Đối tượng nào, độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh trầm cảm. Đặc biệt phụ nữ là những người nhạy cảm về mặt cảm xúc nên họ dễ chịu tổn thương trước những sự kiện chấn động của cuộc sống. Vì vậy, là phụ nữ bạn cần biết về bệnh trầm cảm để học cách phòng tránh và vượt qua nó dễ dàng.
Mục lục bài viết
Đối tượng trầm cảm ở phụ nữ
Trầm cảm ở phụ nữ mang thai
Trầm cảm trước sinh hay còn gọi là trầm cảm ở thời kỳ thai nghén. Theo một nghiên cứu của Trung tâm trầm cảm tại Michigan thì có khoảng 10% phụ nữ mang thai bị mắc các chứng muộn phiền, một số lượng không nhỏ trong đó sẽ tiếp tục bị trầm cảm sau sinh, thế nhưng có tới 2/3 số trường hợp không được chữa trị
Chứng trầm cảm trước sinh được coi là có liên quan đến sự thay đổi hormone nội tiết. Tuy nhiên có thêm nhiều yếu tố khác đóng góp vào sự phát triển của bệnh trầm cảm trong thời gian mang thai của phụ nữ. Một số người chịu áp lực về công việc, tài chính hay họ chưa sẵn sàng để có con…tất cả đều có thể cộng hưởng góp phần hình thành một sự khủng hoảng về tâm lý thời kỳ tiền sản.
Những nỗi buồn dai dẳng và hàng loạt cảm xúc tiêu cực khác dần dần đã khiến họ thay đổi cả về thói quen và nhận thức của mình. Một mặt nó ảnh hưởng nặng nề đến thể chất của người mẹ khiến họ suy nhược cơ thể. Song song với đó chứng trầm cảm thai kỳ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sinh non vì người mẹ không đủ sức khỏe hoặc để lại các biến chứng sau này về sự phát triển não bộ cho trẻ nhỏ.
Chi tiết với bài viết: Chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai
Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
Những người đã có tiền sử trầm cảm trước đó hoặc bị trầm cảm lúc mang thai thì rất có thể sẽ bị trầm cảm sau sinh. Về cơ bản, trầm cảm sau sinh dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng “baby blue” – một thời kỳ u ám ngắn ngủi của hầu hết thai phụ sau sinh khoảng 2 tuần. Thế nhưng, các dấu hiệu về trầm cảm có xu hướng kéo dài và diễn ra âm thầm. Đôi khi, chính người nhà cho đó là những biểu hiện bình thường nên không quan tâm và để ý tới sản phụ. Chỉ đến khi kết quả đau thương xảy ra, người ta mới nghĩ lại về những dấu hiệu ban đầu.
Theo thống kê, có khoảng 15% phụ nữ bị trầm cảm trong khoảng 3 tháng đầu sau sinh. Trầm cảm sau sinh cũng có căn nguyên tương tự với những trường hợp của trầm cảm trước sinh. Sự tụt giảm hormone nội tiết làm thay đổi về chuyển hóa miễn dịch và huyết áp khiến họ dễ mất cân bằng cảm xúc và thường xuyên mệt mỏi. Thế nhưng, áp lực và lo lắng của việc làm mẹ đặc biệt là những mẹ đẻ con so thường khiến họ thực sự khủng hoảng với chính bản thân mình.
Chi tiết hơn trong bài viết: Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh 10 người 8 người mắc
Trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh
Mãn kinh, tiền mãn kinh là một mốc quan trọng về sức khỏe của phụ nữ và ai cũng phải trải qua giai đoạn này. Khi bước vào tuổi mãn kinh người phụ nữ có nhiều thay đổi về mặt cơ thể, tâm sinh lý bởi sự suy giảm nội tiết tố. Một trong những vấn đề sức khỏe mà phụ nữ thời kỳ này phải đối mặt đó là có nguy cơ cao rơi vào trạng thái trầm cảm.
Nguyên nhân gây trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh mãn kinh hiện chưa được đưa ra chính xác nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: “Bước vào tuổi tiền mãn kinh, người phụ nữ có sự thay đổi lớn về thể chất và tinh thần, nguyên nhân là do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Thời kỳ tiền mãn kinh lượng estrogen lên xuống thất thường, sự tăng giảm thất thường này là nguyên nhân khiến phụ nữ tuổi tiền mãn kinh vô cùng khó chịu cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Còn tới thời kỳ mãn kinh thực sự, lượng estrogen suy giảm nghiêm trọng. Sự mất cân bằng hormone trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh được coi là yếu tố then chốt khiến phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ cao bị trầm cảm”.
