Trầm cảm có gây nguy hiểm?

    Như chúng ta đã biết, trầm cảm là một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại ngày ngay. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Vậy trầm cảm có nguy hiểm không? Nếu không điều trị thì có thể gây ra những hậu quả gì?

    >>> Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm là gì?

    Trầm cảm có gây nguy hiểm? 1

    Trầm cảm có nguy hiểm không?

    Thứ nhất, trầm cảm là nguy hiểm bởi nó diễn ra âm thầm lặng lẽ, người nhà hay bản thân người bệnh thường bỏ qua hoặc coi nhẹ trước những dấu hiệu ban đầu. Vì thế trầm cảm dễ trở nên trầm trọng hơn nếu không được phát hiện kịp thời và có phương pháp điều thích hợp.

    Thứ hai, trầm cảm khiến người bệnh suy kiệt về thể lực. Người bị trầm cảm thường thờ ơ với mọi thứ xung quanh kể cả việc tự chăm sóc bản thân hằng ngày. Họ không muốn ăn hay chẳng còn hứng thú với những công việc mình yêu thích. Khi chúng ta không thể tự chăm sóc bản thân khiến hệ thống miễn dịch suy yếu. Điều này cũng giải thích tại sao người mắc chứng trầm cảm có thể dễ bị tổn thương bởi những căn bệnh hết sức đơn giản như bệnh cúm, cảm lạnh…

    Thứ ba, trầm cảm khiến người bệnh tự tạo ra những suy nghĩ vô cùng tiêu cực, hành vi làm tổn thương bản thân hay gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Điều này có thể trở nên ám ảnh trong một thời gian dài, nó luôn thôi thúc người bệnh kích hoạt suy nghĩ biến thành hành vi thực sự.

    >>> Chẩn đoán và điều trị bệnh trầm cảm

    Những hậu quả nghiêm trọng  của bệnh trầm cảm bạn nên biết

    Nếu không được điều trị kịp thời, trầm cảm có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn.

    Khả năng tập trung tinh thần

    Bệnh có thể khiến chúng ta suy giảm khả năng tập trung ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập, công việc và các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày. Người bị trầm cảm có xu hướng trở nên hay quên và khó tập trung hơn, về lâu về dài có thể làm mất trí tuệ và gia tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzhermer ở giai đoạn sớm.

    Bệnh tim

    Các nghiên cứu chỉ ra rằng trầm cảm có một mối liên quan dẫn đến bệnh tim, nó làm cho bệnh tim diễn biến tồi tệ hơn và khó khăn để hồi phục sau các biến chứng. Khi chúng ta trở nên chán nản, cơ tim dễ bị viêm do bị thiếu oxy dẫn đến những cơn co thắt đau đớn. Nếu mức độ trầm cảm là nghiêm trọng, nó thậm chí có thể gây nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, bị trầm cảm làm tăng nguy cơ tử vong gần 20% trong sáu tháng đầu sau khi bị đau tim. Do đó, những người có vấn đề với tim mạch nên hết sức cẩn thận để tránh bệnh trầm cảm dù là mức nhẹ nhất.

    Bệnh tim 1

    Bệnh tiểu đường

    Trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nếu bạn có tiền sử bệnh tiểu đường từ trước. Trầm cảm sẽ khiến bạn thay đổi thói quen hằng ngày ví dụ như chán ăn hoặc ăn rất nhiều đồ ngọt. Việc không kiểm soát được các thành phần dinh dưỡng và khẩu phần ăn còn dẫn đến nguy cơ bị béo phì. Khi cảm xúc luôn tồi tệ và chán nản người ta thường có xu hướng ăn, ăn nhiều để thỏa bớt nỗi buồn. Thực tế, trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ béo phì lên 58%. Nếu bạn béo phì, bạn có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn. Trầm cảm cũng có thể khiến bạn tiết ra các hormon căng thẳng làm tăng mỡ bụng.

    Ung thư

    Có tới 25% người bị ung thư cũng bị trầm cảm. Một số nghiên cứu cho thấy tác động của trầm cảm đối với hệ thống miễn dịch của bạn có thể làm cho bệnh ung thư tồi tệ hơn. Trong một nghiên cứu, bệnh nhân ung thư vú và trầm cảm được phát hiện có tỉ lệ tái phát ung thư cao hơn và tử vong sớm. Các nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nhân trầm cảm và ung thư có khối u phát triển nhanh hơn.

