Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 25 Jul 2023 01:35:57 +0000 vi hourly 1 Tổng quan về trầm cảm https://benhlytramcam.vn/benh-ly-tram-cam-237/ https://benhlytramcam.vn/benh-ly-tram-cam-237/#comments Mon, 20 Aug 2018 07:18:44 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=237 Trầm cảm là một căn bệnh phổ biến nhưng rất phức tạp và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, cần được điều trị như các bệnh lý khác. Tuy nhiên, rất nhiều người trong số chúng ta chưa hiểu rõ về căn bệnh này.

Trầm cảm là một rối loạn khí sắc, gây cảm giác buồn chán, mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Sự rối loạn này không chỉ ảnh hưởng tới tâm trạng, cảm nhận, cách hành xử mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe, thể chất. Trầm cảm có thể gây khó khăn cho chúng ta trong giao tiếp, làm việc, thậm chí có thể dẫn tới ý định tự tử.

Những ai dễ mắc trầm cảm?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và đứng thứ hai trong gánh nặng bệnh lý toàn cầu, chỉ sau bệnh lý mạch vành. Ước tính trên thế giới có khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm.

Hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm chính là hành vi tự sát. Theo thống kê tại Việt Nam, số người tự tử hàng năm lên tới 36.000-40.000 người, cao gấp 3-4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông. Trầm cảm chịu trách nhiệm cho 75% các vụ tự tử kể trên, còn lại 22% là do nghiện rượu, ma túy, cờ bạc và chỉ có 3% do tâm thần phân liệt, động kinh.

Những ai dễ mắc trầm cảm? 1

Theo thống kê, đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình. Một số đối tượng sau có thể dễ gặp phải trầm cảm hơn:

  • Trầm cảm ở phụ nữ: tỉ lệ mắc trầm cảm ở nữ giới cao hơn nam giới, thường gặp nhất là trầm cảm sau sinh.
  • Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên: do áp lực học tập, hoàn cảnh gia đình thay đổi (bố mẹ ly hôn, bị bỏ rơi, thay đổi nơi ở), thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì…
  • Trầm cảm ở những người làm các công việc có cường độ làm việc và áp lực lớn như y bác sỹ, người làm công việc quản lý, công nhân mỏ than…
  • Trầm cảm ở người già: người già có tỉ lệ mắc trầm cảm cao (~16%) do một số yếu tố như bệnh lý mạn tính, do cảm giác cô đơn, mất người bạn đời,…
  • Trầm cảm ở những người mắc bệnh nội khoa như: bệnh lý tim mạch, nội tiết, thần kinh, ung thư, bệnh truyền nhiễm…Bệnh cảnh dễ làm nảy sinh trầm cảm và ngược lại, trầm cảm có thể làm cho bệnh có xu hướng nặng thêm và tăng nguy cơ tử vong.

Như vậy có thể thấy trầm cảm là một căn bệnh rất phổ biến, ai cũng có thể mắc trầm cảm. Tuy nhiên, trên thực tế có tới 80% người mắc trầm cảm không được phát hiện. Điều đó có nghĩa là trong 10 người mắc trầm cảm thì chỉ có 2 người là được phát hiện và điều trị. Ngoài những lý do về mặt nhận thức, tâm lý xấu hổ, sợ bị kỳ thị đối với bệnh trầm cảm thì một nguyên nhân quan trọng không kém khiến cho bệnh trầm cảm không được phát hiện sớm đó là những triệu chứng bệnh rất dễ nhầm lẫn vào các bệnh lý khác.

Tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm trầm cảm qua bài viết: Trầm cảm là gì? Bạn đã hiểu đúng về trầm cảm?

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm

Ở giai đoạn đầu, trầm cảm thường khó phát hiện, dễ bị bỏ sót do triệu chứng rất phân tán. Bệnh nhân thường có những biểu hiện toàn thân như: đau ngực, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, đau lưng, khó thở, mất ngủ, đau bụng, tê cóng…Điều này khiến cho bệnh nhân rất khổ sở vì đi thăm khám nhiều chuyên khoa khác nhau mà không tìm được nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Theo thống kê có tới 88% bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm thần thăm khám ở cơ sở khám chữa bệnh ban đầu thay vì chuyên khoa tâm thần.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm 1

Dù biểu hiện đa dạng, vẫn có những triệu chứng phổ biến của trầm cảm bao gồm:

  • Vấn đề với giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ trong thời gian dài hoặc ngủ nhiều.
  • Vấn đề về ăn uống: cảm giác chán ăn, ăn không ngon thường xuyên hoặc ăn nhiều quá mức.
  • Cơ thể khó chịu, tâm thần bất an: luôn cảm thấy bồn chồn, bứt rứt khó chịu, không thoải mái và lo lắng.
  • Ngại giao tiếp xã hội: không muốn nói chuyện, tiếp xúc với những người xung quanh
  • Chậm chạp, chán nản, không có hứng thú với bất kỳ điều gì.
  • Luôn bi quan trong mọi việc, cảm thấy mọi thứ sẽ tồi tệ.
  • Tự ti về bản thân: luôn lo lắng bản thân kém cỏi, cảm thấy mình vô dụng, sợ hãi.
  • Có ý nghĩ về tự tử hoặc đã từng tự tử.

Nếu bạn có từ 1-3 triệu chứng trên và nó kéo dài trong ít nhất 2 tuần thì có thể bạn đang gặp vấn đề với trầm cảm.

Chuẩn đoán trầm cảm được thực hiện như thế nào

Trầm cảm là một bệnh lý phức tạp và cần phải được điều trị giống như bất kỳ bệnh lý thông thường nào khác. Chứng trầm cảm nếu không được chữa trị có thể ảnh hưởng tới tinh thần, thể chất và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Thậm chí, trầm cảm nặng còn có thể dẫn tới tự tử. Chính vì vậy, khi có các biểu hiện triệu chứng nên thăm khám bác sỹ càng sớm càng tốt để được chuẩn đoán và điều trị. Bác sỹ sẽ chuẩn đoán trầm cảm chủ yếu thông qua hỏi triệu chứng và tiền sử bệnh, gia đình. Ngoài ra, xét nghiệm máu có thể được thực hiện để loại trừ một số bệnh lý khác có thể có biểu hiện tương tự trầm cảm như:

  • FBS: tầm soát tiểu đường
  • CRX: bệnh lao
  • Anti-HCV: viêm gan C
  • TSH: bệnh lý tuyến giáp
  • NGFL, B12, folate

Theo dõi chi tiết ở bài viết: Chuẩn đoán và điều trị trầm cảm

Điều trị trầm cảm với thuốc

Thuốc điều trị trầm cảm được sử dụng phổ biến nhất là SSRI (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc trên Serotonin) do dễ sử dụng và ít tác dụng không mong muốn hơn. Các nhóm thuốc khác được sử dụng trong điều trị trầm cảm là thuốc chống trầm cảm ba vòng, MAOIs, thuốc chống tầm cảm không điển hình. Ngoài ra, bác sỹ có thể phối hợp thêm thuốc an thần, chống lo âu trong thời gian ngắn để cải thiện triệu chứng tốt hơn.

Đáp ứng của mỗi người với một loại thuốc là khác nhau, vì vậy bác sỹ có thể phải thay đổi nhiều loại thuốc để tìm ra thuốc thực sự thích hợp với từng bệnh nhân. Hơn nữa, thuốc chống trầm cảm cần một khoảng thời gian đủ dài (từ 3-4 tuần) để cho thấy được hiệu quả điều trị, và có thể bạn sẽ gặp một số tác dụng không mong muốn trong một vài tuần đầu tiên sử dụng thuốc. Chính vì vậy, việc điều trị đòi hỏi ở bạn sự kiên trì, tái khám đúng lịch hẹn của bác sỹ. Theo thống kê, có tới 80% bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc điều trị trầm cảm, do đó hãy tin tưởng vào phác đồ điều trị mà bác sỹ cung cấp cho bạn.

Tuyệt đối KHÔNG nên tự ý ngừng thuốc đột ngột vì nó có thể làm các triệu chứng trầm cảm đột ngột xấu đi, thậm chí dẫn tới nguy cơ tự tử. Khi cần ngừng thuốc trầm cảm, bạn hãy trao đổi với bác sỹ để được hướng dẫn giảm liều dần dần.

Psychobiotics – Giải pháp cho người bị trầm cảm

Giữa não bộ và đường ruột tồn tại một mối liên kết chặt chẽ với nhau thông qua 400-600 triệu tế bào thần kinh. Chính vì vậy, khi bị lo âu, trầm cảm thì chức năng đường ruột có thể bị ảnh hưởng dẫn tới các triệu chứng như: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, chán ăn hoặc ăn nhiều không kiểm soát…Ngược lại, chức năng đường ruột không tốt có thể tác động xấu lên não bộ, gây ra rối loạn lo âu, trầm cảm.

Các nghiên cứu chỉ ra hai bệnh lý này thường mắc kèm với nhau. Có tới 50-90% bệnh nhân IBS (hội chứng ruột kích thích), 34% bệnh nhân loét đại tràng và 52% bệnh nhân khó tiêu chức năng bị mắc kèm ít nhất 1 rối loạn tâm thần như lo âu hoặc trầm cảm.

Dựa trên những hiểu biết ngày càng rõ hơn về mối tương tác giữa não bộ và đường ruột mà hiện nay các nhà khoa học đã phát triển được phương pháp điều trị trầm cảm, lo âu bằng cách sử dụng những chủng Psychobiotics – tức là những chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt có khả năng cải thiện trạng thái tâm lý thông qua tương tác của trục Não – Ruột. Hiện nay, việc sử dụng Psychobiotics trong hỗ trợ cho các bệnh nhân bị trầm cảm đã được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng, một trong những sản phẩm thuộc nhóm này bạn có thể tham khảo là Ecologic Barrier ( Cerebio )

Cerebio là công thức chứa hỗn hợp các chủng probiotic được thiết kế dành cho người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress), đau đầu, trầm cảm, hay người bị viêm đường ruột kích thích (IBS), viêm đường ruột (IBD). Ecologic Barrier ( Cerebio ) được nghiên cứu và phát triển bởi Winclove B.V, một trong các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu – phát triển và sản xuất các chế phẩm sinh học probiotic, có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan.

Tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY

Tóm lại, trầm cảm là một bệnh lý, không phải là một sự yếu đuối về nhân cách hay thiếu ý chí và nó cần được nhìn nhận cũng như điều trị giống các bệnh lý thông thường khác. Đây là một bệnh lý mạn tính, cần điều trị lâu dài, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì cũng như cần có sự thấu hiểu, hỗ trợ, động viên từ người thân.

BS. Lê Đình Phương

Trưởng khoa nội tổng quát và YHGĐ – Bệnh viện FV

Trích bài giảng cho bác sỹ gia đình- BV ĐH Y dược TP.HCM

]]>
https://benhlytramcam.vn/benh-ly-tram-cam-237/feed/ 42
Trầm cảm sau sinh https://benhlytramcam.vn/tram-cam-sau-sinh-562/ https://benhlytramcam.vn/tram-cam-sau-sinh-562/#comments Tue, 28 Aug 2018 01:34:39 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=562 Trầm cảm sau sinh (PPD)  là một phức hợp những thay đổi về thể chất, cảm xúc và hành vi xảy ra ở người phụ nữ sau khi sinh con. Theo DSM-5, một hướng dẫn được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn tâm thần, trầm cảm sau sinh là một dạng trầm cảm nặng khi khởi phát trong vòng 4 tuần đầu sau khi sinh. Chẩn đoán trầm cảm sau sinh không chỉ dựa trên độ dài về thời gian kể từ khi sinh đến khi khởi phát bệnh mà còn dựa trên mức độ nặng của trầm cảm.