Trầm cảm không đơn thuần là nỗi buồn, nó là sự rối loạn cảm xúc thực sự
Trầm cảm và buồn bã là 2 điều khác nhau nhưng có liên quan đến nhau. Nỗi buồn là một cảm xúc bình thường trong cuộc sống hằng ngày của bạn nhưng nó không kéo dài lâu. Thời tiết xấu hay vừa cãi vã với chồng có thể khiến bạn buồn chán nhưng nó sẽ mau qua thôi. Bạn vẫn có thể hạnh phúc chỉ vài giây sau đó nếu như nhận được một tin vui chẳng hạn. Một trong những biểu hiện đáng nói của chứng trầm cảm là cảm xúc buồn, tuy nhiên nỗi buồn ấy dai dẳng hơn nhiều, nó có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm mà không hết. Trầm cảm có biểu hiện là một loạt những cảm xúc tiêu cực khác như cảm giác tội lỗi, cô đơn, lo lắng, luôn tự đổ lỗi cho bản thân và tuyệt vọng…Trầm cảm là một căn bệnh y tế thực sự. Bởi nó không chỉ làm thay đổi tích cách, sở thích và suy nghĩ của bạn theo những cách khác nhau mà còn ảnh hưởng tới nhiều vấn đề về não bộ và sức khỏe của bạn.
Vậy bạn đã hiểu về trầm cảm. Hãy đọc bài viết sau để biết mình đã hiểu đúng hay chưa nhé: Trầm cảm là gì? Liệu bạn đã hiểu đúng
Bạn không thể ép buộc mình hạnh phúc khi bạn đang bị trầm cảm
Buộc bản thân phải vui vẻ khi bạn đang bị trầm cảm là điều dường như không thể. Điều này giống như yêu cầu một người nào đó thoát khỏi căn phòng kín mà lại không có chìa khóa.
Não của bạn thực sự thay đổi khi bạn bị trầm cảm về mặt lâm sàng. Nó giống như hạnh phúc và những cảm xúc tích cực khác bị nhốt sâu trong não bộ khiến bạn khó tiếp cận hơn. Vì thế để cải thiện cảm xúc của bản thân không thể được thực hiện bằng hình thức cưỡng ép, nó phải được diễn ra tự nhiên và điều trị cực kỳ khéo léo.
Trầm cảm ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cuộc sống của phụ nữ
Trầm cảm thường diễn ra âm thầm và bị nhầm lẫn với những triệu chứng khác, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây tổn thương về mọi mặt trong cuộc sống của bạn
Trầm cảm ảnh hướng tới các mối quan hệ xã hội của bạn
Trầm cảm khiến phụ nữ ngại giao tiếp với thế giới bên ngoài và tự thu hẹp không gian của chính mình. Vì vậy các mối quan hệ mất dần hoặc thường trở nên tồi tệ hơn.
Trầm cảm ảnh hưởng tới vấn đề về sức khỏe của bạn
Mặc dù trầm cảm tác động trực tiếp tới tâm trí của chúng ta nhưng nó có thể gây ảnh hưởng xa hơn tới các vấn đề liên quan tới sức khỏe. Nhiều người mắc chứng trầm cảm thường xuyên phải điều trị song song với các chứng bệnh khác về tiêu hóa hay tim mạch. Bạn có thể bị đau nửa đầu hoặc thường xuyên bị ngất do thể lực suy kiệt.
Trầm cảm làm thay đổi thói quen hằng ngày của bạn
Đúng vậy! Trầm cảm không chỉ khiến cảm xúc thay đổi theo chiều hướng tệ đi mà cả những thói quen hằng ngày của bạn cũng có thể biến mất nhanh chóng. Từ một con người năng động bỗng chốc có thể trở nên chây ỳ, chỉ thích ở nhà và chẳng muốn làm gì hết. Những điều bạn thường yêu thích làm mỗi lúc rảnh rỗi giờ đây cũng chẳng còn chút hứng thú nào. Tất cả là bởi vì bạn không thấy hạnh phúc và chỉ muốn cô lập bản thân trong thế giới của riêng mình
Trầm cảm kích hoạt những hành vi tiêu cực của bạn.
Đến một giai đoạn nào đó, trầm cảm sẽ diễn biến trầm trọng hơn. Người ta không chỉ còn những dấu hiệu như buồn bã hay mất ngủ mà là sự thay đổi hoàn toàn về nhận thức. Khi trong đầu luôn luôn vang vọng những tiếng nói buộc tội chính mình khiến cho họ như cảm thấy mình đang thừa thãi trên thế gian này. Hoặc sự buộc tội cho một ai đó ám ảnh họ nung nấu những ý định hành vi cực kỳ tiêu cực mà nguy hiểm nhất là ảnh hưởng tới tính mạng người khác và kết thúc bản thân bằng con đường tự tử.
>>> Điều bạn có thể quan tâm: “Chuẩn đoán và điều trị trầm cảm”
Tư vấn trực tuyến