Đôi khi triệu chứng trầm cảm không được cải thiện thậm chí đã điều trị. Vậy chúng ta có thể làm gì trong tình huống này?
Mục lục bài viết
Thế nào là trầm cảm đề kháng điều trị?
Người bị trầm cảm đang điều trị nhưng triệu chứng trầm cảm không được cải thiện
Nếu bạn đang điều trị trầm cảm nhưng các triệu chứng không cải thiện, có thể bạn rơi vào tình trạng trầm cảm kháng điều trị. Thông thường sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc tâm lý trị liệu làm thuyên giảm triệu chứng trầm cảm ở phần lớn bệnh nhân. Nhưng đối với trường hợp trầm cảm đề kháng điều trị, các biện pháp điều trị tiêu chuẩn là không đủ. Nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm và các triệu chứng trầm cảm vẫn tiếp diễn, hãy hỏi bác sĩ điều trị để được tư vấn và điều trị thêm các tình trạng sức khỏe tâm thần.
Bác sĩ tâm lý sẽ xem xét lại toàn bộ tình trang bệnh của bạn và có thể sẽ hỏi những câu sau:
- Tình hình cuộc sống của bạn có thể góp phần nào đó vào bệnh trầm cảm
- Cân nhắc đáp ứng của bạn đối với điều trị , bao gồm thuốc, liệu pháp tâm lý hoặc các biện khác mà bạn đã điều trị
- Xem xét lại tất cả các thuốc bạn đã dùng,bao gồm các thuốc kê đơn, thuốc không cần kê đơn và các sản phẩm từ cây cỏ.
- Thảo luận về các thuốc bạn đang được kê đơn và các bước điều trị kế tiếp
- Cân nhắc các tình trạng sức khỏe thực thể khác mà đôi khi có thể gây ra hoặc làm xấu đi bệnh trầm cảm như rối loạn tuyến giáp, đau mạn tính hoặc các vấn đề về tim
- Xem xét chẩn đoán các tình trạng sức khỏe tâm thần khác như rối loạn lưỡng cực có thể gây ra hoặc làm xấu đi bệnh trầm cảm và cần biện pháp điều trị khác; trầm cảm nhẹ dai dẳng hoặc rối loạn nhân cách góp phần làm bệnh lý trầm cảm không cải thiện được.
Các triệu chứng trầm cảm đề kháng điều trị có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng và cần thử nhiều mục tiêu để xác định xem cái gì có thể giúp cải thiện được.
Các chiến lược dùng thuốc
Nếu bạn đã dùng thuốc chống trầm cảm và chưa thấy hiệu quả thì cũng đừng mất hy vọng. Có thể đơn giản chỉ là chưa tìm được đúng liều thuốc cần dùng hoặc có thể cần phối hợp thuốc để đạt hiệu quả. Có một số lựa chọn mà bác sĩ điều trị có thế trao đổi với bạn:
- Cần thêm thời gian cho thuốc bạn đang sử dụng. Các thuốc chống trầm cảm và các biện pháp điều trị thuốc khác thường cần 4-8 tuần để có hiệu quả đầy đủ và tác dụng phụ sẽ giảm bớt. Đối với một số bệnh nhân có thể sẽ cần thời gian dài hơn..
- Tăng liều thuốc nếu cần thiết. Mỗi bệnh nhân đáp ứng với thuốc khác nhau, bạn có thể cần liều cao hơn để đạt hiệu quả. Hãy trao đổi với bác sĩ xem đó có phải là một lựa chọn của bạn – không tự ý thay đổi liều dùng của thuốc vì có nhiều yếu tố tham gia vào việc quyết định liều đúng nhất.
- Đổi thuốc chống trầm cảm khác. Đối với nhiều bệnh nhân, thuốc chống trầm cảm đầu tiên không có hiệu quả, bạn cần thử nhiều thuốc khác nhau trước khi tìm ra loại thuốc có hiệu quả đối với mình.
- Kết hợp thêm nhóm thuốc chống trầm cảm khác. Bác sĩ điều trị có thể kê 2 nhóm thuốc thuốc chống trầm cảm khác nhóm cho bạn tại cùng một thời điểm. Đó là cách mà các loại thuốc sẽ tác động lên nhiều chất hóa học trong não liên quan tới tâm trạng. Các chất hóa học này là các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, serotonin và norepinephrine.
