Trong các mức độ của bệnh lý trầm cảm thì trầm cảm nhẹ thường dễ bị bỏ qua gây những hệ lụy như chuyển biến sang dạng nặng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Trầm cảm nhẹ hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Dưới đây là những dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh chứng trầm cảm nhẹ này.
Trầm cảm nhẹ – Liệu bạn có đang mắc bệnh
Mục lục bài viết
Trầm cảm nhẹ là một bệnh phổ biến
Trầm cảm có 3 mức độ cơ bản đó là trầm nhẹ, vừa và nặng. Tuy nhiên hầu như chúng ta chỉ phát hiện trầm cảm ở mức độ nặng khi các triệu chứng đã trở nên nghiêm trọng. Trên thực tế, số lượng người mắc trầm cảm nhẹ lớn hơn nhiều lần so với những người mắc trầm cảm nặng và hầu như không được chẩn đoán, can thiệp kịp thời. Hậu quả là tình trạng bệnh có thể tiến triển sang các dạng nặng hơn như trầm cảm nặng, rối loạn tâm thần và cuối cùng là các hành vi nguy hiểm cho chính bệnh nhân và những người xung quanh.
Trầm cảm nhẹ đang là một bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay
Tình trạng phổ biến của trầm cảm nhẹ còn được thể hiện qua các số liệu nghiên cứu khoa học. Tại Hoa Kỳ các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm nhẹ ước tính là 10% với những người có độ tuổi từ 15 đến 54 tuổi. Trong các phân tích tại Viện sức khỏe tâm thần quốc gia ở Hoa Kỳ cho biết, những người có độ tuổi trên 65 tuổi có tỷ lệ mắc trầm cảm nhẹ là 13%. Trong các đánh giá và phân tích khác, tỷ lệ mắc trầm cảm nhẹ trong khoảng từ 2,3% đến 23,4% ở các nhóm thiết lập cộng đồng là từ 4,5 đến 17% trong các cơ sở y tế và sức khỏe….
Trầm cảm nhẹ nguy hiểm hơn khi người bệnh thậm chí không nhận ra mình đang chán nản. Thực tế, những cảm giác buồn bã và mệt mỏi kéo dài khiến điều này trở nên bình thường với người bệnh. Che giấu vấn đề của bản thân, chủ quan và không để ý đến bệnh là tâm lý mà người bệnh mắc phải, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị dứt điểm bệnh sau này.
>> Trầm cảm là gì? Bạn đã hiểu về trầm cảm
Dấu hiệu trầm cảm nhẹ
Trầm cảm nhẹ tuy chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bệnh nhưng nếu hiểu và biết triệu chứng của bệnh ta có thể kịp thời giải quyết những vấn đề tâm lý của người bệnh tránh xảy ra những hậu quả xấu. Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh trầm cảm nhẹ:
- Triệu chứng đau nhức toàn thân
- Khí sắc đặc trưng
- Dễ dàng nổi giận và khó chịu
- Mất hứng thú với công việc và sở thích cá nhân
- Tâm lý tuyệt vọng
- Rối loạn về cân nặng
- Rối loạn giấc ngủ
- Mất tập trung, giảm trí nhớ
- Stress, căng thẳng
- Thiếu quyết đoán
Nguyên nhân gây trầm cảm nhẹ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những biểu hiện của bệnh lý trầm cảm. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản và phổ biến nhất của bệnh trầm cảm nhẹ:
- Trầm cảm do những chấn động về tâm lý: Người bệnh đã trải qua những cú sốc về tâm lý như mất đi người thân yêu nhất, thất bại trong chuyện tình cảm, bị sa thải khỏi công việc mà mình yêu thích… Do đó người bệnh khép mình, lo âu, sợ hãi, trầm cảm.
Những chấn động về tâm lý là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý trầm cảm
- Do những căng thẳng stress kéo dài: áp lực công việc và cuộc sống khiến cho người bệnh mệt mỏi, căng thẳng, stress là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý trầm cảm. Đối với trầm cảm nhẹ điều này chỉ ảnh hưởng đến kết quả công việc và chất lượng cuộc sống. Nhưng khi bệnh đã chuyển nặng thì có thể biểu hiện những hành vi tiêu cực gây hại cho bản thân.