Trầm cảm sau sinh 1

Trầm cảm sau sinh khởi phát trong vòng 4 tuần sau sinh

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh liên quan tới những thay đổi về hóa học, xã hội và tâm lý liên quan tới việc sinh con. Thuật ngữ này dùng để mô tả hàng loạt những thay đổi về thực thể và cảm xúc mà nhiều bà mẹ vừa sinh con trải qua. Tin tốt là trầm cảm sau sinh có thể điều trị được bằng thuốc và tâm lý trị liệu.

Những thay đổi về phương diện hóa học gồm việc giảm nhanh chóng các hormone sau sinh. Mối liên quan thực sự giữa sụt giảm nồng độ hormone và trầm cảm vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng điều mà chúng ta đã biết là nồng độ estrogen và progesterone – hai hormone sinh sản của phụ nữ – tăng gấp 10 lần trong giai đoạn mang thai. Sau đó chúng giảm mạnh sau sinh. Chỉ 3 ngày sau khi sinh, nồng độ của các hormone này đã quay về mức như trước khi mang thai. Cùng với những thay đổi về hormone, những thay đổi về xã hội và tâm lý liên quan tới việc có con làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Triệu chứng của trầm cảm sau sinh như thế nào?

Triệu chứng của trầm cảm sau sinh như thế nào? 1

Mệt mỏi chán nản là triệu chứng của trầm cảm sau sinh

Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh tương tự như những điều xảy ra bình thường sau khi sinh con, gồm khó ngủ, thay đổi cảm giác ngon miệng, mệt mỏi quá mức, giảm ham muốn tình dục và thay đổi tâm trạng thường xuyên. Tuy nhiên cũng có những triệu chứng đi kèm của trầm cảm nặng gồm tâm trạng chán nản, mất sự hài lòng , cảm giác vô giá trị, vô vọng và bất lực ; suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử hoặc tổn thương một ai đó.

Các yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sinh là gì?

Có một số các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh , gồm:

  • Tiền sử trầm cảm trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai
  • Tuổi khi mang thai – càng trẻ càng có nguy cơ trầm cảm sau sinh cao hơn.
  • Mâu thuẫn về việc mang thai
  • Số con – bạn càng có nhiều con thì dường như bạn càng dễ trầm cả hơn trong lần mang thai kế tiếp
  • Có tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn tiền kinh nguyệt
  • Có sự hỗ trợ xã hội hạn chế
  • Sống đơn thân
  • Xung đột hôn nhân

Trầm cảm sau sinh có thường gặp không?

Hầu hết các bà mẹ mới sinh đều trải qua hội chứng “ baby blues” – trạng thái khóc lóc, ủ rũ- sau khi sinh. Khoảng 1/10 bà mẹ sẽ phát triển thành trầm cảm nặng hơn, kéo dài hơn sau khi sinh. Khoảng 1/1000 bà mẹ sẽ phát triển thành một dạng trầm trọng hơn gọi là rối loạn tâm thần sau sinh.

Có các dạng nào của trầm cảm sau sinh?

Có 3 dạng thay đổi tâm trạng mà người phụ nữ có thể gặp sau sinh:

  • Hội chứng “baby blues,” xảy ra ở hầu hết phụ nữ trong những ngày sau sinh và được coi là bình thường. Một bà mẹ mới sinh con có thay đổi tâm trạng đột ngột như có lúc cảm thấy rất vui sau đó lại cảm thấy rất buồn. Cô ta có thể khóc không vì lý do gì và cảm thấy mất kiên nhẫn, nóng nẩy, lo lắng, cô độc và buồn bã. Hội chứng Baby blues có thể kéo dài chỉ vài giờ hoặc 1-2 tuần sau sinh  và không cần phải điều trị bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Thông thường việc tham gia vào một nhóm hỗ trợ của các bà mẹ mới sinh con hoặc chia sẻ  với các bà mẹ khác sẽ giải quyết được tình trạng này.
  • Trầm cảm sau sinh (PPD)  có thể xảy ra sau vài ngày hoặc thậm chí vài tháng sau sinh. PPD có thể xảy ra saukhi sinh bất kể đứa con nào mà không phải chỉ với đứa con đầu tiên. Bà mẹ có thể có các cảm giác tương tự như hội chứng Baby blues – buồn chán, thất vọng, lo lắng, nóng nảy nhưng cô ta sẽ cảm thấy các triệu chứng này trầm trọng hơn rất nhiều so với hội chứng baby blues. PPD thường khiến bà mẹ không làm được những việc cần làm hàng ngày và khi các chức năng bị ảnh hưởng , bà mẹ cần sự tư vấn của bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nếu không được điều trị các triệu chứng có thể nặng hơn. Và PPD mặc dù là một tình trạng nặng nề nhưng hoàn toàn có thể điều trị được bằng thuốc và tư vấn trị liệu.
  • Rối loạn tâm thần sau sinh là một bệnh lý tâm thần rất nặng nề có thể ảnh hưởng tới các bà mẹ mới sinh con. Bệnh này có thể xảy ra rất nhanh, thường trong vòng 3 tháng đầu sau sinh. Bà mẹ có thể mất  liên lạc với thực tế, ảo giác thính giác (nghe thấy những điều không thực sự xảy ra, giống như có người nói chuyện) và ảo tưởng (tin tưởng mạnh mẽ vào những thứ không  thực sự hợp lý ). Ảo giác nhìn (nhìn thấy thứ không có thật) ít gặp hơn. Các triệu chứng khác như mất ngủ , cảm thấy bị kích động và giận dữ, bồn chồn và có những hành vi và cảm giác lạ. Những phụ nữ mắc rối loạn tâm thần sau sinh cần phải được điều trị ngay lập tức và phần lớn cần điều trị bằng thuốc. Đối khi cần phải điều trị nội trú bởi vị họ có nguy cơ làm tổn thương tới mình hoặc người khác.

Các triệu chứng lo âu hoặc do rối loạn lo âu hay ám ảnh cưỡng chế tăng lên cùng với trầm cảm sau sinh có đúng không?

Các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế rất hiếm khi xảy ra mới ở giai đoạn sau sinh (chỉ khoảng 1-3% phụ nữ sau sinh ). Ám ảnh thưởng liên quan tới mỗi quan tâm về sức khỏe của đứa con hoặc cảm giác sợ hãi vô cớ về việc làm hại đứa trẻ. Triệu chứng của rối loạn ám ảnh-cưỡng chế khá hiếm trong thời kỳ hậu sản (chỉ khoảng 1-3%) Rối loạn tâm thần hoảng loạn có thể xảy ra. Cả 2 tình trạng này thường tồn tại cùng với trầm cảm..

Lời khuyên để đối phó với tình trạng sau sinh

Lời khuyên để đối phó với tình trạng sau sinh 1

Tương tác chia sẻ với chồng để vượt qua trầm cảm sau sinh 

  • Hãy yêu cầu sự giúp đỡ- hãy để người khác biết họ cần giúp đỡ bạn.
  • Hãy thực tế về những mong đợi của bạn về chính bạn và con bạn..
  • Luyện tập trong giới hạn mà bác sĩ cho phép, đi bộ, ra ngoài để thư giãn
  • Sãn sàng đón nhận một số ngày tốt và một số ngày không tốt về tâm trạng
  • Tuân thủ một chế độ ăn hợp lý, tránh đồ uống có cồn và caféin.
  • Tăng cường mối quan hệ với chồng bạn – dành nhiều thời gian cho nhau hơn..
  • Giữ tương tác với gia đình và bạn bè của bạn – tránh không tự cô lập mình.
  • Hạn chế người đến thăm khi bạn mới về nhà
  • Ngủ hoặc nghỉ ngơi khi con bạn ngủ!

Trầm cảm sau sinh được điều trị như thế nào?

Trầm cảm sau sinh được điều trị khác nhau phụ thuộc dạng và mức độ nặng của bệnh. Các lựa chọn điều trị gồm thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm và trị liệu tâm lý.

Bạn cần biết

  • Trầm cảm sau sinh có thể ảnh hưởng đến cả người chồng (ít nhất 50%) và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm lý của em bé. Do đó, đừng ngần ngại điều trị càng sớm càng tốt để bảo vệ mình và gia đình.
  • Một số thuốc chống trầm cảm chọn lọc thì khá an toàn cho người mẹ mới sinh và đang cho con bú. Thầy thuốc của bạn sẽ chọn một loại thuốc phù hợp nhất cho bạn và an toàn cho em bé đang bú mẹ.

Khi nào cần thăm khám và điều trị bởi bác sĩ?

Khi nào cần thăm khám và điều trị bởi bác sĩ? 1

Tìm đến bác sĩ để điều trị trầm cảm khi triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần

Trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Bà mẹ mới sinh sẽ cần tới tham khám bác sĩ khi:

  • Các triệu chứng tồn tại dai dẳng trên 2 tuần
  • Không thể làm các hoạt động bình thường
  • Không thể giải quyết. đối phó với các tình huống thường nhật
  • Có ý nghĩ làm tổn thương bản thân hoặc con
  • Cảm thấy thực sự lo lắng, sợ hãi và hoảng loạn hầu như cả ngày.

BS. Lê Đình Phương

Trưởng khoa nội tổng quát và YHGĐ – Bệnh viện FV

]]>
https://benhlytramcam.vn/tram-cam-sau-sinh-562/feed/ 13
Trầm cảm là gì? Hiểu đúng về bệnh trầm cảm https://benhlytramcam.vn/tram-cam-la-gi-142/ https://benhlytramcam.vn/tram-cam-la-gi-142/#comments Wed, 15 Aug 2018 01:07:26 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=142 Trầm cảm là một căn bệnh khá phổ biến và có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới cuộc sống nhưng đại đa số chúng ta đều chưa hiểu rõ, hoặc đang hiểu sai về căn bệnh này. Vậy, trầm cảm là gì?

Trầm cảm là gì? Hiểu đúng về bệnh trầm cảm 1

Nỗi buồn, cảm giác thất vọng, chán nản, mất hứng thú hoặc niềm vui với mọi thứ xung quanh là những cảm giác mà chắc hẳn ai cũng đã từng gặp ở một số thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nhưng nếu chẳng may những triệu chứng này kéo dài và ảnh hưởng tiêu cực tới cảm xúc, suy nghĩ và hành vi thì có thể chúng ta đang gặp vấn đề với trầm cảm.

Trầm cảm là một căn bệnh và nó phổ biến hơn bạn nghĩ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và đứng thứ hai trong gánh nặng bệnh lý toàn cầu, chỉ sau bệnh lý mạch vành. Ước tính trên thế giới có khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm.

Hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm chính là hành vi tự sát. Theo thống kê tại Việt Nam, số người tự tử hàng năm lên tới 36.000-40.000 người, cao gấp 3-4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông. Trầm cảm chịu trách nhiệm cho 75% các vụ tự tử kể trên, còn lại 22% là do nghiện rượu, ma túy, cờ bạc và chỉ có 3% do tâm thần phân liệt, động kinh.