- Kết hợp thêm một thuốc thường dược dùng cho tình trạng bệnh khác. Bác sĩ có thể kê một thuốc thường dùng cho các tình trạng bệnh lý thực thể hoặc tâm thần khác cũng với thuốc chống trầm cảm, gồm thuốc điều trị tâm thần, thuốc an thần, chống lo lắng, homron tuyến giáp hoặc các thuốc khác.
- Cân nhắc thử genotype cytochrome P450 (CYP450) nếu sẵn có. Test này nhằm kiểm tra các gen đặc biệt cho biết cơ thể bạn chuyển hóa thuốc tốt như thế nào. Do có những đột biến gen dẫn tới thay đổi trong men cytochrome P450 mà các thuốc có thể ảnh hưởng khác nhau đến các bệnh nhân. Nhưng xét nghiệm này không cho chúng ta biết một thuốc chống trầm cảm có hiệu quả hay không mà chỉ cung cấp một vài đầu mối.
Tư vấn tâm lý
Tư vấn tâm lý với các nhà tâm lý, chuyên gia các bệnh về tâm thần khác có hiệu quả rất khác nhau. Đối với nhiều bệnh nhân sự kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và thuốc cho kết quả tốt nhất. Trị liệu tâm lý có thể phát hiện những vấn đề tiềm ẩn có thể góp phần vào bênh lý trầm cảm của bạn. Ví dụ, trị liệu tâm lý có thể giúp bạn:
Gặp gỡ chuyên gia tâm lý để điều trị trầm cảm được tốt nhất
- Tìm cách tốt nhất để đương đầu với những thách thức của cuộc sống
- Giải quyết các chấn thương cảm xúc trong quá khứ
- Kiểm soát các mối quan hệ một cách lành mạnh hơn
- Học cách làm giảm áp lực trong cuốc sống
- Giải quyết các vấn đề
Nếu tư vấn tâm lý không có hiệu quả, hãy trao đổi với bác sĩ tâm lý của bạn để thử mục tiêu khác hoặc cân nhắc gặp người tư vấn tâm lý khác. Cũng như điều trị bằng thuốc, bạn có thể phải thử nhiều cách để tìm ra biện pháp có hiệu quả đối với mình.
Trị liệu tâm lý đối với trầm cảm gồm:
- Liệu pháp hành vi nhận thức. Dạng tư vấn phổ biến này giải quyết các suy nghĩ, hành vi cảm giác ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn. Nó giúp bạn xác định và thay đổi những cách suy nghĩ tiêu cực và dạy bạn các kỹ năng phản ứng với những thách thức trong cuộc sống theo cách tích cực.
- Liệu pháp chấp nhận và cam kết. Một dạng của trị liệu hành vi nhận thức, liệu pháp chấp nhận và cam kết giúp bạn có được hành vi tích cực cho dù khi bạn có suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Nó được áp dụng cho tình trạng trầm cảm đề kháng điều trị.
- Trị liệu tâm lý giao tiếp: tập trung vào giải quyết các vấn đề liên quan tới các mối quan hệ có thể góp phần vào bệnh trầm cảm của bạn.
- Liệu pháp gia đình hoặc hôn nhân. Có sự tham gia của các thành viên trong gia đình hoặc chồng bạn trong quá trình tư vấn. Loại bỏ căng thắng trong các mối quan hệ của bạn có thể giúp điều trị trầm cảm
- Điều trị tâm động. Mục tiêu là giúp bạn giải quyết các vấn đề cơ bản liên quan tới bệnh trầm cảm của bạn bằng cách khám phá các cảm giác và niềm tin sâu xa của bạn.
- Trị liệu hành vi biện chứng. Giúp bạn xây dựng các chiến lược chấp nhận và kỹ năng giải quyết vấn đề. Trị liệu này rất hữu ích cho những trường hợp có các suy nghĩ tự tử dai dẳng hoặc hành vi tự làm thương chính mình – những biểu hiện đối khi liên quan tới trầm cảm kháng điều trị.
- Trị liệu tâm lý theo nhóm. Bao gồm nhóm người đang cố gắng chiến đấu với bệnh trầm cảm làm việc với nhau cùng với một nhà tâm lý trị liệu
Các phương pháp khác để điều trị trầm cảm
Nếu điều trị bằng thuốc và tâm lý không có hiệu quả, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn điều trị thêm nữa:
Liệu pháp xung điện ( Electroconvulsive therapy -ECT).