- Do tâm lý yếu : Những người có tâm lý yếu thường dễ mắc bệnh trầm cảm ở mức độ nhẹ. Do tâm lý yếu nên khi găp những khó khăn, dù lớn hay bé thì người bệnh cũng không chống chọi được, dễ bỏ cuộc, mất niềm tin trong cuộc sống dẫn đến trầm cảm.
- Do yếu tố di truyền: Các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh ADN là tác nhân gây ra bệnh lý trầm cảm. Gia đình có bố mẹ bị trầm cảm thì nguy cơ con cái bị mắc bệnh lý cao gấp 3 lần người bình thường. Do vậy gia đình đã có người mắc bệnh lý cần chuẩn bị tâm lý vững vàng và những biện pháp phòng tránh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho người thân trong gia đình mình.
- Do mất ngủ thường xuyên: Những người mất ngủ thường xuyên sẽ có những tâm sinh lý bất thường như luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, đau đầu, hay cáu gắt gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và trí tuệ. Và đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm nhẹ ở người bệnh
- Do tác dụng phụ của thuốc ngủ, thuốc an thần: Khi người bệnh bị mất ngủ kéo dài mà không thể thuyên giảm bằng những phương pháp tự nhiên thì thuốc ngủ và thuốc an thần sẽ là sự lựa chọn cuối cùng. Tuy nhiên trong thành phần của thuốc ngủ và thuốc an thần có nhiều chất gây tác dụng phụ cho người bệnh. Sử dụng thường xuyên và kéo dài gây nhiều hệ lụy không tốt cho hệ thần kinh, dễ gây ra bệnh lý trầm cảm.
- Do sử dụng bia rượu, chất kích thích: Người bệnh thường tìm đến bia rượu và chất kích thích để quên đi nỗi buồn, quên đi áp lực công việc và cuộc sống. Tuy nhiên việc sử dụng bia rượu và chất kích thích sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho não bộ, gây ra rối loạn tâm lý, trầm cảm.
Việc sử dụng quá nhiều rượu bia và chất kích thích gia tang nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
- Do những chấn thương ở đầu: Những người có trấn thương ở đầu, sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến não bộ. Khi não bộ bị tổn thương sẽ gây cho người bệnh những bệnh lý về thần kinh, trong đó có bệnh lý trầm cảm.
Nhận biết trầm cảm với bài viết: Biểu hiện của trầm cảm
Hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện
Không chỉ có trầm cảm nặng gây ra những nguy hiểm cho người bệnh mà trầm cảm nhẹ cũng để lại những hệ lụy nghiêm trọng. Những hậu quả phải kể đến như:
- Người bệnh mệt mỏi, suy nhược, hoạt động hàng ngày cũng trở nên khó khăn thậm chí cả những việc cá nhân của người bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống.
- Khó tập trung trong học tập, công viêc gây ảnh hưởng đến kết quả học tập và năng suất trong công việc
- Chi phí điều trị tốn kém: đối với bệnh nhân trầm cảm nhẹ, hầu hết người bệnh sẽ tìm đến những cách điều trị triệu chứng của bệnh mà không biết rằng cái cốt lõi của vấn đề là điều trị về tâm lý. Do vậy những chi phí bỏ ra để chữa bệnh khá lớn, chỉ đem lại kết quả tức thời, không lâu dài.
- Rối loạn về giấc ngủ và tâm sinh lý sẽ gia tăng nguy cơ cao bệnh chuyển thành mức độ nặng hơn vì rối loạn về giấc ngủ sẽ làm tăng những căng thẳng mệt mỏi, dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực của người bệnh.
- Rối loạn về tiêu hóa : Khi bị trầm cảm những triệu chứng như lo âu, căng thẳng sẽ dễ gây ra những rối loạn cho hệ đường ruột và tiêu hóa thông qua trục não – ruột.
- Cô lập bản thân ảnh hưởng đến các mối quan hệ giao tiếp xã hội.
Khi trầm cảm nhẹ không được chú ý và kéo dài thì khả năng bệnh phát triển sang giai đoạn nặng là rất cao. Khi đó sẽ dần hình thành các ý nghĩ tự sát hoặc hành vi tự sát đây là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng và tinh thần của bệnh nhân.