Sự hiểu biết không đầy đủ, hoặc sai lệch, cho rằng trầm cảm không phải bệnh lý mà là sự yếu đuối hoặc một khiếm khuyết về thần kinh dẫn tới hành vi xấu hổ, che giấu về tình trạng bệnh, thiếu sự thấu cảm của người thân…nên người bệnh không được điều trị kịp thời là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng trên. Do vậy mà nhận thức đúng đắn về trầm cảm là điều cần thiết để chúng ta có thể ngăn chặn trước khi mọi việc trở nên quá muộn màng.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm

Khi bị trầm cảm, bạn có thể gặp phải một trong những triệu chứng dưới đây và chúng kéo dài ít nhất 2 tuần:

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm 1

  • Không còn thích thú hay hăm hở với bất cứ điều gì
  • Mất năng động
  • Buồn nản kéo dài hay cảm giác đời không đáng sống
  • Ăn kém hay ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến thay đổi cân nặng
  • Ngủ nhiều hay ít hơn bình thường
  • Cảm giác mệt mỏi liên tục
  • Cảm thấy mình không có giá trị hay mặc cảm tội lỗi không có lý do
  • Khó tập trung hay khó ra quyết định
  • Dễ nóng nảy, giận dữ
  • Nghĩ về tự sát và chết chóc.

Đặc biệt, những người bị trầm cảm thường gặp những triệu chứng toàn thân như mệt mỏi kéo dài, cảm giác hồi hộp, tức ngực, chóng mặt, nhức đầu, đau nhức cơ thể, đau xương khớp, rối loạn tiêu hóa…trong khi thăm khám lại không phát hiện ra bất kỳ tổn thương thực thể nào. Điều này khiến cho phần lớn bệnh nhân trầm cảm đi thăm khám ở những chuyên khoa khác không phải chuyên khoa tâm-thần kinh, dẫn tới chuẩn đoán ban đầu không chính xác. Các bác sỹ khuyên rằng, nếu như bạn có ít nhất 3 biểu hiện toàn thân hoặc đã đi khám ở các chuyên khoa khác từ 4 lần trở lên thì nên tầm soát trầm cảm.

Trầm cảm có thể chữa khỏi

Trầm cảm là một bệnh lý như những bệnh lý thường gặp khác và có thể điều trị được. Vì vậy đừng ngại ngần tới gặp bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn điều trị trầm cảm sớm.

Lời khuyên từ chuyên gia

  1. Không sử dụng rượu bia để giải quyết tâm trạng buồn phiền vì nó sẽ làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn
  2. Không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị
  3. Thuốc điều trị trầm cảm cần từ 4-6 tuần mới cho thấy rõ hiệu quả, vì vậy trong thời gian điều trị bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn, không nên tự ý ngừng thuốc.
  4. Trầm cảm là một bệnh mạn tính và rất dễ tái phát, vì vậy việc điều trị cần kiên trì.
  5. Ngoài việc sử dụng thuốc bệnh nhân nên chia sẻ, đối thoại với bác sỹ để tìm ra biện pháp thích hợp cho vấn đề của mình.
  6. Tìm một người tin cậy để chia sẻ cảm xúc
  7. Ăn uống điều độ và vận động hợp lý cũng giúp ích rất nhiều trong điều trị trầm cảm.

Xem thêm:

Benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/tram-cam-la-gi-142/feed/ 5
Tất tần tật về chứng trầm cảm nặng https://benhlytramcam.vn/chung-tram-cam-nang-118/ https://benhlytramcam.vn/chung-tram-cam-nang-118/#comments Tue, 14 Aug 2018 07:02:33 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=118 Trầm cảm chia làm 3 dạng là trầm cảm nhẹ, vừa và nặng. Trong đó chứng trầm cảm nặng khó điều trị và việc điều trị cần kết hợp nhiều phương pháp. Trầm cảm nặng nếu không được phát hiện và điều trị sẽ để lại hậu quả rất xấu, nhiều trường hợp đã tìm đến cái chết.

Tất tần tật về chứng trầm cảm nặng 1

Trầm cảm nặng là gì?

Nếu trầm cảm nhẹ chỉ có một vài dấu hiệu thì trầm cảm nặng lại có tất cả các dấu hiệu của người bệnh và mức độ thể hiện dấu hiệu luôn rõ ràng hơn.

Theo thống kê thì có đến hơn 70% trường hợp tự sát là do trầm cảm gây ra. Ý đồ tự sát thực tế cao hơn hành vi tự sát từ 10-12 lần ở người bị trầm cảm. Nữ giới bị trầm cảm nhiều hơn nam giới nhưng khi nam giới mắc bệnh thì xu hướng tự sát lại cao hơn rất nhiều. Có khoảng 15% trường hợp bị trầm cảm ở mức độ nặng.

Để chuẩn đoán được người bệnh có đang ở giai đoạn nặng hay không thì người ta phải dựa vào các dấu hiệu biển hiện để đánh giá.

>> “Dấu hiệu người mắc trầm cảm nặng”

Chuẩn đoán  người  mắc trầm cảm nặng

Hai triệu chứng cốt lõi của trầm cảm là:

  • Tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc, bi quan trước mọi việc.
  • Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Ngoài ra còn có 7 triệu chứng trầm cảm liên quan phổ biến

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Thay đổi khẩu vị khiến tăng giảm cân đột ngột
  • Chuyển động chậm chạp hoặc dễ bị kích động
  • Cảm giác tội lỗi, tự ti, thất vọng về bản thân.
  • Mệt mỏi, lo âu, căng thẳng, stress
  • Khó khăn trong việc tập trung hoặc giải quyết các vấn đề đơn giản hàng ngày.
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.

Dựa trên 9 triệu chứng đó người ta phân loại trầm cảm thành 3 loại bao gồn:

  • Trầm cảm nhẹ gồm 1 triệu chứng chính và ít hơn 4 triệu chứng liên quan.
  • Trầm cảm vừa: gồm 2 triệu chứng chính và 4 triệu chứng liên quan.
  • Trầm cảm nặng: 2 triệu chứng chính và hầu hết (hoặc tất cả) các triệu chứng liên quan.

Đối với trường hợp trầm cảm nặng người bệnh còn có thể gặp phải các chứng bệnh hoang tưởng, ảo giác, đau nhức cơ thể.

Nguyên nhân gây ra

Trầm cảm nhẹ nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bản thân người bệnh không tự quan tâm, gia đình không quan tâm thì sẽ chuyển sang dạng trầm cảm nặng. Đối tượng của trầm cảm là:

  • Người có người thân mắc bệnh hay còn gọi là di truyền. Nếu trong gia đình có bố mẹ bị trầm cảm thì khả năng những người con sẽ bị trầm cảm cao hơn.
  • Người thường xuyên bị stress kéo dài mất cân bằng tâm lý, gặp phải chấn động mạnh về tâm lí như mất người thân hay gặp phải những chuyện quá sốc.
  • Người bị căng thẳng quá mức đến từ những sự kiện, những biến động trong cuộc sống, tranh cãi, áp lực trong công việc hay những mối quan hệ xấu với mọi người xung quanh
  • Người bị mất ngủ thường xuyên dẫn đến các triệu chứng nặng hơn của trầm cảm
  • Người ít giao tiếp thường xuyên bi quan có nhiều khả năng trở lên bị trầm cảm
  • Người mắc các bệnh lỹ mãn tính, hoặc thay đổi nội tiết sau các quá trình như mang thai, sẩy thai, giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh hay mãn kinh cũng chính là nguyên nhân bệnh trầm cảm ở phụ nữ.

Điều trị chứng trầm cảm nặng

Để điều trị chứng trầm cảm nặng cần kết hợp nhiều phương pháp:

Tâm lý trị liệu

Đây là phương pháp giúp người bệnh thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ, các tình huống xảy ra với người bệnh. Các chuyên gia tâm lý sẽ hướng người bệnh thay đổi cách suy nghĩ và cư xử mới tích cực hơn.

Thuốc điều trị trầm cảm

Các loại thuốc có thể được kê là các loại thuốc chống trầm cảm như Escitalopram, Paroxetine, Sertraline, Fluoxetine và Citalopram… Đa số các loại thuốc này đều có tác dụng phụ không tốt như: đau đầu, buồn nôn; khó ngủ và căng thẳng; kích động hoặc bồn chồn; gây ra các vấn đề về tình dục. Đặc biệt là các loại thuốc này trước khi có tác dụng thực sự có thể khiến người bệnh có ý định tự tử hoặc cố tự tử chính vì vậy việc sử dụng thuốc chống trầm cảm phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Liệu pháp sốc điện

Đối với trường hợp không thể chữa bằng thuốc chống trầm cảm hay liệu pháp tâm lý các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sốc điện tuy nhiên phương pháp này cũng gây ra các tác dụng phụ như lú lẫn hoặc mất trí nhớ, thường là chỉ trong khoảng thời gian ngắn hạn.

Các biện pháp hỗ trợ

Vận động:

Bất cứ dạng vận động nào cũng đều có tính chất chống trầm cảm tự nhiên: tập luyện Yoga, đi bộ, chạy, chơi các môn thể thao khác… Bạn hãy tự đặt ra những mục tiêu nhỏ để dễ đạt được và tăng dần khối lượng luyện tập khi bạn thấy khá hơn.

Lên kế hoạch những hoạt động giải trí:

Hãy thử nhớ những điều mà bạn từng thích như: đi xem phim với bạn bè, đi xem triển lãm nghệ thuật, đi ăn, mua sắm. Bạn có thể thử vài điều nho nhỏ mỗi ngày.

Khi bạn bị trầm cảm, ngay cả những điều bạn yêu thích trong quá khứ cũng có thể trở thành chán ngán và tẻ nhạt, nhưng nếu cố gắng tập trung vào những hoạt động nhỏ mỗi ngày, điều đó có thể giúp bạn thấy khá hơn. Nó cũng tạo cảm giác là bạn đang đạt được một điều gì đó, rất quan trọng để đạt được mục tiêu điều trị.

Các biện pháp hỗ trợ 1

Sống điều độ

Sống điều độ thường hữu ích cho người bệnh trầm cảm. Những hoạt động đơn giản thường nhật có thể trở thành rất khó khăn với người bệnh. Nếu bạn thiết lập một thời gian biểu và tuân thủ tốt, bạn có thể thấy mình trở lại như trước đây. Bạn hãy dành thời gian vệ sinh thân thể và chăm sóc dung mạo, và ăn ngủ điều độ

Tìm kiếm sự hỗ trợ chung quanh mình
Mặc dù bạn bè và người thân không thể hiểu hoàn toàn những gì bạn đang trải qua, bạn vẫn nên nói chuyện với những người yêu mến mình. Không nên nghĩ mình là gánh nặng cho người khác trong thời gian này. Có những người hỗ trợ đôi khi có thể khá hữu ích. Giãi bày với gia đình hay bạn bè tin cậy và nói cho họ biết những gì bạn đang cảm nhận. Hãy trao đổi với bác sĩ  hay chuyên viên tư vấn và đừng sợ sẽ bị công kích.

