Trầm cảm sau sinh (PPD) là một phức hợp những thay đổi về thể chất, cảm xúc và hành vi xảy ra ở người phụ nữ sau khi sinh con. Theo DSM-5, một hướng dẫn được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn tâm thần, trầm cảm sau sinh là một dạng trầm cảm nặng khi khởi phát trong vòng 4 tuần đầu sau khi sinh. Chẩn đoán trầm cảm sau sinh không chỉ dựa trên độ dài về thời gian kể từ khi sinh đến khi khởi phát bệnh mà còn dựa trên mức độ nặng của trầm cảm.
Trầm cảm sau sinh khởi phát trong vòng 4 tuần sau sinh
Mục lục bài viết
- 1 Trầm cảm sau sinh là gì?
- 2 Triệu chứng của trầm cảm sau sinh như thế nào?
- 3 Các yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sinh là gì?
- 4 Trầm cảm sau sinh có thường gặp không?
- 5 Có các dạng nào của trầm cảm sau sinh?
- 6 Các triệu chứng lo âu hoặc do rối loạn lo âu hay ám ảnh cưỡng chế tăng lên cùng với trầm cảm sau sinh có đúng không?
- 7 Lời khuyên để đối phó với tình trạng sau sinh
- 8 Trầm cảm sau sinh được điều trị như thế nào?
- 9 Bạn cần biết
- 10 Khi nào cần thăm khám và điều trị bởi bác sĩ?
Trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh liên quan tới những thay đổi về hóa học, xã hội và tâm lý liên quan tới việc sinh con. Thuật ngữ này dùng để mô tả hàng loạt những thay đổi về thực thể và cảm xúc mà nhiều bà mẹ vừa sinh con trải qua. Tin tốt là trầm cảm sau sinh có thể điều trị được bằng thuốc và tâm lý trị liệu.
Những thay đổi về phương diện hóa học gồm việc giảm nhanh chóng các hormone sau sinh. Mối liên quan thực sự giữa sụt giảm nồng độ hormone và trầm cảm vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng điều mà chúng ta đã biết là nồng độ estrogen và progesterone – hai hormone sinh sản của phụ nữ – tăng gấp 10 lần trong giai đoạn mang thai. Sau đó chúng giảm mạnh sau sinh. Chỉ 3 ngày sau khi sinh, nồng độ của các hormone này đã quay về mức như trước khi mang thai. Cùng với những thay đổi về hormone, những thay đổi về xã hội và tâm lý liên quan tới việc có con làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Triệu chứng của trầm cảm sau sinh như thế nào?
Mệt mỏi chán nản là triệu chứng của trầm cảm sau sinh
Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh tương tự như những điều xảy ra bình thường sau khi sinh con, gồm khó ngủ, thay đổi cảm giác ngon miệng, mệt mỏi quá mức, giảm ham muốn tình dục và thay đổi tâm trạng thường xuyên. Tuy nhiên cũng có những triệu chứng đi kèm của trầm cảm nặng gồm tâm trạng chán nản, mất sự hài lòng , cảm giác vô giá trị, vô vọng và bất lực ; suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử hoặc tổn thương một ai đó.
Các yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sinh là gì?
Có một số các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh , gồm:
- Tiền sử trầm cảm trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai
- Tuổi khi mang thai – càng trẻ càng có nguy cơ trầm cảm sau sinh cao hơn.
- Mâu thuẫn về việc mang thai
- Số con – bạn càng có nhiều con thì dường như bạn càng dễ trầm cả hơn trong lần mang thai kế tiếp
- Có tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn tiền kinh nguyệt
- Có sự hỗ trợ xã hội hạn chế
- Sống đơn thân
- Xung đột hôn nhân
Trầm cảm sau sinh có thường gặp không?
Hầu hết các bà mẹ mới sinh đều trải qua hội chứng “ baby blues” – trạng thái khóc lóc, ủ rũ- sau khi sinh. Khoảng 1/10 bà mẹ sẽ phát triển thành trầm cảm nặng hơn, kéo dài hơn sau khi sinh. Khoảng 1/1000 bà mẹ sẽ phát triển thành một dạng trầm trọng hơn gọi là rối loạn tâm thần sau sinh.
Có các dạng nào của trầm cảm sau sinh?
