Những dấu hiệu cảnh báo trầm cảm ở học sinh

    Trầm cảm là căn bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay, căn bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ học sinh mắc trầm cảm ngày càng gia tăng, do áp lực từ gia đình, áp lực việc học tập, thi cử đè nặng. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo trầm cảm ở học sinh để mọi người có thể phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời.

    Những dấu hiệu cảnh báo trầm cảm ở học sinh 1

    Trầm cảm học sinh là gì?

    Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, khiến chúng ta có cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể dẫn bạn đến ý định tự tử. Hiện nay thì tình trạng trầm cảm ở học sinh ngày càng gia tăng và hậu quả để lại cũng vô cùng nghiêm trọng. Gia đình và nhà trường cần có biện pháp quan tâm hỗ trợ các em kịp thời, tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

    Tìm hiểu chi tiết về chứng bệnh trầm cảm tại bài viết: Tổng quan về trầm cảm

    Trầm cảm ở học sinh do đâu

    Trầm cảm ở học sinh không bắt nguồn từ nguyên nhân đơn thuần mà nó là một nhóm các vấn đề được kết hợp với nhau tác động đến từng cá nhân:

    Nguyên nhân thứ nhất gây nên trầm cảm ở học sinh phải nói đến là do nguyên nhân khách quan: Trầm cảm ở học sinh cũng xuất phát từ những áp lực cuộc sống, những đòi hỏi về sinh tồn, điều này không những ảnh hưởng đến người lớn mà cả trẻ em vẫn phải chịu chung áp lực đó. Học sinh đang ngày càng chịu sự kỳ vọng lớn đến từ cha mẹ, chính vì thế càng ngày các bậc phụ huynh càng quan tâm đến việc học hành, sinh hoạt của trẻ hơn. Việc đặt quá nhiều kỳ vọng vào con trẻ nhưng không biết đồng hành cùng con, quan tâm trẻ không đúng cách thì sẽ vô hình tạo áp lực cho trẻ khiến trẻ dễ mắc phải chứng trầm cảm. Áp lực từ bài vở, từ các kỳ thi, áp lực từ sự kỳ vọng kết quả học tập của gia đình đè nặng khiến các em học sinh mệt mỏi, tâm trí hỗn loạn, sợ hãi, tình trạng này kéo dài sẽ đẩy các em đến trầm cảm và những hậu quả nguy hiểm khác đều có thể xảy ra.

    Nguyên nhân thứ hai dẫn đến trầm cảm ở học sinh do nguyên nhân chủ quan: Đó là khả năng chống lại những áp lực, những sang chấn tâm lý, khả năng đối phó với những stress của mỗi cá nhân. Nếu cá nhân nào có khả năng này tốt thì sẽ khó bị trầm cảm hơn, còn khả năng chống lại những áp lực kém thì nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn.

    Nguyên nhân thứ ba khiến học sinh bị trầm cảm là do yếu tố di truyền: Gia đình nào có bố mẹ mà mắc trầm cảm thì con cái cũng có thể bị ảnh hưởng, khả năng mắc trầm cảm của trẻ cũng cao hơn bình thường

    Trầm cảm ở học sinh do đâu 1

    Ngoài ra trầm cảm ở học sinh còn có nguyên nhân từ sự thay đổi tâm sinh lý trong quá trình dậy thì, khi đó các hormon thay đổi ảnh hưởng đến tinh thần và hành vi của các em. Sự thay đổi tâm sinh lý cộng với áp lực từ việc học hành, thi cử khiến các em không kiểm soát được suy nghĩ cũng như hành vi của mình, dễ dẫn đến trầm cảm

    Các thói quen xấu như thức khuya, hút thuốc, sử dụng các chất kích thích, nghiện game… cũng khiến các em dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, trạng thái này ở mức độ cao sẽ dẫn tới bệnh lý trầm cảm. Nguy hiểm hơn là chứng bệnh trầm cảm này có nguy cơ tái phát rất cao, đợt sau còn nặng hơn đợt trước và có thể dẫn đến tình trạng tử tự.

    Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

    Trầm cảm ở học sinh thường có các dấu hiệu sau:

    Luôn có cảm giác bản thân vô giá trị: Ở độ tuổi học sinh mà con bạn luôn có cảm giác bản thân vô dụng, cuộc sống không có giá trị gì thì các bậc phụ huynh nên cảnh giác vì rất có thể con bạn đã mắc phải chứng bệnh trầm cảm

    Luôn có cảm giác buồn mà không có lý do: Tình trạng các em học sinh có biểu hiện ảm đạm, trầm lắng mà không có lý do chính đáng, đồng thời tần suất xảy ra tình trạng này là liên tục thì các bậc cha mẹ cần chú ý quan tâm, tìm hiểu và giúp đỡ con vượt qua trạng thái này vì rất có thể trạng thái này cảnh báo con bị trầm cảm.