Bổ sung Probiotics (men vi sinh) thích hợp

Một nghiên cứu của Đại học McMaster lần đầu tiên xác định mối liên quan giữa probiotic và cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu sức khỏe gia đình Farncombe thuộc Đại học McMaster phát hiện ra rằng, những người trưởng thành bị IBS cho thấy những cải thiện về bệnh trầm cảm sau khi dùng probiotic Bifidobacterium longum NCC3001 so với những người bị IBS dùng giả dược.

Nghiên cứu thí điểm này gồm 44 người lớn bị IBS và bị trầm cảm từ mức nhẹ tới trung bình. Họ được theo dõi trong thời gian 10 tuần. Một nửa số người tham gia dùng Bifidobacterium longum NCC3001 hàng ngày trong khi nửa còn lại dùng giả dược. Kết quả cho thấy, 64% bệnh nhân trong nhóm dùng probiotic giảm điểm số trầm cảm so với tỉ lệ 32% ở nhóm dùng giả dược.

Bác sĩ Premysl Bercik, phó giáo sư về nội khoa tại Đại học McMaster cho biết: “Nghiên cứu này cho thấy probiotic có thể cải thiện cả triệu chứng trầm cảm và các vấn đề tâm lý ở bệnh nhân IBS. Nó mở ra hướng mới cho việc điều trị các rối loạn chức năng ruột và các bệnh tâm thần”. Nghiên cứu được đăng trên tờ Gastroenterology.

Đây là một giải pháp khá dễ và có độ an toàn cao. Bạn có thể tìm hiểu về loại men vi sinh có tác dụng đặc hiệu đối với trầm cảm để bổ sung. Nhưng quan trọng nhất vẫn là điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.

Xem thêm:

Benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/chung-tram-cam-nang-118/feed/ 26
10 biểu hiện của bệnh nhân trầm cảm https://benhlytramcam.vn/bieu-hien-cua-benh-tram-cam-271/ https://benhlytramcam.vn/bieu-hien-cua-benh-tram-cam-271/#comments Tue, 21 Aug 2018 06:33:53 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=271 Hẳn các bạn còn nhớ những trường hợp như năm 2017, một bà mẹ giết chết chính con trai 33 ngày tuổi của mình, hay tháng 7/2018 vừa qua trường hợp bà mẹ giết chết con trai và cháu sau đó tự tử nhưng không thành… Sau những sự việc này, chúng ta mới bàng hoàng nhận ra một căn bệnh nguy hiểm đang hiện hữu quanh ta đó chính là “Trầm cảm“. Trầm cảm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng do người mắc không còn được sáng suốt, có thể tự gây tổn thương cho chính họ hoặc những người xung quanh. Nếu phát hiện sớm ra trầm cảm thì sẽ hạn chế được rất nhiều trường hợp đáng tiếc như trên.

Bệnh nhân trầm cảm cũng như các bệnh lý khác đều có những biểu hiện để nhận biết bệnh. Dưới đây là 10 biểu hiện rõ nét nhất của người bị trầm cảm:

10 biểu hiện của bệnh nhân trầm cảm 1

1. Khí sắc buồn

Đây là biểu hiện tiêu biểu của chứng trầm cảm. Người mắc bệnh thường có khí sắc buồn trầm, nét mặt ủ rũ, buồn bã chán chường và bi quan.

Thường bệnh nhân trầm cảm sẽ không tỏ rõ cảm xúc chỉ có 1 nét mặt trầm buồn và tách biệt mình với mọi người, lảng tránh các nơi chỗ tập thể.

2. Mệt mỏi, lo âu, stress kéo dài

Người mắc chứng trầm cảm, cơ thể của họ dường như luôn ở trạng thái căng thẳng liên tục dẫn đến mệt mỏi lo âu, stress kéo dài.

Chứng trầm cảm khiến cho người bệnh luôn than phiền rằng họ mệt mỏi cộng thêm việc rối loạn giấc ngủ khiến cho tình trạng mệt mỏi lo âu càng ngày càng trầm trọng hơn. Một số trường hợp sự mệt mỏi còn thể hiện bằng nói lắp, lười hoạt động, đi lại làm việc chậm chạp.

3. Những triệu chứng bất thường trên hệ tiêu hóa

Giữa não bộ và đường ruột tồn tại một mối liên kết chặt chẽ với nhau thông qua 400-600 triệu tế bào thần kinh. Chính vì vậy, khi bị lo âu, trầm cảm thì chức năng đường ruột có thể bị ảnh hưởng dẫn tới các triệu chứng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, chán ăn hoặc ăn nhiều không kiểm soát…Ngược lại, chức năng đường ruột không tốt có thể tác động xấu lên não bộ, gây ra rối loạn lo âu, trầm cảm. Giữa trầm cảm với những rối loạn tiêu hóa, cái nào có trước, cái nào có sau vẫn là một câu hỏi chưa được giải đáp, tựa như “Con gà hay quả trứng có trước?”. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra hai bệnh lý này rất thường đi kèm với nhau. Có tới 50-90% bệnh nhân IBS (hội chứng ruột kích thích), 34% bệnh nhân loét đại tràng và 52% bệnh nhân khó tiêu chức năng bị mắc kèm ít nhất 1 rối loạn tâm thần như lo âu hoặc trầm cảm.

Dựa trên những hiểu biết ngày càng rõ hơn về mối tương tác giữa não bộ và đường ruột mà hiện nay các nhà khoa học đã phát triển được phương pháp điều trị trầm cảm, lo âu bằng cách sử dụng những chủng Psychobiotics – tức là những chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt có khả năng cải thiện trạng thái tâm lý thông qua tương tác của trục Não – Ruột. Hiện nay, việc sử dụng Psychobiotics trong hỗ trợ cho các bệnh nhân bị trầm cảm đã được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng, một trong những sản phẩm thuộc nhóm này bạn có thể tham khảo là Ecologic Barrier.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Ecologic Barrier TẠI ĐÂY.

4. Rối loạn giấc ngủ

Nghiên cứu năm 2008, đăng trên tạp chí Dialogues in Clinical Neuroscience năm 2008 chỉ ra rằng khoảng ¾ người bị trầm cảm sẽ mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Người trầm cảm khó có thể ngủ được; việc đi vào giấc ngủ gặp nhiêu khó khăn; tỉnh dậy nửa đêm…. Sự mệt mỏi, lo lắng, stress liên tục càng kéo theo việc khó ngủ, mất ngủ. Rồi khó ngủ mất ngủ lại khiến cho tâm trạng mệt mỏi càng trở nên trầm trọng hơn.

Một số trường hợp còn gặp các vấn đề về giấc ngủ như ác mộng, mộng du. Rối loạn giấc ngủ là một trong số những biểu hiện sớm và phổ biến ở người trầm cảm.

5. Mất khả năng tập trung và ghi nhớ

Nếu trước đây, người bệnh có trí nhớ rất tốt khả năng tập trung cao thì khi mắc trầm cảm người bệnh sẽ bắt đầu quên đi những điều cơ bản, tự dưng không thể nào nhớ được tên, số điện thoại của người nhà. Hay trong liên tục quên deadline công việc, quên đón con, không thể đưa ra được quyết định và lựa chọn của bản thân… Sự mất tập trung, khó ghi nhớ này sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống của người bệnh. Nó là tiền đề của những hành vi hành động không kiểm soát được.

6. Không giữ được cảm xúc dễ mất kiểm soát bản thân cáu gắt, nổi nóng

6. Không giữ được cảm xúc dễ mất kiểm soát bản thân cáu gắt, nổi nóng 1

Người mắc chứng trầm cảm thường có xu hướng bạo lực hơn. Họ trở nên dễ cáu giận, nổi nóng khó chịu một cách khó hiểu không rõ nguyên nhân. Chả hạn như trong bữa cơm gia đình, mọi người đang thảo luận với nhau vui vẻ nhưng bản thân người bị trầm cảm có thể cảm thấy rất khó chịu, bực bội trong người thậm chí là bỏ ăn, cáu gắt, ném bát đũa, lo ố và chửi rủa.

7. Giảm hứng thú với sở thích của mình và tình dục

Trước đây có thể bạn rất thích nấu ăn nhưng bỗng dưng bạn không còn hứng thú với sở thích này đối với người trầm cảm là dễ hiểu. Người trầm cảm có thể mất hứng thú với những thứ trước đây họ vô cùng yêu thích chính điều này khiến cho họ dễ bị cảm giác cô độc, chỉ muốn thu mình lại và chúng sẽ khiến trầm cảm thêm trầm trọng.

Ngoài ra giảm hứng thú với tình dục cũng là một biểu hiện của người trầm cảm. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng có tới 75% bệnh nhân trầm cảm giảm hoặc mất hứng thú trong tình dục, đây được xem là một trong những dấu hiệu sớm của người bị bệnh.

8. Tự ti tuyệt vọng với bản thân

Nội tâm của bệnh nhân trầm cảm luôn trong tình trạng phê bình, tự phê bình một cách ghê gớm thậm chí chúng hủy hoại tâm trạng của bệnh nhân. Việc đấu tranh tư tưởng, tự trách và hạ thấp bản thân là dấu hiệu cảnh báo trầm cảm nặng.

Người bệnh thường tự trách bản thân với những câu hỏi ngỏ như: mình thật vô tích sự, lẽ ra mình phải làm thế này, mình thật chẳng ra sao,… lối suy nghĩ ngày đã tự làm tổn thương người bệnh khiến người bệnh càng thêm buồn rầu chán nản và dẫn đến tuyệt vọng.

Sự tuyệt vọng đeo bán người bệnh khiến họ cảm thấy tuyệt vọng với bản thân, không còn mong muốn tìm cách điều trị trầm cảm. Sự tuyệt vọng sẽ lớn dần lên theo tình trạng phát triển xấu đi của chứng trầm cảm.

9. Các cơn đau

Không chỉ tâm lý, tâm trạng bị ảnh hưởng do trầm cảm gây ra. Không ít bệnh nhân than phiền về tình trạng đau nhức xương khớp hay rối loạn tiêu hóa.

Người trầm cảm thường có những suy nghĩ tiêu cực và họ tự nghĩ ra những cơn đau rồi khuếch đại chúng. Sẽ không có loại thuốc giảm đau nào có thể  giải quyết cơn đau do trầm cảm. Bởi bản thân người bệnh chứa nội tâm quá nhiều nỗi buồn phiền nên những cơn đau vô căn tìm đến để giúp nội tâm bộc lộ. Chỉ khi được điều trị đúng nguyên nhân trầm cảm thì những triệu chứng đau mới biến mất.

Khi gặp các cơn đau, mệt mỏi mãn tính mà không tìm ra được nguyên nhân và hướng giải quyết hãy đến gặp chuyên gia, bác sĩ tâm thần vì đó có thể là biểu hiện trầm cảm.

