Những điều cần biết trong quá trình điều trị trầm cảm

    Trầm cảm là một bệnh có thể điều trị được. Người bệnh trầm cảm thường có những triệu chứng cơ thể đi kèm như nhức đầu, đau bụng, đau cơ… Nếu có những triệu chứng này, bạn hãy trao đổi với Bác sĩ xem chúng có liên đến căn bệnh trầm cảm hay không.

    Những điều cần biết trong quá trình điều trị trầm cảm 1

    Dùng thuốc chống trầm cảm và điều trị bằng đối thoại

    Điều trị trầm cảm có thể cần phải sử dụng nhiều thuốc chống trầm cảm và/hay điều trị bằng đối thoại. Người ta tin rằng trầm cảm là do những thay đổi về mặt hóa học của não bộ hay những chất dẫn truyền thần kinh. Thuốc chống trầm cảm được nghĩ là có khả năng đảo ngược những thay đổi này.

    Vài điều bạn cần biết về những thuốc chống trầm cảm

    • Sau khi bắt đầu uống thuốc chống trầm cảm, cần 4-8 tuần để thấy được tác dụng của thuốc
    • Không nên ngưng thuốc đột ngột.
    • Bạn có thế cần phải đổi sang một thuốc chống trầm cảm khác (những thuốc khác nhau tác dụng cho những người khác nhau, với những liều khác nhau).
    • Thuốc có thể có những tác dụng phụ, nhưng tác dụng phụ thường giảm dần sau vài tuần điều trị.

    Điều trị bằng đối thoại

    Bên cạnh thuốc chống trầm cảm, Bác sĩ của bạn có thể đề nghị điều trị bằng đối thoại. Một nhà tâm lý, tâm thần, chuyên viên tư vấn hay ngay cả thầy thuốc tổng quát có thể giúp điều trị bằng đối thoại. Điều quan trọng nhất là tìm được một người đã được huấn luyện và bạn cảm thấy thoải mái khi đối thoại với người đó. Không nên bỏ cuộc nếu như bạn không tìm được người phù hợp. Hãy tìm một người khác để đối thoại. Đối thoại với người khác giúp bạn tìm được giải pháp cho những vấn đế của cuộc sống hay học một cách nhận định khác. Nghiên cứu cho thấy với những người bệnh trầm cảm nặng, điều trị bằng đối thoại kết hợp với thuốc chống trầm cảm có thể hữu ích

    Những lời khuyên hữu ích khác

    Điều quan trong bạn cần phải nhớ là trầm cảm là một bệnh. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sẽ cải thiện. Bên cạnh tuân thủ chương trình điều trị, bạn nên hỏi Bác sĩ về những lời khuyên dưới đây xem có hữu ích hay không.

    • Sống điều độ (ăn ngủ điều độ).
    • Thử những điều bạn thích hay đã từng thích.
    • Mỗi ngày, hãy thiết lập những mục tiêu nhỏ cho chính bạn và cố gắng đạt được những mục tiêu đã đặt ra.
    • Nói với những người bạn tin cậy về cảm xúc của mình.

    Các giai đoạn điều trị trầm cảm

    Thông thường, những chuyên gia về trầm cảm chia điều trị ra làm 3 giai đoạn

    • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn điều trị đầu tiên, mục tiêu là đem lại sự “bình phục” bệnh và giúp người bệnh không còn triệu chứng.
    • Giai đoạn 2: Giai đoạn này kéo dài khoảng 20 tuần sau khi “bình phục” bệnh, mục tiêu là duy trì sự “bình phục” và ngăn ngừa sự tái phát
    • Giai đoạn 3: Bác sĩ của bạn sẽ quyết định bạn cần được tiếp tuc điều trị nữa hay ngưng để đề phòng tái diễn cơn trầm cảm.

