Thực trạng trầm cảm ở học sinh sinh viên

    Các vụ tử tự ở học sinh, sinh viên đang ở mức báo động, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các em đang phải chịu quá nhiều áp lực từ việc học hành, từ cuộc sống dẫn đến stress, rối loạn tâm lý, trầm cảm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem thực trạng trầm cảm ở học sinh sinh viên hiện nay như thế nào và đưa ra những giải pháp tích cực nhất cho vấn đề này

    Thực trạng trầm cảm ở học sinh sinh viên 1

    Trầm cảm là gì?

    Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần gây nên cảm giác chán nản, mất hứng thú kéo dài. Trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm nhận và cách hành xử của bạn từ đó dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất.

    Nếu nỗi buồn kéo dài, dai dẳng trong một khoảng thời gian sẽ khiến người bệnh khó có thể tập trung làm việc hoặc vui vẻ với gia đình, bạn bè. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, trầm cảm có thể dẫn người bệnh đến ý định tự tử.

    >> Rõ hơn về trầm cảm qua bài viết: Tổng quan chung về chứng trầm cảm

    Thực trạng trầm cảm ở học sinh, sinh viên

    Theo thống kê của bệnh viện tâm thần trung ương thì trong tổng số 5.000 người có biểu hiện bất bình thường đến khám, tư vấn thì có đến 30% là học sinh, sinh viên. Còn theo điều tra của bệnh viện nhi TW tại một số trường học thì cũng có tới 20% học sinh có biểu hiện lo lắng, rối loạn tâm trí, hay còn gọi là trầm cảm. Và các con số này đều có xu hướng tăng thêm theo thời gian

    Còn theo một cuộc khảo sát trên 1.727 học sinh THCS tại hà nội thì có 25.76% học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Và 20,65% học sinh lớp 1 có lo âu học đường ở mức độ vừa, trong đó tình huống kiểm tra kiến thức trên lớp học là nguyên nhân lớn nhất.

    Đó là các con số ở học sinh còn ở sinh viên thì một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra thế hệ sinh viên ngày nay có nguy cơ bị lo âu và trầm cảm rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa chuẩn bị sẵn tinh thần cho cuộc sống sinh viên, cùng với đó là các vấn đề về tiền bạc và cơ hội việc làm bị giảm đi. Ngoài ra sinh viên bị trầm cảm còn do lạm dụng chất hóa học, chất kích thích, lối sống không lành mạnh…

    >> Nhận diện trầm cảm qua bài viết: Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ

    Những nguyên nhân gây nên trầm cảm ở học sinh, sinh viên

    Trầm cảm ở học sinh, sinh viên do áp lực học hành, thi cử

    Áp lực từ kết quả học tập cùng với sự kỳ vọng từ gia đình, xã hội khiến các em luôn cảm thấy có gánh nặng đè lên vai, đặc biệt là khi kết quả học tập, thi cử không như ý các em sẽ sinh ra chán nản, buồn bã, cảm thấy thất vọng về bản thân, lâu dần sẽ dẫn tới trầm cảm.

    Thói quen sống thiếu lành mạnh cũng gây trầm cảm ở học sinh, sinh viên

    Những thói quen xấu như thức đêm muộn, ăn uống không đủ chất, hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích quá đà, không tập luyện thể dục thể thao, nghiện chơi điện tử… đều ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ, gây suy nhược thần kinh dẫn, rối loạn tâm thần dẫn đến trầm cảm

    Những nguyên nhân gây nên trầm cảm ở học sinh, sinh viên 1

    Tình trạng bạo lực học đường khiến học sinh, sinh viên bị trầm cảm

    Tình trạng bạo lực học đường luôn là vấn nạn nhức nhối trong trường học, việc bắt nạt bạn cùng lớp, cùng trường thường xuyên xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Không chỉ bạo lực về mặt thể chất mà còn  cả về mặt tinh thần. Các em bị bắt nạt thường có cảm giác sợ hãi khi đến lớp, luôn phải suy nghĩ cách đối phó với những kẻ bắt nạt mình dẫn đến trạng thái căng thẳng, lo sợ. Ngoài ra khi bị các bạn học trêu chọc, tẩy chay, xa lánh, cô lập… các em sẽ tự thu mình lại, không muốn tiếp xúc, chia sẻ với ai, lâu dần sẽ khiến các em bị trầm cảm

    Thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình, bạn bè

    Với các em học sinh thì đây là độ tuổi thay đổi tâm sinh lý nên các em rất nhạy cảm, chỉ cần một thay đổi nhỏ trong cuộc sống cũng khiến các em bị kích động, tâm lý trở nên bất ổn, suy nghĩ nhiều dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi

    Ở sinh viên thì những sang chấn tâm lý sau khi chia tay người yêu, đặc biệt là ở các bạn nữ khiến tinh thần suy sụp, suy nghĩ tiêu cực dẫn đến hành vi tự sát

    Một số biểu hiện trầm cảm của học sinh, sinh viên

    • Biểu hiện mất ngủ: Đây là biểu hiện phổ biến nhất khi học sinh, sinh viên bị trầm cảm, khi đó người bệnh thường khó vào giấc ngủ hoặc tỉnh dậy vào giữa giấc và cuối giấc sau đó rất khó để ngủ lại
    • Biểu hiện chán ăn: Khi căng thẳng thần kinh, stress sẽ khiến người bệnh mất cảm giác ăn ngon, lâu dần dẫn đến chán ăn
    • Mệt mỏi: Khi mắc trầm cảm các em học sinh, sinh viên thường có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, nhất là vào các buổi sáng. Đến buổi chiều cảm giác mệt mỏi này có thể giảm hơn chút ít nhưng vẫn còn rõ rệt. Cảm giác mệt mỏi này là nguyên nhân khiến các em học sinh, sinh viên học hành sa sút
    • Gặp khó khăn khi tập trung vào việc gì đó: Bị mắc trầm cảm khiến các em học sinh, sinh viên khó có thể tập trung vào một việc gì đó, khó có thể ghi nhớ… dẫn đến kết quả học tập giảm sút.
    • Luôn nghĩ bản thân mình kém cỏi, vô dụng, ý nghĩ chán nản, buông xuôi: Người bệnh mắc trầm cảm thường có suy nghĩ bi quan về bản thân, luôn cảm thấy bản thân mình vô dụng, kém cỏi từ đó có ý nghĩ buông xuôi mọi thứ, thậm chí là có cả ý định tự tử
    • Cảm giác buồn rầu, khó chịu, dễ cáu gắt: Tâm lý không ổn định, căng thẳng, mệt mỏi khiến người bệnh khó chịu, dễ cáu gắt với cả những vấn đề bình thường
    • Biểu hiện bứt rứt, lo lắng vô cớ: Khi mắc trầm cảm thì người bệnh thường đứng ngồi không yên, luôn có cảm giác bứt rứt, khó chịu và thường xuyên cảm thấy lo lắng không có lý do
    • Người bệnh có ý định muốn chết hoặc có hành vi tự sát: Các em học sinh, sinh viên bị trầm cảm sẽ có tất cả các triệu chứng như mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, khó tập trung…và đặc biệt là tâm trạng bi quan, suy nghĩ tiêu cực, muốn chết đi cho nhẹ gánh từ đó ý định tự sát cứ ám ảnh trong đầu và gây nên những hậu quả đáng tiếc.

    >> Có thể bạn muốn tìm hiểu nội dung sau: Chữa bệnh trầm cảm ở đâu?

    Giải pháp mới giúp giảm căng thẳng và trầm cảm ở học sinh, sinh viên

    Những nghiên cứu mới trong thời gian gần đây đã phát hiện, hệ vi khuẩn chí đường ruột có khả năng tác động lên trạng thái tâm lý, cảm xúc. Đường ruột của chúng ta được ví như là một bộ não thứ 2, có liên hệ chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương thông qua 400-600 triệu tế bào thần kinh. Bằng chứng của mối liên hệ này bạn có thể cảm nhận thấy triệu chứng nóng, bồn chồn ở bụng khi lo lắng, hồi hộp, hoặc có trường hợp có thể xuất hiện tình trạng đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, chán ăn hoặc ăn nhiều không kiểm soát…khi bị căng thẳng hoặc lo âu quá mức. Vi khuẩn có lợi ở đường ruột có thể tham gia vào tín hiệu thần kinh từ ruột tới não thông qua việc điều chỉnh ngưỡng điện thế sinh lý giữa các tế bào thần kinh và sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin (chất này giúp tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc, có hứng thú và tập trung làm việc).

