn uống, đây được coi là điều bình thường nhưng nếu có rối loạn này đi kèm với các triệu chứng mất ngủ, lo âu căng thẳng thì không nên xem thường, rất có thể đây là một dấu hiệu cảnh bảo bệnh tâm lý nguy hiểm.

    Dưới đây là dấu hiệu stress sau sinh, vấn đề này ngày càng được xã hội để tâm vì mang nhiều những hệ lụy nguy hiểm. Do vậy các ông chồng hãy ở bên chăm sóc, gần gũi và tháo gỡ các vấn đề tâm lý cho sản phụ để có thể tránh đc các nguy cơ nguy hiểm

    >>Tìm hiểu tiếp cách giải tỏa stress trong bài: Giải tỏa căng thẳng stress bằng cách nào?

    huynguyen - 11 Tháng Mười Một, 2019

    Bình luận về bài viết

    1. bùi khánh an đã bình luận

      từ khi e sinh đến h cũng được một năm oy ạ e thường xuyên bị mất ngủ chán ăn dễ khóc và hay dỗi ck vô cớ dễ xúc động và khóc một mình những lúc ngủ suy nghĩ lại xuất hiện trong đầu k ngủ đc lời nói của mẹ ck cứ văng vẳng bên tai đấy có phải bị stress k ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những triệu chứng bạn mô tả nếu xuất hiện thường xuyên và đã kéo dài liên tục từ 2 tuần trở lên thì có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần đề được thăm khám chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
        Nếu chưa có điều kiện thăm khám được ngay bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện trạng thái tâm lý của mình:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    2. Trần Thị Như Ngọc đã bình luận

      Năm nay e đc 18t e mới sinh con đc 1thang 2ngay e rất ít sữa và luôn bị stress vì điều này, e luôn thấy chán ăn và mệt mỏi đau nhức người mặc dù k phải lm gì e ko thể nào ngủ sâu đc kể cả lúc con e ngủ ngoan e hay buồn bã mặc dù k có lí do và thường xuyên khóc lóc khi một mình còn lúc có người e lại không muốn tiếp xúc với họ nhiều lúc con khóc e lại là hét mất kiểm soát nhưng 1 vài giây sau đó lại ôm con khóc liên tục. Giúp em với ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Hầu hết phụ nữ sau sinh đều dễ bị thay đổi tính tình, dễ cáu giận, dễ khóc lóc, tủi thân…Sự thay đổi này được gọi là trạng thái baby blues và thường kéo dài trong 2 tuần đầu sau khi sinh bé. Tuy nhiên, trường hợp của bạn tình trạng của bạn nếu kéo dài lâu hơn thì rất có thể bạn đang bị trầm cảm sau sinh. Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh là do những thay đổi nội tiết tố, áp lực chăm con, tự ti về ngoại hình, người phụ nữ phải thức đêm chăm con…Bạn nên sớm nói tình trạng của mình với người thân để được hỗ trợ tìm cơ sở khám và điều trị thích hợp nhé. Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        – Bệnh viện đại học y dược
        – Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        – Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        – Bệnh viện tâm thần trung ương
        – Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        – Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        – Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        – Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Phương pháp điều trị đối với trầm cảm sau sinh có thể bao gồm cả thuốc và tâm lý trị liệu.

        Ngoài điều trị với thuốc bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm an toàn để hỗ trợ giảm triệu chứng căng thẳng, lo âu và trầm cảm như Cerebio (Ecologic Barrier). Đây là sản phẩm spychobiotics chứa những chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt có tác dụng lên hệ trục não – ruột, được chứng minh có tác dụng giúp giảm stress, lo âu và trầm cảm và sử dụng an toàn cho phụ nữ mang thai, cho con bú. Sử dụng 1 gói/ngày trong tối thiểu từ 1-3 tháng có thể đem lại hiệu quả rất tốt.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    3. Mầu Thị Lan đã bình luận

      E mới sinh mổ được 9d nhưng e bị mất ngủ dù không phải chăm con nhiều. E luôn trong trạng thái lo âu suy nghĩ vớ vẩn và chán ăn. Dễ xúc động và khóc một mình. Liệu có cách nào để khắc phục ko ạ.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Sau khi sinh phụ nữ có 1 giai đoạn gọi là “baby blues”, khi đó người phụ nữ rất nhạy cảm, dễ thay đổi cảm xúc, dễ bị tổn thương và thường kéo dài từ vài giờ cho tới 1-2 tuần sau sinh.
        Những triệu chứng bạn mô tả như thay đổi cảm giác ngon miệng, khó ngủ, dễ thay đổi cảm xúc…là những triệu chứng thường gặp sau khi sinh và sẽ tự hết sau khoảng 2 tuần. Bạn có thể chia sẻ với chồng hoặc người thân để được hỗ trợ trong vấn đề chăm sóc con và sử dụng thực phẩm chức năng an toàn cho phụ nữ cho con bú như Cerebio để giảm các triệu chứng tâm lý.

        Tuy nhiên, nếu triệu chứng của bạn kéo dài sau 2 tuần không hết, hoặc có kèm theo các triệu chứng trầm cảm nặng như tâm trạng chán nản, mất sự hài lòng, cảm giác vô giá trị, vô vọng và bất lực ; suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử hoặc tổn thương một ai đó, thì bạn nên tới gặp bác sỹ để thăm khám và điều trị nhé.

        Chúc bạn và bé mạnh khỏe,

    4. Minh Thi đã bình luận

      Em vừa sanh được 16 ngày, em ra ít sữa và em luôn thấy dằn vặt vì điều đó, đó có phải là stress sau sinh không? Em không thể thư giãn đầu óc, không thấy gắn kết với con mình… Hãy giúp em.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Sau sinh người phụ nữ phải đối mặt với cả những thay đổi về mặt sinh lý và áp lực nuôi con, vì vậy giai đoạn này rất dễ rơi vào trạng thái bị stress, hoặc thậm chí trầm cảm sau sinh. Việc ít sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chế độ ăn và trạng thái tâm lý đóng vai trò rất quan trọng. Bạn cố gắng giữ tinh thần thoải mái thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho sữa về nhiều. Việc ít sữa không phải là lỗi do bạn. Có nhiều trường hợp mẹ không có sữa thì vẫn có thể có lựa chọn thay thế là dùng sữa công thức, vậy nên không cần phải lo lắng quá mức bạn nhé!

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!