    Đau đầu và mất ngủ

    Các nghiên cứu cho thấy rằng những người bị trầm cảm có xu hướng phàn nàn về các triệu chứng thể chất như đau khi họ đến bác sĩ nhiều hơn 50% đặc biệt là chứng đau nửa đầu. Trầm cảm làm cho cơn đau dữ dội và kéo dài hơn khiến họ rất khó khăn mỗi lần đi vào giấc ngủ.

    Giảm ham muốn tình dục

    Với những ai đã mắc chứng trầm cảm một thời gian dài có thể gặp rắc rối trong đời sống tình dục. Đặc biệt, đây là một trong những nguyên nhân chủ  yếu gây đổ vớ trong mối quan hệ của nhiều cặp vợ chồng. Đối với nam giới, hậu quả của trầm cảm là rối loạn chức năng cương dương, không xuất tinh, đối với phụ nữ là hiện tượng khô âm đạo gây ra cảm giác đau rát mỗi lần quan hệ.

    Giảm ham muốn tình dục 1

    Hành vi lạm dụng chất gây nghiện

    Đôi khi, người trầm cảm dễ bị “cám dỗ” bởi những chất kích thích có tính gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá thậm chí là ma túy. Bởi những chất này có thể kích thích thần kinh hưng phấn khiến họ dễ tập trung và thoải mái hơn trong một khoảng thời gian ngắn. Thế nhưng, bản thân những chất này làm cho việc điều trị trầm cảm trở nên khó khăn hơn. Hoặc ngược lại, một người bình thường lạm dụng ma túy hoặc rượu cũng rất có thể dẫn đến trầm cảm. Dù bằng cách nào thì hành vi lạm dụng chất gây nghiện cũng là một sự kết hợp nguy hiểm.

    Thu hẹp các mối quan hệ xã hội

    Trầm cảm khiến cho con người muốn thu hẹp cuộc sống của họ, thích những nơi chỉ có một mình và tối tăm. Người bị trầm cảm có thể tự làm đổ vỡ những mối quan hệ tốt đẹp quanh họ vì bản thân muốn cô lập một mình. Điều này làm cho những tổn thương về mặt tình cảm càng gia tăng hơn nữa.

    Tự làm hại bản thân và người khác

    Khi trầm cảm không được điều trị nó càng có xu hường trầm trọng hơn. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ không chỉ còn những biểu hiện khó ngủ, hay mệt mỏi, âu sầu. Những suy nghĩ tiêu cực gia tăng mạnh mẽ và ngày càng thôi thúc khiến người bệnh tự gây thương tích hoặc đau đớn cho bản thân như cắt tay hoặc cố tình va chạm tai nạn giao thông… Đôi khi, họ cảm thấy rằng tự sát là cách duy nhất để kết thúc tất cả và giải thoát cho bản thân.

    Theo chia sẻ của PGS.TS  Nguyễn Doãn Phương – Viện trưởng trưởng viện sức khỏe tâm thần cho biết, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% dân số bị mắc các chứng rối loạn tâm thần trong đó 25% trường hợp bị trầm cảm. Trầm cảm chính là nguyên nhân khiến 36.000-40.000 người tự tử mỗi năm. Nghiên cứu mới nhất ở Viện cho thấy có khoảng 37% bệnh nhân mắc trầm cảm từ 45 tuổi trở lên có hành vi tự tử.

    Đặc biệt, có rất nhiều bệnh nhân trầm cảm trở thành kẻ giết người đối với chính con cái và người thân khác trong gia đình mình gây ra cái kết đau thương cho toàn xã hội.

    Nếu không được điều trị, trầm cảm có thể  gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng hãy luôn nhớ rằng trầm cảm là điều trị được. Bằng cách nhận được sự giúp đỡ và tuân theo kế hoạch điều trị của bác sỹ bạn sẽ ngăn ngừa được những biến chứng như trên.