    Những lợi khuẩn đặc biệt này được Giáo sư J.Cryan và cộng sự định nghĩa là psychobiotics – lợi khuẩn tốt cho tâm thần. Một công thức psychobiotics bạn có thể tham khảo sử dụng là Ecologic Barrier, được nghiên cứu và phát triển bởi WinClove – một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu vi sinh trên thế giới, có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan.Giải pháp mới giúp giảm căng thẳng và trầm cảm ở học sinh, sinh viên 1

    Năm 2019, Papalini và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 58 tình nguyện viên để đánh giá tác động bảo vệ của Ecologic Barrier trước sự tấn công của stress. Kết quả cho thấy, những người sử dụng Ecologic Barrier liên tục trong 4 tuần khi phải đối diện với stress thì có hiệu suất làm việc và khả năng ghi nhớ tốt hơn. Đồng thời, việc bổ sung lợi khuẩn này cũng tác động tích cực tới chức năng nhận thức. Một nghiên cứu khác trên 71 bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm do Chawan và cộng sự tiến hành năm 2018 cũng cho thấy, bổ sung Ecologic Barrier làm giảm đáng kể triệu chứng trầm cảm và mức độ trầm cảm.

    Ecologic Barrier được sản xuất theo công nghệ PROBIOACT độc quyền của WinClove – Hà Lan, giúp đảm bảo số lượng lợi khuẩn sống sót tới ruột và hoạt hóa ngay để phát huy hiệu quả cao nhất.

    Hiện nay, Ecologic Barrier được ứng dụng để góp phần ngăn ngừa và giúp giảm triệu chứng căng thẳng, lo âu, trầm cảm trên nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2018, Ecologic Barrier đã chính thức có mặt tại Việt Nam với tên thương mại là Cerebio. Ưu điểm của Cerebio là có thể sử dụng lâu dài, an toàn cho trẻ em từ trên 1 tuổi, không gây tác dụng phụ trên gan, thận hay thần kinh trung ương như các loại thuốc chống trầm cảm.

    Nguyễn Hà - 5 Tháng Bảy, 2021

    Bình luận về bài viết

    1. Trần Phương đã bình luận

      Hiện tại em đang học nghiên cứu khoa học về sức khỏe về bệnh trầm cảm ở thanh thiếu liên và em đang phải lập một bộ đề 25 câu hỏi trắc nghiệm về vấn đề này. Do là k có chuyên môn lên là em gặp khó khăn trong việc này . Vậy em muốn nhờ chuyên gia giúp em có được k vậy ạ. Em cảm ở chước ạ.

    2. đã bình luận

      Bác sĩ có thể cho mấy nhỏ cách thức khác để liên lạc k

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Nếu cần tư vấn bạn có thể bình luận trực tiếp tại bài viết, hoặc liên hệ hotline 0981 966 152 nhé!
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    3. Chi Nguyễn đã bình luận

      Dạ chào bác sĩ, em là sinh viên năm 2, trước đây em là một người rất vui vẻ, làm việc gì cũng tập trung, luôn cố gắng. Nhưng khoảng một năm gần đây bản thân em rất mất tập trung, buồn phiền hay lo lắng, áp lực về việc học, công việc. Hiện tại em rất muốn về nhà nhưng vì công việc, sự nghiệp tương lai em phải dành thời gian cho việc học và nghiên cứu. Đặc biệt tháng gần đây, em không biết mình đang làm gì, không tập trung được vào 1 vấn đề, sợ làm phiền người khác, không dám tâm sự với ai. Nhiều lúc đang lái xe rồi không biết mình đang lái xe và suýt bị tai nạn, còn lúc làm việc đầu cứ nghĩ đi đâu, em thường có những câu hỏi trong đầu: Ở đây là đâu, mình là ai, mình đang làm gì? Hiện tại, em không có động lực hay mục tiêu cho cuộc sống, người thất thần. Mong bác sĩ tư vấn giúp em, em có bệnh gì không ạ? Và em nên làm gì? Em xin cám ơn.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Vấn đề của bạn khá nghiêm trọng và bạn cần sự trợ giúp càng sớm càng tốt. Áp lực kéo dài do công việc, học tập, cuộc sống có thể dẫn tới những bệnh về tâm lý, trong đó có trầm cảm. Hiện nay trầm cảm được nhìn nhận là một bệnh lý chứ không phải là tính cách yếu đuối. Bệnh lý này đang ngày càng phổ biến ở học sinh, sinh viên, nhất là các bạn du học sinh. Mặc dù vậy thì vẫn có rất nhiều người giống như bạn chưa nhận thức rõ đây là bệnh lý, muốn che giấu tình trạng của mình dẫn tới những hậu quả rất nghiêm trọng.
        Nếu bạn tự chủ về mặt kinh tế có thể tự tìm kiếm một bác sỹ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm lý để thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, nếu có sự trợ giúp từ người thân, bạn bè thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho bạn. Bạn hãy thử nói chuyện với một người bạn cảm thấy tin tưởng nhất để giúp đỡ tìm một cơ sở khám chữa bệnh phù hợp nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!