10. Có suy nghĩ hoặc hành vi tự sát

10. Có suy nghĩ hoặc hành vi tự sát 1

Suy nghĩ tiêu cực muốn chấm dứt cuộc đời hoặc lên những kế hoạch tự sát rất hay có ở người trầm cảm. Nếu chú ý, chúng ta có thể nhận thấy các dấu hiệu ở người trầm cảm muốn tự sát như có kế hoạch tự sát (chuẩn bị thuốc ngủ, dây thừng, xăng, thường nhìn vô định từ một vị trí cao…), tự gây tổn thương cho mình (cào, tự cắt vào da thịt…), hoặc đã từng tự tử trước đây. Khi có những dấu hiệu này thì đây là một tình trạng báo động khẩn cấp và người bệnh cần phải được hỗ trợ, giám sát ngay lập tức để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Nếu xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ là trầm cảm, bạn có thể thực hiện bài test trầm cảm nhanh để biết được mức độ trầm cảm là nhẹ, vừa hay nặng. Trong trường hợp mức độ trầm cảm nhẹ đến vừa, bạn có thể sử dụng sản phẩm như Ecologic Barrier để giúp cải thiện tâm trạng cũng như các triệu chứng liên quan tới trầm cảm. Trường hợp trầm cảm mức độ nặng, cách tốt nhất là bạn phải tới gặp bác sỹ chuyên khoa để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/bieu-hien-cua-benh-tram-cam-271/feed/ 175
Chớ xem thường chứng trầm cảm khi mang thai https://benhlytramcam.vn/chung-tram-cam-khi-mang-thai-363/ https://benhlytramcam.vn/chung-tram-cam-khi-mang-thai-363/#comments Mon, 27 Aug 2018 01:48:31 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=363 Trầm cảm khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Lường trước được hậu quả của trầm cảm sẽ giúp cho thai phụ có những cách phòng và chữa bệnh lý tốt nhất.

Phát hiện trầm cảm khi mang thai là một điều rất khó khăn, nhiều thai phụ không biết hoặc giấu đi việc mình mang bệnh, nên khi bệnh được phát hiện thì thường đã ở mức độ nặng và để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Chớ xem thường chứng trầm cảm khi mang thaiTrầm cảm ở phụ nữ khi mang thai – nhiều nguy hiểm tiềm tàng

Dấu hiệu thai phụ mắc trầm cảm

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà thai phụ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Một số biểu hiện bệnh lý trầm cảm khi mang thai phổ biến như:

  • Hay quên và giảm khả năng tập trung công việc cũng như các vấn đề cuộc sống
  • Không quyết đoán: Đứng trước một vấn đề thai phụ khó có thể đưa ra quyết định hay sự lựa chọn của mình.
  • Tâm trạng lo lắng: Giống như những bệnh nhân mang bệnh lý trầm cảm thì phụ nữ khi mang thai cũng luôn thường trực tâm trạng lo lắng, sợ hãi, ở phụ nữ mang thai thì những lo lắng bắt nguồn từ tưởng tượng về đứa con trong bụng, lo lắng xem con có khỏe không, có bình thường không.. tạo nên áp lực quá lớn cho thai phụ.

Chớ xem thường chứng trầm cảm khi mang thai  Tâm trạng lo âu, lo lắng là những biểu hiện của trầm cảm khi mang thai

  • Tê liệu cảm xúc bản thân: Thai phụ thường không thể hiện rõ ràng về cảm xúc vui buồn của bản thân, không muốn gần gũi những người xung quanh kể cả chồng. điều này ảnh hưởng không nhỏ, làm cho bệnh ngày càng trầm trọng.
  • Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ là vấn đề bình thường của phụ nữ khi mang thai, nhưng khi có những dấu hiệu như mộng du, ác mộng thì cần xem xét đến bệnh lý trầm cảm.
  • Dễ cáu gắt, thay đổi cảm xúc
  • Mệt mỏi, căng thẳng lo âu kéo dài do sự thay đổi nội tiết tố estrogen trong quá trình mang thai.
  • Nhạy cảm, cảm giác tội lỗi bao trùm lên thai phụ
  • Thường xuyên nghĩ đến cái sự bỏ cuộc, cái chết để giải thoát cho bản thân.

Nguyên nhân của trầm cảm khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai. Hiểu được các nguyên nhân gây ra bệnh lý sẽ giúp phòng và tránh được bệnh lý trầm cảm khi mang thai. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:

  • Do thay đổi hormone: Phụ nữ khi mang thai sẽ có những thay đổi về nội tiết tố Estrogen gây ra những rồi loạn, thay đổi trong cảm xúc và tâm lý, thai phụ nhạy cảm hơn với các vấn đề xảy ra, thường đây là những suy nghĩ tiêu cực do chính bản thân thai phụ nghĩ ra, nếu không được định hướng và giải tỏa tâm lý thai phụ sẽ dễ mắc bệnh lý trầm cảm.
  • Do chưa chuẩn bị tâm lý để làm mẹ: Những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn hoặc kết hôn khi còn quá trẻ sẽ phải đối mặt với áp lực tâm lý rất lớn đó là làm mẹ. Do bản thân thai phụ chưa sẵn sàng tâm lý hoặc chưa đủ chín chắn, va vấp để làm tốt thiên chức của mình. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết những phụ nữ kết hôn ở độ tuổi vị thành niên có nguy cơ mắc trầm cảm khi mang thai cao hơn phụ nữ đã chín chắn về tuổi đời. Ngoài ra ở một số phụ nữ, việc mang thai khi chưa chuẩn bị tâm lý còn mang lại cho họ quá nhiều những rắc rối và phiền toái trong cuộc sống như các vấn đề về công việc, tài chính và các mối quan hệ…Từ đó gây ra nhiều lo lắng và căng thẳng cho thai phụ dẫn đến bệnh lý trầm cảm.

Chớ xem thường chứng trầm cảm khi mang thaiChưa chuẩn bị tâm lý để mang thai dễ gây ra bệnh lý trầm cảm

  • Do yếu tố di truyền: Có nhiều nghiên cứu đã cho biết ADN là tác nhân gây ra bệnh lý trầm cảm ở phụ nữ mang thai. Nếu trong gia đình có người thân bị trầm cảm khi sinh thì thai phụ sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm hơn  người bình thường. Nên trước khi mang thai cần hiểu và biết vấn đề di truyền của gia đình để chuẩn bị những tâm lý tốt nhất để phòng tránh bệnh lý nguy hiểm này.
  • Do khó khăn trong các mối quan hệ: Trong mối quan hệ gia đình, nếu việc mang thai không nhận được sự đồng tình của người thân đặc biệt là chồng thì sẽ khiến cho người phụ nữ dễ mắc bệnh lý trầm cảm hơn. Vấn đề này thường đẩy người phụ nữ vào cảnh không có lối thoát, dễ hình thành những hành vi tự làm hại bản thân của người bệnh.
  • Do những vấn đề không tốt xảy ra với thai nhi : Đối với thai phụ có thai nhi gặp vấn đề không tốt như chậm phát triển, dị tật, động thai thì khả năng bị trầm cảm của thai phụ là rất cao. Xuất phát từ sự thương con, bế tắc và suy nghĩ tiêu cực quá nhiều dẫn đến những tổn thương tâm lý và trí não của thai phụ. Điều này là nguyên nhân gây ra trầm cảm khi mang thai của thai phụ.
  • Do những biến cố trước đó thai phụ gặp phải: Những vấn đề vô sinh hoặc sảy thai trước đó gây ra cho thai phụ những lo lắng, và sợ hãi về sự an toàn của thai nhi. Từ đó sẽ gây những tổn thương nhất định về tâm lý khi mang thai dễ dẫn đến bệnh lý trầm cảm.
  • Do bị lạm dụng tình dục và những vấn đề tâm lý trước đó : Những thai phụ có quá khứ bị lạm dụng tình dục hoặc bị bố mẹ, người thân bỏ rơi sẽ dễ bị tổn thương về tâm lý. Đã sẵn mang những vấn đề bản thân từ trước, cộng với sự thay đổi về tâm sinh lý khi mang thai khiến thai phụ mệt mỏi, không lối thoát. Là nguyên nhân gây bệnh lý trầm cảm khi mang thai.

Chớ xem thường chứng trầm cảm khi mang thaiNhững chấn động tâm lý gây ra nhiều nguy cơ trầm cảm cho phụ nữ mang thai

  • Vấn đề kinh tế và tài chính: Đối với những gia đình không có đầy đủ về kinh tế và tài chính thì vấn đề này gây cho thai phụ những lo lắng và căng thẳng khi mang thai. Suy nghĩ không có tiền, sợ con khổ, sợ không nuôi được con luôn thường trực trong đầu thai phụ dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh lý trầm cảm.

Hậu quả của trầm cảm khi mang thai

Không nên coi thường chứng trầm cảm khi mang thai ở phụ nữ vì Bệnh lý trầm cảm không chỉ gây ra những tổn thương tâm lý cho thai phụ mà còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho thai nhi và trẻ sơ sinh. Dưới đây là những hậu quả của trầm cảm:

Chớ xem thường chứng trầm cảm khi mang thaiTrầm cảm gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh

  • Dẫn đến nguy cơ sảy thai, đẻ non trước 36 tuần, thai nhi phát triển không tốt, những dị tật thai nhi đặc biệt là tật hở hàm ếch ở trẻ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của trẻ sau này
  • Thai nhi kém phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất mà điều thường thấy là cân nặng của trẻ sau sinh thường thấp,  ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này như khả năng thích ứng với môi trường thấp, gia tăng nguy cơ mắc các bênh suy hô hấp và đau nhức cơ thể.

Đối với thai phụ

  • Thai phụ mang bệnh lý trầm cảm dễ gây ra những rủi ro như tự tử, từ bỏ thai nhi. Tâm lý lo lắng bất an rất dễ đưa thai phụ vào những ý nghĩ tiêu cực gây hại cho chính bản thân và thai nhi
  • Gia tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Một số áp lực quá lớn khiến thai phụ có thể sử dụng bia rượu và các chất kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột và trí não của người phụ nữ
  • Trải qua những rối loạn về tâm lý khiến thai phụ không tự chăm sóc tốt cho bản thân minh gây ra nhiều bệnh lý khác, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, mà nặng nề nhất là ly hôn.
  • Không có khả năng chăm sóc tốt cho con, không gần gũi gắn bó với con, gây ra ảnh hưởng đến cả tính cách của con trẻ sau này.

Cách phòng chống bệnh trầm cảm khi mang thai

Để tránh những hậu quả nghiêm trọng của bệnh lý trầm cảm, phụ nữ mang thai có dấu hiệu trầm cảm cần được phát hiện sớm để có những phác đồ điều trị trầm cảm phù hợp. Trước khi để bệnh lý tấn công mình, thai phụ cần tìm hiểu rõ về biểu hiện, nguyên nhân của bệnh để giúp bản thân mình có những biện pháp phòng chống tốt nhất cho bệnh. Dưới đây là một số biện pháp các thai phụ có thể tham khảo:

Chớ xem thường chứng trầm cảm khi mang thaiThói quen sống lành mạnh, yêu đời giúp phòng tránh bệnh lý trầm cảm

  • Nâng cao tình cảm gia đình: Đây là điều quan trọng giúp thai phụ luôn giữ được tinh thần tốt, lạc quan để chiến đấu với thời kkì mang thai nhiều áp lực tiềm tàng
  • Điều chỉnh hành vi, lối sống giúp thai phụ cân bằng những áp lực trong cuộc sống nhất là tránh xa bệnh lý trầm cảm. Những việc làm hàng ngày tuy đơn giản nhưng  giúp thai phụ cân bằng cuộc sống hiệu quả như: Đọc sách, nghe nhạc,làm những điều mình thích, rèn luyện sức khỏe nhẹ nhàng, chăm sóc da, chăm sóc sắc đẹp….
  • Hãy luôn nhớ mình đang sống trong hiện tại, không nên lo lắng về những vấn đề của tương lai, sẽ tránh được việc gây áp lực cho mình ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
  • Khi có bất kỳ những suy nghĩ tiêu cực nào thì cần tìm đến bác sĩ tâm lý để giải tỏa lo lắng, căng thẳng, giúp định hướng bản thân vào những việc cho lợi cho bản thân và thai nhi.

