Gia đình cần đồng hành cùng người trầm cảm

    Có thể bạn không hiểu hết những gì mà người thân bị trầm cảm của mình đang cảm nhận, nhưng bạn vẫn có thể chia sẻ, đồng cảm và nâng đỡ họ bằng nhiều cách:

    Gia đình cần đồng hành cùng người trầm cảm 1

    Đồng hành cùng người trầm cảm

    Bày tỏ sự quan tâm, nhưng thận trọng. Thấu hiểu nỗi đau của họ, nhưng đừng nói “tôi biết những gì bạn đang trải qua” vì thật sự không phải như vậy. Ngay cả khi bạn biết rõ về nguyên nhân gây ra trầm cảm, tránh đưa ra giải pháp. Hãy lắng nghe nếu họ muốn nói nhưng nhớ rằng người bệnh trầm cảm thường không muốn bàn đến những triệu chứng của họ và thay vào đó là ngừng nói chuyện. Nếu điều này xảy ra, đừng để bụng giận hờn.

    Giúp đỡ người bệnh: người bệnh có thể không có yêu cầu cụ thể nào với bạn, nhưng họ sẽ biết là bạn sẵn lòng giúp đỡ. Trầm cảm có thể làm người bệnh không có khả năng làm một số việc. Hãy sẵn sàng giúp đỡ người bệnh càng nhiều càng tốt

    Luôn khiến người bệnh lạc quan: người bệnh trầm cảm thường phán xét về điểm mạnh và điểm yếu của họ rất nặng nề. Bạn hãy nhắc nhở họ về những kỹ năng của họ và cho họ thấy họ có ý nghĩa như thế nào với bạn và những người khác.

    Cổ vũ những hoạt động lành mạnh: đôi khi người bệnh trầm cảm muốn nằm trên giường suốt ngày. Bạn hãy nhẹ nhàng khuyến khích họ tập thể dục chút ít, giải trí hay đi coi phim với bạn. Ban đầu có thể họ không muốn, nhưng bạn hãy cứ đề nghị. Nếu sau đó họ làm theo, thì đây là một dấu hiệu có ý nghĩa tốt.

    Trong tất cả các khía cạnh mà người bệnh cần được giúp đỡ: theo dõi việc sử dụng thuốc trầm cảm và ghi nhận những thay đổi trong hành vi, thái độ và lối sống (ăn, ngủ, vận động) của người bệnh là quan trọng hơn cả. Dưới đây là một vài gợi ý về cách theo đõi việc uống thuốc và theo dõi những thay đổi hành vi – tốt hay xấu của người bệnh. Bạn nên ghi lại những chỉ tiết này vì bạn cần chia sẻ với bác sĩ và chuyên viên tâm lý trong lần khám bệnh kế tiếp hoặc qua điện thoại.

    Theo dõi việc sử dụng thuốc chống trầm cảm: để chắc chắn bệnh nhân sử dụng thuốc như đã được kê toa, hãy làm một biểu đồ uống thuốc (xem lịch theo dõi và tái khám). Có thể kiểm tra lịch theo dõi uống thuốc mỗi ngày và là một vật nhắc nhở rất hữu ích cho việc uống thuốc đúng liều theo lịch trình. Trên biểu đồ uống thuốc, cũng nên viết lên ngày của lần khám bệnh tiếp theo để nhắc nhở người bệnh

    Theo dõi những thay đổi của người trầm cảm

    Một trong những điều khó khăn nhất là theo dõi những thay đổi về hành vi, hoạt động thường nhật và thái độ chung. Bất kể bạn sử dụng lịch theo dõi nào điều quan trọng là bạn thường xuyên để mắt đến người bệnh và biết cách theo dõi. Bạn hãy ghi nhận bất kỳ các thay đổi nào vào phần được liệt kê trong bảng theo dõi uống thuốc và tái khám, và báo cáo những thông tin này lại cho bác sĩ hay chuyên viên tâm lý.

