Nguyên nhân trầm cảm ở học sinh

    Tỷ lệ học sinh bị trầm cảm ngày càng gia tăng, tình trạng này đã ở mức báo động vì hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng trầm cảm ở học sinh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân trầm cảm ở học sinh và tìm ra những giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề này nhé.

    Tình trạng trầm cảm ở học sinh hiện nay

    Tình trạng trầm cảm ở học sinh hiện nay 1

    Trầm cảm là một loại rối loạn ảnh hưởng tới tâm trạng, gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú liên tục, dai dẳng kéo dài. Trầm cảm thường ảnh hưởng tiêu cực đến cảm nhận, suy nghĩ và hành xử, cùng với một loại các vấn đề khác về cảm xúc và thể chất của người mắc. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày, và đôi khi họ cảm thấy cuộc sống này không đáng sống. Người mắc trầm cảm không dễ dàng thoát ra khỏi cảm giác tiêu cực này. Điều trị chứng bệnh này cần rất nhiều thời gian và công sức.

    Theo một số báo cáo về sức khỏe vị thành niên thế giới thì trầm cảm là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tật và tàn tật ở độ tuổi vị thành niên, là độ tuổi từ 10 – 19 tuổi và hơn một nửa các rối loạn tâm thần xuất hiện trước 14 tuổi nhưng thường bị bỏ qua. Trung bình cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ bị trầm cảm khi 16 tuổi.

    Ở Việt Nam thì có hơn 19% học sinh bậc tiểu học và trung học có vấn đề về sức khỏe tâm thần chung. Trong số các ca tự sát thì có đến 10% thuộc lứa tuổi từ 10-17. Nguyên nhân cũng đến từ các tác động của cuộc sống, những áp lực từ việc học hành, thi cử, gánh nặng từ kì vọng của gia đình. Những áp lực này các em không thể giải tỏa được dễ dẫn đến trầm cảm và có suy nghĩ tự tử

    Những triệu chứng trầm cảm ở học sinh

    Một số dấu hiệu trầm cảm ở học sinh thường thấy là:

    • Mất ngủ kéo dài: có thể mất ngủ đầu giấc, giữa giấc, cuối giấc và không thể ngủ lại được nữa . Nếu trầm cảm nặng sẽ mất ngủ toàn bộ
    • Luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải
    • Mất mọi quan tâm đến công việc, giải trí, sở thích cá nhân: Không có hứng thú hoặc ít hứng thú với các hoạt động xung quanh mình, ngay cả những sở thích cá nhân mà trước đây rất thích
    • Luôn cảm thấy buồn rầu, dễ bực tức, khó chịu, dễ cáu gắt ngay cả với một việc rất bình thường
    • Có cảm giác mình vô dụng, muốn buông xuôi mọi việc dẫn đến chán nản không muốn học hành hay làm việc gì
    • Không thể tập trung vào việc vào việc gì cụ thể, khó ghi nhớ, kết quả học tập giảm sút
    • Luôn cảm thấy bứt rứt, lo lắng vô cớ, không thể ngồi yên một chỗ
    • Cơ thể thường xuất hiện các rối loạn như: đau đầu, đau bụng, đau ngực, đau cơ, ra nhiều mồ hôi… mà đi khám không tìm ra nguyên nhân

    Nguyên nhân trầm cảm ở học sinh

    Yếu tố xã hội

    Thường thì trầm cảm là kết quả của nhiều yếu tố kết hợp, tuy nhiên yếu tố xã hội có thể coi là nguyên nhân khởi phát một giai đoạn trầm cảm ở học sinh và được coi là yếu tố nguy cơ kể đối với việc duy trì rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi học đường

    Xã hội hiện đại, ngày càng phát triển đi cùng với đó là những lo toan bộn bề, áp lực sinh tồn, những điều này không những ảnh hưởng tới người lớn mà còn ảnh hưởng tới cả thế hệ trẻ trong đó có các em học sinh. Các em học sinh đang trong giai đoạn phát triển mà đã chịu nhiều áp lực gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý, dễ dẫn đến trầm cảm.

    Do áp lực học tập, thi cử

    Nguyên nhân trầm cảm ở học sinh 1

    Những áp lực, căng thẳng từ việc học hành, thi cử khiến các em lo lắng, bất ổn tinh thần cộng với gánh nặng từ sự kỳ vọng của thầy cô và gia đình khiến các em dễ lâm vào tình trạng stress. Ở tuổi của các em sẽ thường nghĩ rằng người lớn đã áp đặt quá mức, không thấu hiểu cảm giác của các em dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, chán sống và có thể dẫn đến tự tử…

    Lối sống thiếu lành mạnh

    Những thói quen sống không không lành mạnh ở học sinh như thức đêm, nghiện chơi điện tử, hút thuốc, uống rượu, lười vận động thể dục thể thao sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng học hành của các em. Sức khỏe giảm sút khiến cơ thể và não bộ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cảm giác chán nản cùng với những rối loạn tâm thần khác. Đây là một trong những mắt xích của vòng xoắn bệnh lý trầm cảm ở học sinh.

    Thiếu sự quan tâm của gia đình, bạn bè 

    Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang phát triển tâm sinh lý nên các em rất nhạy cảm với các thay đổi xung quanh mình. Những vấp ngã trong cuộc sống như thất tình, tình bạn tan vỡ, thi trượt, kết quả học tập không như kỳ vọng… cũng khiến các em bị stress, trầm cảm. Đặc biệt những lúc như vậy mà các em lại không nhận được sự quan tâm đầy đủ, cảm thông của gia đình, bạn bè thì tình trạng stress này càng trở nên tồi tệ hơn.