Trầm cảm là một trong những vấn đề thai phụ thường gặp phải khi mang thai. Chớ xem thường bệnh lý này vì nó gây ra rất nhiều hệ lụy cho bản thân gia đình và xã hội. Hơn hết thai phụ cũng như gia đình cần chuẩn bị cho mình những kiến thức tốt nhất để phòng và tránh căn bệnh nguy hiểm này.

>>Thực hiện bài test để biết mình mắc trầm cảm hay không?

Benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/chung-tram-cam-khi-mang-thai-363/feed/ 10
Trầm cảm nhẹ – Liệu bạn có đang mắc bệnh https://benhlytramcam.vn/tram-cam-nhe-763/ https://benhlytramcam.vn/tram-cam-nhe-763/#comments Sat, 08 Sep 2018 01:43:05 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=763 Trong các mức độ của bệnh lý trầm cảm thì trầm cảm nhẹ thường dễ bị bỏ qua gây những hệ lụy như chuyển biến sang dạng nặng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Trầm cảm nhẹ hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Dưới đây là những dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh chứng trầm cảm nhẹ này.

Trầm cảm nhẹ - Liệu bạn có đang mắc bệnhTrầm cảm nhẹ – Liệu bạn có đang mắc bệnh

Trầm cảm nhẹ là một bệnh phổ biến

Trầm cảm có 3 mức độ cơ bản đó là trầm nhẹ, vừa và nặng. Tuy nhiên hầu như chúng ta chỉ phát hiện trầm cảm ở mức độ nặng khi các triệu chứng đã trở nên nghiêm trọng. Trên thực tế, số lượng người mắc trầm cảm nhẹ lớn hơn nhiều lần so với những người mắc trầm cảm nặng và hầu như không được chẩn đoán, can thiệp kịp thời. Hậu quả là tình trạng bệnh có thể tiến triển sang các dạng nặng hơn như trầm cảm nặng, rối loạn tâm thần và cuối cùng là các hành vi nguy hiểm cho chính bệnh nhân và những người xung quanh.

Trầm cảm nhẹ - Liệu bạn có đang mắc bệnhTrầm cảm nhẹ đang là một bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay

Tình trạng phổ biến của trầm cảm nhẹ còn được thể hiện qua các số liệu nghiên cứu khoa học. Tại Hoa Kỳ các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm nhẹ ước tính là 10% với những người có độ tuổi từ 15 đến 54 tuổi. Trong các phân tích tại Viện sức khỏe tâm thần quốc gia ở Hoa Kỳ  cho biết, những người có độ tuổi trên 65 tuổi có tỷ lệ mắc trầm cảm nhẹ là 13%. Trong các đánh giá và phân tích khác, tỷ lệ mắc trầm cảm nhẹ trong khoảng từ 2,3% đến 23,4% ở các nhóm thiết lập cộng đồng là từ 4,5 đến 17% trong các cơ sở y tế và sức khỏe….

Trầm cảm nhẹ nguy hiểm hơn khi người bệnh thậm chí không nhận ra mình đang chán nản. Thực tế, những cảm giác buồn bã và mệt mỏi kéo dài khiến điều này trở nên bình thường với người bệnh. Che giấu vấn đề của bản thân, chủ quan và không để ý đến bệnh là tâm lý mà người bệnh mắc phải, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị dứt điểm bệnh sau này.

>> Trầm cảm là gì? Bạn đã hiểu về trầm cảm

Dấu hiệu trầm cảm nhẹ

Trầm cảm nhẹ tuy chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bệnh nhưng nếu hiểu và biết triệu chứng của bệnh ta có thể kịp thời giải quyết những vấn đề tâm lý của người bệnh tránh xảy ra những hậu quả xấu. Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh trầm cảm nhẹ:

  • Triệu chứng đau nhức toàn thân
  • Khí sắc đặc trưng
  • Dễ dàng nổi giận và khó chịu
  • Mất hứng thú với công việc và sở thích cá nhân
  • Tâm lý tuyệt vọng
  • Rối loạn về cân nặng
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Mất tập trung, giảm trí nhớ
  • Stress, căng thẳng
  • Thiếu quyết đoán

Nguyên nhân gây trầm cảm nhẹ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những biểu hiện của bệnh lý trầm cảm. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản và phổ biến nhất của bệnh trầm cảm nhẹ:

  • Trầm cảm do những chấn động về tâm lý: Người bệnh đã trải qua những cú sốc về tâm lý như mất đi người thân yêu nhất, thất bại trong chuyện tình cảm, bị sa thải khỏi công việc mà mình yêu thích… Do đó người bệnh khép mình, lo âu, sợ hãi, trầm cảm.

Trầm cảm nhẹ - Liệu bạn có đang mắc bệnhNhững chấn động về tâm lý là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý trầm cảm

  • Do những căng thẳng stress kéo dài: áp lực công việc và cuộc sống khiến cho người bệnh mệt mỏi, căng thẳng, stress là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý trầm cảm. Đối với trầm cảm nhẹ điều này chỉ ảnh hưởng đến kết quả công việc và chất lượng cuộc sống. Nhưng khi bệnh đã chuyển nặng thì có thể biểu hiện những hành vi tiêu cực gây hại cho bản thân.
  • Do tâm lý yếu : Những người có tâm lý yếu thường dễ mắc bệnh trầm cảm ở mức độ nhẹ. Do tâm lý yếu nên khi găp những khó khăn, dù lớn hay bé thì người bệnh cũng không chống chọi được, dễ bỏ cuộc, mất niềm tin trong cuộc sống dẫn đến trầm cảm.
  • Do yếu tố di truyền: Các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh ADN là tác nhân gây ra bệnh lý trầm cảm. Gia đình có bố mẹ bị trầm cảm thì nguy cơ con cái bị mắc bệnh lý cao gấp 3 lần người bình thường. Do vậy gia đình đã có người mắc bệnh lý cần chuẩn bị tâm lý vững vàng và những biện pháp phòng tránh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho người thân trong gia đình mình.
  • Do mất ngủ thường xuyên: Những người mất ngủ thường xuyên sẽ có những tâm sinh lý bất thường như luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, đau đầu, hay cáu gắt gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và trí tuệ. Và đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm nhẹ ở người bệnh
  • Do tác dụng phụ của thuốc ngủ, thuốc an thần: Khi người bệnh bị mất ngủ kéo dài mà không thể thuyên giảm bằng những phương pháp tự nhiên thì thuốc ngủ và thuốc an thần sẽ là sự lựa chọn cuối cùng. Tuy nhiên trong thành phần của thuốc ngủ và thuốc an thần có nhiều chất gây tác dụng phụ cho người bệnh. Sử dụng thường xuyên và kéo dài gây nhiều hệ lụy không tốt cho hệ thần kinh, dễ gây ra bệnh lý trầm cảm.
  • Do sử dụng bia rượu, chất kích thích: Người bệnh thường tìm đến bia rượu và chất kích thích để quên đi nỗi buồn, quên đi áp lực công việc và cuộc sống. Tuy nhiên việc sử dụng bia rượu và chất kích thích sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho não bộ, gây ra rối loạn tâm lý, trầm cảm.

Trầm cảm nhẹ - Liệu bạn có đang mắc bệnhViệc sử dụng quá nhiều rượu bia và chất kích thích gia tang nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

  • Do những chấn thương ở đầu: Những người có trấn thương ở đầu, sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến não bộ. Khi não bộ bị tổn thương sẽ gây cho người bệnh những bệnh lý về thần kinh, trong đó có bệnh lý trầm cảm.

Nhận biết trầm cảm với bài viết: Biểu hiện của trầm cảm 

Hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện

Không chỉ có trầm cảm nặng gây ra những nguy hiểm cho người bệnh mà trầm cảm nhẹ cũng để lại những hệ lụy nghiêm trọng. Những hậu quả phải kể đến như:

  • Người bệnh mệt mỏi, suy nhược, hoạt động hàng ngày cũng trở nên khó khăn thậm chí cả những việc cá nhân của người bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống.
  • Khó tập trung trong học tập, công viêc gây ảnh hưởng đến kết quả học tập và năng suất trong công việc
  • Chi phí điều trị tốn kém: đối với bệnh nhân trầm cảm nhẹ, hầu hết người bệnh sẽ tìm đến những cách điều trị triệu chứng của bệnh mà không biết rằng cái cốt lõi của vấn đề là điều trị về tâm lý. Do vậy những chi phí bỏ ra để chữa bệnh khá lớn, chỉ đem lại kết quả tức thời, không lâu dài.
  • Rối loạn về giấc ngủ và tâm sinh lý sẽ gia tăng nguy cơ cao bệnh chuyển thành mức độ nặng hơn vì rối loạn về giấc ngủ sẽ làm tăng những căng thẳng mệt mỏi, dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực của người bệnh.
  • Rối loạn về tiêu hóa : Khi bị trầm cảm những triệu chứng như lo âu, căng thẳng sẽ dễ gây ra những rối loạn cho hệ đường ruột và tiêu hóa thông qua trục não – ruột.
  • Cô lập bản thân ảnh hưởng đến các mối quan hệ giao tiếp xã hội.

Khi trầm cảm nhẹ không được chú ý và kéo dài thì khả năng bệnh phát triển sang giai đoạn nặng là rất cao. Khi đó sẽ dần hình thành các ý nghĩ tự sát hoặc hành vi tự sát đây là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng và tinh thần của bệnh nhân.

Cách phòng chống trầm cảm nhẹ

Tất cả chúng ta ai cũng có nguy cơ mắc bệnh lý trầm cảm. Việc mắc bệnh là điều không ai mong muốn chính vì vậy thà phòng bệnh còn hơn chữa bệnh là điều mà mọi người nên quan tâm. Một số biện pháp phòng chống bệnh lý trầm cảm:

Trầm cảm nhẹ - Liệu bạn có đang mắc bệnhGặp gỡ chia sẻ những vấn đề với người thân yêu giúp phòng tránh bệnh trầm cảm

  • Tìm hiểu những dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh để biết cách phòng tránh bệnh lý
  • Thay đổi thói quen và lối sống khoa hoc như rèn luyện giâc ngủ khoa học, tập luyện thể dục thể thao, gặp gỡ bạn bè thường xuyên, học hỏi những điều mới lạ…
  • Nói chuyện, chia sẻ những câu chuyện của mình với người thân, không nên giữ trong lòng gây áp lực cho bản thân
  • Bớt suy nghĩ những vấn đề tiêu cực.
  • Ngủ đủ giấc vì giấc ngủ rất quan trọng đối với hệ thần kinh.
  • Ăn uống lành mạnh để nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất.