Có 3 dạng thay đổi tâm trạng mà người phụ nữ có thể gặp sau sinh:
- Hội chứng “baby blues,” xảy ra ở hầu hết phụ nữ trong những ngày sau sinh và được coi là bình thường. Một bà mẹ mới sinh con có thay đổi tâm trạng đột ngột như có lúc cảm thấy rất vui sau đó lại cảm thấy rất buồn. Cô ta có thể khóc không vì lý do gì và cảm thấy mất kiên nhẫn, nóng nẩy, lo lắng, cô độc và buồn bã. Hội chứng Baby blues có thể kéo dài chỉ vài giờ hoặc 1-2 tuần sau sinh và không cần phải điều trị bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Thông thường việc tham gia vào một nhóm hỗ trợ của các bà mẹ mới sinh con hoặc chia sẻ với các bà mẹ khác sẽ giải quyết được tình trạng này.
- Trầm cảm sau sinh (PPD) có thể xảy ra sau vài ngày hoặc thậm chí vài tháng sau sinh. PPD có thể xảy ra saukhi sinh bất kể đứa con nào mà không phải chỉ với đứa con đầu tiên. Bà mẹ có thể có các cảm giác tương tự như hội chứng Baby blues – buồn chán, thất vọng, lo lắng, nóng nảy nhưng cô ta sẽ cảm thấy các triệu chứng này trầm trọng hơn rất nhiều so với hội chứng baby blues. PPD thường khiến bà mẹ không làm được những việc cần làm hàng ngày và khi các chức năng bị ảnh hưởng , bà mẹ cần sự tư vấn của bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nếu không được điều trị các triệu chứng có thể nặng hơn. Và PPD mặc dù là một tình trạng nặng nề nhưng hoàn toàn có thể điều trị được bằng thuốc và tư vấn trị liệu.
- Rối loạn tâm thần sau sinh là một bệnh lý tâm thần rất nặng nề có thể ảnh hưởng tới các bà mẹ mới sinh con. Bệnh này có thể xảy ra rất nhanh, thường trong vòng 3 tháng đầu sau sinh. Bà mẹ có thể mất liên lạc với thực tế, ảo giác thính giác (nghe thấy những điều không thực sự xảy ra, giống như có người nói chuyện) và ảo tưởng (tin tưởng mạnh mẽ vào những thứ không thực sự hợp lý ). Ảo giác nhìn (nhìn thấy thứ không có thật) ít gặp hơn. Các triệu chứng khác như mất ngủ , cảm thấy bị kích động và giận dữ, bồn chồn và có những hành vi và cảm giác lạ. Những phụ nữ mắc rối loạn tâm thần sau sinh cần phải được điều trị ngay lập tức và phần lớn cần điều trị bằng thuốc. Đối khi cần phải điều trị nội trú bởi vị họ có nguy cơ làm tổn thương tới mình hoặc người khác.
Các triệu chứng lo âu hoặc do rối loạn lo âu hay ám ảnh cưỡng chế tăng lên cùng với trầm cảm sau sinh có đúng không?
Các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế rất hiếm khi xảy ra mới ở giai đoạn sau sinh (chỉ khoảng 1-3% phụ nữ sau sinh ). Ám ảnh thưởng liên quan tới mỗi quan tâm về sức khỏe của đứa con hoặc cảm giác sợ hãi vô cớ về việc làm hại đứa trẻ. Triệu chứng của rối loạn ám ảnh-cưỡng chế khá hiếm trong thời kỳ hậu sản (chỉ khoảng 1-3%) Rối loạn tâm thần hoảng loạn có thể xảy ra. Cả 2 tình trạng này thường tồn tại cùng với trầm cảm..
Lời khuyên để đối phó với tình trạng sau sinh
Tương tác chia sẻ với chồng để vượt qua trầm cảm sau sinh
- Hãy yêu cầu sự giúp đỡ- hãy để người khác biết họ cần giúp đỡ bạn.
- Hãy thực tế về những mong đợi của bạn về chính bạn và con bạn..
- Luyện tập trong giới hạn mà bác sĩ cho phép, đi bộ, ra ngoài để thư giãn
- Sãn sàng đón nhận một số ngày tốt và một số ngày không tốt về tâm trạng
- Tuân thủ một chế độ ăn hợp lý, tránh đồ uống có cồn và caféin.
- Tăng cường mối quan hệ với chồng bạn – dành nhiều thời gian cho nhau hơn..
- Giữ tương tác với gia đình và bạn bè của bạn – tránh không tự cô lập mình.
- Hạn chế người đến thăm khi bạn mới về nhà
- Ngủ hoặc nghỉ ngơi khi con bạn ngủ!
Trầm cảm sau sinh được điều trị như thế nào?
Trầm cảm sau sinh được điều trị khác nhau phụ thuộc dạng và mức độ nặng của bệnh. Các lựa chọn điều trị gồm thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm và trị liệu tâm lý.
