Rối loạn lo âu lan tỏa (hay còn gọi là rối loạn lo âu toàn thể) là một chứng bệnh được đặc trưng bởi sự lo lắng dai dẳng quá mức khi đối diện với những vấn đề trong cuộc sống. Những người bị rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) thường cảm thấy khó kiểm soát nỗi lo âu của họ mặc dù có rất ít hoặc không có vấn đề gì nghiêm trọng. Chứng bệnh kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Bằng cách áp dụng những lời khuyên thiết thực, những phương pháp điều trị tâm lý, người bênh có thể học được cách kiểm soát tư duy, suy nghĩ từ đó giảm nhanh các chứng rối loạn lo âu lan tỏa.
Sự khác nhau giữa lo âu thông thường và rối loạn lo âu lan tỏa là sự kéo dài dai dẳng về vấn đề trong suy nghĩ của người bệnh. Những suy nghĩ này mang tính chất tiêu cực, lo âu quá mức bao trùm gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
Giảm nhanh chứng rối loạn lo âu lan tỏa
Trong một số trường hợp bệnh thường xảy ra cùng với các rối loạn tâm lý và lo âu khác, bệnh nhân thường khó xác định được nguyên nhân thực sự khiến mình lo lắng nhưng cảm giác bất an, căng thẳng, dễ mệt mỏi…thì luôn hiện hữu có thể “đánh gục” người bệnh bất cứ lúc nào.
>> Đọc thêm: “Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục”
Mục lục bài viết
Triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa (GAD)
Khi có những kiến thức cơ bản về bệnh và hiểu được các triệu chứng kèm theo sẽ giúp cho việc điều trị hoặc điều chỉnh tâm lý của người bệnh đạt được hiệu quả tối đa. Dưới đây là các biểu hiện của chứng rối loạn lo âu lan tỏa.
- Lo lắng hoặc lo lắng liên tục về một số vấn đề ít hoặc không nghiêm trọng.
- Luôn nghĩ tiêu cực, lo lắng mọi vấn đề trong tương lai đều mang những hậu quả xấu
- Bị ảnh hưởng và đe dọa bởi các yếu tố bên ngoài dù có những sự việc không liên quan đến bản thân.
- Khó xử lý các công việc hoặc sự việc xảy ra với bản thân.
- Sự thiếu quyết đoán và sợ hãi khi phải đưa một quyết định nào đó, luôn sợ hãi sự sai lầm.
- Không có khả năng để loại bỏ những lo lắng và tiêu cực trong đầu
- Không có khả năng thư giãn, cảm thấy bồn chồn, khí sắc trầm buồn
- Khó tập trung, hoặc không tập trung, luôn có cảm giác trống rỗng.
Rối loạn lo âu lan tỏa ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh
Các dấu hiệu và triệu chứng thể chất có thể bao gồm:
- Mệt mỏi
- Khó ngủ
- Căng cơ hoặc đau cơ
- Run rẩy, cảm thấy co giật
- Nỗi sợ hãi hoặc dễ bị giật mình
- Đổ mồ hôi
- Buồn nôn, tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích, viêm đường ruột
- Cáu gắt
Ở một số trường hợp khác, người bệnh còn gặp những khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày khi những lo lắng và căng thẳng của họ đã trở nên trầm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, công việc và các mối quan hệ giao tiếp xã hội
Giảm chứng rối loạn lo âu lan tỏa (GAD)
Sống chung với rối loạn lo âu là một trong những thách thức mang tính lâu dài, yêu cầu người bệnh phải kiên trì, bền bỉ để chống lại những vấn đề tiêu cực trong suy nghĩ. Trong hầu hết các trường hợp, rối loạn lo âu tổng quát được cải thiện bằng các liệu pháp tâm lý, thuốc hoặc thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe. Việc thay đổi lối sống cũng được coi là phương pháp hữu hiệu để giảm thiểu và phòng tránh chứng bệnh này.
Liệu pháp tâm lý nhận thức hành vi
Liệu pháp tâm lý rất hiệu quả trong điều trị chứng rối loạn lo âu. Các chuyên gia tâm lý có thể sử dụng phương pháp này để giúp người bệnh có thể hiểu được nguồn gốc của những lo lắng, dần tháo gỡ được những vấn đề của bản thân, từ đó giúp người bệnh tự tin hơn và làm chủ được vấn đề gây lo lắng. Một số phương pháp tâm lý mà chuyên gia tâm lý thường áp dụng cho người bệnh:
- Các bài tập để thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực: Lập danh sách những suy nghĩ tiêu cực mà bạn trải nghiệm, và viết ra một danh sách những suy nghĩ tích cực, đáng tin cậy để thay thế chúng. Hình dung về chiến thắng cũng có thể có lợi nếu các triệu chứng lo âu có liên quan đến một nguyên nhân cụ thể.
- Kỹ thuật thư giãn: Các hoạt động đơn giản có thể được sử dụng để thư giãn nhằm giảm các dấu hiệu tinh thần và thể chất của sự lo lắng. Có thể áp dụng thiền định, các bài tập thở sâu, bồn tắm dài, nghỉ ngơi trong bóng tối và yoga.
Thư giãn bằng thiền là một bài tập hiệu qảu để giảm bớt chứng rối loạn lo âu
- Mạng lưới hỗ trợ: Nói chuyện với người hỗ trợ, chẳng hạn như người thân trong gia đình và mọi người xung quanh.
- Quản lý căng thẳng: Học cách quản lý căng thẳng có thể giúp hạn chế những yếu tố kích thích lo âu tiềm ẩn. giúp người bệnh dễ vượt qua chứng rối loạn lo âu
- Tập thể dục: Việc tập luyện thể dục giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi người bệnh.