(Đọc thêm bài viết “Chữa trầm cảm không dùng thuốc” để biết thêm các cách chữa bệnh trầm cảm không cần dùng đến thuốc Tây y)

Bổ sung Probiotics tác động đích trên trục não ruột để chống trầm cảm

Gần đây các nhà khoa học phát hiện ra đường ruột của chúng ta chính là một bộ não thứ 2 của cơ thể và có quan hệ mật thiết với chức năng của thần kinh trung ương. Tương tác giữa não và ruột là tương tác hai chiều, còn được gọi là trục Não- Ruột. Trong đó, hệ khuẩn chí đường ruột đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với tương tác này. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ở người bị trầm cảm, hệ khuẩn chí có sự mất cân bằng và suy giảm số lượng của một số chủng vi khuẩn đặc biệt. Họ cũng chứng minh được khi bổ sung một số chủng vi khuẩn đặc biệt vào không chỉ giúp chúng ta dung nạp tốt với các yếu tố stress của môi trường mà còn có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Những chủng vi khuẩn đặc biệt này được gọi là psychobiotic (psycho nghĩa là tâm thần và biotic là lợi khuẩn). Đây được coi là một giải pháp an toàn để kiểm soát trầm cảm nhẹ chưa cần dùng tới thuốc chống trầm cảm và hỗ trợ cải thiện triệu chứng tốt hơn đối với trầm cảm mức độ nặng và vừa.

Bổ sung Probiotics tác động đích trên trục não ruột để chống trầm cảm 1
Một số chủng probiotics có tác dụng chuyên biệt trên chứng trầm cảm (Ecologic Barier)

>> >>Probiotics – Hướng đi mới trong ngăn ngừa và điều trị trầm cảm

Trầm cảm nhẹ là một tình trạng bệnh lý phổ biến bất cứ ai cũng có thể gặp. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình kiến thức tốt nhất để chủ động phòng và tránh căn bệnh nguy hiểm này nhé.

Benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/tram-cam-nhe-763/feed/ 2
Bệnh lý trầm cảm có nguy hiểm không? https://benhlytramcam.vn/benh-tram-cam-co-nguy-hiem-khong-278/ https://benhlytramcam.vn/benh-tram-cam-co-nguy-hiem-khong-278/#comments Tue, 21 Aug 2018 01:29:35 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=278 Trầm cảm một bệnh lý rất phổ biết, bất cứ ai cũng có thể mắc trầm cảm. Những hậu quả do trầm cảm gây ra có thể rất nghiêm trọng mà chúng ta không lường trước được. 

Tìm hiểu rõ hơn: Trầm cảm là bệnh gì?

Bệnh lý trầm cảm có nguy hiểm không? 1

Trầm cảm là một trong những bệnh lý nguy hiểm

Mất tập trung ảnh hưởng đến kết quả công việc

Ở những người mang bệnh lý trầm cảm thường có những rối loạn suy nghĩ và rối loạn tư duy. Những luồng suy nghĩ khiến người bệnh không thể tập trung cho bất kỳ vấn đề gì.

Mất tập trung ảnh hưởng đến kết quả công việc 1

Mất tập trung gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc

  • Đối với người lớn việc mất tập trung sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc, ảnh hưởng đến công danh, sự nghiệp của bản thân, thậm chí gây nhiều rạn nứt trong gia đình.
  • Đối với học sinh, sinh viên: Việc mất tập trung sẽ ảnh hưởng đến mức độ tiếp thu trong học tập, kết quả học tập và những định hướng tương lai.

Ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội

Người bệnh luôn có xu hướng sống khép kín, không chủ động giao tiếp, không tìm kiếm những mối quan hệ mới để phát triển bản thân. Từ đó người bệnh tự cô lập bản thân trong chiếc hộp cho mình tạo ra, gây ra những hệ lụy không tốt trong những mối quan hệ xung quanh.

Ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội 1

Trầm cảm ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội

Gia tăng các tệ nạn

Các nhà khoa học cho biết tỷ lệ những người nghiện rượu và ma túy ngày càng tăng. Đặc biệt là trong nhóm đối tượng mắc bệnh lý trầm cảm. Có tới gần 1/3 số người bệnh thường sẽ tìm đến bia rượu, các chất kích thích để giải tỏa căng thẳng, quên đi nỗi buồn, và giúp người bệnh dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên hầu hết người bệnh sẽ cảm thấy tồi tệ khi thức dậy vì những suy nghĩ tiêu cực không mất đi mà còn trầm trọng hơn, kèm theo đó là các dấu hiệu đau đầu và đau mỏi xương khớp do rượu bia gây ra. Lâu dần vấn đề không còn là giải tỏa căng thẳng mà sẽ trở thành thói quen nghiện bia rượu. Điều này không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn ảnh hưởng xấu đến bệnh lý và hiệu quả điều trị bệnh. Đồng thời làm gia tăng những vấn đề phức tạp trong xã hội.

Gia tăng các tệ nạn 1

Bệnh lý trầm cảm gia tăng thói quen nghiện rượu bia và sử dụng chất kích thích

Gia tăng các bệnh lý khác

Do người bệnh có những rối loạn về giấc ngủ , tinh thần, đồng thời có những thói quen và lối sống không tốt cho bản thân nên sẽ có nguy cơ mắc nhiều các bệnh lý nguy hiểm. Một trong số đó là:

Gia tăng các bệnh lý khác 1

Bệnh lý trầm cảm gây gia tăng những căn bệnh nguy hiểm khác

  • Tiểu đường: trầm cảm làm thay đổi lối sống như giảm vận động, ngủ kém,  hút thuốc, tăng cân…có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Theo nghiên cứu, trầm cảm có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.
  • Tăng nguy cơ béo phì: Người mang bệnh lý trầm cảm thường ngồi một chỗ, ít vận động, và những rối loạn về ăn uống khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì. Các nhà khoa học đã khảo sát rằng 58% người mắc bệnh trầm cảm dễ bị béo phì. Đã sẵn mang bệnh lý trầm cảm, người bệnh còn phải đối mặt với áp lực về cân nặng khiến tình trạng bệnh còn trầm trọng hơn. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều vụ tự sát vì không chịu nổi áp lực do béo phì gây ra.
  • Bệnh về tim mạch: Cảm giác bồi hồi và lo lắng luôn bao trùm lên hầu hết người mắc bênh trầm cảm. Những cảm giác này gây rối loạn nhịp tim, viêm tim dẫn đến các cơn đau tim. Nếu trầm cảm ở mức nghiêm trọng có thể gây tử vong hoặc nhồi máu cơ tim.
  • Nhức đầu, đau lưng: Vấn đề đau đầu và đau lưng là những hậu quả của việc thường xuyên mất ngủ gây ra, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
  • Giảm ham muốn tình dục: Bệnh lý trầm cảm gây rối loạn giảm ham muốn tình dục ở cả 2 giới. Ở phụ nữ sau sinh cơ thể sẽ có sự sụt giảm nội tiết tố estrogen gây lãnh cảm, giảm ham muốn. Còn ở nam giới sẽ có những rối loạn về chức năng sinh lý, yếu hoặc mất khả năng cương cứng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh lý và hạnh phúc gia đình của người bệnh.
  • Các bệnh rối loạn tiêu hóa: Trầm cảm khiến cho người bệnh bị rối loạn về ăn uống, thèm ăn hoặc chán ăn là 2 thể thường thấy khi xuất hiện rối loạn. lâu dài khiến cơ thể bị suy nhược kèm theo những rối loạn về tiêu hóa. Người mang bệnh lý trầm cảm thường mắc các bệnh đường ruột như viêm ruột kích thích (IBS) và viêm đường ruột (IBD)…
  • Cảm lạnh và cúm: Liên tục bị stress căng thẳng khiến người bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch trong cơ thể, dễ mắc cảm lạnh và cúm hơn người bình thường, ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động hàng ngày của người bệnh

Trầm cảm không chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mà còn làm nặng thêm tình trạng bệnh và tăng nguy cơ tử vong ở các bệnh lý như tim mạch…

Tự tử hoặc giết người

Trầm cảm được coi là một bệnh lý nguy hiểm vì những con số thống kê về số người chết vì tự tử do các rối loạn về tâm thần ngày càng cao.

  • Theo các trung tâm nghiên cứu về bênh các bệnh liên quan đến tâm thần học thì ngày càng có nhiều những trường hợp tự tử do bệnh lý trầm cảm. Ước tính trên toàn cầu có khoảng gần 3000 người tự tử mỗi ngày và 70% trong số đó liên quan đến trầm cảm.
  • Tại Viện tâm thần Trung Ương ( Bệnh viện Bạch Mai) đã thống kê trong số 200 bệnh nhân đến khám bệnh tâm thần thì có 1/4 số người khám và điều trị bệnh lý trầm cảm. Năm 2016, số lượng bệnh nhân điều trị bệnh lý trầm cảm ở đây lên đến con số 19.000. Và theo thống kê trên cả nước, mỗi năm có tới 36.000 đến 40.000 người tự sát do bệnh lý trầm cảm.

Tự tử hoặc giết người 1

Hàng năm có rất nhiều trường hợp tự tử do căn bệnh trầm cảm

Nguyên nhân dẫn tới tự sát là do bệnh nhân trầm cảm muốn giải thoát mình khỏi mọi sự đau khổ hiện hữu. Thậm chí một số trường hợp còn dẫn tới hành vi làm tổn thương người khác để trả thù hoặc tự vệ.

Trầm cảm được ví như phần nổi của tảng băng chìm bởi theo các con số tính toán, chỉ có 1/3 các trường hợp trầm cảm là được phát hiện và điều trị đúng. Như vậy chúng ta cần nâng cao hơn nữa nhận thức đúng đắn về trầm cảm để có thể phát hiện, xử trí kịp thời không chỉ cho bản thân mà còn cho những người xung quanh.

Trầm cảm là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm với những hậu quả và hệ lụy nghiêm trọng. Bệnh càng được phát hiện sớm càng dễ điều trị và khả năng khỏi bệnh càng cao. Vậy nên mỗi chúng ta hãy điều chỉnh thói quen, lối sống một cách khoa học để phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm này nhé.

>>Xem thêm: Test trầm cảm để đánh giá mức độ bệnh

Benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/benh-tram-cam-co-nguy-hiem-khong-278/feed/ 4
Lưu ý những tác dụng phụ của thuốc điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm https://benhlytramcam.vn/luu-y-nhung-tac-dung-phu-cua-thuoc-dieu-tri-roi-loan-lo-au-va-tram-cam-3968/ https://benhlytramcam.vn/luu-y-nhung-tac-dung-phu-cua-thuoc-dieu-tri-roi-loan-lo-au-va-tram-cam-3968/#comments Tue, 29 Mar 2022 01:42:30 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3968 Gần đây, các nhà nghiên cứu Đại học Tâm thần Hoàng Gia Anh đưa ra lời khuyên nên hạn chế kê đơn thuốc chống trầm cảm cũng như sử dụng trong thời gian ngắn hơn, bởi mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ liên quan tới sử dụng các loại thuốc này.

Lưu ý những tác dụng phụ của thuốc điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm 1

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu – trầm cảm và tác dụng phụ

Có một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm, trong đó phổ biến nhất là loại: thuốc ức chế hấp thu tái chọn lọc serotonin, thuốc ức chế hấp thu tái chọn lọc serotonin-norepinephrine, thuốc an thần, thuốc chẹn beta.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm phổ biến thường được sử dụng là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) hoặc thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin – norepinephrine. Thuốc chống trầm cảm được dùng để điều trị bệnh trầm cảm nặng và cũng thường được kê đơn cho bệnh nhân người mắc chứng lo âu và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).