    Có thể kiểm tra lịch theo dõi uống thuốc mỗi ngày và là một vật nhắc nhở rất hữu ích về việc uống thuốc đúng liều theo lịch.

    Thang điểm nhận xét tiến triển theo tuần. Hãy ghi nhận những thay đổi theo thang điểm từ 1 (không thay đổi) đến 10 (thay đổi đáng kể). Sau đó, hãy báo cáo mọi thay đổi này cho bác sĩ hay nhân viên y tế

    • Năng động: Bệnh nhân có vận động nhiều hơn không? Có tham gia những hoạt động bên ngoài không?
    • Giấc ngủ: Bệnh nhân có ngủ tốt hơn không? Ngủ vào những thời điểm đều đặn không?
    • Ăn uống: Bệnh nhân ăn có đầy đủ không? Ăn có điều độ không? Có thèm ăn quá độ không?
    • Quyết định: Bệnh nhân có khả năng quyết định tốt hơn không?
    • Dáng vẻ: Bề ngoài bệnh nhân xem có tươi tỉnh hơn không?
    • Quan hệ: Bệnh nhân có nối lại quan hệ với bạn bè, gia đình, các nhóm tôn giáo/xã hội không?

    Cảnh giác với những ý định hay hành vi tự sát của người bệnh

    Người bệnh thường có xu hướng làm hại bản thân, tự sát chính vì vậy người nhà cần cảnh giác với những ý định hành vi này của người bệnh, cần đảm bảo người bệnh an toàn. Những dấu hiệu về hành vi tự sát của người bệnh bao gồm:

    • Hành vi nóng nảy, không ngủ được
    • Tuyên bố về việc có thể không còn sống nữa, nói về việc chết ví dụ như những câu nói “sắp tới tôi sẽ chết”, “sắp tới bạn sẽ không phải phiền về tôi nữa”…
    • Chia tài sản, tạm biệt bạn bè hay sắp xếp mọi việc để chuẩn bị chết
    • Khí sắc thất thường, nay có thể rất vui vẻ, mai lại u buồn luôn
    • Có hành vi tự gây tổn thương như gây đau cho bản thân, uống rượu nhiều, nghiện thuốc…
    • Tránh mọi mối quan hệ, xa lánh mọi người

    Người thân có thể tìm hiểu xem người bệnh có ý định tự sát không bằng cách hỏi thẳng. Một vài câu hỏi có thể đặt ra với người bệnh nếu lo ngại rằng họ có ý định tự sát như:

    • Bạn đang nghĩ đến cái chết phải không?
    • Bạn đang nghĩ làm tổn thương mình phải không?
    • Bạn có biết khi nào bạn tự sát hay không?
    • Bạn đang lên kế hoạch tự sát phải không?

    Tuyệt đối khi hỏi người bệnh những câu hỏi như vậy cần tỏ thái độ bình tĩnh, nâng đỡ và đồng cảm không được thể hiện thái độ phê phán hay e ngại cho tình trạng người bệnh. Hãy luôn khẳng định rằng họ sẽ khỏe mạnh lại khi được quan tâm và điều trị.

    Nếu nhận thấy họ có các dấu hiệu hành vi tự sát cần báo cho bác sĩ hay chuyên viên tư vấn tâm lý nhé!

    BS. Lê Đình Phương

    Khoa nội tổng hợp Bệnh viện FV

    Xem thêm:

    Benhlytramcam.vn - 24 Tháng Ba, 2022

    Bình luận về bài viết

    1. Lê thị duyên đã bình luận

      Hiện tượng E trai bị bệnh ngồi nói một mình, ko muốn nói chuyện với mọi người xung quanh, nhìn thấy người thân là đuổi đi, hoặc bỏ đi chỗ khác, cho e hỏi vậy là bị sao ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn nên đưa em trai mình tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để kiểm tra kĩ lưỡng, có thể bạn ấy đang mắc bệnh về tâm thần bạn nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!