    Trầm cảm là một căn bệnh mạn tính cần được điều trị lâu dài để ngăn ngừa các triệu chứng xuất hiện trở lại. Nên nhớ mục tiêu điều trị là ngăn ngừa các triệu chứng xuất hiện trở lại. Bằng sự quyết tâm theo đuổi điều trị của mình bạn có thể hy vọng là tình hình sẽ tốt đẹp

    Tuân thủ điều trị

    Điều quan trọng phải nhớ là tuân thủ chương trình điều trị mà Bác sĩ của bạn đã vạch ra. Đi khám bệnh thường xuyên giúp bạn tuân thủ chương trình điều trị và tiếp tục thẳng tiến đến mục tiêu điều trị.

    Tôi cần dùng thuốc trong bao lâu?

    Nếu bạn được kê toa thuốc chống trầm cảm, điều quan trọng là phải uống thuốc đúng như Bác sĩ đã hướng dẫn. Ngay cả khi bạn thấy đã khá hơn, cũng không nên thử bỏ thuốc. Trầm cảm là một bệnh dễ tái phát. Những bệnh nhân đã bị trầm cảm trong quả khứ thường dễ bị tát phát hơn. Thực tế, cơ hội bị tái phát là 70% nếu đã bị trầm cảm 2 lẩn và gần 90% nếu đã bị trầm cảm 3 lần. Tin tốt lành là điều trị có thể làm giảm tái phát trầm cảm. Nhưng để đạt được điều đó. Bạn cần uống thuốc như bác sĩ kê toa.

    Mục tiêu điều trị là làm tránh sự xuất hiện trở lại của các triệu chứng. Nhiệm vụ của bạn là uống thuốc như đã được kê toa trừ phi bác sĩ cho phép bạn ngừng thuốc. Thời gian bạn điều trị trầm cảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự đáp ứng và tiền sử trầm cảm của bạn

    Hãy dùng những ghi lại tiền căn trầm cảm của bạn và thảo luận với bác sĩ về thời gian điều trị

    Duy trì và tuân thủ chương trình của bạn

    Có nhiều lý do làm người bệnh không tuân thủ chương trình điều trị do Bác sĩ vạch ra. Có thể tính đãng trí làm bạn quên mất mục tiêu điều trị. Đôi khi người bệnh trầm cảm lại tự thuyết phục rằng mình không bị chứng bệnh này. Thiếu thông tin về bệnh trầm cảm và chương trình điều trị làm bạn không tuân thủ tốt chương trình. Có thể bạn còn thấy không thích uống thuốc. Tuy nhiên, điều cực kỳ quan trong là tuân thủ điều trị đúng như Bác sĩ đã hướng dẫn. Giữ đúng những cuộc hẹn tái khám, thảo luận về những lo lắng của bạn và trao đổi thẳng thắn về những cảm xúc của mình. Những cuộc hẹn tái khám cũng quan trọng trong điều trị như việc sử dụng thuốc theo toa.

    Nếu bạn không cảm thấy khá hơn?

    Mục tiêu của bạn và của Bác sĩ là đẩy lùi những triệu chứng của bệnh trầm cảm. Nếu bạn không cảm thấy khá hơn sau khi uống thuốc, hãy nói với Bác sĩ của mình. Điều quan trọng là đạt đến sự “bình phục”, vì những người đạt được “bình phục”thĩ ít bị tái phát hơn.

    Trích sách: “Sống chung với trầm cảm” – Nhà xuất bản Y học

    Benhlytramcam.vn - 11 Tháng Mười Một, 2019

    Bình luận về bài viết

    1. Nguyễn Nam đã bình luận

      Tôi uống thuốc chống trầm cảm đã 8 tuần nhưng không cải thiện đáng kể , có nên đổi sang thuốc khác ? Xin cám ơn !

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Thuốc chống trầm cảm thường cần 4-6 tuần để phát huy hiệu quả đầy đủ. Trường hợp bạn đã uống 8 tuần không cải thiện thì nên trao đổi để bác sĩ điều chỉnh đơn thuốc và nên phối hợp thêm các phương pháp điều trị khác như tâm lý trị liệu, sử dụng sản phẩm hỗ trợ như Cerebio.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!