SSRI hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào thần kinh trong não tái hấp thu serotonin. Đây là một hóa chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng. Các thuốc này bao gồm: citalopram, escitalopram, fluoxetine, paroxetine, sertraline… Những loại thuốc này thường cần 2 – 6 tuần để bắt đầu có hiệu quả, nhưng chúng không có tác dụng với tất cả mọi người.

SNRI hoạt động bằng cách giảm sự tái hấp thu của não đối với các hóa chất serotonin và norepinephrine. Một số SNRI như: duloxetine, venlafaxine… Cũng như các thuốc SSRI, SNRI có thể mất vài tuần để có hiệu lực.

Những tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng các loại thuốc này bao gồm:

  • Buồn ngủ hoặc mệt mỏi
  • Nhìn mờ, chóng mặt
  • Khô miệng
  • Cảm thấy kích động hoặc bồn chồn; tăng nguy cơ tự tử
  • Tăng cân
  • Rối loạn cương dương
  • Rối loạn dạ dày-ruột: buồn nôn, tiêu chảy, táo bón.
  • Đau đầu, buồn nôn

Thuốc chống trầm cảm 1

Các thuốc an thần

Thuốc an thần như: alprazolam, diazepam, lorazepam… có hiệu quả cải thiện các triệu chứng của lo âu, tác dụng nhanh chóng nhưng nếu sử dụng lâu dài chúng sẽ có thể bị giảm tác dụng (nhờn thuốc) hoặc nguy cơ bị nghiện thuốc. Do những rủi ro này, các chuyên gia khuyên rằng các bác sĩ không kê đơn sử dụng liên tục các thuốc an thần trong hơn 1 tháng.

Một số bất lợi người bệnh cần lưu ý khi dùng nhóm thuốc này như:

  • Buồn ngủ
  • Mệt mỏi
  • Kém tập trung
  • Suy giảm nhận thức
  • Nghiện thuốc

Các thuốc khác

Thuốc chẹn beta (một loại thuốc phổ biến cho những người bị tăng huyết áp và bệnh tim) cũng được các bác sĩ có thể kê toa để giảm một số triệu chứng thực thể của rối loạn lo âu như tim đập nhanh, hồi hộp, tăng huyết áp. Các thuốc chẹn beta bao gồm atenolol, propranolol… Tác dụng phụ có thể gặp của loại thuốc này bao gồm: tay chân lạnh, phiền muộn, mệt mỏi, hạ huyết áp, tăng cân… Không dùng các thuốc này cho người mắc bệnh hen suyễn. Những người mắc bệnh tiểu đường nên thận trọng và thảo luận với bác sĩ về những rủi ro có thể xảy ra.

Thận trọng trong kê đơn thuốc chống trầm cảm!

Tỉ lệ người mắc rối loạn lo âu, trầm cảm ngày càng tăng cao, điều đó cũng dẫn tới việc thuốc chống trầm cảm được kê đơn sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào sử dụng thuốc chống trầm cảm cũng đem lại hiệu quả như ý trong khi nguy cơ tác dụng phụ của thuốc khá cao, do vậy cần cần trọng trong sử dụng thuốc chống trầm cảm.

Nghiên cứu cho thấy, mặc dù thuốc chống trầm cảm có vai trò quan trọng ở những bệnh nhân trầm cảm nặng, nhưng ở người bị trầm cảm nhẹ đến trung bình hoặc những người có các triệu chứng chưa đủ điều kiện gọi là trầm cảm, thuốc chống trầm cảm chưa thật sự có hiệu quả. Ở thanh thiếu niên và trẻ em hiệu quả còn kém thuyết phục hơn.

Do vậy, những bệnh nhân mắc trầm cảm nhẹ đến vừa và trẻ em có thể cân nhắc tới các liệu pháp tự nhiên như bổ sung dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm lo âu, trầm cảm hoặc tâm lý trị liệu. Nếu các biện pháp trên không hiệu quả thì mới cân nhắc tới sử dụng thuốc chống trầm cảm.

Thận trọng trong kê đơn thuốc chống trầm cảm! 1

Lưu ý cho người bệnh

  • Thuốc chống trầm cảm có thể cần 1 thời gian dài (2-6 tuần) để phát huy hiệu quả và tác dụng phụ thường nặng hơn trong những tuần đầu tiên sử dụng. Người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc mà hãy báo cáo với bác sĩ điều trị những triệu chứng gặp phải để được hướng dẫn xử trí kịp thời.
  • Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng kéo dài ít nhất 6 tháng trở lên và phải giảm liều dần trước khi ngưng hoàn toàn
  • Không được sử dụng thuốc an thần kéo dài quá 1 tháng vì nguy cơ gây nghiện thuốc. Trong đơn thuốc điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm thường kê đơn kết hợp thuốc này, do vậy bệnh nhân không tự ý mua đơn thuốc kéo dài để điều trị
  • Tình trạng của mỗi người là khác nhau, do vậy bệnh nhân không nên tham khảo đơn thuốc của người khác áp dụng cho bản thân
  • Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng bổ sung, tập luyện để nhanh hồi phục
]]>
https://benhlytramcam.vn/luu-y-nhung-tac-dung-phu-cua-thuoc-dieu-tri-roi-loan-lo-au-va-tram-cam-3968/feed/ 1
Nhiễm Covid-19 có thể ảnh hưởng lâu dài tới chức năng nhận thức https://benhlytramcam.vn/nhiem-covid-19-co-the-anh-huong-lau-dai-toi-chuc-nang-nhan-thuc-3897/ https://benhlytramcam.vn/nhiem-covid-19-co-the-anh-huong-lau-dai-toi-chuc-nang-nhan-thuc-3897/#respond Tue, 22 Mar 2022 05:19:03 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3897 Di chứng hậu covid đang là một vấn đề nhiều người gặp phải trong bối cảnh dịch bùng phát. Bên cạnh những di chứng phổ biến trên hệ hô hấp như ho kéo dài, xơ phổi thì ảnh hưởng của Covid-19 đối với chức năng nhận thức cũng rất đáng được quan tâm.

Nhiễm Covid-19 có thể ảnh hưởng lâu dài tới chức năng nhận thức 1

Một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature, tổng hợp và phân tích dữ liệu từ dự án theo dõi sức khỏe của 500.000 người tại Anh. Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào dữ liệu của 401 người, có hình ảnh não bộ được chụp trước và sau khi mắc Covid-19. Ảnh chụp sau được thực hiện trong khoảng thời gian trung bình là 141 ngày khi được chẩn đoán mắc bệnh. Các hình ảnh của nhóm 401 người này được so sánh với một nhóm khác gồm 384 người với những đặc điểm tương đương về tuổi tác, giới tính, sắc tộc và thời gian chụp ảnh não bộ.
Kết quả phân tích chỉ ra tác động đáng kể và có hại của virus SARS-CoV-2 đối với não bộ. Tác động được nhận thấy chủ yếu ở hệ thống limbic (nhóm các cấu trúc liên kết nằm sâu trong não bộ, có nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc và hành vi của con người) và khứu giác. Ngoài ra, trong nghiên cứu hình ảnh mới, các chuyên gia phát hiện khả năng những thay đổi trong não bộ do nhiễm Covid-19 có thể dẫn tới hoặc đẩy nhanh tình trạng sa sút trí tuệ theo tuổi tác. Dù các nhà nghiên cứu không phát hiện trình trạng suy giảm trí nhớ ở các bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ, nhưng chức năng điều hành của não bộ có suy giảm, trong đó có phản ứng nhận thức chung chậm đi.
Các nhà nghiên cứu cũng đã so sánh hình ảnh não bộ của các bệnh nhân mắc Covid-19 và những người mắc bệnh virus khác như cúm hoặc viêm phổi. Kết quả chỉ ra những thay đổi trong não bộ sau khi mắc Covid-19 cũng đáng kể hơn và khác biệt hơn so với những thay đổi ở não bộ sau khi mắc cúm hoặc viêm phổi.

Nhiều nghiên cứu khác cũng đã cung cấp những bằng chứng cho thấy ảnh hưởng Covid-19 đối với chức năng nhận thức. Kết quả theo dõi trên 200 bệnh nhân Covid-19 trong giai đoạn từ cuối 2020 đến đầu 2021 cho thấy, khoảng 2/3 số người bị bệnh Covid-19 đã xuất hiện các triệu chứng hậu Covid  (kéo dài hơn 12 tuần kể từ ngày xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2). Trong đó, 78% gặp vấn đề khó tập trung, 69% gặp vấn đề não sương mù, 68% xuất hiện các triệu chứng hay quên và khoảng 40% gặp khó khăn về ngôn ngữ như nói hoặc viết sai.

Nhiễm Covid-19 có thể ảnh hưởng lâu dài tới chức năng nhận thức 2

Nhiều người sau khi nhiễm Covid-19 gặp vấn đề về chức năng nhận thức

Những người xuất hiện các triệu chứng hậu Covid cũng gặp nhiều bất tiện, gián đoạn trong cuộc sống hằng ngày. Hơn một nửa số bệnh nhân Covid-19 tham gia nghiên cứu không thể làm việc thêm giờ và 1/3 số này mất việc vì bị ốm. Những kết quả này càng góp phần khẳng định một tác động có thật và có thể đánh giá được đang xảy ra với các bệnh nhân Covid-19. Đây là một bằng chứng quan trọng cho thấy bệnh nhân khỏi Covid-19 vẫn gặp những khó khăn về nhận thức, không nhất thiết là lo âu hay trầm cảm, những khó khăn về ghi nhớ cũng tác động tới cuộc sống hằng ngày của người bệnh.

Tuy những nghiên cứu chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng có 2 giả thuyết được đặt ra. Thứ nhất là tình trạng viêm hệ thống kéo dài xảy ra khi nhiễm virus và tình trạng viêm này có thể tác động tới hành vi hoặc nhận thức theo những cách vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Giả thuyết thứ 2 là virus có thể xâm nhập trực tiếp và làm tổn thương các tế bào não bộ.

Một số lời khuyên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng giảm trí nhớ, mất tập trung sau nhiễm Covid-19:

1. Tập thể dục hàng ngày, tùy theo tình trạng sức khỏe và sở thích mà có các môn phù hợp như đi bộ, chạy bộ, cầu lông…. Nên bắt đầu chậm, 10-15 phút một vài lần một ngày, sau đó tăng dần lên tùy theo thể trạng sức khỏe.
2. Bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 như hạt óc chó, cá ngừ, dầu oliu…
3. Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời và hạn chế xem tivi, điện thoại.
4. Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy bằng các trò chơi như ghép hình, giải toán logic…
5. Sử dụng men Cerebio (Ecologic Barrier), một chế phẩm hỗn hợp lợi khuẩn hoạt động dựa trên cơ chế kích thích điều hòa miễn dịch (tăng sản xuất IL-10) và ức chế đáp ứng tiền viêm, qua đó giúp cải thiện trạng thái tâm lý và chức năng não bộ. Loại men vi sinh này được nghiên cứu cho thấy hiệu quả trong việc ngăn chặn các tác hại của stress, tăng khả năng tập trung ghi nhớ; giảm mức độ, tần suất đau nửa đầu và giảm các triệu chứng lo âu, trầm cảm.
]]>
https://benhlytramcam.vn/nhiem-covid-19-co-the-anh-huong-lau-dai-toi-chuc-nang-nhan-thuc-3897/feed/ 0