Cách phòng chống trầm cảm nhẹ
Tất cả chúng ta ai cũng có nguy cơ mắc bệnh lý trầm cảm. Việc mắc bệnh là điều không ai mong muốn chính vì vậy thà phòng bệnh còn hơn chữa bệnh là điều mà mọi người nên quan tâm. Một số biện pháp phòng chống bệnh lý trầm cảm:
Gặp gỡ chia sẻ những vấn đề với người thân yêu giúp phòng tránh bệnh trầm cảm
- Tìm hiểu những dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh để biết cách phòng tránh bệnh lý
- Thay đổi thói quen và lối sống khoa hoc như rèn luyện giâc ngủ khoa học, tập luyện thể dục thể thao, gặp gỡ bạn bè thường xuyên, học hỏi những điều mới lạ…
- Nói chuyện, chia sẻ những câu chuyện của mình với người thân, không nên giữ trong lòng gây áp lực cho bản thân
- Bớt suy nghĩ những vấn đề tiêu cực.
- Ngủ đủ giấc vì giấc ngủ rất quan trọng đối với hệ thần kinh.
- Ăn uống lành mạnh để nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất.
(Đọc thêm bài viết “Chữa trầm cảm không dùng thuốc” để biết thêm các cách chữa bệnh trầm cảm không cần dùng đến thuốc Tây y)
Bổ sung Probiotics tác động đích trên trục não ruột để chống trầm cảm
Gần đây các nhà khoa học phát hiện ra đường ruột của chúng ta chính là một bộ não thứ 2 của cơ thể và có quan hệ mật thiết với chức năng của thần kinh trung ương. Tương tác giữa não và ruột là tương tác hai chiều, còn được gọi là trục Não- Ruột. Trong đó, hệ khuẩn chí đường ruột đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với tương tác này. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ở người bị trầm cảm, hệ khuẩn chí có sự mất cân bằng và suy giảm số lượng của một số chủng vi khuẩn đặc biệt. Họ cũng chứng minh được khi bổ sung một số chủng vi khuẩn đặc biệt vào không chỉ giúp chúng ta dung nạp tốt với các yếu tố stress của môi trường mà còn có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Những chủng vi khuẩn đặc biệt này được gọi là psychobiotic (psycho nghĩa là tâm thần và biotic là lợi khuẩn). Đây được coi là một giải pháp an toàn để kiểm soát trầm cảm nhẹ chưa cần dùng tới thuốc chống trầm cảm và hỗ trợ cải thiện triệu chứng tốt hơn đối với trầm cảm mức độ nặng và vừa.
Một số chủng probiotics có tác dụng chuyên biệt trên chứng trầm cảm (Ecologic Barier)
>> >>Probiotics – Hướng đi mới trong ngăn ngừa và điều trị trầm cảm
Trầm cảm nhẹ là một tình trạng bệnh lý phổ biến bất cứ ai cũng có thể gặp. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình kiến thức tốt nhất để chủ động phòng và tránh căn bệnh nguy hiểm này nhé.
Benhlytramcam.vn
em ko biết em có bị trầm cảm hay ko : nhưng hôm nào em cũng buồn , tuyệt vọng, mình ko làm gì sai nhưng cảm thấy rất tội lỗi , ko thích giao tiếp, nhìn thế giới vs1 suy nghĩ là cái thế giới đen tối, ko có lối thoát , rất muốn chết đã thử nhiều cách nhưng vẫn chưa chết mạng sống dai quá , cái tâm sự của em luôn giấu em ko muốn ai biết nhiều về mình cũng ko muốn ng khác xen vào cuộc sống mình , em thường đi học về thì đóng kín cửa lại để chắc rằng ko có ánh sáng vào phòng , và mọi tâm sự của em đều nói 1 mình trong gương , đôi khi em lại tự trách bản thân vô dụng, ko nên sống , em đã tự hành bản thân mình rất nhiều lần và muốn căn phòng mình mãi luôn đen tối như thế , đau bệnh tật ghì ko ns chỉ im lặng và chịu đựng , đang gắng tạo một khoảng trốn cho gia đình mình . Liệu rằng có phải bị thật ko
Chào bạn,
Những triệu chứng của bạn rất điển hình cho trầm cảm mức độ nặng. Bạn cần ngay lập tức tới gặp bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám và điều trị, không nên chậm trễ nhé.
Số điện thoại của chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn: 0981 966 152 / 0903 294 739.
Chúc bạn mạnh khỏe,