    Luôn cảm thấy tức giận: Ở học sinh phần lớn thời gian các em chủ yếu là học tập, vừa học tập vừa vật lộn với cảm xúc của con người vì vậy khi cảm thấy chán nản các em sẽ có xu hướng dễ tức giận hơn, sẽ có những hành động như la hét, đập phá, chống đối… tình trạng này nặng hơn sẽ dẫn đến trầm cảm

    Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh 1

    Luôn có cảm giác mệt mỏi: Nếu thấy các em học sinh luôn có biểu hiện mệt mỏi và tình trạng này còn kéo dài mãi không khỏi thì cha mẹ và thầy cô nên chú ý vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh trầm cảm đang đến gần các em hơn

    Thích ở một mình: Bất kể ai đều cũng muốn có không gian riêng tư cho bản thân, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên nếu thấy trẻ tự tách mình ra khỏi bạn bè, gia đình, người thân và xã hội thì đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể đang mắc trầm cảm và cần được giúp đỡ.

    Mất hứng thú trong công việc, sở thích: Khi thấy trẻ mất hứng thú với tất cả các công việc, kể cả các công việc trước đây mà trẻ cực kỳ yêu thích, mất hứng thú và tự rút lui khỏi các hoạt động tập thể, có cảm giác như những thứ đó gây phiền toái chúng thì rất có thể đây là biểu hiện trẻ bị đang gặp vấn đề, rất có thể là trầm cảm.

    Luôn bị ám ảnh bởi việc tự tử hoặc cái chết: Ở tuổi học sinh là giai đoạn trẻ đang phát triển cả tâm lý lẫn sinh lý, nếu các câu chuyện của trẻ chỉ xoay quanh việc tự tử, cái chết, tự sát thì cha mẹ không được bỏ qua dấu hiệu này và nên hành động nhanh chóng giúp trẻ thoát ra khỏi tình trạng bất ổn tâm lý này. Dấu hiệu này cực kỳ nguy hiểm cảnh báo trẻ bị mắc trầm cảm.

    Ngoài các dấu hiệu trên thì còn có các dấu hiệu khác cảnh báo tình trạng trầm cảm ở học sinh như: Luôn có thái độ thù địch với cha mẹ và xã hội, trở lên thèm ăn hơn, thay đổi thói quen ngủ… Lúc này phụ huynh và nhà nhà trường cần quan tâm đến các em hơn, có các biện pháp phù hợp đồng hành và chia sẻ cùng các em, giúp các em thoát khỏi tình trạng tâm lý bất ổn này, tránh các hậu quả nghiêm trọng do trầm cảm ở học sinh mang lại.

    Nguyễn Hà - 19 Tháng Mười Hai, 2018

    Bình luận về bài viết

    1. Nguyễn Ngọc Linh đã bình luận

      Dạo gần đây, tôi luôn mệt mỏi, hay cáu gắt, tức giận, ngủ nhiều, k rõ bản thân muốn j hay thik j. Vậyđó có pk dấu hiệu của 1 căn bệnh về tâm lý k ạ? nếu có câu trả lời thì xin hãy gửi vào gmail giúp tôi. Cảm ơn!

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bất cứ ai cũng có thể có tâm trạng xấu trong một thời điểm nào đó, nguyên nhân có thể do căng thẳng, áp lực, thay đổi nội tiết tố, do bệnh tật… Khi những triệu chứng xuất hiện thường xuyên, hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục trên 2 tuần, hoặc chúng ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, học tập thì chúng ta cần phải thăm khám để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm.

        Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    2. Huỳnh Nguyễn Lệ Thanh đã bình luận

      Dạ dạo này con hay bị la nên con có tâm trạng không được vui cho lắm
      Con hay khóc nhiều
      Con hay mất ngủ vì bị ám ảnh việc bị chịu trong gia đình
      Con còn thường xuyên suy nghĩ tới việc tự tử nữa
      Mấy chịu chứng này có phải là bị trầm cảm không ạ? Nếu có câu trả lời thì nhắn tin cho con theo sđt ở trên.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những gì cháu mô tả là cảm xúc buồn. Trầm cảm là bệnh lý, cần phân biệt hai thứ này với nhau.
        Chúc cháu mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!