    Xem thêm: Các loại thuốc điều trị trầm cảm hiện nay

    Nguyễn Hà - 5 Tháng Chín, 2018

    Bình luận về bài viết

    1. Nguyễn Minh Ánh đã bình luận

      Em đang học lớp 10 luôn cảm thấy chẳng có động lực làm bất kỳ việc gì, vì thế nên cấp 2 luôn dẫn đầu lớp còn hiện tại ( cấp 3) thì gần như chuẩn bị ở lại lớp. Em luôn cảm thấy chán nản, buồn bã, sợ hãi, sợ tới trường. Em cũng thường bị mất ngủ thỉnh thoảng thức tới sáng. Em có ý định tự sát nhưng không thực hiện. Em cảm thấy mình thay đổi rất nhiều ghét bản thân, luôn nhức đầu có khi nhức đến không chịu nổi, em cảm thấy mình làm mọi thứ chậm hơn và khó khăn hơn trước, cảm thấy chuyển động và khả năng nhận biết của mình bắt đầu có vấn đề
      Mong mọi người cho lời khuyên. Em cảm ơn

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Đây là bệnh lý chứ không chỉ là trạng thái tâm lý hay do bản thân yếu đuối. Do vậy, bạn cần báo với người thân để được hỗ trợ tìm cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám sớm nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    2. Lạc Nhi đã bình luận

      Em đã nói với mọi người là e đang rất mệt nhưng không ai tin cứ nghĩ em rất đơn giản
      Dường như xuyên suốt thời gian vừa qua em khóc rất nhiều cảm xúc luôn ngột ngạt
      Em ghét sự đông đúc, trước đây e thường đi ăn đi coffee một mình nhưng bây giờ e không muốn như thế em sợ cảm giác cô đơn lạnh đến thấu xương.
      Mấy tháng vừa qua e quá kiệt sức với tất cả mọi chuyện, dường như e sắp không thở nổi có lúc e suy nghĩ mình có nên dừng lại hay không?…
      Mỗi một ngày không hề ổn đi làm thì e vẫn bình thường có đôi lúc e thấy trống trải im lặng đi nhưng khi về đến nhà đêm đến e lại khóc mặc dù không có chuyện gì nhưng e vẫn rơi nước mắt.
      Không thể tâm sự được với ai từ gia đình đến bạn bè và kể cả người yêu
      E khá stress về chuyện gia đình từ tháng 7 đến hiện tại hầu như cách vài ngày gia đình lại cãi nhau và e rất buồn xảy ra quá nhiều xung đột với nhau dẫn đến cãi nhau và muốn li hôn e đã khóc và buồn rất nhiều
      Mỗi ngày e đi làm e vẫn không chơi và nói chuyện nhiều với ai, e sợ người khác nói sau lưng sợ ánh mắt người khác nhìn về phía em, e sợ mình làm gì sai và không được bỏ qua bị cô lập như khi còn đi học, sợ người yêu mình thờ ơ
      E không biết mình đang bị gì đôi lúc thẩn thờ nhìn vào gương, có lúc e ngồi chơi vơi
      Thời gian vừa qua e ngủ không được ngon giấc e hay giật mình vào nữa đêm vào gần 3,4h sáng tình trạng cứ lập đi lập lại liên tục đầu e đau đến mức e phải uống thuốc giảm đau nhưng không có tác dụng
      Không biết hiện tại e có phải mắc bệnh về tâm lý hay không ăn e không biết phải giải quyết ra sao cảm thấy bản thân càng lúc càng mệt mỏi…..