Bạn cần biết
- Trầm cảm sau sinh có thể ảnh hưởng đến cả người chồng (ít nhất 50%) và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm lý của em bé. Do đó, đừng ngần ngại điều trị càng sớm càng tốt để bảo vệ mình và gia đình.
- Một số thuốc chống trầm cảm chọn lọc thì khá an toàn cho người mẹ mới sinh và đang cho con bú. Thầy thuốc của bạn sẽ chọn một loại thuốc phù hợp nhất cho bạn và an toàn cho em bé đang bú mẹ.
Khi nào cần thăm khám và điều trị bởi bác sĩ?
Tìm đến bác sĩ để điều trị trầm cảm khi triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần
Trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Bà mẹ mới sinh sẽ cần tới tham khám bác sĩ khi:
- Các triệu chứng tồn tại dai dẳng trên 2 tuần
- Không thể làm các hoạt động bình thường
- Không thể giải quyết. đối phó với các tình huống thường nhật
- Có ý nghĩ làm tổn thương bản thân hoặc con
- Cảm thấy thực sự lo lắng, sợ hãi và hoảng loạn hầu như cả ngày.
BS. Lê Đình Phương
Trưởng khoa nội tổng quát và YHGĐ – Bệnh viện FV
Bs ơi em bệnh trầm cảm sau sinh em nghe tiếng nói bên tai em lo sợ lắm.em bệnh uốn thuốc được hai năm mà vẫn ko hề bệnh.em cần bs tư vấn chi giúp e điều trị ạh
Bs ơi em bệnh trầm cảm sau sinh em nghe tiếng nói bên tai với em lo sợ.em uống thuốc GAYZx 200mg.2nam nay nó chỉ ngăn chặn chu ko làm em hết bệnh ạh.em cần bs tư vấn giúp em khỏi bệnh trầm cảm này em lo sợ lắm
Chào bạn,
Những triệu chứng của bạn cho thấy bạn đang bị trầm cảm khá nặng và có dấu hiệu ảo thanh (xuất hiện tiếng nói bên tai). Trường hợp này cần phải điều trị chuyên khoa tâm thần lâu dài. Bạn nên kiên trì nhé, không được tự ý ngưng thuốc đột ngột sẽ khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Để đạt được hiệu quả điều trị cao hơn bên cạnh việc dùng thuốc bạn có thể tham khảo các phương pháp trị liệu tâm lý, sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ (Cerebio 1 gói/ngày); tập yoga hoặc thiền.
Chúc bạn sớm lấy lại cân bằng,
Em bị đau đầu, mất ngủ sau sinh.
Chào bạn,
Sau sinh người phụ nữ thường trải qua giai đoạn thay đổi tâm trạng, gọi là baby blue, xuất hiện khoảng 2 tuần sau sinh. Bên cạnh đó, việc chăm con cũng có thể khiến bà mẹ bị căng thẳng, áp lực. Với những triệu chứng bạn mô tả thì chưa đủ cơ sở để kết luận là bệnh lý trầm cảm mà có thể bạn chỉ đang trải qua tình trạng căng thẳng quá mức.
Để giảm bớt căng thẳng bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
– Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
– Tập Yoga hoặc thiền.
– Nghe nhạc, đọc sách.
– Chia sẻ bớt việc chăm sóc con cái, việc nhà với người thân.
– Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Liều dùng của Cerebio (Ecologic Barrier) là 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Bs ơi cho em hoi giờ em muốn mua thuốc uống này ở đâu bs có nhiều tiền qa ko bs oi
Tôi có con nay được 5th rồi, mà khoảng 2 tuần nay tôi có biểu hiện như là chóng mặt, có lúc muốn làm hại con, hay tức giận, ban ngày buồn ngủ mà ngủ k đc (vì sợ nhà ck ns ni kia) vậy cho tôi hỏi tôi có phải bị trầm cảm k ạ
Chào bạn,
Hầu hết phụ nữ sau sinh đều dễ bị thay đổi tính tình, dễ cáu giận, dễ khóc lóc, tủi thân…Sự thay đổi này được gọi là trạng thái baby blues và thường kéo dài trong 2 tuần đầu sau khi sinh bé. Tuy nhiên, khi những triệu chứng này kéo dài liên tục từ 2 tuần trở lên mà không hết thì có thể gợi ý tới bệnh trầm cảm sau sinh. Để xác định chính xác bạn cần phải thăm khám trực tiếp với bác sỹ chuyên khoa. Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:
Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
– Bệnh viện đại học y dược
– Bệnh viện tâm thần TP.HCM
– Bệnh viện nguyễn tri phương
– Bệnh viện 115
– Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.
