Trầm cảm sau sinh là những rối loạn cảm xúc khiến phụ nữ rơi vào trạng thái thường xuyên mệt mỏi, lo lắng, buồn rầu và có thể gây ra những hành vi tiêu cực. Rất nhiều người nhất là những chị em lần đầu làm mẹ lo lắng về vấn đề này đặc biệt là thắc mắc chứng trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?
Mục lục bài viết
Đối tượng có khả năng bị trầm cảm sau khi sinh
Chứng bệnh này được coi là có liên quan đến sự rối loạn hormone nội tiết tố của người mẹ. Estrogen và progestrogen tụt giảm mạnh nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và tổn thương cho hệ thần kinh. Cùng với đó, thay đổi về thể tích máu, huyết áp khiến cảm xúc thay đổi. Những khó khăn khi lần đầu làm mẹ và rắc rối trong quan hệ vợ chồng cũng khiến căng thẳng ấy nặng nề hơn.
Trầm cảm sau khi sinh là một dạng bệnh lý về cảm xúc, các biểu hiện ban đầu của bệnh thường không được những mọi người trong gia đình lưu tâm tới. Chỉ đến khi bệnh trở nên trầm trọng hơn người ta mới nghĩ lại về những dấu hiệu gợi báo ban đầu.
(Hiểu về trầm cảm sau sinh với bài viết: Trầm cảm sau sinh là gì? Nguyên nhân điều trị)
Vậy ai là những người dễ mắc chứng trầm cảm sau khi sinh? Những người dễ mắc trầm cảm sau sinh là:
- Những phụ nữ mang thai khi tuổi đời còn quá nhỏ (thường là dưới 18 tuổi)
- Những người phụ nữ sau khi sinh bị thiếu dinh dưỡng, thiếu ngủ
- Những bà mẹ có thời gian mang thai không như ý muốn: thai lưu, sẩy thai, thai bị dị tật, tách mẹ và con…
- Những người chịu áp lực về việc chăm sóc con, thất nghiệp, bị bệnh hiểm nghèo…
- Những người thường xuyên có mâu thẫn với người thân trong gia đình nhất là mỗi quan hệ mẹ chồng nàng dâu, thiếu sự đồng cảm và giúp đỡ của chồng.
- Tiền sử trong gia đình có thành viên từng bị trầm cảm, các bệnh liên quan về tâm thần từ giai đoạn trước.
Chứng trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?
Trầm cảm sau khi sinh thường là một triệu chứng mang tính chất tạm thời nó sẽ qua đi trong vòng một vài tháng đầu tiên. Nhiều chị em cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ và nói ra cảm xúc của mình hoặc không nhận được sự quan tâm của người thân nên khiến cho bệnh tình trở nên dai dẳng hơn, thậm chí có thể không tự hết nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
Theo một thống kê cho thấy tỷ lệ phụ nữ mắc trầm cảm khoảng 3 tháng đầu sau khi sinh chiếm 15%. Những người bị trầm cảm trong 12 tháng sau khi sinh là 15 -25%.
Chứng trầm cảm sau khi sinh có thể chia làm 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1:
Đây là giai đoạn đầu nên những biểu hiện của người bệnh thường không nhiều, họ thấy không còn hứng thú với những gì trước đây mình thích như món ăn từng yêu thích, chương trình ti vi hay xem trước kia…Họ sẽ cho rằng mình không phải đang mắc bệnh, nhưng luôn thấy cuộc sống nhạt nhẽo, có thể buồn vui thát thường, dễ cáu gắt, khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, có người sẽ chán ăn hoặc ăn rất nhiều. Họ chỉ cảm thấy thoải mái khi được ở một mình.
Những biểu hiện này kéo dài và dần biến mất sau khoảng 2 tuần mà thường không cần điều trị gì đặc biệt, chỉ cần tới sự quan tâm, an ủi của người thân thì cảm xúc sẽ nhanh chóng quay về trạng thái bình thường.
Giai đoạn 2:
Ở trạng thái này, những cảm xúc tiêu cực diễn ra thường xuyên hơn, cơ thể hoàn toàn trì trệ do việc hạn chế tiết hormone serotonin (hormone hạnh phuc) gây ra. Bạn sẽ cảm thấy cuộc đời thật tồi tệ và không muốn làm gì hết.