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Triệu chứng bạn mô tả nếu xuất hiện thường xuyên và kéo dài liên tục từ 2 tuần trở lên có thể gợi ý tới chứng rối loạn lo âu và trầm cảm, đây là một dạng rối loạn tâm thần khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Rối loạn lo âu có thể bắt nguồn từ sự căng thẳng kéo dài, lo lắng về công việc, bệnh tật, áp lực gia đình, xã hội…Trường hợp này bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám, kiểm tra kĩ càng và điều trị sớm.
        Một số biện pháp bổ trợ có thể hữu ích cho bạn:
        – Chế độ ăn uống: cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường và dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Nên ăn nhiều trái cây tươi, bổ sung vitamin nhóm B, C.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Cerebio (Ecologic Barrier) uống mỗi ngày 1 gói vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
        – Đi ngủ đúng giờ, ăn đúng bữa. Nên tránh sử dụng điện thoại gần giờ đi ngủ để không bị xao nhãng dẫn tới khó ngủ.
        – Chọn 1 môn thể thao để tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày như: chạy bộ, squat,…Nên tập ngoài trời có không khí thoáng đãng sẽ giúp cho tinh thần thoải mái hơn.
        – Giao tiếp với người xung quanh: lúc này bạn có thể cảm thấy khó khăn hoặc thậm chí là sợ giao tiếp với những người xung quanh. Tuy nhiên, việc giao tiếp với mọi người có thể sẽ giúp bạn có cuộc sống tinh thần tích cực hơn. Hãy thử liên hệ và gặp gỡ một người bạn, người thân bạn cảm thấy tin tưởng để nói chuyện hoặc cùng đi ăn hoặc uống cà phê thư giãn.
        Bạn có thể làm một cuốn sổ nhỏ để thiết lập mục tiêu và lịch sinh hoạt hàng ngày để thực hiện. Như vậy sẽ giúp bạn có động lực hơn nhé.

        Chúc bạn sớm lấy lại cân bằng,

    3. Reindy đã bình luận

      Em hiện đang là HS lớp 9. Bắt đầu từ cuối năm lớp 7 em đã cảm thấy suy nghĩ của bản thân có gì đó không bình thường. Em không muốn làm những điều mà trước đây mình thích như chơi đàn, ca hát… Em cứ nghĩ là do lớn rồi nên bản thân cũng thay đổi. Nhưng đến khoảng giữa năm lớp 8, hầu hết thời gian của em đều dành cho việc học. Nhưng mọi thứ đều làm em thấy khó chịu. Em bị học sút. Em luôn luôn cảm thấy mệt mỏi và đau đầu. Cho tới khi đó e cũng không biết rốt cuộc bản thân bị cái gì. Cho tới một hôm đó, sau khi đi học thêm, về nhà là tầm 9h tối. Đầu óc em lúc đó hoàn toàn trống rỗng, em không thể suy nghĩ được bất kì điều gì nữa. Và tự dưng em lại bật khóc. Người em khi đó cứ như bong bóng nước vậy, gặp điều gì hơi khó chịu là sẽ khóc. Em đã có suy nghĩ tự sát. Em cũng đã dùng tới dao lam rạch cổ tay. Dù em biết mình là người trong Chúa, tự tử chính là từ chối sự cứu rỗi của Chúa nhưng đức tin của em hiện giờ cũng rất yếu ớt. Em càng ngày càng không thể kiểm soát được cảm xúc và hành vi của bản thân nữa. Em rất dễ bị kích động. Em không thể tập trung làm bất kì việc gì cả, nhất là trong học tập. Kết quả học tập của em giảm rất nhiều. Năm ngoái điểm trung bình môn của em là 9.8 nhưng học kì I năm nay chỉ còn 9.3. Em đã dành tất cả thời gian để học tập nhưng mọi thứ ngày càng tồi tệ. Em không biết phải làm như thế nào nữa. Liệu em có phải mắc bện trầm cảm không ạ? Và nếu như mắc bệnh thì nó có ảnh hưởng gì đến suy nghĩ, tư duy của mình không ạ? Mong mọi người giúp đỡ!

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Qua những gì mô tả thì rất có thể bạn đang mắc trầm cảm. Trầm cảm được ví như những hạt mầm đen tối, một khi đã cắm rễ vào trong não bộ thì sẽ liên tục sinh sôi phát triển. Nó không chỉ khiến bạn mất kiểm soát trong suy nghĩ, hành vi mà còn gây ra hàng loạt các triệu chứng cơ thể khác như mệt mỏi, đau đầu, hồi hộp, khó thở, đau nhức cơ thể… Cách tốt nhất là bạn sớm chia sẻ tình trạng của mình với cha mẹ để được hỗ trợ tìm kiếm một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần, thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé. Theo nghiên cứu hiện nay có tới 80% bệnh nhân trầm cảm đáp ứng tốt với thuốc điều trị và khi đó người bệnh sẽ trở lại với cuộc sống bình thường, vui vẻ, lạc quan, làm việc và học tập tốt hơn.
        Đây là một căn bệnh nên đừng ngại tới gặp bác sỹ để được chữa trị bạn nhé!

        Thân ái,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!