Trong khi bạn ngủ, một liều điện từ đã được tính toán kỹ lưỡng sẽ đi qua não của bạn. ETC dường như gây ra những thay đổi các chất hóa học trong não bạn và có thể nhanh chóng đảo ngược các triệu chứng của trầm cảm nặng.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ECT mang lại lợi ích nhất định đối với bệnh nhân mắc chứng tâm thần phân liệt. Phương pháp này được áp dụng cho người bị trầm cảm mạn tính. Đây là dạng điều trị phổ biến ở EU, và hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu hỗ trợ việc sử dụng phương pháp để trị tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, một số nghiên cứu ở người có triệu chứng không phản ứng với phương pháp khác lại đáp ứng tốt với ECT.
ECT thường được áp dụng ba lần một tuần. Bệnh nhân có thể yêu cầu tối thiểu ba hoặc bốn buổi trị liệu hoặc tối đa 12 đến 15. Phương pháp ECT hiện đại không gây đau như phương pháp trong những thập kỷ trước khi mới hình thành phương pháp ECT.
Mất trí nhớ là tác dụng phụ tiêu cực chính của ECT. Vấn đề liên quan đến trí nhớ thường phục hồi trong vài tháng sau lần điều trị cuối cùng.
Phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ lặp lại (TMS) Repetitive transcranial magnetic stimulation (rTMS).
Thường sử dụng khi phương pháp xung điện không hiệu quả. TMS sử dụng trường điện từ kích thích các tế bào thần kinh trong não để cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Quá trình điều trị bao gồm áp dụng TMS 16 phút mỗi ngày trong bốn ngày liên tục.
Kích thích thần kinh phế vị ( Vagus nerve stimulation – VNS).
Nhìn chung phương pháp này chỉ được dùng sau khi các phương pháp kích thích não khác như ECT, TMS không thành công trong việc cải thiện các triệu chứng của trầm cảm. VNS kích thích thần kinh phế vị bằng các xung điện . Phương pháp này sử dụng một thiết bị được cấy vào ngực của bạn và có một đường dây nối với thần kinh phế vị ở cổ. Các tín hiệu điện từ thiết bị cấy đi theo thần kinh phế vị tới các trung tâm tâm tạng trong não và cải thiện các triệu chứng của trầm cảm
Các bước khác bạn có thể làm
Ghi nhớ lịch hẹn điều trị và đừng bao giờ bỏ lỡ lần nào
- Đánh dấu vào kế hoạch điều trị của bạn. Đừng bỏ bất kể một phiên điều trị hoặc cuộc hẹn nào. Tất cả các biện pháp điều trị đều cần thời gian để có hiệu quả, thậm chí ngay cả khi bạn cảm thấy tốt hơn cũng đừng bỏ thuốc điều trị. Nếu bạn ngưng, các triệu chứng trầm cảm có thể quay trở lại và bạn sẽ đối mặt với hội chứng cắt thuốc. Nếu tác dụng phụ hoặc chi phí điều trị là một vấn đề đối với bạn hãy thảo luận với bác sĩ điều trị.
- Hãy ngừng uống hoặc sử dụng các thuốc giải trí. Nhiều bệnh nhân trầm cảm uống quá nhiều đồ uống có cồn hoặc sử dụng các thuốc giải trí hoặc cần sa. Khi sử dụng trong thời gian dài, đồ uống có cồn và thuốc có thể làm các triệu chứng trầm cảm xấu đi và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Điều trị trầm cảm có thể không đạt được hiệu quả tận tới khi bạn từ bỏ được các đồ uống hoặc thuốc trên..
- Kiểm soát căng thẳng. Các vấn đề về quan hệ, khó khăn tài chính, cuộc sống và công việc không hạnh phúc… tất cả có thể góp phần gây căng thẳng và làm xấu đi các triệu chứng của trầm cảm. Hãy thử các kỹ thuật làm giảm căng thẳng như yoga, thiền, viết nhật ký các suy nghĩ của bạn…
- Ngủ tốt . Một giấc ngủ kém có thể làm tình trạng trầm cảm xấu đi. Chất lượng giấc ngủ bao gồm thời gian ngủ có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn, mức độ năng lượng, khả năng tập trung và phục hồi đối với căng thẳng. Nếu bạn có vấn đề về giấc ngủ, hãy hỏi bác sĩ về các cách cải thiện giấc ngủ của bạn.
- Tập luyện thường xuyên. Tập luyện có tác động trực tiếp đối với tâm trạng. Thậm chí các hoạt động thể chất như làm vườn, đi bộ cũng giúp cải thiện căng thẳng, giấc ngủ và giảm bớt triệu chứng trầm cảm.
DS. Thanh Hương
Nguồn: Mayoclinic
Tư vấn trực tuyến