Giai đoạn 3:
Đây có thể coi là giai đoạn nặng nhất khi người bệnh hoàn toàn mất phương hướng, sức khỏe và thể chất suy kiệt. Họ có thể gây ra những hành vi tiêu cực cho bản thân và những người xung quanh. Điều suy nghĩ duy nhất của họ là ý định kết thúc cuộc đời để được giải thoát (theo thống kê, gần 50% người mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ tự sát). Chính vì điều này đã gây ra không ít những nỗi đau mất mát cho nhiều bệnh nhân và gia đình.
>> Chi tiết: Triệu chứng người mắc trầm cảm sau sinh
Điều trị bệnh trầm cảm sau sinh như thế nào?
Hiện nay, bệnh trầm cảm thường được điều trị theo 2 phương pháp chính đó là sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý, tùy vào trường hợp mà bác sỹ sẽ chỉ định phác đồ điều trị mang tính chất đơn lẻ hoặc hỗ trợ theo nhóm kết hợp cả 2 phương pháp này.
Tâm lý trị liệu
Phương pháp này có thể thực hiện từ các cuộc nói chuyện với chuyên gia tâm lý để tư vấn và chia sẻ những vấn đề khiến bạn bị trầm mặc. Liệu pháp nói là rất phù hợp cho bà mẹ sau sinh vì không cần sử dụng đến thuốc, người ta có thể kết hợp cả thiền định, thở dưỡng sinh hay âm nhạc thư giãn để giúp người bệnh cải thiện nhận thức, cảm xúc và hành vi của mình.
Điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc phổ biến thường được dùng để chống trầm cảm như: Sertraline, Escitalopram, Duloxeton, Citalopram…Đây là các chất ức chế Serotonin có chọn lọc (SSRI). Những loại thuốc này cần một thời gian đủ dài từ 4 – 6 tuần để phát huy hiệu quả.
Đối với những bà mẹ đang cho con bú, khi bắt đầu điều trị nên có sự cân nhắn giữa việc sử dụng thuốc và những tác dụng có thể gây ảnh hưởng tới bé. Ngoài ra, sử dụng thuốc có thể gây ra một vài tác dụng không mong muốn như: chóng mắt, buồn nôn, đau đầu, khó ngủ. Do đó nếu vẫn đang cho con bú thì bạn cần phải có sự theo dõi thường xuyên của bác sỹ chuyên khoa.
Thực chất, trầm cảm sau sinh đơn giản là một biến chứng của sinh nở và trong nhiều trường hợp nó có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy khi có những dấu hiệu của trầm cảm, các mẹ nên chia sẻ cùng người thân và tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Điều trị kịp thời mới là điều quan trọng nhất để kiểm soát các triệu chứng giúp bạn và bé yêu luôn khỏe mạnh.
Nên xem: Probiotics – Giải pháp mới trong việc điều trị bệnh trầm cảm
Chào bác si!
Em sinh bé nay được 10 tháng rồi. Tình trạng hiện nay của em là:
Thường hay suy nghĩ nhiều chuyện, rồi tự buồn, tự giận hờn. Suy nghĩ tích cực có tiêu cực có nhưng cuối cùng chỉ khiến bản thân thấy mệt mỏi.
Người luôn cảm thấy mệt mỏi không muốn làm việc gì. Cũng không muốn ăn uống, chỉ muốn nằm suốt trong phòng.
Có khi thì mất ngủ, có khi thì ngủ rất nhiều.
Từ lúc sinh e sụt giảm cân rất nhanh trên 10kg.
Đặc biết e k thể kiềm chế được cảm xúc của mình. E rất hay cáu gắt, chỉ cần 1 chuyện nhỏ thôi cũng làm e cáu gắt, phát điên lên được. Mỗi lần chơi với con, cho con ăn, con quấy khóc thì e đường như trở thành 1 người khác cáu gắt con, thậm chí e còn đánh con, lại muốn đánh cho hả cơn tức của mình chứ k kìm chế được nữa.