Nếu ở Hà Nội :
– Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
– Bệnh viện tâm thần trung ương
– Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
– Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
– Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
– Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1
Phương pháp điều trị đối với trầm cảm sau sinh có thể bao gồm cả thuốc và tâm lý trị liệu, theo kinh nghiệm của các bác sỹ chuyên khoa thì trầm cảm sau sinh là một trong những dạng trầm cảm khá dễ điều trị nếu được phát hiện sớm. Do đó đừng ngại thăm khám để được điều trị sớm bạn nhé!
Ngoài điều trị với thuốc bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng căng thẳng, lo âu và trầm cảm như Cerebio (Ecologic Barrier). Đây là sản phẩm spychobiotics chứa những chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt có tác dụng lên hệ trục não – ruột, được chứng minh có tác dụng giúp giảm stress, lo âu và trầm cảm và sử dụng an toàn cho phụ nữ mang thai, cho con bú.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Thưa bs. Cháu mới sinh con đầu được 4 tháng và là mẹ đơn thân ank. Nhiều lúc cháu cảm thấy bản thân rát mệt mỏi ạk. K muốn giao tiếp vs mn. Luôn cảm thấy đau đầu khó ngủ. Hay cáu gắt. Từ lúc mang bầu cháu còn có suy nghĩ tự tử vậy có phải là bị trầm cảm không ank
Chào bạn,
Bạn có một số biểu hiện của bệnh trầm cảm khi mang thai và sau sinh. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám nhé.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe,
Mình cũng từng bị trầm cảm sau sinh. Mình hiểu cảm giác đó. Vang vọng như ai nói bên tại mình, một người, rồi nhiều người, có cả tiếng la hét vì rất rất đau của các sản phụ khác nữa. Lúc đó mình thật sự rất sợ hãi. Ban đêm mình không ngủ được, mình nghe thấy tiếng ai đó gọi tên mình, rồi trong đầu mình xuất hiện hình ảnh cô y tá đang đẩy xe gọi mình ra ngoài, lúc đó mình gần như không kiểm soát cơ thể mình được nữa, muốn đi theo cô ấy, rồi trong đầu mình lại xuất hiện hình ảnh cầu thang, và mình nằm dưới sàn bê bết máu, lúc đó mình sợ lắm. Mình nghĩ trong đầu là mình thương con mình không thể tự tử được, lúc đó tự nhiên mình kiểm soát cơ thể mình lại được. Trong một đêm mà mình đấu tranh rất nhiều lần như vậy. Có khi trong đầu mình lại nghe thấy ai đó gọi mình từ cửa sổ tầng 3 của bệnh viện, lúc đó mình muốn đi theo tiếng kêu đó, có khi trong đầu mình lại nhìn thấy hình ảnh toàn máu me, mình tự cắt tay chân mình, có khi trong đầu mình lại nhìn thấy hình ảnh một sản phu đang trừng mắt vì đau quá. Mình cứ đấu tranh trong đầu của mình là mình vì con mình phải suy nghĩ lạc quan lên. Dần dần bệnh khỏi và mình được xuất viện. Cho nên mình rất rất hiểu cảm giác của các bạn nữ đó, cái cảm giác không thể điều khiển cơ thể mình. Phụ nữ mới sinh rất yếu ớt và rất cần chăm sóc nuông chiều để bù đắp lại nỗi đau vượt cạn. Đó là tất cả suy nghĩ của mình muốn chia sẻ với mọi người.
Vợ tôi sau sinh tôi thấy hoàn toàn khỏe mạnh bình thường. Hằng ngày tôi đi làm vợ ở nhà chăm con và không thấy có biểu hiện gì lạ. Tuy nhiên tuần trước trong lúc tôi đi làm, vợ ở nhà để con ở giường và nhảy xuống ao. May mắn là hàng xóm phát hiện cứu lên kịp. Vậy vợ tôi có phải đã mắc trầm cảm sau sinh?
Chào bạn,
Rất có thể vợ bạn đã bị trầm cảm sau sinh. Nếu đã có hành vi tự tử, cần cách ly người mẹ với em bé để tránh những hành động đáng tiếc ảnh hưởng đến em bé. Đồng thời, lập tức đưa người mẹ đi điều trị để tránh hành vi tự sát lập lại.
Phải xem đây là một trường hợp cấp cứu về tâm thần từ hai phía người mẹ và em bé.
Chúc bạn sức khỏe!