    Bạo lực học đường 

    Ngày nay tình trạng bạo lực học đường, nạn bắt nạt bạn cùng lớp ngày càng phổ biến, dưới nhiều hình thức khác nhau, không những bạo lực bằng thể chất mà còn bạo lực về tinh thần.  Tình trạng sử dụng mạng xã hội để bêu rếu, nói xấu các bạn cùng lớp, cùng trường trở nên phổ biến. Bên ngoài thì nạn nhân bị trêu chọc, tẩy chay, cô lập, không có ai chơi cùng, thậm chí là bị đánh đập hội đồng. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến tâm lý của các em, khiến các em sợ hãi, lo lắng, ám ảnh khi đi học, luôn phải nghĩ cách để đối phó với kẻ bắt nạt dẫn đến trầm cảm. Các bạn xa lánh khiến các em cảm thấy bị tách rời với tập thể, tách rời với xã hội, lâu dần sẽ hình thành những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến cuộc sống, việc học hành của các em.

    Nguyên nhân trầm cảm ở học sinh 2

    Giải pháp giúp học sinh tránh bị trầm cảm

    • Để giúp các em học sinh tránh bị trầm cảm học đường thì gia đình và nhà trường có thể giúp các em:
    • Không nên tạo áp lực học hành quá lớn cho các em, tạo cho các em tình thần thoải mái, hứng thú khi học tập…
    • Giúp các em có một lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn cũng như các loại chất kích thích
    • Quan tâm đến các em nhiều hơn đồng thời chia sẻ với các em những vấn đề trong cuộc sống, hướng dẫn các em thoát khỏi những vấn đề rắc rối gặp phải
    • Nhà trường cần quan tâm tới các em học sinh nhiều hơn, không để xảy ra nạn bảo lực học đường

    Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường đã có một sản phẩm probiotics (men vi sinh) có tên gọi Cerebio (tên quốc tế là Ecologic Barrier) được thiết kế chuyên biệt cho việc hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng cường miễn dịch và đặc biệt là giúp cải thiện tâm trạng, giảm các triệu chứng liên quan tới stress, lo âu, trầm cảm rất tốt. Chế phẩm này bao gồm 8 chủng probiotics được phân loại là “probiotic tâm trạng” vì chúng chứng minh được khả năng tác động tích cực lên trạng thái tâm lý và chức năng não bộ nhờ tăng sản xuất chất serotonin (còn gọi là hormon hạnh phúc); đồng thời có thể điều chỉnh tín hiệu thần kinh từ ruột lên não thông qua trục não – ruột. Men vi sinh là một chế phẩm có độ an toàn cao, thân thiện với người sử dụng nên có thể sử dụng thường xuyên để giúp ngăn giừa và giảm nguy cơ trầm cảm ở trẻ em.

    Nguyễn Hà - 28 Tháng Mười Hai, 2018

    Bình luận về bài viết

    1. Trần Thái Vinh đã bình luận

      Tác hại của dịch Covid-19 kéo dài ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý học sinh THPT? giải pháp của nhà trường, gia đình?

    2. nguyễn thảo vy đã bình luận

      cho e hỏi là những dấu hiệu dưới đây có phải trầm cảm ko ạ :
      – luôn bị tác động bởi những lời nói xung quanh
      – luôn cáu gắt với những việc nhỏ
      – luôn muốn tử tự
      – cảm thấy luôn bị mệt mỏi
      – bị thù oán với tất cả mọi người xung quanh

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng bạn mô tả cho thấy rất có thể bạn đang bị trầm cảm. Trầm cảm là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn tới những hậu quả rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện nay đã có những phương pháp điều trị hiệu quả bệnh lý này như sử dụng thuốc, sử dụng các psychobiotics (lợi khuẩn đường ruột đặc biệt), tâm lý trị liệu. Trường hợp của bạn ngay lúc này bạn cần tới gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị nhé.
        Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:
        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        – Bệnh viện đại học y dược TP.HCM
        – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
        – Bệnh viện 115
        – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        – Bệnh viện tâm thần trung ương
        – Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        – Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        – Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        – Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Nếu cần hỗ trợ bạn vui lòng gọi cho chúng tôi theo số hotline 0981966 152, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn.

        Chúc bạn sớm lấy lại cân bằng,

    3. vân anh đã bình luận

      mệt mỏi nhức đầu lo lắng nhức mỏi

    4. vân anh đã bình luận

      mệt mỏi nhức đầu đau óc nhức mỏi lo lắng nữa

    5. Trần Thị Kim Thoa đã bình luận

      Nếu có tất cả dấu hiệu khi bước vào giai đoạn trầm cảm cần phải làm gì để bước qua giai đoạn đó và hồi phục tâm lý

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do vậy khi có những biểu hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh bạn nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh bạn có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Bệnh viện tâm thần trung ương
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    6. Nhật Hạ đã bình luận

      Cho em hỏi là những dấu hiệu dưới đây của em có phải đang bị trầm cảm không ạ
      – Hay mất ngủ
      – Mất phương hướng
      – Luôn cố tỏ ra mạnh mẽ nhưng trong lòng có rất nhiều tâm sự
      – Luôn bị stress trong mọi việc nhất là việc học hành
      – Không còn quan tâm những sở thích của bản thân
      – Từng là đứa hoạt ngôn nhưng bây giờ em khó mở lòng mình và sống khép kín

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Bạn có thể đánh giá sơ bộ nguy cơ mắc trầm cảm bằng cách làm Bài test đánh giá trầm cảm PHQ-9. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác thì bạn vẫn cần tới gặp bác sỹ chuyên khoa nhé.
        Thân ái,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!