Xin hỏi bác sĩ em như thế có phải bị chứng bệnh trầm cảm sau sinh không ạ?? Và em nên điều trị như thế nào ạ
Chào bạn,
Hầu hết phụ nữ sau sinh đều dễ bị thay đổi tính tình, dễ cáu giận, dễ khóc lóc, tủi thân…Sự thay đổi này được gọi là trạng thái baby blues và thường kéo dài trong 2 tuần đầu sau khi sinh bé. Tuy nhiên, trường hợp của bạn tình trạng trên đã kéo dài tới 10 tháng mà không hết thì rất có thể bạn đang bị trầm cảm sau sinh. Bạn nên sớm nói tình trạng của mình với người thân để được hỗ trợ tìm cơ sở khám và điều trị thích hợp nhé. Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:
Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
– Bệnh viện đại học y dược
– Bệnh viện tâm thần TP.HCM
– Bệnh viện nguyễn tri phương
– Bệnh viện 115
– Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.
Nếu ở Hà Nội :
– Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
– Bệnh viện tâm thần trung ương
– Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
– Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
– Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
– Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1
Phương pháp điều trị đối với trầm cảm sau sinh có thể bao gồm cả thuốc và tâm lý trị liệu, theo kinh nghiệm của các bác sỹ chuyên khoa thì trầm cảm sau sinh là một trong những dạng trầm cảm khá dễ điều trị nếu được phát hiện sớm. Do đó đừng ngại thăm khám để được điều trị sớm bạn nhé!
Ngoài điều trị với thuốc bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng căng thẳng, lo âu và trầm cảm như Cerebio (Ecologic Barrier). Đây là sản phẩm spychobiotics chứa những chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt có tác dụng lên hệ trục não – ruột, được chứng minh có tác dụng giúp giảm stress, lo âu và trầm cảm và sử dụng an toàn cho phụ nữ mang thai, cho con bú.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Trầm cảm trong thời gian mang thai từ tháng thứ 4trở đi kéo dài đến sau sinh thì thời gian điều trị kéo dài khoảng bao lâu thì khỏi hoàn toàn.những loại thuốc này có cho bé bú sữa mẹ duoc ko.Gabamin 300.utralene100.queitoz 50
Chào bạn,
Dựa theo các tài liệu y khoa tra cứu được, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
– Gabamin 300: đây là loại thực phẩm chức năng chứa Gama- aminobutyric acid (GABA). Tuy nhiên hiện nay chưa có dữ liệu nghiên cứu về sử dụng GABA cho phụ nữ cho con bú, do đó sản phẩm này không khuyến cáo dùng trong thời kì cho con bú. Một số tài liệu gợi ý rằng sử dụng GABA trong thời gian cho con bú có thể tiềm ẩn nguy cơ kích thích phát triển ngực và tiết sữa sớm ở trẻ bú mẹ.
– Utralene ( Sertraline 100mg): nghiên cứu trên 145 cặp mẹ con cho thấy nồng độ thuốc bài tiết qua sữa rất nhỏ và theo dõi trên trẻ bú mẹ (người mẹ được điều trị với sertraline) không phát hiện thấy nồng độ thuốc trong huyết thanh của trẻ. Đây là loại thuốc chống trầm cảm được ưu tiên sử dụng trong thời kì cho con bú.
– Queitoz (quetiapine 50mg): những dữ liệu nghiên cứu còn hạn chế nhưng một số bằng chứng cho thấy loại thuốc này bài tiết qua sữa với hàm lượng thấp, theo dõi lâu dài không ghi nhận tác động trên trẻ sơ sinh. Nồng độ thuốc trong sữa đạt mức cao nhất ở thời điểm sau khi uống thuốc 1 giờ. Do vậy để đảm bảo an toàn một cách tối đa bạn có thể vắt bỏ sữa sau 1 giờ uống thuốc. Sau đó cho bé bú bình thường.
Những thông tin chúng tôi tư vấn mang tính chất tham khảo, bạn nên trao đổi trực tiếp lại với bác sỹ điều trị là người nắm rõ nhất tình trạng của bạn.
Thời gian điều trị trầm cảm kéo dài bao lâu phụ thuộc vào từng người bệnh nên chúng tôi không có câu trả lời chính xác cho bạn về vấn đề này. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các bác sỹ chuyên khoa thì trầm cảm khi mang thai và sau sinh điều trị khá dễ và cho đáp ứng nhanh. Do vậy bạn hãy yên tâm điều trị theo hướng dẫn, tái khám định kì để mau khỏi nhé.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thuốc chống trầm cảm có dùng được cho phụ nữ cho con bú? để kiểm tra thông tin các loại thuốc điều trị trầm cảm trong thời gian cho con bú nhé.
Thân ái,