Sử dụng thuốc
Bên cạnh liệu pháp tâm lý thì thuốc cũng có thể được sử dụng phối hợp để điều trị rối loạn lo âu. Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng trong điều trị, phổ biến nhất là nhóm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (gọi tắt là SSRIs). Những mức độ rối loạn lo âu khác nhau sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Việc điều trị bằng thuốc tây y gây ra những tác dụng phụ nhất định do vậy khi chữa rối loạn bằng thuốc thì người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối những chỉ dẫn và hướng điều trị của bác sĩ.
Sử dụng probiotic chuyên biệt để giảm các triệu chứng rối loạn lo âu
Sử dụng probiotic để điều trị các rối loạn tâm thần kinh là một bước đột phá mới của y học. Trong những năm gần đây, có nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy rằng, những vi khuẩn có lợi có liên quan chặt chẽ với tình trạng sức khỏe tâm thần thông qua các cơ chế:
- Sản xuất, biểu đạt và số lượng các chất dẫn truyền thần kinh ( như serotonin, GABA) và các yếu tố hướng thần kinh (BDNF)
- Bảo vệ hàng rào ruột cũng như tính thống nhất của các điểm nối trên lớp tế bào biểu mô ruột
- Kiểm soát thần kinh cảm giác tại ruột
- Các chất chuyển hóa của vi khuẩn
- Kiểm soát miễn dịch niêm mạc ruột
Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ khuếch đại gen (PCR), các nhà nghiên cứu đã tìm ra những loại vi khuẩn có đặc tính mạnh nhất trên các cơ chế cải thiện sức khỏe tâm thần. Những loại vi khuẩn đặc biệt này được gọi là psychobiotic (tức là các lợi khuẩn có tác động trên tâm thần) – khác biệt hoàn toàn so với những loại probiotic (men vi sinh) phổ biến mà chúng ta vẫn sử dụng cho rối loạn tiêu hóa.
Trải qua các nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả, một công thức psychobiotic đã được đưa vào ứng dụng trong thực tế để điều trị các chứng rối loạn thần kinh như lo âu, trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng, tự kỷ, hội chứng mệt mỏi kéo dài… Đó là hỗn hợp lợi khuẩn Ecologic Barrier. Ưu điểm lớn nhất của liệu pháp này đó chính là ít tác dụng phụ, độ an toàn cao, có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
Bên cạnh đó người bệnh cần lưu ý phải ngưng sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích vì chúng gây ra rất nhiều tác hại lên não bộ và từ đó sẽ làm cho tình trạng rối loạn lo âu ngày càng trầm trọng hơn.
>> Đọc để biết và hiểu: Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu
Cách phòng ngừa
Chứng bệnh rối loạn lo âu là bệnh tiềm ẩn có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng, lứa tuổi hay giới tính nào. Bản thân chúng ta không thể dự đoán chắc chắn điều gì sẽ xảy ra với tâm lý và tinh thần của mình. Do đó việc phòng ngừa bệnh rối loạn lo âu là một trong những cần thiết để phòng vá tránh căn bệnh nguy hiểm này. Dưới đây là các cách để giảm lo âu và căng thẳng.
Luôn sống vui vẻ tích cực bên gia đình và người thân là một cách để phòng tránh những lo âu không đáng có
- Chia sẻ những vấn đề của bản thân, nhận sự trợ giúp từ người thân và bạn bè xung quanh là một cách giảm những lo lắng. Sẽ tốt hơn nếu cứ quẩn quanh với nỗi buồn của mình, tình trạng kéo dài gây ra những hậu quả nguy hiểm.
- Theo dõi cuộc sống cá nhân của mình có thể giúp người bệnh hoặc các chuyên gia tâm lý xác định được nguyên nhân khiến mình căng thẳng, lo âu. Từ đó đưa ra những giải pháp để xử lý kịp thời vấn đề của bản thân, tránh để những suy nghĩ và lo lắng kéo dài gây ra rối loạn lo âu lan tỏa.
- Ưu tiên các vấn đề trong cuộc sống của mình. Không ai có quyền quyết định cho cuộc sống của mình ngoài bản thân mình. Vì vậy cần ưu tiên các vấn đề của bản thân, tránh để những suy nghĩ và lời nói của người khác gây ảnh hưởng đến tâm trạng và suy nghĩ của mình. Điều này cũng giúp chúng ta có tâm lý vững hơn để đối diện với bất kỳ khó khăn nào trong cuốc sống.
- Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Sử dụng rượu và ma túy và thậm chí sử dụng nicotine hoặc caffeine có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm lo âu. Nếu nghiện bất kỳ chất nào trong số này có thể khiến bản thân lo lắng, căng thẳng. Hãy đi khám bác sĩ hoặc tìm một chương trình điều trị để nhận được những lời khuyên hữu ích
- Điều chỉnh thói quen sống khoa học, lành mạnh: Việc ngủ đủ giấc, ăn uống tập luyện khoa học khiến bản thân trở nên khỏe mạnh hơn cả về tinh thần và thể chất, đồng thời không có thời gian nghĩ đến những vấn đề tiêu cực của mình, đây là cách phòng tránh chứng rối loạn trầm cảm hiệu quả.
Trên đây là các phương pháp giúp người bệnh giảm chứng rối loạn lo âu lan tỏa. Những kiến thức trên hy vọng sẽ là hành trang vững vàng để tìm hiểu và điều trị cho những ai đang mắc chứng bệnh này.
Theo benhlytramcam.vn
Tư vấn trực tuyến