Tại sao phụ nữ sau sinh thường dễ mắc trầm cảm

    Phụ nữ sau sinh là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm nhất. Tỉ lệ mắc trầm cảm sau sinh có thể lên tới 20%. Vậy, lý do nào khiến phụ nữ sau sinh dễ mắc bệnh trầm cảm?

    Tại sao phụ nữ sau sinh thường dễ mắc trầm cảm 1

    1. Do thay đổi nồng độ hormon trong cơ thể

    Trong những giờ đầu sau sinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm mạnh đột ngột, dẫn tới những thay đổi cả về mặt sức khỏe, miễn dịch và tâm lý, khiến cho phụ nữ sau sinh dễ mắc phải trầm cảm. Biểu hiện rõ rệt của sự thay đổi hormon tác động tới tâm lý đó là trạng thái thay đổi cảm xúc mà hầu hết phụ nữ sau sinh đều trải qua. Trạng thái này gọi là “baby blues”, trong 2 tuần đầu tiên sau sinh. Khi đó người mẹ rất dễ xúc động, có thể buồn bã, khóc vô cớ.

    Không chỉ sau sinh mà phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh cũng rất dễ mắc trầm cảm do sự thay đổi nồng độ hormon này.

    Rối loạn nội tiết phụ nữ
    Trầm cảm sau sinh có thể do thay đổi nội tiết tố đột ngột

    2. Do suy kiệt năng lượng

    Trải qua sinh nở, sức khỏe của người mẹ suy giảm rõ rệt, đặc biệt những bà mẹ sinh mổ. Đau, mất máu, thức đêm chăm con, không được ngủ đủ giấc, lo lắng về sữa mẹ…gần như vắt kiệt sức lực của người mẹ. Nếu không có sự giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc, chia sẻ và quan tâm của người thân thì người mẹ rất dễ mắc trầm cảm.

    2. Do suy kiệt năng lượng 1

    3. Do yếu tố cảm xúc

    Mang thai không theo kế hoạch hay ngoài ý muốn có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ trong thai kỳ. Ngay cả khi mang thai đúng theo kế hoạch, một số mẹ bầu vẫn cần một khoảng thời gian dài để thích nghi với việc sẽ có em bé. Chăm con là công việc mệt mỏi và áp lực. Đặc biệt là ở cộng đồng của chúng ta, thói quen can thiệp quá sâu vào cách chăm con, nuôi dạy con cái cũng có thể tạo áp lực lên cho người mẹ. Khi con chậm tăng cân, con quấy khóc hoặc bé có vấn đề về sức khỏe, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc như buồn, giận, có lỗi. Đây là những cảm xúc làm ảnh hưởng đến tự tin và khiến cho người mẹ luôn căng thẳng.

    4. Yếu tố đời sống

    Thiếu sự giúp đỡ của người thân. Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở, cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

    5. Có bệnh sử bị trầm cảm:

    Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai, hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường.

    Xem thêm: Bí quyết phòng ngừa trầm cảm sau sinh

    Chuyên gia tư vấn - 27 Tháng Mười Hai, 2020
    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!